ÔN TẬP CHƯƠNG III

Bài 2. PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG

Bao gồm các dạng bài tập

  • Dạng 1. Xác định các yếu tố cơ bản liên quan đến mặt phẳng
  • Dạng 2. Bài toán liên quan đến góc
  • Dạng 3. Bài toán liên quan đến khoảng cách
  • Dạng 4. Viết phương trình mặt phẳng
  • Dạng 5. Bài toán cực trị

Dạng 1. Xác định các yếu tố cơ bản liên quan đến mặt phẳng

Ví dụ 1. Trong không gian \(Oxyz\), mặt phẳng \((P)\colon \ x+2y+3z-5=0\) có một véc-tơ pháp tuyến là

A. \(\overrightarrow{n}_1=(3;2;1)\)

B. \(\overrightarrow{n}_3=(-1;2;3)\)

C. \(\overrightarrow{n}_4=(1;2;-3)\)

D. \(\overrightarrow{n}_2=(1;2;3)\)

Mặt phẳng \((P)\colon \ x+2y+3z-5=0\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_2=(1;2;3)\).

Ví dụ 2. Trong không gian \(Oxyz\), mặt phẳng \((P)\colon 3x+2y+z-4=0\) có một véc-tơ pháp tuyến là

A. \(\overrightarrow{n}_3=(-1;2;3)\)

B. \(\overrightarrow{n}_4=(1;2;-3)\)

C. \(\overrightarrow{n}_2=(3;2;1)\)

D. \(\overrightarrow{n}_1=(1;2;3)\)

Một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \( (P) \) là \( \overrightarrow{n}=(3;2;1) \).

Ví dụ 3. Trong không gian \(Oxyz\), mặt phẳng \((P)\colon 2x+3y+z-1=0\) có một véc-tơ pháp tuyến là

A. \(\overrightarrow{n}_1=(2;3;-1)\)

B. \(\overrightarrow{n}_3=(1;3;2)\)

C. \(\overrightarrow{n}_4=(2;3;1)\)

D. \(\overrightarrow{n}_2=(-1;3;2)\)

Mặt phẳng \((P)\colon 2x+3y+z-1=0\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2;3;1)\).

Ví dụ 4. Trong không gian \(Oxyz\), mặt phẳng \(\left( P \right)\colon 2x + y + 3z - 1 = 0\) có một véc-tơ pháp tuyến là

A. \(\overrightarrow{n}_4 = \left(1;3;2\right)\)

B. \(\overrightarrow{n}_1 = \left(3; 1; 2\right)\)

C. \(\overrightarrow{n}_3 = \left(2; 1; 3\right)\)

D. \(\overrightarrow{n}_2 = \left(- 1; 3; 2\right)\)

Mặt phẳng \(\left( P \right)\colon 2x + y + 3z - 1 = 0\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_3} = \left(2; 1; 3\right)\).

Ví dụ 5. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 3x-z+2=0\). Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của \((P)\)?

A. \(\overrightarrow{n}=(-1;0;-1)\)

B. \(\overrightarrow{n}=(3;-1;2)\)

C. \(\overrightarrow{n}=(3;-1;0)\)

D. \(\overrightarrow{n}=(3;0;-1)\)

Véc-tơ \(\overrightarrow{n}=(3;0;-1)\) là véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\).

Ví dụ 6. Trong không gian \(Oxyz\), véc-tơ nào sau đây là véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\colon3x-4y+1=0\)?

A. \( \overrightarrow{n}_1(3;-4;1) \)

B. \( \overrightarrow{n}_2(3;-4;0) \)

C. \( \overrightarrow{n}_3(3;4;0) \)

D. \( \overrightarrow{n}_4(-4;3;0) \)

Véctơ pháp tuyến của mặt phẳng đã cho là \(\overrightarrow{n}(3;-4;0) \).

Ví dụ 7. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\) có phương trình \(2x+3y-4z-1=0\). Mặt phẳng \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là

A. \(\overrightarrow{n}_2=(2;3;4)\)

B. \(\overrightarrow{n}_3=(-4;2;3)\)

C. \(\overrightarrow{n}_4=(2;3;-4)\)

D. \(\overrightarrow{n}_1=(2;-3;4)\)

Mặt phẳng \((P) \colon ax+by+cz+d=0\) nhận véc-tơ \(\overrightarrow{n}=(a,b,c)\) làm véc-tơ pháp tuyến, nên véc-tơ cần tìm là \(\overrightarrow{n}_4=(2;3;-4)\).

Ví dụ 8. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\, :\, x-2y+3=0\). Véc-tơ pháp tuyến của \((P)\) là

A. \(\overrightarrow{n}(1;-2;3)\)

B. \(\overrightarrow{n}(1;-2;0)\)

C. \(\overrightarrow{n}(1;-2)\)

D. \(\overrightarrow{n}(1;3)\)

Mặt phẳng \((P)\, :\, x-2y+3=0\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}(1;-2;0)\).

Ví dụ 9. Trong không gian \(Oxyz\), một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\displaystyle\frac{x}{-2}+\displaystyle\frac{y}{-1}+\displaystyle\frac{z}{3}=1\) là

A. \(\overrightarrow{n}=(3;6;-2)\)

B. \(\overrightarrow{n}=(2;-1;3)\)

C. \(\overrightarrow{n}=(-3;-6;-2)\)

D. \(\overrightarrow{n}=(-2;-1;-3)\)

Mặt phẳng trên đi qua các điểm \(A(-2;0;0), B(0;-1;0),C(0;0;3)\). Do đó véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng cùng phương với \(\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]\).

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2;-1;0),\overrightarrow{AC}=(2;0;3) \Rightarrow \left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(-3;-6;2)\). Vậy chọn một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng đó là \(\overrightarrow{n}=(3;6;-2)\).

Ví dụ 10. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon\displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{3}=1\). Véc-tơ nào sau đây là véc-tơ pháp tuyến của \((P)\)?

A. \(\overrightarrow{n}=(2;3;6)\)

B. \(\overrightarrow{n}=(6;3;2)\)

C. \(\overrightarrow{n}=(1;2;3)\)

D. \(\overrightarrow{n}=\left(\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{2}{3};1\right)\)

\((P)\) nhận \(\overrightarrow{n}=\left(1;\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{3}\right)=\displaystyle\frac{1}{6}\cdot\left(6;3;2\right)\) là \(1\) véc-tơ pháp tuyến. Do đó nhận \((6;3;2)\) cũng là véc-tơ pháp tuyến.

Ví dụ 11. Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A\left(1;2;-1\right)\), \(B\left(3;4;-2\right)\), \(C\left(0;1;-1\right)\). Véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABC)\) là

A. \(\overrightarrow{n} \left( -1;-1;1\right) \)

B. \(\overrightarrow{n} \left( 1;1;-1\right) \)

C. \(\overrightarrow{n} \left( -1;1;0\right) \)

D. \(\overrightarrow{n} \left( -1;1;-1\right) \)

Ta có \(\overrightarrow {AB} = \left( 2;2;-1\right) \) và \(\overrightarrow {AC} = \left( -1;-1;0 \right) \Rightarrow \left[ \overrightarrow {AB},\overrightarrow {AC} \right]=\left(-1;1;0\right)\).

Chọn véc-tơ \(\overrightarrow{n} \left( -1;1;0 \right)\) làm véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABC)\).

Ví dụ 12. Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;2;-1)\), \(B(3;4;-2)\), \(C(0;1;-1).\) Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABC)\) là

A. \(\overrightarrow{n}(-1;-1;1)\)

B. \(\overrightarrow{n}(1;2;-1)\)

C. \(\overrightarrow{n}(-1;1;0)\)

D. \(\overrightarrow{n}(-1;1;-1)\)

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2;2;-1)\) và \(\overrightarrow{AC}=(-1;-1;0)\). Suy ra \(\overrightarrow{n}_{(ABC)}=[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}]=(-1;1;0)\).

Ví dụ 13. Trong không gian \(Oxyz,\) cho ba điểm \(A(1;0;0),\) \(B(0;1;0),\) \(C(0;0;-2).\) Véc-tơ nào dưới đây là véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABC)\)?

A. \(\overrightarrow{n}_4=(2;2;-1)\)

B. \(\overrightarrow{n}_3=(-2;-2;1)\)

C. \(\overrightarrow{n}_1=(2;-2;-1)\)

D. \(\overrightarrow{n}_2=(1;1;-2)\)

Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) theo đoạn chắn là \(\displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{1}+\displaystyle\frac{z}{-2}=1 \Leftrightarrow 2x+2y-z-2=0\).

Ví dụ 14. Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(2;-1;3), B(4;0;1)\) và \(C(-10;5;3)\). Một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABC)\) là

A. \(\overrightarrow{n}=(1;2;2)\)

B. \(\overrightarrow{n}=(1;-2;2)\)

C. \(\overrightarrow{n}=(1;8;2)\)

D. \(\overrightarrow{n}=(1;2;0)\)

Ta có: \(\overrightarrow{AB}=\left(2;\,1;\,-2\right),\, \overrightarrow{AC}=\left(-12;6;0\right)\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=\left(12;24;24\right)\).

Một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABC)\) là \(\overrightarrow{n}=\left(1;2;2\right)\).

Ví dụ 15. Trong không gian \(Oxyz\), điểm nào sau đây không thuộc mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+z-3=0\)?

A. \(N(2;0;1)\)

B. \(M(1;-2;-1)\)

C. \(P(1;2;-3)\)

D. \(Q(2;-1;1)\)

Thay các điểm vào phương trình mặt phẳng \((P)\) ta có

  • \(2\cdot2-0+1-3=0\) (vô lý), suy ra \(N\not\in (P)\).
  • \(2\cdot1-(-2)+(-1)-3=0\) (đúng), suy ra \(M\in (P)\).
  • \(2\cdot1-2+(-3)-3=0\) (vô lý), suy ra \(P\not\in (P)\).
  • \(2\cdot2-(-1)+1-3=0\) (vô lý), suy ra \(Q\not\in (P)\).

Ví dụ 16. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(a;b;1)\) thuộc mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+z-3=0\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. \(2a=b=3\)

B. \(2a-b=2\)

C. \(2a-b=-2\)

D. \(2a-b=4\)

Điểm \(M(a;b;1)\) thuộc mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+z-3=0\) nên ta có \[\begin{cases}2a-b+1-3=0\\ \Leftrightarrow 2a-b=2.\end{cases}\]

Ví dụ 17. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P) \colon 2x-y+3z-2=0\). Điểm nào dưới đây thuộc \((P)\)?

A. \(P(1;1;0)\)

B. \(M(1;0;1)\)

C. \(N(0;1;1)\)

D. \(Q(1;1;1)\)

Thay tọa độ điểm \(N(0;1;1)\) vào phương trình mặt phẳng \((P)\Rightarrow 2\cdot 0 - 1 +3\cdot 1 - 2 = 0\) (đúng). Vậy \(N\in (P)\).

Ví dụ 18. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), điểm nào sau đây \textbf{thuộc} mặt phẳng \(x-3y+2z+1=0\)?

A. \(N(0;1;1)\)

B. \(Q(2;0;-1)\)

C. \(M(3;1;0)\)

D. \(P(1;1;1)\)

Ta có \(0-3\cdot 1+2\cdot 1+1=0\). Vậy \(N(0;1;1)\) thuộc mặt phẳng \(x-3y+2z+1=0\).

Ví dụ 19. Trong không gian \( Oxyz \), cho mặt phẳng \( (P) \colon 3x+2y-z+1=0 \). Điểm nào dưới đây thuộc \( (P) \)?

A. \( N(0;0;-1) \)

B. \( M(-10;15;-1) \)

C. \( E(1;0;-4) \)

D. \( F(-1;-2;-6) \)

Ta có \( 3\cdot x_F+2 \cdot y_F-z_F+1=3 \cdot (-1)+2 \cdot (-2)-(-6)+1=0 \) nên \( F(-1;-2;-6) \in (P) \).

Ví dụ 20. Trong không gian với hệ trục toạ độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((\alpha):2x-3y-z-1=0\). Điểm nào dưới đây không thuộc mặt phẳng \((\alpha)\)?

A. \(Q(1;2;-5)\)

B. \(P(3;1;3)\)

C. \(M(-2;1;-8)\)

D. \(N(4;2;1)\)

Lần lượt thay tọa độ các điểm vào phương trình mặt phẳng thì ta nhận điểm \(P(3;1;3)\).

Ví dụ 21. Trong không gian \( Oxyz \), cho mặt phẳng \( (P)\colon x-2y+5z-4=0 \). Điểm nào sau đây thuộc mặt phẳng \( (P) \)?

A. \( A(0;0;4) \)

B. \( B(-1;2;3) \)

C. \( C(1;-2;5) \)

D. \( D(-5;-2;1) \)

Với \( D(-5;-2;1) \), thay vào phương trình \( (P) \), ta có \( -5-2\cdot(-2)+5\cdot(1)-4=0 \). Suy ra \( D\in (P) \).

Ví dụ 22. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon x - 3y + z - 2 = 0\). Điểm nào trong các điểm sau thuộc mặt phẳng \((P)\).

A. \(M(2; 1; 3)\)

B. \(N(2; 3; 1)\)

C. \(H(3; 1; -2)\)

D. \(E(3; 2; 1)\)

Kiểm tra các đáp án chỉ có điểm \(M(2; 1; 3) \in (P)\).

Ví dụ 23. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 2x-y-2z-3=0\). Điểm nào dưới đây thuộc mặt phẳng \((P)\)?

A. \(M(2;-1;-3)\)

B. \(N(2;-1;-2)\)

C. \(P(2;-1;-1)\)

D. \(Q(3;-1;2)\)

Nhận thấy tọa độ \(Q\) thuộc \((P)\) vì \(2\cdot 3-(-1)-2\cdot 2-3=0\).

Ví dụ 24. Trong không gian \(Oxyz\), điểm nào dưới đây nằm trên mặt phẳng \((P): 2x-y+z-2=0\)?

A. \(Q(1;-2;2)\)

B. \(N(1;-1;-1)\)

C. \(P(2;-1;-1)\)

D. \(M(1;1;-1)\)

Thay tọa độ điểm \(N\) vào phương trình \((P)\), ta được \(2-(-1)+(-1)-2=0\) (đúng).

Vậy \(N \in (P)\).

Ví dụ 25. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((\alpha) \colon 2x-3y-z-1=0.\) Điểm nào dưới đây \textbf{không} thuộc mặt phẳng \((\alpha)\)?

A. \(M(-2;1;-8)\)

B. \(Q(1;2;-5)\)

C. \(P(3;1;3)\)

D. \(4;2;1\)

Thay tọa độ điểm \(P\) vào phương trình mặt phẳng \((\alpha)\), ta được \(2 \cdot 3 - 3 \cdot 1 - 3 -1 = -1 \neq 0\) nên điểm \(P\) không thuộc \((\alpha)\).

Ví dụ 26. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P) \colon x-3y+z-2=0\). Điểm nào trong các điểm sau thuộc mặt phẳng \((P)\).

A. \(M(2;1;3)\)

B. \(N(2;3;1)\)

C. \(H(3;1;-2)\)

D. \(K(3;2;1)\)

Xét mặt phẳng \((P) \colon x-3y+z-2=0\) và điểm \(M(2;1;3)\) ta thấy \(2-3 \cdot 1 + 3 -2 = 0\). Do đó \(M \in (P)\).

Ví dụ 27. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P) \colon x+2y-3z+4=0\). Điểm nào sau đây thuộc mặt phẳng \((P)\)?

A. \(M(1;2;3)\)

B. \(M(1;-2;3)\)

C. \(M(-1;2;3)\)

D. \(M(1;2;-3)\)

Thay tọa độ các điểm vào phương trình mặt phẳng \((P)\) ta thấy điểm \((1;2;3)\) thuộc \((P)\).

