ÔN TẬP CHƯƠNG III
Bài 1. HỆ TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN
Bao gồm các dạng bài tập
- Dạng 1. Tìm tọa độ của điểm và véctơ. Ứng dụng tích vô hướng của hai véctơ
- Dạng 2. Tìm tâm và bán kính mặt cầu
- Dạng 3. Viết phương trình mặt cầu
Dạng 1. Tìm tọa độ của điểm và véctơ. Ứng dụng tích vô hướng của hai véctơ
Ví dụ 1. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(2;-4;3)\) và \(B(2;2;7)\). Trung điểm của đoạn \(AB\) có tọa độ là
A. \((1;3;2)\)
B. \((2;6;4)\)
C. \((2;-1;5)\)
D. \((4;-2;10)\)
Gọi \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\). Khi đó \(\left\{\begin{aligned} &x_M=\displaystyle\frac{x_A+x_B}{2}=2 \\ &y_M=\displaystyle\frac{y_A+y_B}{2}=-1 \\ &z_M=\displaystyle\frac{z_A+z_B}{2}=5 \end{aligned}\right. \Rightarrow M(2;-1;5)\).
Ví dụ 2. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;1;-2)\) và \(B(2;2;1)\). Véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\) có toạ độ là
A. \((3;3;-1)\)
B. \((-1;-1;-3)\)
C. \((3;1;1)\)
D. \((1;1;3)\)
Ta có \( \overrightarrow{AB}=(2-1;2-1;1-(-2))=(1;1;3) \).
Ví dụ 3. Trong không gian \(Oxyz,\) cho ba véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(1; 2; 3),\) \(\overrightarrow{b} = (-2; 0; 1),\) \(\overrightarrow{c} = (-1; 0; 1).\) Tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{n}= \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}+2\overrightarrow{c}-3\overrightarrow{i}\) là
A. \((-6; 2; 6)\)
B. \((0; 2; 6)\)
C. \((6; 2; -6)\)
D. \((6; 2; 6)\)
\(\overrightarrow{n}= \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}+2\overrightarrow{c}-3\overrightarrow{i}=(1; 2; 3)+(-2; 0; 1)+2\cdot (-1; 0; 1)-3\cdot (1; 0; 0) = (-6; 2; 6).\)
Ví dụ 4. Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A(-1;2;-3)\), \(B(2;-1;0)\). Tìm tọa độ véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\).
A. \(\overrightarrow{AB}=(3;-3;-3)\)
B. \(\overrightarrow{AB}=(3;-3;3)\)
C. \(\overrightarrow{AB}=(-3;3;-3)\)
D. \(\overrightarrow{AB}=(1;-1;1)\)
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2-(-1);-1-2;0-(-3))=(3;-3;3)\).
Ví dụ 5. Trong không gian \( Oxyz, \) cho \( \overrightarrow{a} = (3;2;1) \); \( \overrightarrow{b} = (-2;0;1) \). Tính độ dài của véc-tơ \( \overrightarrow{a} + \overrightarrow{b}. \)
A. \( 9 \)
B. \( 2 \)
C. \( 3 \)
D. \( \sqrt{2} \)
Ta có \( \overrightarrow{a} + \overrightarrow{b} = \left(1;2;2\right) \Rightarrow \left| \overrightarrow{a} + \overrightarrow{b} \right| = 3. \)
Ví dụ 6. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(2;3;-1)\) và \(B(-4;1;9)\). Tìm tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\).
A. \(\overrightarrow{AB}=(-6;-2;10)\)
B. \(\overrightarrow{AB}=(-1;2;4)\)
C. \(\overrightarrow{AB}=(6;2;-10)\)
D. \(\overrightarrow{AB}=(1;-2;-4)\)
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-4-2;1-3;9+1)=(-6;-2;10)\).
Ví dụ 7. Hình chiếu vuông góc của điểm \(A(2;-1;0)\) lên mặt phẳng \((Oxz)\) là
A. \((0;0;0)\)
B. \((2;-1;0)\)
C. \((2;0;0)\)
D. \((0;-1;0)\)
Hình chiếu vuông góc của điểm \(A(2;-1;0)\) lên mặt phẳng \((Oxz)\) là điểm có tọa độ \((2;0;0)\).
Ví dụ 8. Trong không gian \(Oxyz\) cho \(\overrightarrow{OM}=2\overrightarrow{i}-3\overrightarrow{j}+\overrightarrow{k}\). Tìm tọa độ điểm \(M\).
A. \(M(-2;-3;1)\)
B. \(M(2;-3;1)\)
C. \(M(2;-1;3)\)
D. \(M(2;3;1)\)
Ta có \(\overrightarrow{OM}=(2;-3;1)\Rightarrow M(2;-3;1)\).
Ví dụ 9. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(3;-1;2)\). Tìm tọa độ điểm \(N\) đối xứng với \(M\) qua mặt phẳng \((Oyz)\).
A. \(N(0;-1;2)\)
B. \(N(3;1;-2)\)
C. \(N(-3;-1;2)\)
D. \(N(0;1;1)\)
Lấy đối xứng qua mặt \((Oyz)\) thì \(x\) đổi dấu còn \(y,z\) giữ nguyên nên \(N(-3;-1;2)\).
Ví dụ 10. Trong không gian tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(A\left(3; -2; 5\right)\). Hình chiếu vuông góc của điểm \(A\) trên mặt phẳng tọa độ \(\left(Oxz\right)\) là
A. \(M\left(3;0; 5\right)\)
B. \(M\left(3;- 2; 0\right)\)
C. \(M\left(0;- 2; 5\right)\)
D. \(M\left(0;2; 5\right)\)
Do \(M\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên mặt phẳng tọa độ \(\left(Oxz\right)\) ta suy ra \(M\left(3;0; 5\right)\).
Ví dụ 11. Trong không gian với hệ toạ độ \(Oxyz\), hình chiếu của điểm \(M(1;-3;-5)\) trên mặt phẳng \((Oyz)\) có toạ độ là
A. \((0;-3;0)\)
B. \((0;-3;-5)\)
C. \((0;-3;5)\)
D. \((1;-3;0)\)
Phương trình mặt phẳng \((Oyz)\) là \(x=0\) và hình chiếu của điểm \(I(a;b;c)\) lên mặt phẳng \((Oyz)\) là \((0;b;c)\).