Ví dụ 28. Trong không gian \(Oxyz\), tính thể tích tứ diện \(OABC\), biết \(A\), \(B\), \(C\) lần lượt là giao điểm của mặt phẳng \(2x-3y+4z+24=0\) với trục \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\).

A. \(192\)

B. \(288\)

C. \(96\)

D. \(78\)

Theo giả thiết ta có \(A(-12;0;0)\), \(B(0;8;0)\), \(C(0;0;-6)\). Suy ra \[\begin{aligned} V_{OABC}=\displaystyle\frac{1}{6}\cdot OA\cdot OB \cdot OC= \displaystyle\frac{1}{6}\cdot 12\cdot 8\cdot 6=96. \end{aligned}\]

Dạng 2. Bài toán liên quan đến góc

Ví dụ 1. Góc giữa 2 mặt phẳng \((P) \colon 8x - 4y -8z-11 = 0\) và \((Q) \colon \sqrt{2}x - \sqrt{2}y + 7 = 0\) bằng

A. \(90^\circ\)

B. \(30^\circ\)

C. \(45^\circ\)

D. \(60^\circ\)

\(\bullet\) \(\cos ((P),(Q)) = \displaystyle\frac{|8\cdot \sqrt{2} + 4\cdot \sqrt{2} -8\cdot 0|}{\sqrt{8^2 + (-4)^2 + (-8)^2}\cdot \sqrt{(\sqrt{2})^2 + (-\sqrt{2})^2}} = \displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\).

\(\bullet\) Suy ra góc giữa \((P)\) và \((Q)\) bằng \(45^\circ\).

Ví dụ 2. Trong không gian \(Oxyz\), gọi \(\varphi\) là góc giữa hai mặt phẳng \((P)\colon x+z+4=0\) và \((Q)\colon x-2y+2z+4=0\). Tìm số đo góc \(\varphi\).

A. \(\varphi =60^\circ\)

B. \(\varphi=30^\circ\)

C. \(\varphi=45^\circ\)

D. \(\varphi=75^\circ\)

Ta có \(\begin{cases} \overrightarrow{n}_{(P)}=(1;0;1)\\ \overrightarrow{n}_{(Q)}=(1;-2;2)\end{cases}\Rightarrow \cos\left((P);(Q)\right)=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{n}_{(P)}\cdot\overrightarrow{n}_{(Q)}|}{|\overrightarrow{n}_{(P)}|\cdot |\overrightarrow{n}_{(Q)}|}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\Rightarrow\varphi=45^\circ\).

Ví dụ 3. Tính góc giữa hai mặt phẳng \((P)\colon x+y-1=0\) và \((Q)\colon x-z+2=0\).

A. \(45^\circ\)

B. \(30^\circ\)

C. \(90^\circ\)

D. \(60^\circ\)

Lấy \(\overrightarrow{n}_1=(1;1;0)\) là véc-tơ pháp tuyến của \((P)\).

\(\overrightarrow{n}_2=(1;0;-1)\) là véc-tơ pháp tuyến của \((Q)\).

\(\cos((P);(Q))=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2\right|}{\left|\overrightarrow{n}_1\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}_2\right|}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}\cdot\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{1}{2}\Rightarrow ((P);(Q))=60^\circ\).

Ví dụ 4. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\colon 2x+ay+3z-5=0\) và \((Q)\colon 4x-y-3z+1=0\). Tìm \(a\) để \((P)\) và \((Q)\) vuông góc với nhau.

A. \(a=0\)

B. \(a=1\)

C. \(a=-1\)

D. \(a=\displaystyle\frac{1}{3}\)

Mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_P=(2;a;3).\)

Mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_Q=(4;-1;-3).\)

Ta có \((P)\perp (Q)\Leftrightarrow \overrightarrow{n}_P\perp \overrightarrow{n}_Q\Leftrightarrow \overrightarrow{n}_P\cdot \overrightarrow{n}_Q=0\Leftrightarrow 2\cdot 4+a\cdot (-1)+3\cdot (-3)=0\Leftrightarrow a=-1.\)

Ví dụ 5. Trong không gian \(Oxyz,\) cho hai mặt phẳng \((P)\colon (m-1)x+y-2z+m=0\) và \((Q)\colon 2x-z+3=0.\) Tìm \(m\) để \((P)\) vuông góc với \((Q).\)

A. \(m=0\)

B. \(m=\displaystyle\frac32\)

C. \(m=5\)

D. \(m=-1\)

\((P)\) vuông góc với \((Q)\) khi và chỉ khi các véc-tơ pháp tuyến của chúng vuông góc với nhau, tức là \[(m-1;1;-2)\cdot(2;0;-1)=0\Leftrightarrow m=0.\]

Ví dụ 6. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P) \colon x-3y+2z+1=0\) và \((Q) \colon (2m-1)x+m(1-2m)y+(2m-4)z+14=0\) với \(m\) là tham số thực. Tổng các giá trị của \(m\) để \((P)\) và \((Q)\) vuông góc nhau bằng

A. \(-\displaystyle\frac{7}{2}\)

B. \(-\displaystyle\frac{5}{2}\)

C. \(-\displaystyle\frac{3}{2}\)

D. \(-\displaystyle\frac{1}{2}\)

\((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_P =(1;-3;2)\).

\((Q)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{Q} =\left( 2m-1;m(1-2m);2m-4 \right)\).

\((P)\) và \((Q)\) vuông góc với nhau khi và chỉ khi \(\overrightarrow{n}_P \perp \overrightarrow{n}_{Q}\).

Điều này tương đương với \(\overrightarrow{n}_P \cdot \overrightarrow{n}_Q =0 \Leftrightarrow 6m^2+3m -9=0 \Leftrightarrow m=1;\ m=-\displaystyle\frac{3}{2}.\)

Tổng các giá trị của \(m\) để \((P)\) và \((Q)\) vuông góc nhau bằng \(1 -\displaystyle\frac{3}{2} = -\displaystyle\frac{1}{2}\).

Ví dụ 7. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\colon (x-2)^2+(y+1)^2+(z-4)^2=10\) và mặt phẳng \((P)\colon -2x+y+\sqrt{5}z+9=0\). Gọi \((Q)\) là tiếp diện của \((S)\) tại \(M(5;0;4)\). Tính góc giữa \((P)\) và \((Q)\).

A. \(45^\circ\)

B. \(60^\circ\)

C. \(120^\circ\)

D. \(30^\circ\)

Mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(2;-1;4)\). Vì \((Q)\) là tiếp diện của mặt cầu nên \((Q)\) nhận \(\overrightarrow{IM}=(3;1;0)\) làm véc-tơ pháp tuyến.

Gọi \(\alpha\) là góc giữa \((P)\) và \((Q)\). Ta có \[\cos\alpha =|\cos (\overrightarrow{n}_{(P)};\overrightarrow{IM})|=\displaystyle\frac{|(-2)\cdot 3+1\cdot 1+0\cdot \sqrt{5}|}{\sqrt{(-2)^2+1^2+(\sqrt{5})^2}\cdot \sqrt{3^2+1^2+0^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}.\]

Vậy \(\alpha=60^\circ\).

Ví dụ 8. Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A(-1;\sqrt{3};0)\), \(B(1;\sqrt{3};0)\), \(C(0;0;\sqrt{3})\) và điểm \(M\) thuộc trục \(Oz\) sao cho hai mặt phẳng \((MAB)\) và \((ABC)\) vuông góc với nhau. Tính góc giữa hai mặt phẳng \((MAB)\) và \((OAB)\).

A. \(30^\circ\)

B. \(60^\circ\)

C. \(45^\circ\)

D. \(15^\circ\)

\(M(0;0;m)\) thuộc trục \(Oz\).

Ta có \(\overrightarrow{AM}=(1;-\sqrt{3};m)\), \(\overrightarrow{AB}=(2;0;0)\), \(\overrightarrow{AC}=(1;-\sqrt{3};\sqrt{3})\).

\(\Rightarrow \overrightarrow{n}_1 =\left[ \overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC} \right] =(0;-2\sqrt{3};-2\sqrt{3})\),

\(\overrightarrow{n}_2 =\left[ \overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AM} \right] =(0;-2m;-2\sqrt{3})\).

Mặt phẳng \((ABC)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1\), mặt phẳng \((MAB)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_2\).

Hai mặt phẳng \((MAB)\) và \((ABC)\) vuông góc với nhau khi và chỉ khi \[\overrightarrow{n}_1 \perp \overrightarrow{n}_2 \Leftrightarrow 0\cdot 0 +(-2\sqrt{3})\cdot (-2m) + (-2\sqrt{3})\cdot (-2\sqrt{3}) =0\Leftrightarrow m=-\sqrt{3}.\]

Mặt phẳng \((OAB)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_3 = \left[ \overrightarrow{OA}, \overrightarrow{OB} \right] =(0;0;-2\sqrt{3})\).

Gọi \(\varphi\) là góc giữa hai mặt phẳng \((MAB)\) và \((OAB)\). Khi đó \[\cos \varphi =\left| \cos \left( \overrightarrow{n}_2, \overrightarrow{n}_3 \right) \right| = \displaystyle\frac{\left| \overrightarrow{n}_2 \cdot \overrightarrow{n}_3 \right|}{\left| \overrightarrow{n}_2 \right| \cdot \left| \overrightarrow{n}_3 \right|} =\displaystyle\frac{12}{2\sqrt{6} \cdot 2\sqrt{3}} =\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}.\] Vậy góc giữa hai mặt phẳng \((MAB)\) và \((OAB)\) là \(45^\circ\).

Ví dụ 9. Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình thang vuông tại \(A\) và \(B\) với \(AB=BC=a\), \(AD=2a\). Biết \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \((ABCD)\) và \(SA=a\sqrt{5}\). Côsin của góc tạo bởi hai mặt phẳng \((SBC)\) và \((SCD)\) bằng

A. \(\displaystyle\frac{2\sqrt{21}}{21}\)

B. \(\displaystyle\frac{\sqrt{21}}{12}\)

C. \(\displaystyle\frac{\sqrt{21}}{6}\)

D. \(\displaystyle\frac{\sqrt{21}}{21}\)

Xét hình chóp \(S.ABCD\) trong hệ tọa độ \(Oxyz\) như hình vẽ. Khi đó ta có tọa độ của các điểm như sau:

\(A(0;0;0)\), \(B(a;0;0)\), \(C(a;a;0)\), \(D(0;2a;0)\), \(S(0;0;a\sqrt{5})\).

Ta có \(\overrightarrow{BC}=(0;a;0)\), \(\overrightarrow{SB}=\left(a;0;-a\sqrt{5}\right)\)

\(\Rightarrow\overrightarrow{n}_{(SBC)}=\left[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{SB}\right]=\left(-a^2\sqrt{5};0;-a^2\right)\).

Ta có \(\overrightarrow{CD}=(-a;a;0)\), \(\overrightarrow{SC}=\left(a;a;-a\sqrt{5}\right)\)

\(\Rightarrow\overrightarrow{n}_{(SCD)}=\left[\overrightarrow{CD},\overrightarrow{SC}\right]=\left(-a^2\sqrt{5};-a^2\sqrt{5};-2a^2\right)\).

Ta có \(\cos\left[(SBC),(SCD)\right]=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_{(SBC)}\cdot\overrightarrow{n}_{(SCD)}\right|}{\left|\overrightarrow{n}_{(SBC)}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}_{(SCD)}\right|}=\displaystyle\frac{\left|5a^4+2a^4\right|}{a^2\sqrt{6}\cdot a^2\sqrt{14}}=\displaystyle\frac{\sqrt{21}}{6}\).

Ví dụ 10. Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\), \(AB=a\), \(BC=2a\), cạnh \(SA\) vuông góc với mặt đáy \((ABC)\) và \(SA=3a\). Gọi \(\alpha\) là góc giữa hai mặt phẳng \((SAC)\) và \((SBC)\). Tính \(\sin\alpha\).

A. \(\sin\alpha=\displaystyle\frac{1}{3}\)

B. \(\sin\alpha=\displaystyle\frac{\sqrt{4138}}{120}\)

C. \(\sin\alpha=\displaystyle\frac{\sqrt{13}}{7}\)

D. \(\sin\alpha=\displaystyle\frac{\sqrt{7}}{5}\)

Chứng minh được \(BC\perp (SAB)\). Từ đó suy ra \(SA\), \(AB\) và \(BC\) đôi một vuông góc.

Dựng hệ trục toạ độ \(Oxyz\) như hình vẽ (tia \(Ay\) cùng hướng với tia \(BC\)).

Ta có \(A(0;0;0)\), \(B(a;0;0)\), \(C(a;2a;0)\), \(S(0;0;3a)\).

Khi đó ta tính được \((SAC)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;-2;0)\), \((SBC)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{m}=(0;3;1)\).

Từ đó tính được \(\cos\alpha=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}\cdot\overrightarrow{m}\right|}{\left|\overrightarrow{n}\right|\left|\overrightarrow{m}\right|}=\displaystyle\frac{3\sqrt{2}}{5}\). Suy ra \(\sin\alpha=\displaystyle\frac{\sqrt{7}}{5}\).

Ví dụ 11. Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(M\), \(N\), \(E\), \(F\) lần lượt là trung điểm của cạnh \(A'B'\), \(A'D'\), \(B'C'\), \(C'D'\). Cosin của góc tạo giữa hai mặt phẳng \((CMN)\) và \((AEF)\) bằng

A. \(\displaystyle\frac{2}{17}\)

B. \(\displaystyle\frac{1}{17}\)

C. \(\displaystyle\frac{1}{2}\)

D. \(0\)

Gắn hệ trục tọa độ như hình vẽ.

Chọn cạnh của hình lập phương bằng 2. Khi đó tọa độ của các điểm như sau:

\(A(0;0;0)\), \(M(1;0;2)\), \(N(0;1;2)\), \(C(2;2;0)\), \(E(2;1;2)\), \(F(1;2;2)\).

Ta có \(\overrightarrow{CM} = (-1; -2; 2)\), \(\overrightarrow{CN} = (-2; -1;2)\) nên \[\overrightarrow{u_1} = \left[\overrightarrow{CM},\overrightarrow{CN}\right] = (-2; -2; -3).\]

Ta có \(\overrightarrow{AE} = (2; 1; 2)\), \(\overrightarrow{AF} = (1; 2; 2)\) nên \[\overrightarrow{u_2} = \left[\overrightarrow{AE},\overrightarrow{AF}\right] = (-2; -2; 3).\]

Suy ra \[\cos ((CMN),(AEF)) = |\cos (\overrightarrow{u_1},\overrightarrow{u_2})| = \displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u_1}\cdot \overrightarrow{u_2}\right|}{|\overrightarrow{u_1}|\cdot |\overrightarrow{u_2}|} = \displaystyle\frac{1}{17}.\]

Dạng 3. Bài toán liên quan đến khoảng cách

Ví dụ 1. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P) \colon 3x + 4y + 2z + 4 = 0\) và điểm \(M(1; -2; 3)\). Tính khoảng cách \(\mathrm{d}\) từ \(M\) đến \((P)\).

A. \(d=\displaystyle\frac{5}{\sqrt{29}}\)

B. \(d=\displaystyle\frac{5}{29}\)

C. \(d=\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{3}\)

D. \(d=\displaystyle\frac{5}{9}\)

Ta có \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{\left|3\cdot 1 - 4\cdot 2 + 2\cdot 3 + 4 \right|}{\sqrt{3^2 + 4^2 + 2^2}} = \displaystyle\frac{5}{\sqrt{29}}\).

Ví dụ 2. Trong không gian \(Oxyz\), khoảng cách từ điểm \(A(-1;0;-2)\) đến mặt phẳng \((P)\colon x-2y-2z+9=0\) bằng

A. \(\displaystyle\frac{2}{3}\)

B. \(4\)

C. \(\displaystyle\frac{10}{3}\)

D. \(\displaystyle\frac{4}{3}\)

Ta có \(\mathrm{d}(A,(P))=\displaystyle\frac{\left|-1-2\cdot0-2\cdot(-2)+9\right| }{\sqrt{1^2+(-2)^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{12}{3}=4\).

Ví dụ 3. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 4x+3z-5=0\). Tính khoảng cách \(d\) từ điểm \(M(1;-1;2)\) đến mặt phẳng \((P)\).

A. \(d=\displaystyle\frac{4}{5}\)

B. \(d=1\)

C. \(d=\displaystyle\frac{7}{5}\)

D. \(d=\displaystyle\frac{1}{5}\)

Ta có \(\mathrm{d}(M,(P))=\displaystyle\frac{|4+3\cdot 2 - 5|}{\sqrt{4^2+3^2}}=1\).

Ví dụ 4. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 2x+3y+4z-5=0\) và điểm \(A(1;-3;1)\). Tính khoảng cách \(d\) từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((P)\).

A. \(d=\displaystyle\frac{8}{9}\)

B. \(d=\displaystyle\frac{8}{29}\)

C. \(d=\displaystyle\frac{8}{\sqrt{29}}\)

D. \(d=\displaystyle\frac{3}{\sqrt{29}}\)

Khoảng cách \(d=\mathrm{d}\left(A,(P)\right)=\displaystyle\frac{|2\cdot 1+3\cdot (-3)+4\cdot 1-5|}{\sqrt{2^2+3^2+4^2}}=\displaystyle\frac{8}{\sqrt{29}}\).

Ví dụ 5. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(2;0;1)\) và mặt phẳng \((P)\colon 16x-12y-15z-4=0\). Tính khoảng cách \(\mathrm{d}\) từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \((P)\).

A. \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{11}{25}\)

B. \(\mathrm{d}=55\)

C. \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{22}{5}\)

D. \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{13}{25}\)

Áp dụng công thức khoảng cách ta được \[\mathrm{d}=\displaystyle\frac{|16\cdot 2-12\cdot 0-15\cdot 1-4|}{\sqrt{16^2+(-12)^2+(-15)^2}}=\displaystyle\frac{13}{25}. \]

Ví dụ 6. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 3x+4y+2z+4=0\) và điểm \(A(1;-2;3)\). Tính khoảng cách \(\mathrm{d}\) từ \(A\) đến mặt phẳng \((P)\).

A. \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{\sqrt5}{3}\)

B. \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{5}{9}\)

C. \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{5}{29}\)

D. \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{5}{\sqrt{29}}\)

Ta có \(\mathrm{d}(A,(P))=\displaystyle\frac{|3\cdot 1+4\cdot(-2)+2\cdot 3+4|}{\sqrt{3^2+4^2+2^2}}=\displaystyle\frac{5}{\sqrt{29}}\).

Ví dụ 7. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon2x-2y-z+3=0\) và điểm \(M(1;-2;13)\). Tính khoảng cách \(d\) từ \(M\) đến \((P)\).

A. \(d=\displaystyle\frac{4}{3}\)

B. \(d=\displaystyle\frac{7}{3}\)

C. \(d=\displaystyle\frac{10}{3}\)

D. \(d=4\)

Khoảng cách từ \(M\) đến \((P)\) là \(d=\displaystyle\frac{|2+4-13+3|}{\sqrt{4+4+1}}=\displaystyle\frac{4}{3}\).

Ví dụ 8. Trong không gian \(Oxyz\), cho \((P) \colon 3x-4y+2z+4=0\) và điểm \(A(1;-2;3)\). Tính khoảng cách từ \(A\) đến \((P)\).

A. \(\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{3}\)

B. \(\displaystyle\frac{5}{\sqrt{29}}\)

C. \(\displaystyle\frac{21}{\sqrt{29}}\)

D. \(\displaystyle\frac{5}{9}\)

\(\mathrm{d}(A,(P))=\displaystyle\frac{ \left| 3 \cdot 1 - 4 \cdot (-2) + 2 \cdot 3 + 4 \right|}{\sqrt{3^2+(-4)^2+2^2}} = \displaystyle\frac{21}{\sqrt{29}}.\)

Ví dụ 9. Trong không gian \(Oxyz\) cho mặt phẳng \((P)\colon 2x+y-2z-6=0\). Tính khoảng cách từ \(O\) đến \((P)\).

A. \(3\)

B. \(\displaystyle\frac{2}{3}\)

C. \(-2\)

D. \(2\)

Ta có \(\mathrm{d}(O,(P))=\displaystyle\frac{|-6|}{\sqrt{4+1+4}}=2\).

Ví dụ 10. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 3x+4y+2z+4=0\) và điểm \(A(1;-2;3)\). Tính khoảng cách \(\mathrm{d}\) từ \(A\) đến \((P)\).

A. \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{5}{9}\)

B. \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{5}{29}\)

C. \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{5}{\sqrt{29}}\)

D. \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{\sqrt 5}{3}\)

Ta có \(\mathrm{d}\left(A,(P)\right)=\displaystyle\frac{\left|3\cdot 1+4\cdot (-2)+2\cdot 3+4\right|}{\sqrt{3^2+4^2+2^2}}=\displaystyle\frac{5}{\sqrt{29}}\).

Ví dụ 11. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(1;0;1)\) và mặt phẳng\break \((P)\colon 2x+y+2z+5=0\). Khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \((P)\) là

A. \(\displaystyle\frac {9\sqrt {2}}{2}\)

B. \(3\sqrt {2}\)

C. \(3\)

D. \(\sqrt {3}\)

\(\mathrm {d}(M,(P))=\displaystyle\frac {\left| 2\cdot 1+0+2\cdot 1+5\right|}{\sqrt {2^2+1^2+2^2}}=3\).

Ví dụ 12. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(3;-1;1)\). Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((Oyz)\).

A. \(1\)

B. \(3\)

C. \(0\)

D. \(2\)

Phương trình mặt phẳng \((Oyz)\) là \(x=0\). Khi đó, khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((Oyz)\) được tính bởi \[\mathrm{d}(A,(Oyz))=\displaystyle\frac{\left| x_A\right| }{1}=3.\]

Ví dụ 13. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 4x-3y+12z-6=0\). Tính khoảng cách \(d\) từ điểm \(M(1;1;1)\) đến mặt phẳng \((P)\).

A. \(d=\displaystyle\frac{11}{13}\)

B. \(d=\displaystyle\frac{7}{13}\)

C. \(d=\displaystyle\frac{13}{7}\)

D. \(d=1\)

Khoảng cách từ điểm \(M(1;1;1)\) đến mặt phẳng \((P)\) là \[d=\mathrm{d}\left(M,(P)\right) = \displaystyle\frac{|4\cdot 1 - 3\cdot 1 + 12\cdot 1 -6|}{\sqrt{4^2+(-3)^2+12^2}} = \displaystyle\frac{7}{13}.\]

Ví dụ 14. Trong không gian \(Oxyz\), khoảng cách từ điểm \(M(2;4;26)\) đến mặt phẳng \((P)\colon x-2y+1=0\) là

A. \(2\sqrt{5}\)

B. \(2\)

C. \(\sqrt{5}\)

D. \(1\)

\(d(M,(P))=\displaystyle\frac{|2-2\cdot 4+1}{\sqrt{1^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{5}{\sqrt{5}}=\sqrt{5}\).

Ví dụ 15. Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;0;0)\), \(B(0;-1;0)\) và \(C(0;0;2)\). Khoảng cách từ gốc tọa độ đến mặt phẳng \((ABC)\) bằng

A. \(\displaystyle\frac{2}{3}\)

B. \(2\)

C. \(\displaystyle\frac{2\sqrt{7}}{7}\)

D. \(\displaystyle\frac{2\sqrt{11}}{11}\)

Sử dụng phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn, ta có phương trình mặt phẳng \((ABC)\colon \displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{-1}+\displaystyle\frac{z}{2}=1\) hay \((ABC)\colon 2x-2y+z-2=0.\)

Từ đó: \(\mathrm{d}(O,(ABC))=\displaystyle\frac{|0+0+0-2|}{\sqrt{2^2+(-2)^2+1^2}}=\displaystyle\frac{2}{3}\cdot\)

Ví dụ 16. Trong không gian với hệ toạ độ \( Oxyz \), cho hai mặt phẳng \( (\alpha) \colon 2x + 3y - z + 2 = 0 \), \( (\beta) \colon 2x + 3y - z + 16 = 0 \). Khoảng cách giữa hai mặt phẳng \( (\alpha) \) và \( (\beta) \) là

A. \( 15 \)

B. \( \sqrt{14} \)

C. \( \sqrt{23} \)

D. \( 0 \)

Ta thấy \( (\alpha) \parallel (\beta) \Rightarrow \mathrm{d}((\alpha);(\beta)) = \mathrm{d}(M;(\beta)) = \displaystyle\frac{|16 - 2|}{ \sqrt{2^2 + 3^2 + (-1)^2} } = \sqrt{14} \) với \( M(0;0;2) \in (\alpha) \).

Ví dụ 17. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\colon x+2y-2z+3=0\) và \((Q)\colon x+2y-2z-1=0\). Khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) là

A. \(\displaystyle\frac{4}{9}\)

B. \(\displaystyle\frac{2}{3}\)

C. \(\displaystyle\frac{4}{3}\)

D. \(-\displaystyle\frac{4}{3}\)

Lấy \(M(-3;0;0)\in (P)\). Vì \((P)\parallel (Q)\) nên khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) bằng khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \((Q)\).

Ta có \(\mathrm{d}(M,(Q))=\displaystyle\frac{|x_M+2y_M-2z_M-1|}{\sqrt{1^2+2^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{4}{3}\).

Ví dụ 18. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((\alpha) \colon x-2y-2z+4=0\) và \((\beta) \colon -x+2y+2z-7=0\). Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((\alpha)\) và \((\beta)\)

A. \( 3\)

B. \( -1\)

C. \( 0\)

D. \( 1\)

Ta thấy \((\alpha)\) và \((\beta)\) song song với nhau nên với \(A(0;2;0) \in (\alpha)\).

Khi đó \(\mathrm{d}[(\alpha);(\beta)]=\mathrm{d}(A;(\beta))=\displaystyle\frac{|4-7|}{\sqrt{1+4+4}}=1\).

Ví dụ 19. Trong không gian \( Oxyz \), viết phương trình mặt cầu \( (S) \) có tâm \( I(0;-5;0) \) biết \( (S) \) tiếp xúc với mặt phẳng \( (P) \colon x+2y-2z+16=0 \).

A. \( (S) \colon x^2+(y+5)^2+z^2=2 \)

B. \( (S) \colon x^2+(y+5)^2+z^2=4 \)

C. \( (S) \colon x^2+(y-5)^2+z^2=2 \)

D. \( (S) \colon x^2+(y-5)^2+z^2=4 \)

Bán kính của mặt cầu là \(\mathrm{d}(I,(P))=\displaystyle\frac{|0+2\cdot (-5)-2 \cdot 0+16|}{\sqrt{1^2+2^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{|6|}{\sqrt{9}}=2.\)

Phương trình mặt cầu cần tìm là \( (S) \colon x^2+(y+5)^2+z^2=4 \).

Ví dụ 20. Trong không gian \(Oxyz\), tính bán kính mặt cầu tâm \(I\left(1;0;0\right)\) và tiếp xúc với mặt phẳng \(\left(P\right)\colon x-2y+2z+2=0\).

A. \(R=3\)

B. \(R=5\)

C. \(R=\sqrt{2}\)

D. \(R=1\)

Mặt cầu tâm \(I\) tiếp xúc với mặt phẳng \((P)\) có bán kính

\[R=\mathrm{\,d}\left(I,(P)\right)=\displaystyle\frac{\left|1-2\cdot 0+2\cdot 0+2\right|}{\sqrt{1^2+(-2)^2+2^2}}=1.\]

Ví dụ 21. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon x+2y-2z-2=0\) và điểm \(I(1;2;-3)\). Mặt cầu tâm \(I\) tiếp xúc với mặt phẳng \((P)\) có bán kính là

A. \(1\)

B. \(\displaystyle\frac{11}{3}\)

C. \(\displaystyle\frac{1}{3}\)

D. \(3\)

Gọi \(r\) là bán kính của mặt cầu tâm \(I\) tiếp xúc với mặt phẳng \((P)\), ta có \[r= \mathrm{d}(I,(P))= \displaystyle\frac{|1+2\cdot 2 -2 \cdot (-3)-2|}{\sqrt{1^2+2^2+(-2)^2}}= 3.\]

Ví dụ 22. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng song song \((P)\colon2x-2y+z-1=0\) và \((Q)\colon2x-2y+z-7=0\). Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng đó.

A. \(2\)

B. \(3\)

C. \(4\)

D. \(\displaystyle\frac{3}{2}\)

Chọn \(A(0;0;1)\in(P)\). Vì \((P)\) và \((Q)\) song song nhau nên \[\mathrm{d}((P);(Q))=\mathrm{d}(A;(Q))=\displaystyle\frac{|2\cdot0-2\cdot0+1-7|}{3}=2.\]

Ví dụ 23. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P):x+y-2z+5=0\) và \((Q):-x-y+2z+9=0\). Mặt phẳng nào sau đây cách đều hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\)?

A. \(-x+y+2z+2=0\)

B. \(x-y+2z-2=0\)

C. \(-x-y+2z+2=0\)

D. \(x+y-2z+2=0\)

Gọi \((R)\) là mặt phẳng cách đều hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) thì \((R)\parallel (P)\parallel (Q)\). Do đó \((R)\) có dạng \(x+y-2z+m=0\).

Gọi \(A(1;0;3)\in (P)\) và \(B(1;0;-4)\in (Q)\). Khi đó trung điểm \(M\) của đoạn \(AB\) nằm trên \((R)\), tức \(M\left(1;0;-\displaystyle\frac{1}{2}\right)\in (R)\). Suy ra \(1+0-2\left(-\displaystyle\frac{1}{2}\right)+m=0 \Leftrightarrow m=-2\).

Vậy \((R):x+y-2z-2=0\) hay \((R):-x-y+2z+2=0\).

Ví dụ 24. Trong không gian \(Oxyz\) cho hai mặt phẳng \((P) \colon x+y-z+1=0\) và \((Q) \colon x-y+z-5=0.\) Có bao nhiêu điểm \(M\) trên trục \(Oy\) thỏa mãn \(M\) cách đều hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\)?

A. \(0\)

B. \(1\)

C. \(2\)

D. \(3\)

Vì \(M\in Oy\) nên \(M(0;y;0).\)

Ta có \(\mathrm{d}(M;(P))=\displaystyle\frac{|y+1|}{\sqrt{3}}\) và \(\mathrm{d}(M;(Q))=\displaystyle\frac{|-y-5|}{\sqrt{3}}.\)

Theo giả thiết \(\mathrm{d}(M;(P))=\mathrm{d}(M;(Q))\Leftrightarrow |y+1|=|-y-5|\Leftrightarrow y+1=-y-5\ \text{hoặc}\ y+1=y+5\Leftrightarrow y=-3\ \text{hoặc}\ 0y=4 \,(\text{vô nghiệm})\)

\(\Rightarrow M(0;-3;0).\) Vậy có \(1\) điểm \(M\) thỏa mãn bài.

Ví dụ 25. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(2;2;-2)\) và \(B(3;-1;0)\). Đường thẳng \(AB\) cắt mặt phẳng \((P)\colon x+y-z+2=0\) tại điểm \(I\). Tỉ số \(\displaystyle\frac{IA}{IB}\) bằng

A. \(2\)

B. \(4\)

C. \(6\)

D. \(3\)

Ta có \(\displaystyle\frac{IA}{IB}=\displaystyle\frac{d(A,(P))}{d(B,(P))}=\displaystyle\frac{8}{\sqrt{3}} : \displaystyle\frac{4}{\sqrt{3}}=2\).