Ví dụ 12. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a} = (1;-2;0)\) và \(\overrightarrow{b} = (-2;3;1)\). Khẳng định nào sau đây là sai?
A. \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b} = -8\)
B. \(2\overrightarrow{a} = (2;-4;0)\)
C. \(\overrightarrow{a} + \overrightarrow{b} = (-1;1;-1)\)
D. \(\left| \overrightarrow{b} \right| = \sqrt{14}\)
Ta có \(\overrightarrow{a} + \overrightarrow{b} = (-1;1;1)\).
Ví dụ 13. Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A(-1;0;1)\) và \(B(1;-1;2)\). Tọa độ của \(\overrightarrow{AB}\) là
A. \((2;-1;1)\)
B. \((0;-1;-1)\)
C. \((-2;1;-1)\)
D. \((0;-1;3)\)
Tọa độ của \(\overrightarrow{AB}=(2;-1;1)\).
Ví dụ 14. Trong không gian \(Oxyz\), điểm nào sau đây thuộc trục tung \(Oy\)?
A. \(Q(0;-10;0) \)
B. \(P(10;0;0) \)
C. \(N(0;0;-10) \)
D. \(M(-10;0;10) \)
Điểm thuộc trục tung \(Oy\) suy ra \(x=0\) và \(z=0\).
Ví dụ 15. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(A(-2;3;1)\). Hình chiếu vuông góc của điểm \(A\) lên trục \(Ox\) có tọa độ là
A. \((2;0;0)\)
B. \((0;-3;-1)\)
C. \((-2;0;0)\)
D. \((0;3;1)\)
Tọa độ điểm \(H\) là hình chiếu vuông góc của điểm \(A\) trên trục \(Ox\) là \((-2;0;0)\).
Ví dụ 16. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(1;-1;3)\), \(\overrightarrow{b}=(2;0;-1)\). Tìm tọa độ véc-tơ \(\overrightarrow{u}=2\overrightarrow{a}-3\overrightarrow{b}\).
A. \(\overrightarrow{u}=(4;2;-9)\)
B. \(\overrightarrow{u}=(-4;-2;9)\)
C. \(\overrightarrow{u}=(1;3;-11)\)
D. \(\overrightarrow{u}=(-4;-5;9)\)
\(\overrightarrow{u}=2\overrightarrow{a}-3\overrightarrow{b}=(-4;-2;9)\).
Ví dụ 17. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{u}=(2;-1;1)\), \(\overrightarrow{v}=(0;-3;-m)\). Tìm số thực \(m\) sao cho tích vô hướng \(\overrightarrow{u}\cdot \overrightarrow{v}=1\).
A. \(m=4\)
B. \(m=2\)
C. \(m=3\)
D. \(m=-2\)
Ta có \(\overrightarrow{u}\cdot \overrightarrow{v}=1\Leftrightarrow 3-m=1\Leftrightarrow m=2\).
Ví dụ 18. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{u} = \overrightarrow{i}\sqrt{3}+ \overrightarrow{k}\) và \(\overrightarrow{v} = \overrightarrow{j}\sqrt{3}+ \overrightarrow{k}\). Khi đó tích vô hướng của \(\overrightarrow{u}\cdot \overrightarrow{v}\) bằng
A. \(2\)
B. \(1\)
C. \(- 3\)
D. \(3\)
Do giả thiết nên \(\overrightarrow{u}\left(\sqrt{3}; 0; 1\right)\) và \(\overrightarrow{v}\left(0; \sqrt{3}; 1\right)\). Khi đó \(\overrightarrow{u}\cdot \overrightarrow{v} = \sqrt{3}\cdot 0 + 0\cdot \sqrt{3} + 1\cdot 1 = 1\).
Ví dụ 19. Trong không gian \(Oxyz\) cho \(A(1;5;-2)\); \(B(2;1;1)\). Tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng \(AB\) là
A. \(I\left(\displaystyle\frac{3}{2};3;-\displaystyle\frac{1}{2}\right)\)
B. \(I\left(\displaystyle\frac{3}{2};3;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\)
C. \(I\left(\displaystyle\frac{3}{2};2;-\displaystyle\frac{1}{2}\right)\)
D. \(I\left(3;6;-1\right)\)
Ta có \[\begin{aligned} \begin{cases}x_I=\displaystyle\frac{x_A+x_B}{2}\\ y_I=\displaystyle\frac{y_A+y_B}{2}\\ z_I=\displaystyle\frac{z_A+z_B}{2}\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_I=\displaystyle\frac{3}{2}\\ y_I=3\\ z_I=-\displaystyle\frac{1}{2}.\end{cases} \end{aligned}\] Suy ra \(I\left(\displaystyle\frac{3}{2};3;-\displaystyle\frac{1}{2}\right)\).
Ví dụ 20. Trong không gian \(Oxyz\) cho các \(\overrightarrow{a}=(1;-1;2),\overrightarrow{b}=(3;0;-1),\overrightarrow{c}=(-2;5;1)\). Tọa độ của \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}-\overrightarrow{c}\) là
A. \(\overrightarrow{u}=(-6;6;0)\)
B. \(\overrightarrow{u}=(6;-6;0)\)
C. \(\overrightarrow{u}=(6;0;-6)\)
D. \(\overrightarrow{u}=(0;6;-6)\)
Dễ dàng tính được \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}-\overrightarrow{c}=(6;-6;0)\).
Ví dụ 21. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(-5;2;3)\) và \(\overrightarrow{b}=(1;-3;2)\). Tìm tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{u}=\displaystyle\frac{1}{3} \overrightarrow{a} -\displaystyle\frac{3}{4} \overrightarrow{b}.\)
A. \(\overrightarrow{u}=\left(-\displaystyle\frac{11}{12};\displaystyle\frac{35}{12};\displaystyle\frac{5}{2}\right)\)
B. \(\overrightarrow{u}=\left(-\displaystyle\frac{11}{12};-\displaystyle\frac{19}{12};\displaystyle\frac{5}{2}\right)\)
C. \(\overrightarrow{u}=\left(-\displaystyle\frac{29}{12};\displaystyle\frac{35}{12};-\displaystyle\frac{1}{2}\right)\)
D. \(\overrightarrow{u}=\left(-\displaystyle\frac{29}{12};-\displaystyle\frac{19}{12};-\displaystyle\frac{1}{2}\right)\)
\(\overrightarrow{u}=\displaystyle\frac{1}{3} \overrightarrow{a} -\displaystyle\frac{3}{4} \overrightarrow{b}=\left(\displaystyle\frac{1}{3}\cdot (-5)-\displaystyle\frac{3}{4}\cdot 1;\displaystyle\frac{1}{3}\cdot 2-\displaystyle\frac{3}{4}\cdot (-3);\displaystyle\frac{1}{3}\cdot 3-\displaystyle\frac{3}{4}\cdot 2 \right)=\left(-\displaystyle\frac{29}{12};\displaystyle\frac{35}{12};-\displaystyle\frac{1}{2}\right).\)
Ví dụ 22. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-2;7;3) \text{ và } B(4;1;5)\). Tính độ dài đoạn thẳng \(AB\).