Ví dụ 26. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\) có phương trình \(2x-2z-5=0\). Tìm tọa độ điểm \(A\) nằm trên tia \(Oz\) sao cho khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \((P)\) bằng \(2\sqrt{2}\).

A. \(A\left(0;0;\displaystyle\frac{13}{2}\right)\)

B. \(A\left(0;0;\displaystyle\frac{3}{2}\right)\)

C. \(A\left( 0;0;\displaystyle\frac{3}{2}\right)\) hoặc \(A\left(0;0;\displaystyle\frac{-13}{2}\right)\)

D. \(A\left(0;0;\displaystyle\frac{-13}{2}\right)\)

Giả sử \(A(0;0;a)\in Oz\), ta có

\[\begin{aligned} \mathrm{d}(A;(P))=2\sqrt{2}\Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{|-2a-5|}{\sqrt{8}} =2\sqrt{2}\\ \Leftrightarrow\ & -2a-5=8\ \vee\ -2a-5=-8 \\ \Leftrightarrow\ & a=\displaystyle\frac{-13}{2}\ \vee\ a=\displaystyle\frac{3}{2}\\ \Rightarrow\ &A\left(0;0;\displaystyle\frac{-13}{2}\right)\ \vee\ A\left(0;0;\displaystyle\frac{3}{2}\right). \end{aligned}\]

Ví dụ 27. Trong không gian \(Oxyz\) cho bốn điểm \(A(1;0;0)\), \(B(0;1;0)\), \(C(0;0;1)\), \(D(-2;1;-2)\). Thể tích tứ diện \(ABCD\) bằng

A. \(4\)

B. \(\displaystyle\frac{2}{3}\)

C. \(\displaystyle\frac{1}{3}\)

D. \(\displaystyle\frac{4}{3}\)

Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là \(x+y+z-1=0\). Để ý rằng, tam giác \(ABC\) là tam giác đều cạnh \(\sqrt{2}\) nên thể tích tứ diện \(ABCD\) bằng \[\displaystyle\frac{1}{3}\cdot d(D,(ABC))\cdot S_{ABC}= \displaystyle\frac{1}{3}\cdot \displaystyle\frac{4}{\sqrt{3}}\cdot \displaystyle\frac{2\sqrt{3}}{4}=\displaystyle\frac{2}{3}.\]

Dạng 4. Viết phương trình mặt phẳng

Ví dụ 1. Trong hệ tọa độ \(Oxyz\), phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(A(1;2;3)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-2;0;1)\) là

A. \(-2x+z+1=0\)

B. \(-2y+z-1=0\)

C. \(-2x+z-1=0\)

D. \(-2x+y-1=0\)

Phương trình của mặt phẳng cần tìm là \(-2(x-1)+0(y-2)+1(z-3)=0 \Leftrightarrow -2x+z-1=0\).

Ví dụ 2. Trong không gian \(Oxyz\), phương trình nào dưới đây là phương trình của mặt phẳng đi qua điểm \(M(1;2-1)\) và có một véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;0;-3)\)?

A. \(2x-3z-5=0\)

B. \(2x-3z+5=0\)

C. \(x+2y-z-6=0\)

D. \(x+2y-z-5=0\)

Phương trình mặt phẳng qua \(M(1;2;-1)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;0;-3)\) là \(2(x-1)-3(z+1)=0\Leftrightarrow 2x - 3z - 5 = 0\).

Ví dụ 3. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(-3;4;-2)\) và \(\overrightarrow{n}=(-2;3;-4)\). Phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(A\) và nhận \(\overrightarrow{n}\) làm véc-tơ pháp tuyến là

A. \(-3x+4y-2z+26=0\)

B. \(-2x+3y-4z+29=0\)

C. \(2x-3y+4z+29=0\)

D. \(2x-3y+4z+26=0\)

Phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(A(-3;4;-2)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(-2;3;-4)\) làm véc-tơ pháp tuyến là \[-2(x+3)+3(y-4)-4(z+2)=0 \Leftrightarrow 2x-3y+4z+26=0.\]

Ví dụ 4. Trong không gian \(Oxyz\), phương trình nào dưới đây là phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(A(1;-1;2)\) và có \(1\) véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n} =(4;2;-6)\)?

A. \((P)\colon 2x+y-3z-5=0\)

B. \((P)\colon 2x+y-3z+2=0\)

C. \((P)\colon 2x+y-3z+5=0\)

D. \((P)\colon 4x+2y-6z+5=0\)

Mặt phẳng đi qua điểm \(A(1;-1;2)\) và có \(1\) véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n} =(4;2;-6)\) thì phương trình có dạng:

\(4(x-1)+2(y+1)-6(z-2)=0 \Leftrightarrow 4x+2y-6z+10=0\Leftrightarrow 2x+y-3z+5=0\).

Ví dụ 5. Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(-2;0;0)\), \(B(0;3;0)\) và \(C(0;0;2)\). Phương trình nào dưới đây là phương trình của mặt phẳng \((ABC)\)?

A. \(\displaystyle\frac{x}{3}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{-2}=1\)

B. \(\displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{-2}+\displaystyle\frac{z}{3}=1\)

C. \(\displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{-2}=1\)

D. \(\displaystyle\frac{x}{-2}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{2}=1\)

Áp dụng công thức phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn ta được

\((ABC)\colon \displaystyle\frac{x}{-2}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{2}=1\).

Ví dụ 6. Trong không gian \(Oxyz\) cho \(A(2;0;0)\), \(B(0;-2;0)\) và \(C(0;0;-1)\). Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).

A. \(\displaystyle\frac{x}{-2}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{1}=0\)

B. \(\displaystyle\frac{x}{-2}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{1}=1 \)

C. \(\displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{1}=1 \)

D. \(\displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{-2}+\displaystyle\frac{z}{-1}=1 \)

Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là \[\displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{-2}+\displaystyle\frac{z}{-1}=1.\]

Ví dụ 7. Trong không gian \(Oxyz\), gọi \((\alpha)\) là mặt phẳng cắt ba trục tọa độ tại ba điểm \(A(4;0;0)\), \(B(0;-2;0)\) và \(C(0;0;6)\). Phương trình của \((\alpha)\) là

A. \(\displaystyle\frac{x}{4}+\displaystyle\frac{y}{-2}+\displaystyle\frac{z}{6}=0\)

B. \(\displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{-1}+\displaystyle\frac{z}{3}=1\)

C. \(\displaystyle\frac{x}{4}+\displaystyle\frac{y}{-2}+\displaystyle\frac{z}{6}=1\)

D. \(3x-6y+2z-1=0\)

Ta có phương trình theo đoạn chắn của \((\alpha)\) là \(\displaystyle\frac{x}{4}+\displaystyle\frac{y}{-2}+\displaystyle\frac{z}{6}=1\).

Ví dụ 8. Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;0;0)\), \(B(0;-2;0)\), \(C(0;0;3)\). Phương trình nào dưới đây là phương trình của mặt phẳng \((ABC)\)?

A. \(\displaystyle\frac{x}{3} +\displaystyle\frac{y}{1} +\displaystyle\frac{z}{-2} =1\)

B. \(\displaystyle\frac{x}{1} +\displaystyle\frac{y}{-2} +\displaystyle\frac{z}{3} =0\)

C. \(\displaystyle\frac{x}{-2} +\displaystyle\frac{y}{1} +\displaystyle\frac{z}{3} =1\)

D. \(\displaystyle\frac{x}{1} +\displaystyle\frac{y}{-2} +\displaystyle\frac{z}{3} =1\)

Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là \(\displaystyle\frac{x}{1} +\displaystyle\frac{y}{-2} +\displaystyle\frac{z}{3} =1\) (phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn).

Ví dụ 9. Trong không gian với hệ trục toạ độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\) đi qua gốc toạ độ và nhận \(\overrightarrow{n}=(3;2;1)\) là véctơ pháp tuyến. Phương trình của mặt phẳng \((P)\) là

A. \(3x+2y+z-14=0\)

B. \(3x+2y+z=0\)

C. \(3x+2y+z+2=0\)

D. \(x+2y+3z=0\)

Phương trình của mặt phẳng \((P)\) là \[3(x-0)+2(y-0)+1(z-0)=0\Leftrightarrow 3x+2y+z=0.\]

Ví dụ 10. Trong không gian \(Oxyz\), mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(G(1;1;1)\) và vuông góc với đường thẳng \(OG\) có phương trình là

A. \(x+y+z-3=0\)

B. \(x-y+z=0\)

C. \(x+y-z-3=0\)

D. \(x+y+z=0\)

\(\overrightarrow{OG}=(1;1;1).\) Phương trình của mặt phẳng \((P)\) là \(x+y+z-3=0\).

Ví dụ 11. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A\left(-1;2;1\right)\). Mặt phẳng qua \(A\) và vuông góc với trục \(Ox\) là

A. \(x + 1 = 0\)

B. \(z - 1 = 0\)

C. \(x + y + z - 3 = 0\)

D. \(y - 2 = 0\)

Mặt phẳng vuông góc với trục \(Ox\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{i} = \left(1;0;0\right) \Rightarrow\) phương trình mặt phẳng là \(x + 1 = 0\).

Ví dụ 12. Trong không gian \(Oxyz\), cho \(M(1;-1;2)\), \(N(3;1;-4)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của \(MN\).

A. \(x+y+3z+5=0\)

B. \(x+y-3z-5=0\)

C. \(x+y+3z+1=0\)

D. \(x+y-3z+5=0\)

Mặt phẳng trung trực của \(MN\) nhận \(\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{MN}=(1;1;-3)\) làm véc-tơ pháp tuyến và đi qua trung điểm \(I(2;0;-1)\) của \(MN\) nên nó có phương trình \(x+y-3z-5=0\).

Ví dụ 13. Trong không gian \( Oxyz, \) mặt phẳng đi điểm \( M(1;2;3) \) và song song với mặt phẳng \( x+2y-3z+1=0 \) có phương trình là

A. \( x+2y-3z+2=0 \)

B. \( x+2y-3z+5=0 \)

C. \( x+2y-3z+4=0 \)

D. \( x+2y-3z+3=0 \)

Mặt phẳng qua \( M(1;2;3) \) và nhận \( \overrightarrow{n}=(1;2;-3) \) là véc-tơ pháp tuyến có phương trình là \[1(x-1)+2(y-2)-3(z-3)=0 \Leftrightarrow x+2y-3z+4=0. \]

Ví dụ 14. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(-1;2;1)\). Mặt phẳng qua \(A\), vuông góc với trục \(Ox\) có phương trình là

A. \(x+y+z-3=0\)

B. \(y-2=0\)

C. \(x-1=0\)

D. \(x+1=0\)

Mặt phẳng qua \(A\), vuông góc với trục \(Ox\) nhận véc-tơ \(\overrightarrow{i}=(1;0;0)\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình là \(x+1=0\).

Ví dụ 15. Cho mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(M(1;-3;4)\) và song song với mặt phẳng \((\beta)\colon 6x-5y+z-7=0\). Phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) là

A. \(6x-5y+z-25=0\)

B. \(6x-5y+z+25=0\)

C. \(6x-5y+z-7=0\)

D. \(6x-5y+z+17=0\)

Mặt phẳng \((\beta)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_{\beta}=(6;-5;1)\).

Mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(M(1;-3;4)\) và nhận \(\overrightarrow{n}_\beta\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình \[6(x-1)-5(y+3)+1(z-4)=0\Leftrightarrow 6x-5y+z-25=0.\]

Ví dụ 16. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-1;2;1)\) và \(B(2;1;0)\). Mặt phẳng qua \(A\) và vuông góc với \(AB\) có phương trình là

A. \(3x-y-z-6=0\)

B. \(x+3y+z-5=0\)

C. \(3x-y-z+6=0\)

D. \(x+3y+z-6=0\)

Mặt phẳng \((P)\) qua \(A\) và vuông góc với \(AB\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{AB}=(3;-1;-1)\). Phương trình mặt phẳng \((P)\) là \[3\cdot (x+1)-1\cdot (y-2)-1\cdot (z-1)=0 \Leftrightarrow 3x-y-z+6=0.\]

Ví dụ 17. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left(1; - 3; 2\right)\), \(B\left(3; 5; - 2\right)\). Phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) có dạng \(x + ay + bz + c = 0\). Tính tổng \(a + b + c\).

A. \(- 2\)

B. \(- 4\)

C. \(- 3\)

D. \(2\)

Gọi \(I\) là trung điểm \(AB\) suy ra tọa độ điểm \(I\left(4; 1; 0 \right)\). Mặt khác ta có \(\overrightarrow{AB}\left(2; 8; - 4\right)\), do giả thiết mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\) nhận \(\overrightarrow{AB}\) là véc-tơ pháp tuyến và đi qua điểm \(I\). Suy ra phương trình mặt phẳng trung trực là \[2\cdot\left(x - 4\right) + 8\cdot\left(y - 1\right) + (- 4)\cdot\left(z - 0\right) = 0\Leftrightarrow x + 4y - 2z - 6 = 0.\] Do đó \(a = 4\), \(b = -2\) và \(c = - 6\) nên \(a + b + c = - 4\).

Ví dụ 18. Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(3;-1;2)\), \(B(4;-1;-1)\), \(C(2;0;2)\). Mặt phẳng đi qua ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) có phương trình

A. \(3x+3y+z-8=0\)

B. \(3x-3y+z-14=0\)

C. \(3x-2y+z-8=0\)

D. \(2x+3y-z+8=0\)

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(1;0;-3)\), \(\overrightarrow{AC}=(-1;1;0)\) nên \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}\right]=(3;3;1)\).

Mặt phẳng \((ABC)\) đi qua \(C(2;0;2)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(3;3;1)\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình \(3(x-2)+3y+(z-2)=0 \Leftrightarrow 3x+3y+z-8=0\).

Ví dụ 19. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left(3;2;-1\right)\) và \(B\left(-5;4;1\right)\). Phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\) là

A. \(4x - y + z + 7 = 0\)

B. \(4x + y - z + 1 = 0\)

C. \(4x - y - z + 7 = 0\)

D. \(4x + y + z - 1 = 0\)

Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB\) suy ra tọa độ \(I\left(- 1; 3; 0\right)\) và \(\overrightarrow{AB} = \left(8; - 2;- 2\right)\). Gọi \(\overrightarrow{n}\) là véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\) ta chọn \(\overrightarrow{n}\left(4; -1;- 1\right)\). Khi đó phương trình mặt phẳng trung trực là \[4\cdot\left(x + 1\right) + (- 1)\cdot\left(y - 3\right) + (- 1)\cdot\left(z - 0\right) = 0 \Leftrightarrow 4x - y - z + 7 = 0\]

Ví dụ 20. Trong không gian \(Oxyz\), mặt phẳng đi qua điểm \(A(2;-1;2)\) và song song với mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+3z+2=0\) có phương trình là

A. \(2x-y+3z-9=0\)

B. \(2x-y+3z+11=0\)

C. \(2x-y-3z+11=0\)

D. \(2x-y+3z-11=0\)

Gọi mặt phẳng \((Q)\) song song với mặt phẳng \((P)\), mặt phẳng \((Q)\) có dạng \(2x-y+3z+D=0\, (D \ne 2)\).

\(A(2;-1;2)\in (Q) \Rightarrow D=-11\).

Vậy mặt phẳng cần tìm là \(2x-y+3z-11=0\).

Ví dụ 21. Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(-1;1;1)\), \(B(2;1;0)\), \(C(1;-1;2)\). Mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với đường thẳng \(BC\) có phương trình là

A. \(x+2y-2z+1=0\)

B. \(x+2y-2z-1=0\)

C. \(3x+2z-1=0\)

D. \(3x+2z+1=0\)

Ta có \(\overrightarrow{BC}=(-1;-2;2)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) cần tìm.

\(\Rightarrow \overrightarrow{n}=-\overrightarrow{BC}=(1;2;-2)\) cũng là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\).

Vậy phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(1(x+1)+2(y-1)-2(z-1)\Leftrightarrow x+2y-2z+1=0\).

Ví dụ 22. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left(5; - 4; 2\right)\) và \(B\left(1; 2; 4\right)\). Mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với đường thẳng \(AB\) có phương trình là

A. \(2x - 3y - z + 8 = 0\)

B. \(3x - y + 3z - 13 = 0\)

C. \(2x - 3y - z - 20 = 0\)

D. \(3x - y + 3z - 25 = 0\)

Có \(\overrightarrow{AB}=(-4;6;2)\).

Phương trình mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với đường thẳng \(AB\) là

\[-4(x-5)+6(y+4)+2(z-2)=0\Leftrightarrow 2x-3y-z-20=0.\]

Ví dụ 23. Trong không gian \(Oxyz,\) gọi \((P)\) là mặt phẳng chứa trục \(Ox\) và vuông góc với mặt phẳng \((Q)\colon x+y+z-3=0.\) Phương trình mặt phẳng \((P)\) là

A. \(y-z-1=0\)

B. \(y-2z=0\)

C. \(y+z=0\)

D. \(y-z=0\)

\((Q)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}(1; 1; 1)\). Từ giả thiết, ta suy ra \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \([\overrightarrow{n}; \overrightarrow{i}]=(0; 1; -1).\) Do \((P)\) đi qua gốc tọa độ \(O\) nên phương trình của \((P)\) là \(y-z=0.\)

Ví dụ 24. Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(M(4;9;8)\), \(N(1;-3;4)\), \(P(2;5;-1)\). Mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua ba điểm \(M\), \(N\), \(P\) có phương trình tổng quát \(Ax+By+Cz+D=0\). Biết \(A=92\), tìm giá trị của \(D\).

A. \(101\)

B. \(-101\)

C. \(-63\)

D. \(36\)

Do \(A=92\) nên mặt phẳng \((P)\) có phương trình \(92x+By+Cz+D=0\). Do \((P)\) đi qua các điểm \(A, B, C\) nên ta có hệ

\[\begin{cases}92 \cdot 4 + B \cdot 9 + C \cdot 8 + D = 0\\ 92 \cdot 1 + B \cdot (-3) + C \cdot 4 + D = 0\\92 \cdot 2 + B \cdot 5 + C \cdot (-1) + D = 0.\end{cases}\]

Từ đó suy ra \(D = -101.\)

Ví dụ 25. Trong không gian \( Oxyz \), mặt phẳng \( (P) \) song song với \( (Oxy) \) và đi qua điểm \( A(1;-2;1) \) có phương trình là phương trình nào sau đây?

A. \( z-1=0 \)

B. \( 2x+y=0 \)

C. \( x-1=0 \)

D. \( y+2=0 \)

Mặt phẳng \( (Oxy)\colon z=0 \) nên phương trình mặt phẳng \( (P) \) có dạng \( z+m=0 \). Vì \( (P) \) đi qua \( A(1;-2;1) \) nên \( 1+m=0\Leftrightarrow m=-1 \). Phương trình \( (P):z-1=0 \).

Ví dụ 26. Trong không gian \(Oxyz \), cho hai điểm \(A(1;2;1)\), \(B(7;-2;3)\). Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) có phương trình là

A. \(3x-2y+z-14=0\)

B. \(3x-2y+z-12=0\)

C. \(3x-2y+z-8=0\)

D. \(3x-2y+z-22=0\)

Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\overrightarrow{AB}=(6;-4;2)\) và đi qua điểm \(I(4;0;2)\) cho nên có phương trình \(3(x-4)-2y+z-2=0\Leftrightarrow 3x-2y+z-14=0.\)

Ví dụ 27. Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1; -2; 1), B(-1; 3; 3)\), \(C(2; -4; 2)\). Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là

A. \(4y + 2z -3 = 0\)

B. \(2y + z - 3 = 0\)

C. \(3x + 2y + 1 = 0\)

D. \(9x + 4y - z = 0\)

Ta có \(\overrightarrow{AB} = \left(-2; 5; 2\right), \overrightarrow{AC} = \left(1; -2; 1\right).\) Khi đó, véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABC)\) là \(\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}\right] = \left(9; 4; -1\right)\).

Ví dụ 28. Trong không gian với hệ toạ độ \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(2;1;-1)\); \(B(-1;0;4)\); \(C(0;-2;-1)\). Phương trình nào sau đây là phương trình của mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với \(BC\)?

A. \(x-2y-5z=0\)

B. \(x-2y-5z-5=0\)

C. \(x-2y-5z+5=0\)

D. \(2x-y+5z-5=0\)

Mặt phẳng đi qua \(A(2;1;-1)\) và vuông góc với \(BC\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\overrightarrow{BC}=(1;-2;-5)\) nên nó có phương trình là \(1\cdot (x-2)+(-2)\cdot (y-1)+(-5)\cdot (z+1)=0\Leftrightarrow x-2y-5z-5=0.\)

Ví dụ 29. Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A(-1;3;1)\) và \(B(3;-1;-1)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\).

A. \(2x-2y-z=0\)

B. \(2x-2y-z+1=0\)

C. \(2x+2y-z=0\)

D. \(2x+2y+z=0\)

Tọa độ trung điểm của \(AB\) là \(I(1;1;0)\). Ta có \(\overrightarrow{AB}=(4;-4;-2)\Rightarrow\) phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\) là \(4(x-1)-4(y-1)-2(z-0)=0\Leftrightarrow 2x-2y-z=0\).

Ví dụ 30. Trong không gian với hệ toạ độ \(Oxyz\), phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua các hình chiếu của điểm \(M(-1;3;4)\) lên các trục toạ độ là

A. \(\displaystyle\frac{x}{1}-\displaystyle\frac{y}{3}-\displaystyle\frac{z}{4}=1\)

B. \(-\displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{4}=0\)

C. \(-\displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{4}=1\)

D. \(-\displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{3}-\displaystyle\frac{z}{4}=1\)

Hình chiếu của điểm \(M(-1;3;4)\) lên các trục \(Ox,Oy,Oz\) lần lượt là \(A(-1;0;0)\), \(B(0;3;0)\), \(C(0,0,4)\). Phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn đi qua \(A,B,C\) là \(\displaystyle\frac{x}{-1}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{4}=1\).

Ví dụ 31. Trong không gian, \(Oxyz\) cho điểm \(A(1;1;1)\) và hai mặt phẳng \((Q)\colon y=0\), \((P) \colon 2x-y+3z-1=0\). Viết phương trình mặt phẳng \((R)\) chứa \(A\), vuông góc với cả hai mặt phẳng \((P)\), \((Q)\).

A. \(3x-y+2z-4=0\)

B. \(3x+y-2z-2=0\)

C. \(3x-2z=0\)

D. \(3x-2z-1=0\)

Gọi \(\overrightarrow{p}=(2;-1;3)\), \(\overrightarrow{q}(0;1;0)\) lần lượt là véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\). Khi đó mặt phẳng \((R)\) nhận véc-tơ \(\overrightarrow{w}=-\left[ \overrightarrow{p},\overrightarrow{q} \right]=(3;0;-2)\) làm một véc-tơ pháp tuyến. Do đó \((R)\) có phương trình \(3x-2z-1=0\).

Ví dụ 32. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\colon x^2+y^2+z^2-2x+4y-6z+5=0\) và mặt phẳng \((\alpha)\colon 2x+y+2z -15=0\). Mặt phẳng \((P)\) song song với \((\alpha)\) và tiếp xúc với \((S)\) là

A. \((P)\colon 2x+y+2z -15=0\)

B. \((P)\colon 2x+y+2z +15=0\)

C. \((P)\colon 2x+y+2z -3=0\)

D. \((P)\colon 2x+y+2z +3=0\)

\((S)\) có tâm \(I\left(1;-2;3\right)\), bán kính \(R=3\).

\((P)\) song song với \((\alpha)\) \(\Rightarrow (P)\colon 2x+y+2z +m=0\), với \(m \neq -15\).

Do mặt phẳng \((P)\) tiếp xúc với \((S) \Leftrightarrow \mathrm{d}[I,(P)]=R\Leftrightarrow m= -15\vee\ m=3\), so với điều kiện ta nhận \(m=3\).

Vậy \((P)\colon 2x+y+2z +3=0\).

Ví dụ 33. Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng tiếp xúc với mặt cầu \((S)\colon x^2+y^2+z^2-2x-4y-6z-2=0\) và song song với mặt phẳng \((\alpha)\colon 4x+3y-12z+10=0\).

A. \(4x+3y-12z+26=0\) hoặc \(4x+3y-12z-78=0\)

B. \(4x+3y-12z-26=0\) hoặc \(4x+3y-12z-78=0\)

C. \(4x+3y-12z-26=0\) hoặc \(4x+3y-12z+78=0\)

D. \(4x+3y-12z+26=0\) hoặc \(4x+3y-12z+78=0\)

Phương trình mặt phẳng \((P)\) song song với \((\alpha)\) có dạng \(4x+3y-12z+c=0\). Mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(1;2;3)\), bán kính \(r=4\) nên \((P)\) tiếp xúc với \((S)\) khi và chỉ khi \[4= d\left( I,(P) \right)=\displaystyle\frac{\left| c-26 \right|}{13}\Leftrightarrow c=78 \vee\ c=-26.\] Vậy có hai mặt phẳng thỏa mãn bài toán là \(4x+3y-12z+78=0\), \(4x+2y-12z-26=0\).

Ví dụ 34. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+3z-7=0\) và điểm \(A(-1;2;5)\). Viết phương trình mặt phẳng \((Q)\) đi qua \(A\) và song song với \((P)\).

A. \(2x-y+3z-11=0\)

B. \(2x-y+3z+11=0\)

C. \(2x-y+3z+15=0\)

D. \(2x-y+3z-9=0\)

Mặt phẳng \((Q)\) và song song với \((P)\) nên \((Q)\) có dạng \(2x-y+3z+D=0\), với \(D \ne -7\).

Vì \(A\in (Q)\) nên \(2\cdot(-1)-2+3\cdot5+D=0\Leftrightarrow D=-11\).

Vậy \((Q) \colon 2x-y+3z-11=0\).

Ví dụ 35. Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) chứa điểm \(M(1;3;-2)\), cắt các tia \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) lần lượt tại \(A\), \(B\), \(C\) (\(A\), \(B\), \(C\) không trung \(O\)) sao cho \(\displaystyle\frac{OA}{1}=\displaystyle\frac{OB}{2}=\displaystyle\frac{OC}{4}\).

A. \(2x-y-z-1=0\)

B. \(x+2y+4z+1=0\)

C. \(4x+2y+z+1=0\)

D. \(4x+2y+z-8=0\)

Giả sử \(A(a;0;0)\), \(B(0;b;0)\), \(C(0;0;c)\), với \(a,b,c > 0\). Phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(\displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{b}+\displaystyle\frac{z}{c}=1\). Theo giả thiết ta có \[\begin{aligned} \begin{cases}\displaystyle\frac{a}{1}=\displaystyle\frac{b}{2}=\displaystyle\frac{c}{3}\\ \displaystyle\frac{1}{a}+\displaystyle\frac{3}{b}-\displaystyle\frac{2}{c}=1\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} a=2\\ b=4\\ c=8.\end{cases}\end{aligned}\] Vậy phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(4x+2y+z-8=0\).

Ví dụ 36. Trong không gian \(Oxyz\) cho điểm \(H(1;2;-3)\). Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(H\) và cắt các trục tọa độ \(Ox,Oy,Oz\) tại \(A,B,C\) sao cho \(H\) là trực tâm của tam giác \(ABC\).

A. \(\displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{-3}=1\)

B. \(x+2y+3z+14=0\)

C. \(x+2y-3z-14=0\)

D. \(x+y+z=0\)

Giả sử \(A(a;0;0)\), \(B(0;b;0)\), \(C(0;0;c), abc\neq 0\).

Khi đó \((\alpha)\colon \displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{b}+\displaystyle\frac{z}{c}=1\).

Ta có \(\overrightarrow{HA}=(a-1;-2;3)\), \(\overrightarrow{HB}=(-1;b-2;3)\), \(\overrightarrow{BC}=(0;-b;c)\) và \(\overrightarrow{AC}=(-a;0;c)\).

\(H\) là trực tâm của \(\triangle ABC\Rightarrow \begin{cases}\overrightarrow{HA}\cdot\overrightarrow{BC}=0\\ \overrightarrow{HB}\cdot\overrightarrow{AC}=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}2b+3c=0\\ a+3c=0\end{cases}\Rightarrow a=2b=-3c\).

Mặt khác \(H\in (\alpha)\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{a}+\displaystyle\frac{2}{b}-\displaystyle\frac{3}{c}=1\).

Suy ra \(\displaystyle\frac{1}{-3c}+\displaystyle\frac{4}{-3c}-\displaystyle\frac{3}{c}=1\Leftrightarrow 14=-3c\Leftrightarrow c=-\displaystyle\frac{14}{3}\Rightarrow a=14,b=7\).

Vậy \((\alpha)\colon \displaystyle\frac{x}{14}+\displaystyle\frac{y}{7}+\displaystyle\frac{z}{-\displaystyle\frac{14}{3}}=1\) hay \((\alpha)\colon x+2y-3z-14=0\).

Ví dụ 37. Trong không gian \(Oxyz\) cho điểm \(H(1;2;3)\). Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(H\) và cắt các trục tọa độ tại ba điểm phân biệt \(A,B,C\) sao cho \(H\) là trực tâm của tam giác \(ABC\).

A. \((P)\colon x+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{3}=1\)

B. \((P)\colon x+2y+3z-14=0\)

C. \((P)\colon x+y+z-6=0\)

D. \((P)\colon \displaystyle\frac{x}{3}+\displaystyle\frac{y}{6}+\displaystyle\frac{z}{9}=1\)

Giả sử \((P)\) cắt các trục tọa độ tại \(A(a;0;0)\), \(B(0;b;0)\), \(C(0;0;c), abc\neq 0\).

Khi đó \((P)\colon \displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{b}+\displaystyle\frac{z}{c}=1\).

Ta có \(\overrightarrow{HA}=(a-1;-2;-3)\), \(\overrightarrow{HB}=(-1;b-2;-3)\), \(\overrightarrow{BC}=(0;-b;c)\) và \(\overrightarrow{AC}=(-a;0;c)\).

\(H\) là trực tâm của \(\triangle ABC\Rightarrow \begin{cases}\overrightarrow{HA}\cdot\overrightarrow{BC}=0\\ \overrightarrow{HB}\cdot\overrightarrow{AC}=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}2b-3c=0\\ a-3c=0\end{cases}\Rightarrow a=2b=3c\).

Mặt khác \(H\in (P)\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{a}+\displaystyle\frac{2}{b}+\displaystyle\frac{3}{c}=1\).

Suy ra \(\displaystyle\frac{1}{3c}+\displaystyle\frac{4}{3c}+\displaystyle\frac{3}{c}=1\Leftrightarrow 14=3c\Leftrightarrow c=\displaystyle\frac{14}{3}\Rightarrow a=14,b=7\).

Vậy \((P)\colon \displaystyle\frac{x}{14}+\displaystyle\frac{y}{7}+\displaystyle\frac{z}{\displaystyle\frac{14}{3}}=1\) hay \((P)\colon x+2y+3z-14=0\).

Ví dụ 38. Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) chứa \(Oz\) và đi qua điểm \(P\left(3;-4;7\right)\).

A. \(4x-3y=0\)

B. \(3x+4y=0\)

C. \(4x+3y=0\)

D. \(-3x+4y=0\)

Mặt phẳng \((P)\) có cặp véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{k}\left(0;0;1\right), \overrightarrow{OP}\left(3;-4;7\right)\).