A. \(AB=6\sqrt{2}\)
B. \(AB=76\)
C. \(AB=2\)
D. \(AB=2\sqrt{19}\)
\[AB=|\overrightarrow{AB}|=\sqrt{(4+2)^2+(1-7)^2+(5-3)^2}=2\sqrt{19}.\]
Ví dụ 23. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;3;2),B(2;-1;5),C(3;2;-1)\). Tìm tọa độ điểm \(D\) sao cho tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành.
A. \(D(2;6;8)\)
B. \(D(0;0;8)\)
C. \(D(2;6;-4)\)
D. \(D(4;-2;4)\)
Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành khi và chỉ khi \[\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{BC} \Leftrightarrow \begin{cases}x_D-1=3-2\\ y_D-3=2+1\\ z_D-2=-1-5\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x_D=2\\ y_D=6\\ z_D=-4\end{cases}\Rightarrow D(2;6;-4).\]
Ví dụ 24. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(A(1;-1;0)\), \(B(0;2;0)\) và \(C(2;1;3)\). Tọa độ điểm \(M\) thỏa mãn \(\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}\) là
A. \(M=(3;2;-3)\)
B. \(M=(3;-2;3)\)
C. \(M=(3;-2;-3)\)
D. \(M=(3;2;3)\)
Giả sử \(M=(x;y;z)\). Khi đó \[\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow \begin{cases} (1-x)-(0-x)+(2-x)=0\\ (-1-y)-(2-y)+(1-y)=0\\ (0-z)-(0-z)+(3-z)=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=3\\ y=-2\\ z=3.\end{cases}\] Vậy \(M=(3;-2;3)\).
Ví dụ 25. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), tìm tọa độ \(\overrightarrow{u}\) biết \(\overrightarrow{u}=2\overrightarrow{i}-3\overrightarrow{j}+5\overrightarrow{k}\).
A. \(\overrightarrow{u}=(5;-3;2)\)
B. \(\overrightarrow{u}=(2;-3;5)\)
C. \(\overrightarrow{u}=(2;5;-3)\)
D. \(\overrightarrow{u}=(-3;5;2)\)
\(\overrightarrow{u}=2\overrightarrow{i}-3\overrightarrow{j}+5\overrightarrow{k}\Rightarrow \overrightarrow{u}=(2;-3;5)\).
Ví dụ 26. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho các điểm \(A(1;0;3)\), \(B(2;3;-4)\),\(C(-3;1;2)\). Tìm tọa độ điểm \(D\) sao cho tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành.
A. \(D(-2;4;-5) \)
B. \(D(4;2;9) \)
C. \(D(6;2;-3) \)
D. \((-4;-2;9) \)
Gọi \(D(x;y;z)\Rightarrow\overrightarrow{CD}=(x+3;y-1;z-2)\) và \(\overrightarrow{BA}=(-1;-3;7)\).
Để tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành ta có \(\overrightarrow{BA}=\overrightarrow{CD}\) \(\Rightarrow \begin{cases}x+3=-1\\ y-1=-3\\ z-2=7\end{cases} \Rightarrow D(-4;-2;9)\).
Ví dụ 27. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{OA}=\overrightarrow{i}-2\overrightarrow{j}+3\overrightarrow{k}\). Tìm tọa độ điểm \(A\).
A. \(A\left(-1;-2;-3\right)\)
B. \(A\left(1;2;3\right)\)
C. \(A\left(1;-2;3\right)\)
D. \(A\left(2;-4;6\right)\)
\(\overrightarrow{OA}=\overrightarrow{i}-2\overrightarrow{j}+3\overrightarrow{k}=(1;-2;3)\Rightarrow A(1;-2;3)\).
Ví dụ 28. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), tính tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\) với \(A(1;-1;0)\), \(B(2;0;-2)\), \(C(0;-2;-4)\) là
A. \(G\left(1;-1;-2\right)\)
B. \(G\left(1;-1;2\right)\)
C. \(G\left(-1;-1;-2\right)\)
D. \(G\left(-1;1;2\right)\)
Tọa độ điểm \(G\) là
\[\begin{cases}x_G=\displaystyle\frac{x_A+x_B+x_C}{3}=\displaystyle\frac{1+2+0}{3}=1\\ y_G=\displaystyle\frac{y_A+y_B+y_C}{3}=\displaystyle\frac{-1+0-2}{3}=-1\\ z_G=\displaystyle\frac{z_A+z_B+z_C}{3}=\displaystyle\frac{0-2-4}{3}=-2\end{cases}\Rightarrow G(1;-1;-2).\]
Ví dụ 29. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(M(-2;6;1)\) và \(M'(a;b;c)\) đối xứng nhau qua mặt phẳng \((Oyz)\). Tính \(S=7a-2b+2017c-1\).
A. \(S=2017\)
B. \(S=2042\)
C. \(S=0\)
D. \(S=2018\)
Gọi \(H\) là hình chiếu của \(M\) lên \((Oyz)\), suy ra \(H(0;6;1)\).
Do \(M'\) đối xứng với \(M\) qua \((Oyz)\) nên \(MM'\) nhận \(H\) làm trung điểm, suy ra \(M'(2;6;1)\).
Vậy \(T=7\times2-2\times6+2017\times1-1=2018\).
Ví dụ 30. Trong không gian với hệ tọa độ \(\left(O;\overrightarrow{i};\overrightarrow{j};\overrightarrow{k}\right)\), cho véc-tơ \(\overrightarrow{OM}=\overrightarrow{j}-\overrightarrow{k}\). Tìm tọa độ điểm \(M\).