Suy ra mặt phẳng có \((P)\) một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\overrightarrow{k}\wedge \overrightarrow{OP}=\left(-4;-3;0\right)=-1\left(4;3;0\right)\).

Mặt phẳng \((P)\) đi qua \(O\left({0;0;0}\right)\), có véc-tơ pháp tuyến \(\left(4;3;0\right)\).

Vậy mặt phẳng có \((P)\) có phương trình tổng quát là \(4x+3y=0\).

Ví dụ 39. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(2;1;-1)\) và \(B(1;0;1)\) và mặt phẳng \((P): x+2y-z+0\). Viết phương trình mặt phẳng \((Q)\) qua \(A, B\) và vuông góc với \((P)\).

A. \((Q): 2x-y+3=0\)

B. \((Q): 3x-y+z-4=0\)

C. \((Q): -x+y+z=0\)

D. \((Q): 3x-y+z=0\)

Mặt phẳng \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=(1;2;-1)\) và \(\overrightarrow{AB}=(-1;-1;2)\).

Mặt phẳng \((Q)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{n_1}, \overrightarrow{AB}]=(3;-1;1)\).

Từ đó, phương trình mặt phẳng \((Q)\) là \(3x-y+z-4=0\).

Ví dụ 40. Cho \(A\left(1;2;3\right)\), mặt phẳng \((P)\colon x+y+z-2=0\). Mặt phẳng \((Q)\) song song với mặt phẳng \((P)\) và \((Q\)) cách điểm \(A\) một khoảng bằng \(3\sqrt{3}\). Phương trình mặt phẳng \((Q)\) là

A. \(x+y+z+3=0\) và \(x+y+z-3=0\)

B. \(x+y+z+3=0\) và \(x+y+z+15=0\)

C. \(x+y+z+3=0\) và \(x+y+z-15=0\)

D. \(x+y+z+3=0\) và \(x+y-z-15=0\)

Do \((Q)\parallel (P)\Rightarrow (Q)\colon x+y+z+d=0,\quad d\neq -2\).

Mà \(d\left(A,(Q)\right)=3\sqrt{3}\Leftrightarrow |6+d|=9 \Leftrightarrow d=3\ \vee\ d=-15.\)

Vậy \((Q_1)\colon x+y+z+3=0\) và \((Q_2)\colon x+y+z-15=0\).

Ví dụ 41. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\), \((Q)\) lần lượt có phương trình là \(x+y-z=0\), \(x-2y+3z=4\) và cho điểm \(M(1;-2;5)\). Tìm phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(M\) và đồng thời vuông góc với hai mặt phẳng \((P)\), \((Q)\).

A. \(5x+2y-z+14=0\)

B. \(x-4y-3z+6=0\)

C. \(x-4y-3z-6=0\)

D. \(5x+2y-z+4=0\)

Ta có \(\overrightarrow{n}_{(P)} = (1;1;-1)\) và \(\overrightarrow{n}_{(Q)} = (1;-2;3).\)

Suy ra \(\left[\overrightarrow{n}_{(P)},\overrightarrow{n}_{(Q)}\right]= (1;-4;-3).\)

Do \((\alpha)\) vuông góc với \((P)\) và \((Q)\) nên \(\begin{cases}\overrightarrow{n}_{(\alpha)} \perp \overrightarrow{n}_{(P)}\\ \overrightarrow{n}_{(\alpha)} \perp \overrightarrow{n}_{(Q)}\end{cases}\).

Chọn \(\overrightarrow{n}_{(\alpha)} = \left[\overrightarrow{n}_{(P)},\overrightarrow{n}_{(Q)}\right]=(1;-4;-3)\). Hơn nữa, \((\alpha)\) đi qua \(M(1;-2;5)\) nên có phương trình là \[(x-1)-4(y+2)-3(z-5)=0\Leftrightarrow x-4y-3z+6=0.\]

Ví dụ 42. Trong không gian \(Oxyz\), cho phương trình \(x^2+y^2+z^2-2x-4y-6z-11=0\). Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\), biết \((\alpha)\) song song với \((P): 2x+y-2z+11=0\) và cắt mặt cầu \((S)\) theo tiết diện là một đường tròn có chu vi bằng \(8\pi\).

A. \(2x+y-2x-11=0\)

B. \(2x-y-2z-7=0\)

C. \(2x+y-2z-5=0\)

D. \(2x+y-2z-7=0\)

Vì \((\alpha)\parallel (P)\) nên phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) có dạng \(2x+y-2z+c=0\).

Mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(1;2;3)\) và bán kính \(R=5\).

Đường tròn có chu vi \(8\pi\) nên bán kính \(r=4\).

Khoảng cách từ tâm \(I\) đến mặt phẳng \(P\) bằng \(3\).

Từ đó ta có \(\mathrm{d}(I,(P))=\displaystyle\frac{|2\cdot 1+2-2\cdot 3+c|}{\sqrt{2^2+1^2+(-2)^2}}=3\Leftrightarrow |-2+c|=9\Leftrightarrow c=11\ \vee\ c=-7}\).

Vì \((\alpha)\parallel (P)\) nên phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) là \(2x+y-2z-7=0.\)

Ví dụ 43. Trong không gian \(Oxyz\), phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(M(-1;-2;5)\) và vuông góc với hai mặt phẳng \((Q)\colon x+2y-3z+1=0\) và \((R)\colon 2x-3y+z+1=0\) có dạng

A. \(x+y+z-2=0 \)

B. \(7x+7y+7z-5=0 \)

C. \(x-y+z-6=0 \)

D. \(x+y+z+2=0 \)

Mặt phẳng \((Q)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{(Q)}=(1;2;-3)\).

Mặt phẳng \((R)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{(R)}=(2;-3;1)\).

Khi đó mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{(P)}=[\overrightarrow{n}_{(Q)},\overrightarrow{n}_{(R)}]=(-7;-7;-7)\).

Phương trình mặt phẳng \((P)\) là \[-7(x+1)-7(y+2)-7(z-5)=0\Leftrightarrow -7x-7y-7z+14=0\Leftrightarrow x+y+z-2=0.\]

Ví dụ 44. Trong không gian \(Oxyz\), phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(B(2;1;-3)\), đồng thời vuông góc với hai mặt phẳng \((Q)\colon x+y+3z=0\) và \((R)\colon 2x-y+z=0\) là

A. \(4x+5y-3z+22=0\)

B. \(4x-5y-3z-12=0\)

C. \(2x+y-3z-14=0\)

D. \(4x+5y-3z-22=0\)

Từ \((Q)\colon x+y+3z=0\), suy ra véc-tơ pháp tuyến của \((Q)\) là \(\overrightarrow{n}_{(Q)}=(1;1;3)\).

Từ \((R)\colon 2x-y+z=0\), suy ra véc-tơ pháp tuyến của \((R)\) là \(\overrightarrow{n}_{(R)}=(2;-1;1)\).

Mặt phẳng \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_{(P)}=\overrightarrow{n}_{(Q)}\wedge \overrightarrow{n}_{(R)}=(4;5;-3)\).

Vậy phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(4(x-2)+5(y-1)-3(z+3)=0\Leftrightarrow 4x+5y-3z-22=0\).

Ví dụ 45. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(1;2;-1)\) và hai mặt phẳng \(\break (P)\colon 2x-y+3z-4=0\), \((Q)\colon x+y+z-9=0\). Mặt phẳng \((R)\) đi qua \(A\) và vuông góc với hai mặt phẳng \((P),(Q)\) có phương trình là

A. \(4x+y-3z-7=0\)

B. \(4x-y-3z-5=0\)

C. \(4x+y-3z-5=0\)

D. \(4x-y-3z+1=0\)

Mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{P}=(2;-1;3)\) và mặt phẳng \((Q)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{Q}=(1;1;1)\) nên mặt phẳng \((R)\) vuông góc với hai mặt phẳng \((P), (Q)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{n}_{Q};\overrightarrow{n}_{P}\right]=(4;-1;-3)\).

Khi đó, mặt phẳng \((R)\) đi qua \(A(1;2;-1)\) có phương trình là \(4(x-1)-(y-2)-3(z+1)=0\) hay \(4x-y-3z-5=0\).

Ví dụ 46. Trong không gian \(Oxyz\), cho các mặt phẳng \((P)\colon x+y+z-1=0\) và mặt phẳng \((Q)\colon x-2y+z-2=0\). Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(M(1;2;3)\) và vuông góc với giao tuyến của hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\).

A. \(x-z+2=0\)

B. \(x-2y+z=0\)

C. \(x-y+1=0\)

D. \(-2x+y+z-3=0\)

Mặt phẳng \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_P=(1;1;1)\).

Mặt phẳng \((Q)\) có một véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_Q=(1;-2;1)\).

Mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(M(1;2;3)\) và vuông góc với giao tuyến của hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) nên nhận \(\left[\overrightarrow{n}_P,\overrightarrow{n}_Q\right]=(3;0;-3)\) làm véc-tơ pháp tuyến \(\;\Rightarrow\, (\alpha)\colon x-z+2=0\).

Ví dụ 47. Trong không gian \( Oxyz \) cho \( A(2;-3;0) \) và mặt phẳng \( (\alpha) \colon x+2y-z+3=0 \). Tìm phương trình mặt phẳng \( (P) \) đi qua \( A \) sao cho \( (P) \) vuông góc với \( (\alpha) \) và \( (P) \) song song với trục \( Oz \)?

A. \( y+2z+3=0\)

B. \( 2x+y-1=0\)

C. \( x+2y-z+4=0\)

D. \( 2x-y-7=0\)

Vì \( (P) \perp (\alpha) \) nên \( \overrightarrow{n}_P \perp \overrightarrow{n}_{\alpha} \) và \( (P) \parallel Oz \) nên \( \overrightarrow{n}_P \perp \overrightarrow{k} \). Chọn \( \overrightarrow{n}_P =[\overrightarrow{n}_{\alpha}, \overrightarrow{k}]=(2;-1;0) \).

Phương trình mặt phẳng \( (P) \) là \( 2x-y-7=0 \).

Ví dụ 48. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((\alpha) \colon x-y+z-3=0\). Viết phương trình mặt phẳng \((\beta)\) sao cho phép đối xứng qua mặt phẳng \((Oxy)\) biến mặt phẳng \((\alpha)\) thành mặt phẳng \((\beta)\).

A. \((\beta) \colon x+y-z+3=0\)

B. \((\beta) \colon x-y-z+3=0\)

C. \((\beta) \colon x+y+z-3=0\)

D. \((\beta) \colon x-y-z-3=0\)

Tọa độ giao điểm của mặt phẳng \((\alpha)\) với các trục tọa độ là \(A(3;0;0), B(0;-3;0), C(0;0;3)\). Ta có \(A\) và \(B \in (Oxy)\) và \(C \in Oz\).

Kí hiệu \(\text{Đ}_{(Oxy)}\) là phép đối xứng qua mặt phẳng \(Oxy\).

Ta có \(\text{Đ}_{(Oxy)}:(\alpha) \rightarrow (\beta) \Rightarrow \text{Đ}_{(Oxy)} :(A;B;C) \rightarrow (A;B;C')\), ( ảnh của \(A, B\) trùng với chính nó vì \(A,B \in (Oxy)\)).

Do \(C'\) đối xứng với \(C (0;0;3)\) qua mặt phẳng \(Oxy\), suy ra \(C'(0;0;-3)\).

Từ đó suy ra mặt phẳng \((\beta)\) có phương trình theo đoạn chắn là \[\displaystyle\frac{x}{3} +\displaystyle\frac{y}{-3}+\displaystyle\frac{z}{-3}=1 \Leftrightarrow (\beta) \colon x-y-z-3=0.\]

Ví dụ 49. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-2;3;-1)\), \(B(1;-2;-3)\) và \((P)\colon 3x-2y+z-9=0\). Viết phương trình mặt phẳng \((Q)\) chứa hai điểm \(A,B\) và vuông góc với \((P)\).

A. \(x-5y-2z+19=0\)

B. \(x+y-z-2=0\)

C. \(x+y-z+2=0\)

D. \(3x-2y+z+13=0\)

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(3;-5;-2)\); \(\overrightarrow{n}_P=(3;-2;1)\).

Mặt phẳng \((Q)\) chứa \(AB\) và vuông góc với \((P)\) nên \(\overrightarrow{n}_Q=[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{n}_P]=(-9;-9;9)\).

Khi đó phương trình \[(Q)\colon -9(x+2)-9(y-3)+9(z+1)=0 \Leftrightarrow -x-y+z+2=0\Leftrightarrow x+y-z-2=0.\]

Ví dụ 50. Trong không gian \( Oxyz \) cho mặt phẳng \( (P) \colon 2x+y-2z+1=0 \) và hai điểm \( A(1;-2;3) \), \( B(3;2;-1) \). Phương trình mặt phẳng \( (Q) \) qua \( A \), \( B \) và vuông góc với \( (P) \) là

A. \( (Q) \colon 2x-2y+3z-7=0 \)

B. \( (Q) \colon x+2y+3z-7=0 \)

C. \( (Q) \colon 2x+2y+3z-7=0 \)

D. \( (Q) \colon 2x+2y+3z-9=0 \)

\(\overrightarrow{AB}=(2;4;-4) \), \( \overline{u}=(2;1;-2) \) là VTPT của \( (P) \), \( [\overrightarrow{AB},\overrightarrow{u}]=(-4;-4;-6) \). Phương trình mặt phẳng \( (Q)\) \[2(x-1)+2(y+2)+3(z-3) \Leftrightarrow 2x+2y+3z-7=0.\]

Ví dụ 51. Trong không gian \(Oxyz\), phương trình mặt phẳng qua hai điểm \(A(0;1;1)\), \(B(-1;0;2)\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\colon x-y+z+1=0\) là

A. \(-y+z-2=0\)

B. \(y+z-2=0\)

C. \(y-z-2=0\)

D. \(y+z+2=0\)

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-1;-1;1)\). Mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_P=(1;-1;1)\).

Mặt phẳng \((Q)\) qua hai điểm \(A(0;1;1)\), \(B(-1;0;2)\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\colon x-y+z+1=0\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{n}_P\right] =(0;2;2)\).

Phương trình mặt phẳng \((Q)\) cần lập là \[0\cdot (x-0)+2\cdot (y-1)+2\cdot (z-1)=0 \Leftrightarrow y+z-2=0.\]

Ví dụ 52. Trong không gian \(Oxyz\), mặt phẳng \((P)\) chứa điểm \(M(1;-2;4)\), cắt các tia \(Ox, Oy, Oz\) lần lượt tại các điểm \(A,B,C\) sao cho \(2OA=3OB=4OC\), có phương trình dạng \(x+ay+bz+c=0\). Khi đó tổng \(2a+b+c\) bằng

A. \(-7\)

B. \(-\displaystyle\frac{15}{4}\)

C. \(\displaystyle\frac{1}{2}\)

D. \(-1\)

Giả sử \(A(m;0;0), B(0;n;0), C(0;0;p),\quad (m,n,p>0)\) là giao điểm của \((P)\) với các tia \(Ox, Oy, Oz\). Khi đó \(OA=m, OB=n, OC=p\) và phương trình mặt phẳng \((P)\) \[\displaystyle\frac{x}{m}+\displaystyle\frac{y}{n}+\displaystyle\frac{z}{p}=1\qquad (*)\]

Vì \(2OA=3OB=4OC\) nên \(2m=3n=4p\Leftrightarrow n=\displaystyle\frac{2}{3}m, p=\displaystyle\frac{m}{2}\). Lại có \((P)\) đi qua điểm \(M(1;-2;4)\), thay vào \((*)\) ta có phương trình \[\displaystyle\frac{1}{m}-\displaystyle\frac{2}{\frac{2m}{3}}+\displaystyle\frac{4}{\frac{m}{2}}=1\Leftrightarrow m=6\Rightarrow n=4, p=3.\] Vậy \((P)\colon \displaystyle\frac{x}{6}+\displaystyle\frac{y}{4}+\displaystyle\frac{z}{3}=1\) hay \((P)\colon x+\displaystyle\frac{3}{2}y+2z-6=0\).