A. \(M(0;1;-1)\)
B. \(M(1;1;-1)\)
C. \(M(1;-1)\)
D. \(M(1;-1;0)\)
Có \(\overrightarrow{OM}=\overrightarrow{j}-\overrightarrow{k}=0\cdot\overrightarrow{i}+1\cdot\overrightarrow{j}-1\cdot\overrightarrow{k}\), suy ra \(M(0;1;-1)\).
Ví dụ 31. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{u}=(-2;3;0)\), \(\overrightarrow{v}=(2;-2;1)\). Độ dài của véc-tơ \(\overrightarrow{w}=\overrightarrow{u}-2\overrightarrow{v}\) là
A. \(3\sqrt{7}\)
B. \(\sqrt{83}\)
C. \(\sqrt{89}\)
D. \(3\sqrt{17}\)
Ta có \(\overrightarrow{w}=\overrightarrow{u}-2\overrightarrow{v}=(-2;3;0)-2(2;-2;1)=(-6;7;-2)\).
Vậy mô-đun của véc-tơ \(\overrightarrow{w}\) là \(\left|\overrightarrow{w}\right|=\sqrt{89}\).
Ví dụ 32. Cho hai điểm \(A(5;1;3)\), \(H(3;-3;-1)\). Tọa độ của điểm \(A'\) đối xứng với \(A\) qua \(H\) là
A. \((-1;7;5)\)
B. \((1;7;5)\)
C. \((1;-7;-5)\)
D. \((1;-7;5)\)
Do \(A'\) đối xứng với \(A\) qua \(H\) nên \(AA'\) nhận \(H\) làm trung điểm \(\Rightarrow\begin{cases}x_{A'}=2x_H-x_A=1\\ y_{A'}=2y_H-y_A=-7\\ z_{A'}=2z_H-z_A=-5.\end{cases}\)
Ví dụ 33. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), hình chiếu của điểm \(M(1;-3;-5)\) trên mặt phẳng \(Oxy\) có tọa độ là
A. \((1;-3;5)\)
B. \((1;-3;2)\)
C. \((1;-3;0)\)
D. \((1;-3;1)\)
Hình chiếu của điểm \(M(1;-3;-5)\) trên mặt phẳng \(Oxy\) có tọa độ là \((1;-3;0)\).
Ví dụ 34. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(4;-2;7)\). Hình chiếu vuông góc của điểm \(M\) trên trục \(Ox\) là điểm
A. \(H(0;-2;7)\)
B. \(S(4;-2;0)\)
C. \(R(0;0;7)\)
D. \(K(4;0;0)\)
Hình chiếu vuông góc của \(M(x;y;z)\) lên \(Ox\) là điểm \(M_x(x;0;0)\). Vậy chọn \(K(4;0;0).\)
Ví dụ 35. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho tam giác \(ABC\) có \(A(3;0;0)\), \(B(0;3;0)\) và \(C(0;0;3)\). Tìm tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\).
A. \(G(3;3;3)\)
B. \(G(1;1;1)\)
C. \(G\left(\displaystyle\frac{2}{3};\displaystyle\frac{2}{3};\displaystyle\frac{2}{3}\right)\)
D. \(G\left(\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{1}{3}\right)\)
Tọa độ trọng tâm tam giác \(ABC\) là \(G(1;1;1)\).
Ví dụ 36. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-1;2;3)\), \(B(2;-1;-3)\). Tính tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\).
A. \((3;-3;-6)\)
B. \((-3;3;6)\)
C. \((1;1;0)\)
D. \((3;1;0)\)
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2+1;-1-2;-3-3)=(3;-3;-6)\).
Ví dụ 37. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;2;-1)\), \(B(3;-1;2)\), \(C(6;0;1)\). Tìm tọa độ điểm \(D\) để tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành.
A. \(D(4;3;-2)\)
B. \(D(8;-3;4)\)
C. \(D(-4;-3;2)\)
D. \(D(-2;1;0)\)
Gọi \(D(x;y;z)\). Ta có \(\overrightarrow{DC}=(6-x;-y;1-z)\), \(\overrightarrow{AB}=(2;-3;3)\).
Do tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành nên \(\overrightarrow{DC}=\overrightarrow{AB}\Leftrightarrow\begin{cases}6-x=2\\ -y=-3\\ 1-z=3\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x=4\\ y=3\\ z=-2\end{cases}\Rightarrow D(4;3;-2)\).
Ví dụ 38. Trong không gian \( Oxyz \), cho hai điểm \( M(1;0;-2) \) và \( N(4;3;0) \). Tính độ dài đoạn thẳng \( MN \).
A. \( MN=\sqrt{14} \)
B. \( MN=(3;3;2) \)
C. \( NM=\sqrt{22} \)
D. \( NM=(-3;-3;-2) \)
Ta có \( MN=\sqrt{(4-1)^2+(3-0)^2+(0+2)^2}=\sqrt{22} \).
Ví dụ 39. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A\left(3; - 1; 1\right)\). Điểm đối xứng của \(A\) qua mặt phẳng \( \left( Oyz\right) \) là điểm
A. \(M\left(- 3; - 1; 1\right)\)
B. \(N\left(0; - 1; 1\right)\)
C. \(P\left(0; - 1; 0\right)\)
D. \(Q\left(0; 0; 1\right)\)
Giữ nguyên \( y,z \) và đổi dấu \( x \) nên ta suy ra điểm đối xứng của \(A\) qua mặt phẳng \( \left( Oyz\right) \) là điểm \( M\left( -3; -1; 1\right) \).
Ví dụ 40. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(1;2;3)\), \(\overrightarrow{b}=(-2;3;-1)\). Khi đó \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}\) có tọa độ là
A. \((-1;5;2)\)
B. \((3;-1;4)\)
C. \((1;5;2)\)
D. \((1;-5;-2)\)
Ta có \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b} =(-1;5;2)\).
Ví dụ 41. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(A(-3;2;-1)\). Tọa độ điểm \(A'\) đối xứng với điểm \(A\) qua gốc tọa độ \(O\) là
A. \(A'(3;-2;1)\)
B. \(A'(3;2;-1)\)
C. \(A'(3;-2;-1)\)
D. \(A'(3;2;1)\)
Ta có \(\begin{cases}x_{A'}=2x_O-x_A=3\\ y_{A'}=2y_O-y_A=-2\\ z_{A'}=2z_O-z_A=1\end{cases}\). Vậy \(A'(3;-2;1)\).