Vậy \(2a+b+c=2\cdot \displaystyle\frac{3}{2}+2-6=-1\).

Ví dụ 53. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(2;4;1)\), \(B(-1;1;3)\) và mặt phẳng \((P)\colon x-3y+2z-5=0\). Một mặt phẳng \((Q)\) đi qua hai điểm \(A\), \(B\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\) có dạng là \(ax+by+cz-11=0\). Tính \(a+b+c\).

A. \(a+b+c=10\)

B. \(a+b+c=3\)

C. \(a+b+c=5\)

D. \(a+b+c=-7\)

Ta có \(\overrightarrow{AB}=\left(-3;-3;2\right)\) và véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) là \(\overrightarrow{n}_P=\left(1;-3;2\right)\).

Mặt phẳng \((Q)\) đi qua hai điểm \(A\), \(B\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\) có một véc-tơ chỉ phương là \[\overrightarrow{n}_Q=\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{n}_P\right]=\left(0;8;12\right) =4\left(0;2;3\right).\] Phương trình mặt phẳng \((Q)\) là \[0\cdot (x-2)+2\cdot (y-4)+3\cdot (z-1)=0.\] Hay \((Q)\colon 2y+3z-11=0\). Từ đó suy ra \(a=0\), \(b=2\), \(c=3\). Do đó \(a+b+c=0+2+3=5\).

Ví dụ 54. Trong không gian \(Oxyz,\) cho \(3\) điểm \(A(1;1;-1), B(1;1;2), C(-1;2;-2)\) và mặt phẳng \((P):x-2y+2z+1=0\). Lập phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(A\), vuông góc với mặt phẳng \((P)\) cắt đường thẳng \(BC\) tại \(I\) sao cho \(IB=2IC\) biết tọa độ điểm \(I\) là số nguyên.

A. \((\alpha): 2x+3y+2z-3=0\)

B. \((\alpha): 4x+3y-2z-9=0\)

C. \((\alpha): 2x-y-2z-3=0\)

D. \((\alpha): 6x+2y-z-9=0\)

Đường thẳng \(BC\) qua \(B(1;1;2)\) có VTCP \(\overrightarrow{a}=(-2;1;-4)\) có phương trình là \(\begin{cases}1-2t\\ 1+t\\ 2-4t\end{cases}\).

\(I\in BC\) nên \(I(x=1-2t;y=1+t;z=2-4t)\).

Ta có \[\begin{aligned}IB=2IC \\ \Leftrightarrow\ &IB^2=4IC^2\\ \Leftrightarrow\ & (2t)^2+t^2+(4t)^2=4[(2t-2)^2+(1-t)^2)+(4t-4)^2]\\ \Leftrightarrow\ & 3t^2-8t+4=0\\ \Leftrightarrow\ & t=2\ \vee\ t=\displaystyle\frac{2}{3}.\end{aligned}\]

+) Với \(t=2\) thì \(I(-3;3;-6)\).

+) Với \(t=\displaystyle\frac{2}{3}\) thì \(I\left(-\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{5}{3};-\displaystyle\frac{2}{3}\right)\) (loại vì tọa độ điểm \(I\) là số nguyên).

Ta có \(\overrightarrow{n}_{(P)}=(1;-2;2)\), \(\overrightarrow{IA}=(4;-2;5)\) \(\Rightarrow[\overrightarrow{n}_{(P)},\overrightarrow{IA}]=(-6;3;6)\) là một VTPT của \((\alpha)\).

Vậy mặt phẳng \((\alpha)\) qua \(A\) có phương trình là \(2x-y-2z-3=0\).

Dạng 5. Bài toán cực trị

Ví dụ 1. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((\mathcal{S}): x^2+y^2+z^2-2x-2y+4z-1=0\) và mặt phẳng \((P): x+y-z-m=0\). Tìm tất cả \(m\) để \((P)\) cắt \((\mathcal{S})\) theo giao tuyến là một đường tròn có bán kính lớn nhất.

A. \(m=-4\)

B. \(m=0\)

C. \(m=4\)

D. \(m=7\)

Mặt cầu \((\mathcal{S})\) có tâm \(I(1;1;-2)\). Để \((P)\) cắt \((\mathcal{S})\) theo đường tròn có bán kính lớn nhất thì đó là đường tròn lớn. Suy ra \(I \in (P) \Leftrightarrow m=4\).

Ví dụ 2. Trong không gian toạ độ \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\colon x^2+y^2+z^2-2x-2y+4z-19=0\) và mặt phẳng \((P)\colon x-y-z+m^2=0\). Tìm \(m\) để \((P)\) cắt \((S)\) theo giao tuyến là một đường tròn có bán kính lớn nhất.

A. \(m=0\)

B. \(m=-4\)

C. \(m=\pm\sqrt{2}\)

D. \(m=4\)

Mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(1;1;-2)\) và bán kính \(R=5\). Mặt phẳng \((P)\) cắt \((S)\) theo giao tuyến là một đường tròn có bán kính lớn nhất khi và chỉ khi \(\mathrm{d}[I,(P)]\) nhỏ nhất. Ta có

\[\mathrm{d}[I,(P)]=\dfrac{|1-1+2+m^2|}{\sqrt{1^2+(-1)^2+(-1)^2}}=\dfrac{m^2+2}{\sqrt{3}}\geq \dfrac{2}{\sqrt{3}}\]

Suy ra \(\mathrm{d}[I,(P)]\) nhỏ nhất \(\Leftrightarrow m^2+2=2\Leftrightarrow m=0\).

Với \(m=0\) thì \(\mathrm{d}[I,(P)]=\dfrac{2}{\sqrt{3}} < R\) nên \((P)\) cắt mặt cầu. Do đó giá trị \(m=0\) thỏa mãn.

Ví dụ 3. Trong không gian \(Oxyz\) cho điểm \(M(1;-1;2)\) và mặt cầu \((S)\colon x^2+y^2+z^2=9\). Mặt phẳng đi qua \(M\) cắt \((S)\) theo một đường tròn có bán kính nhỏ nhất có phương trình là

A. \(x-y+2z-2=0\)

B. \(x-y+2z=0\)

C. \(x-y+2z-6=0\)

D. \(x-y+2z-4=0\)

\((S)\) có bán kính \(R=3\) và tâm \(I(0;0;0)\), \(IM=\sqrt{6} < 3\) nên \(I\) nằm trong hình cầu \((S)\). Gọi \(r\) là bán kính của đường tròn, \((P)\) là mặt phẳng qua \(M\), ta có \(r^2= R^2 - \mathrm{d}^2(I,(P))=9-\mathrm{d}^2(I,(P)) \geq 9 - IM^2 =3\), suy ra bán kính \(r_{\min} = \sqrt{3}\) khi \(\overrightarrow{IM}\) là véc-tơ pháp tuyến của \((P)\).

Vậy phương trình của mặt phẳng \((P) \colon (x-1)-(y+1)+2(z-2)=0 \Leftrightarrow x-y+2z-6=0\).

Ví dụ 4. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(3;-2;6)\), \(B(0;1;0)\) và mặt cầu \((S)\colon (x-1)^{2}+(y-2)^{2}+(z-3)^{2}=25\). Mặt phẳng \((P)\colon ax+by+cz+d=0\) (với \(a\), \(b\), \(c\) là các số nguyên dương và \(a\), \(b\), \(c\), \(d\) nguyên tố cùng nhau) đi qua \(A\), \(B\) và cắt \((S)\) theo giao tuyến là đường tròn có bán kính nhỏ nhất. Tính tổng \(T=a+b+c\).

A. \(T=3\)

B. \(T=5\)

C. \(T=4\)

D. \(T=2\)

Ta có \(\vec{AB}=(-3;3;-6)\) cùng phương với véc-tơ \(\vec{u}=(1;-1;2)\Rightarrow\) phương trình đường thẳng \(AB\colon \begin{cases}x=t\\ y=1-t\\ z=2t\end{cases}\).

Xét mặt cầu \((S)\colon (x-1)^{2}+(y-2)^{2}+(z-3)^{2}=25\Rightarrow I(1;2;3)\) và \(R=5\).

Gọi \(H(t;1-t;2t)\) là điểm trên \(AB\) sao cho \(AB\perp IH\Rightarrow \vec{IH}=(t-1;-t-1;2t-3)\).

Vì \(AB\perp IH\Rightarrow t-1+t+1+4t-6=0\Rightarrow t=1\Rightarrow H(1;0;2)\), \(\vec{IH}=(0;-2;-1)\).

Gọi \(r\) là bán kính đường tròn giao tuyến giữa \((P)\) và \((S)\), \(K\) là hình chiếu vuông góc của \(I\) lên \((P)\Rightarrow IK\leq IH\).

Ta có \(r=\sqrt{R^{2}-IK^{2}}\geq \sqrt{R^{2}-IH^{2}}\). Dấu bằng chỉ xảy ra khi \(K\equiv H\).

Khi đó phương trình mặt phẳng \((P)\) nhận \(\vec{IH}=(0;-2;-1)\) là véc-tơ pháp tuyến và đi qua điểm \(H(1;0;2)\) là \(2y+z-2=0\Rightarrow T=3\).

Ví dụ 5. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho 3 điểm \(A(1; 2; 3)\), \(B(0; 1; 1)\), \(C(1; 0; - 2)\). Điểm \(M\) thuộc mặt phẳng \((P) \colon x + y + z + 2= 0\) sao cho giá trị của biểu thức \(T = MA^2 + 2MB^2 + 3MC^2\) nhỏ nhất. Khi đó, giá trị của \(T\) là

A. \(\sqrt{2}\)

B. \(2\)

C. \(\sqrt{3}\)

D. \(3\)

Gọi \(G\) là điểm thỏa mãn \[ \begin{aligned} &\overrightarrow{GA}+2\overrightarrow{GB}+3\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}\\ \Leftrightarrow\ &A-G+2(B-G)+3(C-G)=0\\ \Leftrightarrow\ &G=\displaystyle\frac{A+2B+3C}{6}=\left(\displaystyle\frac{4}{6};\displaystyle\frac{3}{6};\displaystyle\frac{-1}{6}\right). \end{aligned} \] Từ đó ta có \[\begin{aligned} T=\ &MA^2 + 2MB^2 + 3MC^2\\ =\ &\left(\overrightarrow{GA}-\overrightarrow{GM}\right)^2+ 2\left(\overrightarrow{GB}-\overrightarrow{GM}\right)^2+ 3\left(\overrightarrow{GC}-\overrightarrow{GM}\right)^2\\ =\ &GA^2-2\overrightarrow{GA}\cdot\overrightarrow{GM}+GM^2+ 2GB^2-4\overrightarrow{GB}\cdot\overrightarrow{GM}+2GM^2+ 3GC^2-6\overrightarrow{GC}\cdot\overrightarrow{GM}+3GM^2\\ =\ &GA^2+2GB^2+3GC^2- 2\overrightarrow{GM}\left(\overrightarrow{GA}+2\overrightarrow{GB}+3\overrightarrow{GC}\right) +6GM^2\\ =\ &GA^2+2GB^2+3GC^2 + 6GM^2. \end{aligned}\] Từ đó suy ra \(T\) nhỏ nhất khi và chỉ khi \(GM\) nhỏ nhất. Xảy ra khi \(M\) là hình chiếu của \(G\) lên mặt phẳng \((P)\). Suy ra \[GM=\mathrm{d}[G,(P)]=\sqrt{3}.\]

Ví dụ 6. Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;1;1)\), \(B(-1;2;1)\), \(C(3;6;-5)\). Điểm \(M\) thuộc mặt phẳng \((Oxy)\) sao cho \(MA^2+MB^2+MC^2\) đạt giá trị nhỏ nhất là

A. \(M(1;2;0)\)

B. \(M(0;0;-1)\)

C. \(M(1;3;-1)\)

D. \(M(1;3;0)\)

Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\). Ta có \(MA^2+MB^2+MC^2 = 3MG^2+ GA^2+GB^2+GC^2\), dễ thấy \(MA^2+MB^2+MC^2\) nhỏ nhất khi \(MG\) nhỏ nhất, suy ra \(M\) là hình chiếu vuông góc của \(G\) trên mặt phẳng \((Oxy)\). Dễ thấy \(G(1;3;-1) \Rightarrow M(1;3;0)\).

Ví dụ 7. Trong không gian hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho các điểm \(A(2;0;0), B(2;3;0)\) và mặt phẳng \((P)\colon x+y+z-7=0\). Tìm hoành độ \(x_M\) của điểm \(M\) thuộc mặt phẳng \((P)\) sao cho \(|\overrightarrow{MA}+2\overrightarrow{MB}|\) đạt giá trị nhỏ nhất.

A. \(x_M=-3\)

B. \(x_M=-1\)

C. \(x_M=1\)

D. \(x_M=3\)

Ta tìm điểm \(I\) thỏa mãn \(\overrightarrow{IA}+2\overrightarrow{IB}=\overrightarrow{0}\), hay \[\begin{aligned} &\overrightarrow{OA}-\overrightarrow{OI}+2(\overrightarrow{OB}-2\overrightarrow{OI})=\overrightarrow{0}\\ \Leftrightarrow\ &\overrightarrow{OI}=\displaystyle\frac{1}{3}(\overrightarrow{OA}+2\overrightarrow{OB})\\ \Leftrightarrow\ &\overrightarrow{OI}=\left(\displaystyle\frac{2+2\cdot 2}{3};\displaystyle\frac{0+2\cdot 3}{3}; \displaystyle\frac{0+2\cdot 0}{3}\right)=(2;2;0)\\ \Leftrightarrow\ & I(2;2;0). \end{aligned}\]

Lúc này ta có \[|\overrightarrow{MA}+2\overrightarrow{MB}|=|\overrightarrow{IA}-\overrightarrow{IM}+2(\overrightarrow{IB}-\overrightarrow{IM})|=|\overrightarrow{IA}+2\overrightarrow{IB}-3\overrightarrow{IM}|=3IM. \] Để \(|\overrightarrow{MA}+2\overrightarrow{MB}|\) đạt giá trị nhỏ nhất thì \(IM\) phải nhỏ nhất, điều đó xảy ra khi \(M\) là hình chiếu của \(I\) lên \((P)\).

Lúc này, do \(\overrightarrow{IM}\) cùng phương với \(\overrightarrow{n}=(1;1;1)\) là véc-tơ pháp tuyến của \((P)\) nên \(\overrightarrow{IM}=k\overrightarrow{n}\), trong đó \(k\) là một số thực.

Ta có \[\begin{aligned} &\overrightarrow{IM}=k\overrightarrow{n}\\ \Leftrightarrow\ &\overrightarrow{OM}-\overrightarrow{OI}=k\overrightarrow{n}\\ \Leftrightarrow\ &\overrightarrow{OM}=\overrightarrow{OI}+k\overrightarrow{n}\\ \Leftrightarrow\ &\overrightarrow{OM}=(2+k; 2+k; 0+k)\\ \Leftrightarrow\ &M=(2+k;2+k;k). \end{aligned}\] Do \(M\) thuộc mặt phẳng \((P)\), ta có \[(2+k)+(2+k)+k-7=0\Leftrightarrow k=1\Rightarrow M(3;3;1). \] Vậy \(x_M=3\).

Ví dụ 8. Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A(4;2;5)\), \(B(0;4;-3)\), \(C(2;-3;7)\). Biết điểm \(M(x_0;y_0;z_0)\) nằm trên mặt phẳng \((Oxy)\) sao cho \(\left| \vec{MA} + \vec{MB} + \vec{MC} \right|\) đạt giá trị nhỏ nhất. Tính tổng \(P = x_0 + y_0 + z_0\).

A. \(P = 0\)

B. \(P = 6\)

C. \(P = 3\)

D. \(P = -3\)

Vì \(M \in (Oxy)\) nên \(M(x_0;y_0;0)\). Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\). Ta có \(G(2;1;3)\).

Khi đó \[\begin{aligned} \left| \vec{MA} + \vec{MB} + \vec{MC} \right| & = \left| \vec{MG} + \vec{GA} + \vec{MG} + \vec{GB} + \vec{MG} + \vec{GC} \right| \\ & = \left| 3 \vec{MG} \right| = 3MG = 3\sqrt{(x_0 - 2)^2 + (y_0 - 1)^2 + 3^2} \geq 9. \end{aligned}\] Dấu ``\(=\)'' xảy ra khi \(x_0 = 2\) và \(y_0 = 1\) hay \(M(2;1;0)\).

Vậy \(P = x_0 + y_0 + z_0 = 3\).

Ví dụ 9. Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A(1;2;3)\), \(B(-2;4;4)\), \(C(4;0;5)\). Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\). \(M\) là điểm nằm trên mặt phẳng \((Oxy)\) sao cho độ dài đoạn thẳng \(GM\) ngắn nhất. Tính độ dài đoạn thẳng \(GM\).

A. \(GM=4\)

B. \(GM=\sqrt{5}\)

C. \(GM=1\)

D. \(GM=\sqrt{2}\)

\(G\) là trọng tâm của \(\triangle ABC\Rightarrow G\left(\displaystyle\frac{1-2+4}{3};\displaystyle\frac{2+4+0}{3};\displaystyle\frac{3+4+5}{3}\right)=\left(1;2;4\right)\).

Mặt phẳng \((Oxy)\) có phương trình \(z=0\).

\(GM\) ngắn nhất khi và chỉ khi \(M\) là hình chiếu vuông góc của \(G\) lên mặt phẳng \((Oxy)\). Khi đó, ta có \[GM=\mathrm{d}\left(G,(Oxy)\right)=\displaystyle\frac{|4|}{\sqrt{1}}=4.\]

Ví dụ 10. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(2;0;0),\ M(1;1;1)\). Gọi \((P)\) là mặt phẳng thay đổi qua \(A\), \(M\) và cắt các trục \(Oy\), \(Oz\) lần lượt tại \(B(0;b;0)\), \(C(0;0;c)\) với \(b > 0,\ c > 0\). Khi diện tích tam giác \(ABC\) nhỏ nhất, hãy tính giá trị của tích \(bc\).

A. \(bc=8\)

B. \(bc=64\)

C. \(bc=2\)

D. \(bc=16\)

Phương trình mặt phẳng \((P):\displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{b}+\displaystyle\frac{z}{c}=1\).

Điểm \(M(1;1;1)\in (P)\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{1}{b}+\displaystyle\frac{1}{c}=1\Leftrightarrow b+c=\displaystyle\frac{1}{2}bc\ge 2\sqrt{bc}\Rightarrow \sqrt{bc}\ge 4\Leftrightarrow bc\ge 16\).

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-2;b;0),\overrightarrow{AC}=(-2;0;c)\Rightarrow \left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(bc;2c;2b)\).

\(S_{\Delta ABC}=\displaystyle\frac{1}{2}\left|\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]\right|=\displaystyle\frac{1}{2}\sqrt{b^2c^2+4b^2+4c^2}=\displaystyle\frac{1}{2}\sqrt{2b^2c^2-8bc}\).

Vì \(bc\ge 16\Rightarrow 2b^2c^2-8bc\ge 256\Rightarrow S_{\Delta ABC}\ge 8\).

Vậy diện tích tam giác \(ABC\) nhỏ nhất khi \(bc=16\).

Ví dụ 11. Trong không gian \(Oxyz\). Cho \(A(a;0;0)\), \(B(0;b;0)\), \(C(0;0;c)\) với \(a,b,c>0\). Biết mặt phẳng \((ABC)\) qua điểm \(I(1;3;3)\) và thể tích tứ diện \(O.ABC\) đạt giá trị nhỏ nhất. Khi đó phương trình \((ABC)\) là

A. \(x+3y+3z-21=0\)

B. \(3x+y+z-9=0\)

C. \(3x+y+z+9=0\)

D. \(3x+3y+z-15=0\)

Phương trình mặt phẳng \((ABC)\colon \displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{b}+\displaystyle\frac{z}{c}=1\).

\(I(1;3;3)\in (ABC)\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{a}+\displaystyle\frac{3}{b}+\displaystyle\frac{3}{c}=1\).

Áp dụng bất đẳng thức Cô-si \[1=\displaystyle\frac{1}{a}+\displaystyle\frac{3}{b}+\displaystyle\frac{3}{c}\ge \sqrt[3]{\displaystyle\frac{3^2}{abc}}\Rightarrow abc\ge 9.\]

Thể tích tứ diện \(O.ABC\) là \(V=\displaystyle\frac{1}{6}abc\ge \displaystyle\frac{3}{2}\).

Đẳng thức xảy ra khi \(\displaystyle\frac{1}{a}=\displaystyle\frac{3}{b}=\displaystyle\frac{3}{c}=\displaystyle\frac{1}{3}\Rightarrow \begin{cases}a=3\\ b=c=9.\end{cases}\)

Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là \[\displaystyle\frac{x}{3}+\displaystyle\frac{y}{9}+\displaystyle\frac{z}{9}=1\Leftrightarrow 3x+y+z-9=0.\]

Ví dụ 12. Cho mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\colon ax+by+cz+d=0\ ,\left(a^2+b^2+c^2>0\right)\) đi qua hai điểm \(B(1;0;2)\), \(C(5;2;6)\) và cách \(A(2;5;3)\) một khoảng lớn nhất. Khi đó giá trị của biểu thức \(T=\displaystyle\frac{a}{b+c+d}\) là

A. \(\displaystyle\frac{3}{4}\)

B. \(\displaystyle\frac{1}{6}\)

C. \(-\displaystyle\frac{1}{6}\)

D. \(-2\)

Phương trình đường thẳng \(BC: \begin{cases}x=1+2t\\ y=t\\ z=2+2t\end{cases}\).

Gọi \(I\) là hình chiếu của \(A\) trên \(BC\) suy ra \(I(3;1;4)\).

Kẻ \(AH\perp (P)\), ta có \(AH\) đạt giá trị lớn nhất khi \(H\) trùng \(I\) hay \(AI\perp (P)\).

Phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(x-4y+z-3=0\).

Vậy \(T=\displaystyle\frac{a}{b+c+d}=-\displaystyle\frac{1}{6}\).

Ví dụ 13. Trong không gian \( Oxyz \) . Mặt phẳng \( (P) \) thay đổi đi cắt các tia \( Ox \), \( Oy \), \( Oz \) lần lượt tại \( 3 \) điểm \( A(a;0;0) \), \( B(0;b;0) \) và \( C(0;0;c) \) (\( a \), \( b \), \( c \) là các số dương) sao cho \( OA + OB + OC + AB + BC + CA = 1 + \sqrt{2} \). Viết phương trình của mặt phẳng \( (P) \) khi khối tứ diện \( OABC \) có thể tích đạt giá trị lớn nhất.

A. \( 3x + 3y + 3z - 1 = 0 \)

B. \( \displaystyle\frac{x}{3} + \displaystyle\frac{y}{3} + \displaystyle\frac{z}{3} = 1 \)

C. \( x + y + z - 1 = 0 \)

D. \( x + y + z - 3 = 0 \)

Thử đáp án ta thấy phương trình mặt phẳng \( 3x+3y+3z-1=0 \) cắt ba trục tọa độ tại \( A\left (\displaystyle\frac{1}{3};0;0\right ) \), \( B\left (0;\displaystyle\frac{1}{3};0\right ) \), \( C\left (0;0;\displaystyle\frac{1}{3}\right ) \) thỏa mãn \( OA + OB + OC + AB + BC + CA = 1 + \sqrt{2} \)

Ví dụ 14. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(3;1;0)\), \(B(-9;4;9)\) và mặt phẳng \((P)\) có phương trình \(2x-y+z+1=0\). Gọi \(I(a;b;c)\) là điểm thuộc mặt phẳng \((P)\) sao cho \(\left|IA-IB\right|\) đạt giá trị lớn nhất. Khi đó tổng \(a+b+c\) bằng

A. \(13\)

B. \(-13\)

C. \(22\)

D. \(-4\)

Thay tọa độ của điểm vào vế trái phương trình mặt phẳng \((P)\), ta được hai giá trị lần lượt là \(6\) và \(-12\) nên suy ra \( A,\ B\) nằm khác phía với \((P)\).

Gọi \(A'\) đối xứng với \(A\) qua mặt phẳng \((P) \Rightarrow IA=IA' \Rightarrow \left|IA-IB\right|=\left|IA'-IB\right|\leqslant A'B\).

Dấu đẳng thức xảy ra \( \Leftrightarrow I=A'B\cap (P)\).

Vì \(\displaystyle\frac{IA'}{IB}=\displaystyle\frac{IA}{IB}=\displaystyle\frac{1}{2}\) nên suy ra \(A'\) là trung điểm của \(IB\).

Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên \((P) \Rightarrow AH\colon \left\{\begin{aligned}&x=3+2t \\ &y=1-t \\ &z=t \end{aligned}\right.\) \[H=AH\cap (P) \Rightarrow 6+4t-1+t+t+1=0 \Leftrightarrow t=-1 \Rightarrow H(1;2;-1).\] Ta có: \(H\) là trung điểm của \(AA' \Rightarrow A'=(-1;3;-2)\).

\(A'\) là trung điểm của \(IB \Rightarrow I=(7;2;-13)\). Vậy \(a+b+c=7+2-13=-4\).

Ví dụ 15. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\) có phương trình dạng \(Ax+By+Cz+D=0\) và có ƯCLN\(\left(|A|,|B|,|C|,|D|\right)=1\). Để mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(B(1;2;-1)\) và cách gốc tọa độ \(O\) một khoảng lớn nhất thì đẳng thức nào sau đây đúng?

A. \(A^2+B^2+C^2+D^2=42\)

B. \(A^2+B^2+C^2+D^2=46\)

C. \(A^2+B^2+C^2+D^2=54\)

D. \(A^2+B^2+C^2+D^2=24\)

Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(O\) trên mặt phẳng \((P)\).

Ta có \(\mathrm{d}\left(O,(P)\right)=OH\le OB\).

Suy ra \(\max\mathrm{d}\left(O,(P)\right)=OB\) khi \(H\equiv B\) hay \(\overrightarrow{OB}\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\).

Vậy \((P)\) đi qua \(B(1;2;-1)\) và nhận \(\overrightarrow{OB}=(1;2;-1)\) làm một véc-tơ pháp tuyến \((P)\colon x+2y-z-6=0\).

Từ đó suy ra \(A^2+B^2+C^2+D^2=1^2+2^2+(-1)^2+(-6)^2=42\).

Ví dụ 16. Trong không gian \(Oxyz\). Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua \(M(1;2;3)\) và cắt các trục \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) lần lượt tại \(3\) điểm \(A\), \(B\), \(C\) khác với gốc tọa độ \(O\) sao cho biểu thức \(\displaystyle\frac{1}{OA^2}+\displaystyle\frac{1}{OB^2}+\displaystyle\frac{1}{OC^2}\) có giá trị nhỏ nhất.

A. \((P)\colon x+2y+z-14=0\)

B. \((P)\colon x+2y+3z-14=0\)

C. \((P)\colon x+2y+3z-11=0\)

D. \((P)\colon x+y+3z-14=0\)

Hình chiếu của \(O\) lên \((ABC)\) là trực tâm của tam giác \(ABC\). Do đó \(\mathrm{d}(O;(ABC))=OH\).

Ta có \(\displaystyle\frac{1}{OH^2}=\displaystyle\frac{1}{OA^2}+\displaystyle\frac{1}{OB^2}+\displaystyle\frac{1}{OC^2}\).

Do đó \(\displaystyle\frac{1}{OA^2}+\displaystyle\frac{1}{OB^2}+\displaystyle\frac{1}{OC^2}\) nhỏ nhất khi \(OH\) lớn nhất.

Mặt khác \(OH=\mathrm{d}(O;(ABC)) \leq OM \Rightarrow OH\) đạt giá trị lớn nhất khi \(H\equiv M\).

Vậy \((P)\) đi qua \(M(1;2;3)\) và véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{OM}=(1;2;3)\) là \(x+2y+3z-14=0\).

Ví dụ 17. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(3;-2;6)\), \(B(0;1;0)\) và mặt cầu \((S) \colon (x-1)^2+(y-2)^2+(z-3)^2=25\). Mặt phẳng \((P) \colon ax+by+cz-2=0\) đi qua \(A\), \(B\) và cắt \((S)\) theo giao tuyến là đường tròn có bán kính nhỏ nhất. Tính \(T=a+b+c\).

A. \(5\)

B. \(3\)

C. \(2\)

D. \(4\)

Mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(1;2;3)\) và bán kính \(R=5\).

Vì điểm \(B(0;1;0) \in (P)\) nên \(b=2\). Vì điểm \(A(3;-2;6) \in (P)\) nên \(3a-2b+6c-2=0 \Leftrightarrow a=2-2c\). Khi đó \((P) \colon (2-2c)x+2y+cz-2=0\).

Gọi \(r\) là bán kính đường tròn giao tuyến và \(d\) là khoảng cách từ tâm \(I\) đến mặt phẳng \((P)\). Khi đó \(r=\sqrt{R^2-d^2}\). Do đó \(r\) nhỏ nhất khi và chỉ khi \(d\) lớn nhất.

Ta có \(d=\displaystyle\frac{|(2-2c)+4+3c-2|}{\sqrt{5c^2-8c+8}}=\displaystyle\frac{|c+4|}{\sqrt{5c^2-8c+8}}=\sqrt{\displaystyle\frac{(c+4)^2}{5c^2-8c+8}}\).

Xét hàm số \(y=f(c)=\sqrt{\displaystyle\frac{(c+4)^2}{5c^2-8c+8}}\) trên \(\mathbb{R}\). Ta có \(y'=\displaystyle\frac{-48(c+4)(c-1)}{2 \sqrt{\displaystyle\frac{(c+4)^2}{5c^2-8c+8}}}=0 \Leftrightarrow c=1\).

Bằng cách lập bảng biến thiên, ta có \(d\) lớn nhất bằng \(\sqrt{5}\) khi \(c=1\). Khi đó \(a=0, b=2, c=1\) hay \(T=a+b+c=3\).

Ví dụ 18. Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(M(1;2;3)\) và cắt các tia \(Ox,Oy,Oz\) lần lượt tại các điểm \(A,B,C\) sao cho \(T=\displaystyle\frac{1}{OA^2}+\displaystyle\frac{1}{OB^2}+\displaystyle\frac{1}{OC^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.

A. \((P): x+2y+3z-14=0\)

B. \((P): 6x-3y+2z-6=0\)

C. \((P): 6x+3y+2z-18=0\)

D. \((P): 3x+2y+z-10=0\)

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(O\) lên mặt phẳng \((P)\).

Xét hình chóp \(O.ABC\) có \(OA,OB,OC\) đôi một vuông góc, \(OH\perp(P)\) nên ta được \[T=\displaystyle\frac{1}{OA^2}+\displaystyle\frac{1}{OB^2}+\displaystyle\frac{1}{OC^2}=\displaystyle\frac{1}{OH^2}\ge \displaystyle\frac{1}{OM^2}.\]

Vậy \(T\) nhỏ nhất nếu \((P)\) đi qua \(M(1;2;3)\) và nhận \(\overrightarrow{OM}(1;2;3)\) làm véc-tơ pháp tuyến.

Ta có phương trình mặt phẳng \[(P)\colon 1(x-1)+2(y-2)+3(z-3)=0\Leftrightarrow x+2y+3z=14.\]