Ví dụ 42. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(-2;3;-1)\). Gọi \(A'\) là điểm đối xứng với \(A\) qua trục hoành. Tìm tọa độ điểm \(A'\).
A. \(A'(2;-3;1)\)
B. \(A'(0;-3;1)\)
C. \(A'(-2;-3;1)\)
D. \(A'(-2;0;0)\)
Điểm đối xứng của điểm \(A(x;y;z)\) qua trục hoành là điểm có dạng \(A'(x;-y;-z)\).
Suy ra điểm đối xứng của điểm \(A(-2;3;-1)\) qua trục hoành là điểm \(A'(-2;-3;1)\).
Ví dụ 43. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(A(5;-6;7)\). Hình chiếu vuông góc của \(A\) trên mặt phẳng \((Ozx)\) là điểm
A. \(Q(5;0;0)\)
B. \(M(5;0;7)\)
C. \(N(0;-6;0)\)
D. \(P(5;-6;0)\)
Hình chiếu của điểm \(A(a; b; c)\) trên mặt phẳng \((Oxz)\) là điểm \(M(a; 0; c)\).
Áp dụng, ta có đáp án \(M(5;0;7)\).
Ví dụ 44. Cho điểm \(M(3;2;-1)\), điểm \(M'(a;b;c)\) là điểm đối xứng của điểm \(M\) qua trục \(Oy\). Khi đó \(a+b+c\) bằng
A. \(6\)
B. \(4\)
C. \(0\)
D. \(2\)
\(M'\) là điểm đối xứng của \(M\) qua \(Oy\) nên \(a=-3,b=2,c=1.\) Vậy \(a+b+c=0\).
Ví dụ 45. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\) cho điểm \(A(1; 2; 3)\). Hình chiếu vuông góc của điểm \(A\) trên mặt phẳng \((Oxy)\) là điểm
A. \(Q(0; 2; 0)\)
B. \(M(0; 0; 3)\)
C. \(P(1; 0; 0)\)
D. \(N(1; 2; 0)\)
Hình chiếu vuông góc của điểm \(A(1; 2; 3)\) trên mặt phẳng \((Oxy)\) là điểm \(N(1; 2; 0)\).
Ví dụ 46. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-1;2;3)\), \(B(1;0;2)\). Độ dài đoạn thẳng \(AB\) bằng
A. \(\sqrt{5}\)
B. \(3\)
C. \(9\)
D. \(\sqrt{29}\)
\(AB=\sqrt{(1+1)^2+(0-2)^2+(2-3)^2}=\sqrt{4+4+1}=3\).
Ví dụ 47. Trong không gian toạ độ \(Oxyz\), cho điểm \(A(2;4;3)\). Khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((Oyz)\) là
A. \(2\)
B. \(4\)
C. \(3\)
D. \(5\)
Hình chiếu của điểm \(A\) xuống mặt phẳng \((Oyz)\) là \(H(0;4;3)\) nên khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((Oyz)\) là \(AH=2\).
Ví dụ 48. Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành, biết \(A(1; 0; 1)\), \(B(2; 1; 2)\), \(D(1; -1; 1)\). Tìm tọa độ điểm \(C\).
A. \((0; -2; 0)\)
B. \((2; 2; 2)\)
C. \((2; 0; 2)\)
D. \((2; -2; 2)\)
Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành khi \[\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC} \Leftrightarrow \begin{cases}x_C -1=2-1\\ y_C+1=1-0\\ z_C-1=2-1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_C =2\\ y_C=0\\ z_C=2\end{cases}.\] Tọa độ điểm \(C(2; 0; 2)\).
Ví dụ 49. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;2;-1)\), \(B(2;-1;3)\), \(C(-2;3;3)\). Điểm \(M(a;b;c)\) là đỉnh thứ tư của hình bình hành \(ABCM\), khi đó \(P=a+b-c\) có giá trị bằng
A. \(-4\)
B. \(8\)
C. \(10\)
D. \(4\)
Ta có \(ABCM\) là hình bình hành \(\Leftrightarrow \overrightarrow{AB}=\overrightarrow{MC}\Leftrightarrow \begin{cases} -2-x_M=1\\ 3-y_M=-3\\ 3-z_M=4\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x_M=-3\\ y_M=6\\ z_M=-1.\end{cases}\)
Suy ra \(M(-3;6;-1)\), khi đó \(P=a+b-c=-3+6-(-1)=4\).
Ví dụ 50. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left(1;2;-1\right); B\left(2;3;-1\right)\). Tìm tọa độ điểm \(C\) sao cho \(\overrightarrow{AB}=3\overrightarrow{AC}\).
A. \(C\left(\displaystyle\frac{4}{3};\displaystyle\frac{1}{3};-\displaystyle\frac{1}{3}\right)\)
B. \(C\left(\displaystyle\frac{4}{3};\displaystyle\frac{7}{3};-1\right)\)
C. \(C\left(\displaystyle\frac{4}{3};-\displaystyle\frac{1}{3};-\displaystyle\frac{1}{3}\right)\)
D. \(C\left(-\displaystyle\frac{4}{3};\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{1}{3}\right)\)
\(\overrightarrow{AB}=\left(1;1;0\right); \overrightarrow{AC}=\left(a-1;b-2;c+1\right)\).
\(\overrightarrow{AB}=3\overrightarrow{AC} \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}& a-1=\displaystyle\frac{1}{3} \\ & b-2=\displaystyle\frac{1}{3} \\ & c+1=0 \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}& a=\displaystyle\frac{4}{3} \\ & b=\displaystyle\frac{7}{3} \\ & c=-1. \end{aligned}\right.\)
Ví dụ 51. Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A\left(0;- 2;-1\right)\), \(B\left(1;- 1; 2\right)\). Tìm điểm \(M\) trên đoạn \(AB\) sao cho \(MA = 2MB\)
A. \(\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{3}{2};\displaystyle\frac{1}{2}\right)\)
B. \(\left(2;0; 5\right)\)
C. \(\left(\displaystyle\frac{2}{3}; -\displaystyle\frac{4}{3}; 1\right)\)
D. \(\left(- 1;- 3; - 4\right)\)
Do giả thiết suy ra \(\overrightarrow{AM} = 2\overrightarrow{MB}\quad (*)\). Giả sử tọa độ điểm \(M\left(x_{0}; y_{0}; z_{0}\right)\) suy ra \(\overrightarrow{AM}\left(x_{0}; y_{0} + 2; z_{0} + 1\right)\) và \(\overrightarrow{MB}\left(1 - x_{0}; -1- y_{0}; 2 - z_{0}\right)\). Từ \((*)\) ta có
\[\begin{cases}x_{0} = 2\left(1 - x_{0}\right)\\ y_{0} + 2 = 2\left(- 1 - y_{0}\right)\\ z_{0} + 1 = 2\left(2 - z_{0}\right)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} 3x_{0} = 2\\ 3y_{0} = - 4\\ 3z_{0} = 3\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x_{0} = \displaystyle\frac{2}{3}\\ y_{0} = - \displaystyle\frac{4}{3}\\ z_{0} = 1.\end{cases}\]
Suy ra tọa độ điểm \(M\left(\displaystyle\frac{2}{3}; - \displaystyle\frac{4}{3}; 1\right)\).
Ví dụ 52. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-1;2;6)\), \(B(5;-4;2)\), đường thẳng \(AB\) cắt mặt phẳng \((Oxz)\) tại \(M\) và \(\overrightarrow{MA}=k\cdot \overrightarrow{MB}\). Tính \(k\).
A. \(k=-\displaystyle\frac{1}{2}\)
B. \(k=\displaystyle\frac{1}{2}\)
C. \(k=2\)
D. \(k=-2\)
\(M\in Ox\Rightarrow M(a;0;0)\). \(\overrightarrow{MA}=(-1-a;2;6-c)\); \(\overrightarrow{MB}=(5-a;-4;2-c)\); \(\overrightarrow{AB}=(6;-6;-4)\).
\(\overrightarrow{MA}=k\cdot \overrightarrow{MB}\Leftrightarrow \begin{cases}-1-a=k(5-a)\\ 2=-4k\\ 6-c=k(2-c)\end{cases} \Rightarrow k=-\displaystyle\frac{1}{2}.\)
Ví dụ 53. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\), với \(A(-3;0;0)\), \(B(0;2;0)\), \(D(0;0;1)\) và \(A'(1;2;3)\). Tìm tọa độ điểm \(C'\).
A. \(C'(10;4;4)\)
B. \(C'(-13;4;4)\)
C. \(C'(13;4;4)\)
D. \(C'(7;4;4)\)
Ta có \(\begin{cases}\overrightarrow{AB}=(3;2;0)\\ \overrightarrow{AD}=(3;0;1)\\ \overrightarrow{AA'}=(4;2;3).\end{cases}\)
Do \(ABCD.A'B'C'D'\) là hình hộp nên theo quy tắc hình hộp, ta có
\[\overrightarrow{AC'}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AA'}\Rightarrow \begin{cases}x_{C'}+3=10\\ y_{C'}=4\\ z_{C'}=4\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x_{C'} =7\\ y_{C'}=4\\ z_{C'}=4\end{cases} \Rightarrow C'(7;4;4).\]
Ví dụ 54. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\). Biết tọa độ các đỉnh \(A(-3;2;1), C(4;2;0), B'(-2;1;1), D'(3;5;4)\). Tìm tọa độ điểm \(A'\) của hình hộp.
A. \(A'(-3;3;3)\)
B. \(A'(-3;-3;-3)\)
C. \(A'(-3;3;1)\)
D. \(A'(-3;-3;3)\)
Gọi \(I, I'\) lần lượt là tâm của \(ABCD\) và \(A'B'C'D'\). Khi đó:
\(I\) là trung điểm \(AC\) nên \(I\left( \displaystyle\frac{1}{2};2;\displaystyle\frac{1}{2}\right) \).
\(I'\) là trung điểm \(B'D'\) nên \(I'\left( \displaystyle\frac{1}{2};3;\displaystyle\frac{5}{2}\right) \).
Hơn nữa \(\overrightarrow{AA'}=\overrightarrow{II'}\Leftrightarrow \left(x_{A'}+3;y_{A'}-2;z_{A'}-1 \right)=(0;1;2) \) hay \(A'(-3;3;3)\).
Ví dụ 55. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(-3;4;2)\), \(B(-5;6;2)\), \(C(-4;6;-1)\). Tọa độ điểm \(D\) thỏa mãn \(\overrightarrow{AD} =2\overrightarrow{AB} +3\overrightarrow{AC}\) là
A. \((10;17;-7)\)
B. \((-10;-17;7)\)
C. \((10;-17;7)\)
D. \((-10;14;-7)\)
Giả sử \(D\) có tọa độ \((x;y;z)\). Ta có \(\overrightarrow{AD} = (x+3;y-4;z-2)\), \(\overrightarrow{AB} =(-2;2;0)\), \(\overrightarrow{AC}=(-1;2;-3)\).
Suy ra \(2\overrightarrow{AB} + 3\overrightarrow{AC} = (-7;10;-9)\).
\[\overrightarrow{AD} =2\overrightarrow{AB} +3\overrightarrow{AC} \Leftrightarrow \begin{cases}x+3 =-7 \\ y-4 = 10 \\ z-2 = -9\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x=-10 \\ y=14 \\ z=-7.\end{cases}\]
Ví dụ 56. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(m;2;4)\) và \(\overrightarrow{b}=(1;n;2)\) cùng phương. Tìm cặp số thực \((m;n)\).
A. \((m;n)=(4;8)\)
B. \((m;n)=(1;2)\)
C. \((m;n)=(2;1)\)
D. \((m;n)=(-2;-1)\)
Hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) cùng phương \(\Leftrightarrow\displaystyle\frac{m}{1}=\displaystyle\frac{2}{n}=\displaystyle\frac{4}{2}\Leftrightarrow m=2,\ n=1\).
Ví dụ 57. Trong không gian \(Oxyz\), cho tam giác \(ABC\) biết \(C(1;1;1)\) và trọng tâm \(G(2;5;8)\). Tìm tọa độ các đỉnh \(A\) và \(B\) biết \(A\) thuộc mặt phẳng \((Oxy)\) và điểm \(B\) thuộc trục \(Oz\).
A. \(A(3;9;0)\) và \(B(0;0;15)\)
B. \(A(6;15;0)\) và \(B(0;0;24)\)
C. \(A(7;16;0)\) và \(B(0;0;25)\)
D. \(A(5;14;0)\) và \(B(0;0;23)\)
Vì \(A\in (Oxy)\) và \(B\in Oz\) nên \(A(x;y;0)\), \(B(0;0;z)\).\\ Do \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) nên ta có \(\begin{cases}\displaystyle\frac{x+0+1}{3}=2\\ \displaystyle\frac{y+0+1}{3}=5\\ \displaystyle\frac{0+z+1}{3}=8\end{cases}\Rightarrow \begin{cases}x=5\\ y=14\\ z=23\end{cases}\).
Vậy \(A(5;14;0)\), \(B(0;0;23)\).
Ví dụ 58. Trong không gian \(Oxyz\) cho tam giác \(MNP\) biết \(M(-9;0;4)\), \(N(3;6;-7)\) và \(G(-2;3;-1)\) là trọng tâm tam giác \(MNP\). Tọa độ điểm \(P\) là
A. \((0;-3;0)\)
B. \((0;2;0)\)
C. \((0;3;1)\)
D. \((0;3;0)\)
Gọi \(P(x_P;y_P;z_P)\), khi đó \(\begin{cases}x_G=\displaystyle\frac{1}{3}\left( x_M+x_N+x_P\right) \\ y_G=\displaystyle\frac{1}{3}\left( y_M+y_N+y_P\right) \\ z_G=\displaystyle\frac{1}{3}\left( z_M+z_N+z_P\right)\end{cases}\Rightarrow \begin{cases}x_P=0\\ y_P=3\\ z_P=0.\end{cases}\)
Vậy \(P(0;3;0)\).
Ví dụ 59. Trong không gian \(Oxyz\), cho bốn điểm \(M(2;-3;5)\), \(N(4;7;-9)\), \(E(3;2;1)\), \(F(1;-8;12)\). Bộ ba điểm nào sau đây thẳng hàng?
A. \(M,\ N,\ E\)
B. \(M,\ E,\ F\)
C. \(N,\ E,\ F\)
D. \(M,\ N,\ F\)
\[\begin{aligned} & \overrightarrow{MN}=(2;10;-14),\\ & \overrightarrow{ME}=(1;5;-4),\\ & \overrightarrow{MF}=(-1;-5;7),\\ & \overrightarrow{NE}=(-1;-5;10),\\ & \overrightarrow{NF}=(-3;-15;21). \end{aligned}\] Từ đó suy ra hai véctơ \(\overrightarrow{MN}\) và \(\overrightarrow{MF}\) cùng phương vì \(\overrightarrow{MN}=-\displaystyle\frac{2}{3}\overrightarrow{NF}\), do đó ba điểm \(M,\ N,\ F\) thẳng hàng.
Ví dụ 60. Cho \(\overrightarrow{a}=(-2;1;3)\), \(\overrightarrow{b}=(1;2;m)\). Véc-tơ \(\overrightarrow{a}\) vuông góc với véc-tơ \(\overrightarrow{b}\) khi
A. \(m=1\)
B. \(m=-1\)
C. \(m=2\)
D. \(m=0\)
\(\overrightarrow{a} \perp \overrightarrow{b} \Leftrightarrow \overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}=0 \Leftrightarrow -2+2+3m=0 \Leftrightarrow m = 0.\)
Ví dụ 61. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{OA}=3\overrightarrow{i}+\overrightarrow{j}-2\overrightarrow{k} \) và \(B(m;m-1;-4)\). Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để độ dài đoạn \(AB=3\).
A. \(m=1\)
B. \(m=1\) hoặc \(m=4\)
C. \(m=-1\)
D. \(m=4\)
Từ giả thiết ta có \(A(3;1;-2)\). Từ đó \(\overrightarrow{AB}=(m-3;m-2;-2)\).
Ta có \(AB=3\Leftrightarrow AB^2=9\Leftrightarrow (m-3)^2+(m-2)^2+(-2)^2=9\Leftrightarrow 2m^2-10m+8=0\Leftrightarrow x=1\ \vee\ x=4.\)
Vậy \(m=1\) hoặc \(m=4\).
Ví dụ 62. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(2;1;0)\), \(\overrightarrow{b}=(-1;0;2)\). Tính \(\cos(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}).\)
A. \(\cos(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=\displaystyle\frac{2}{25}\)
B. \(\cos(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=-\displaystyle\frac{2}{25}\)
C. \(\cos(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=-\displaystyle\frac{2}{5}\)
D. \(\cos(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=\displaystyle\frac{2}{5}\)
\[\cos(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}}{|\overrightarrow{a}|\cdot|\overrightarrow{b}|}=\displaystyle\frac{2\cdot(-1)+1\cdot0+0\cdot 2}{\sqrt{2^2+1^2+0^2}\cdot\sqrt{(-1)^2+0^2+2^2}}=-\displaystyle\frac{2}{5}.\]
Ví dụ 63. Trong không gian \(Oxyz\), cho tam giác \(ABC\) với \(A(8; 9; 2)\), \(B(3; 5; 1)\), \(C(11; 10; 4)\). Số đo góc \(A\) của tam giác \(ABC\) là
A. \(150^\circ\)
B. \(60^\circ\)
C. \(120^\circ\)
D. \(30^\circ\)
Ta có \(\widehat{BAC} = \left( \overrightarrow{AB}; \overrightarrow{AC} \right)\), \(\overrightarrow{AB} = (-5; -4; -1)\), \(\overrightarrow{AC} = (3;1;2)\). Ta có \[\cos \left( \overrightarrow{AB}; \overrightarrow{AC} \right) = \displaystyle\frac{\overrightarrow{AB} \cdot \overrightarrow{AC}}{\left| \overrightarrow{AB} \right| \cdot \left| \overrightarrow{AC} \right|} = \displaystyle\frac{-21}{\sqrt{42} \cdot \sqrt{14}} = - \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2} \Rightarrow \widehat{BAC} = \left( \overrightarrow{AB}; \overrightarrow{AC} \right) = 150^\circ.\]
Ví dụ 64. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho ba điểm \(M(2;3;1)\), \( N(3;1;1)\) và \(P(1;m-1;2)\). Tìm \(m\) để \(MN\perp NP\).
A. \(m=-4\)
B. \(m=2\)
C. \(m=1\)
D. \(m=0\)
\(\overrightarrow{MN}=(1;-2;0)\) và \(\overrightarrow{NP}=(-2;m-2;1)\). Để \(MN\perp NP\) thì \(1\cdot(-2)+(-2)\cdot (m-2)=0 \Leftrightarrow m=1\).
Ví dụ 65. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(A(2;3;-1)\) ,\(B(-1;1;1)\), \(C(1;m-1;2)\). Tìm \(m\) để tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\).
A. \(m=1\)
B. \(m=0\)
C. \(m=2\)
D. \(m=-3\)
\(\overrightarrow{BA}=(3;2;-2),\overrightarrow{BC}=(2;m-2;1)\).
Để tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\) thì
\[\(BA\perp BC\Leftrightarrow \overrightarrow{BA}\cdot \overrightarrow{BC}=0\Leftrightarrow 3\cdot 2+2\cdot (m-2)+(-2)\cdot 1=0\Leftrightarrow m=0\).\]
Ví dụ 66. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho \(M(2;3;-1)\), \(N(-2;-1;3)\). Tìm tọa độ điểm \(E\) thuộc trục hoành sao cho tam giác \(MNE\) vuông tại \(M\).
A. \((-2;0;0)\)
B. \((0;6;0)\)
C. \((6;0;0)\)
D. \((4;0;0)\)
Gọi \(E(x;0;0)\in Ox\). Ta có \(\overrightarrow{MN}=(-4;-4;4)\), \(\overrightarrow{ME}=(x-2;-3;1)\).
\(\triangle MNE\) vuông tại \(M\) khi và chỉ khi \(\overrightarrow{MN}\cdot\overrightarrow{ME}=0\Leftrightarrow x-2-3-1=0\Leftrightarrow x=6\).
Vậy tọa độ điểm \(E\) là \((6;0;0)\).
Ví dụ 67. Cho 2 véc-tơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) tạo với nhau một góc \(120^\circ\). Tìm \(\left|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}\right|\), biết \(|\overrightarrow{a}|=3,\left|\overrightarrow{b}\right|=5\).
A. \(\sqrt{34-8\sqrt{3}}\)
B. \(2\)
C. \(\sqrt{19}\)
D. \(7\)
Ta có \(\left(\overrightarrow{a} -\overrightarrow{b}\right)^2=|\overrightarrow{a}|^2+|\overrightarrow{b}|^2-2\cdot|\overrightarrow{a}|\cdot |\overrightarrow{b}|\cdot \cos \left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right) = 49\).
Do đó \(\left|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}\right|^2=49 \Rightarrow \left|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}\right| =7\).
Dạng 2. Tìm tâm và bán kính mặt cầu
Ví dụ 1. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\colon (x+3)^2+(y+1)^2+(z-1)^2=2\). Tâm của \((S)\) có tọa độ là
A. \((3;1;-1)\)
B. \((3;-1;1)\)
C. \((-3;-1;1)\)
D. \((-3;1;-1)\)
Tâm của \((S)\colon (x+3)^2+(y+1)^2+(z-1)^2=2\) có tọa độ là \((-3;-1;1)\).
Ví dụ 2. Trong không gian \(Oxyz\), mặt cầu \(\left( S \right)\colon\left(x - 5\right)^2+\left(y - 1\right)^2+\left(z + 2\right)^2= 3\) có bán kính bằng
A. \(\sqrt{3} \)
B. \(2\sqrt{3} \)
C. \(3\)
D. \(9\)
Bán kính mặt cầu \(R=\sqrt{3}\).
Ví dụ 3. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S):x^2+y^2+z^2-2x+4y+2z-3=0\). Tính bán kính \(R\) của mặt cầu \((S)\).
A. \(R=9\)
B. \(R=3\sqrt3\)
C. \(R=\sqrt3\)
D. \(R=3\)
Mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(1;-2;-1)\) và bán kính \(R=\sqrt{1^2+(-2)^2+(-1)^2-(-3)}=3\).
Ví dụ 4. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz,\) cho mặt cầu \((S) \colon x^2+y^2+z^2-2x+4z+1=0\). Tâm của mặt cầu là điểm
A. \(I(1;-2;0)\)
B. \(I(1;0;-2)\)
C. \(I(-1;2;0)\)
D. \(I(0;1;2)\)
Ta có \( (S): (x-1)^2+y^2+(z+2)^2=4\Rightarrow (S) \) có tâm \( I(1;0;-2). \)
Ví dụ 5. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \({(S) \colon x^2+y^2+z^2 +4x-2y+6z+5=0}\). Mặt cầu \((S)\) có bán kính bằng
A. \(3\)
B. \(5\)
C. \(2\)
D. \(7\)
Bán kính mặt cầu \( R=\sqrt{2^2+1^2+3^2-5}=3. \)
Ví dụ 6. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt cầu \(\left(S \right): \left( x-5 \right)^2+\left( y-1 \right)^2+\left( z+2 \right)^2=16\). Tính bán kính của \(\left( S \right)\).
A. \(4\)
B. \(16\)
C. \(7\)
D. \(5\)
Bán kính của mặt cầu \(\left( S \right)\) là \(R=\sqrt{16} =4\).
Ví dụ 7. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), tính bán kính \(R\) của mặt cầu \((S)\colon x^2+y^2+z^2-2x-2y=0\).
A. \(R=\sqrt{2}\)
B. \(R=2\)
C. \(R=\sqrt{3}\)
D. \(R=1\)
Với hình cầu \(x^2+y^2+z^2+2ax+2by+2cz+d=0\) thì bán kính là \(R=\sqrt{a^2+b^2+c^2-d}\). Nên bán kính của \((S)\) là \(R=\sqrt{2}\).
Ví dụ 8. Trong không gian \(Oxyz\), mặt cầu \((S)\colon x^2+y^2+z^2+4x-2y+2z-3=0\) có tâm và bán kính là
A. \(I(2;-1;1)\), \(R=9\)
B. \(I(-2;1;-1)\), \(R=3\)
C. \(I(2;-1;1)\), \(R=3\)
D. \(I(-2;1;-1)\), \(R=9\)
Mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(-2;1;-1)\) và bán kính \(R=\sqrt{(-2)^2+1^2+(-1)^2-(-3)}=3\).
Ví dụ 9. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\colon (x-2)^2 + y^2 + (z+1)^2 = 4\). Tọa độ tâm \(I\) của mặt cầu \((S)\) là
A. \(I(2;1-1)\)
B. \(I(2;0;-1)\)
C. \(I(-2;0;1)\)
D. \(I(-2;1;1)\)
Tâm của mặt cầu \((S)\) là \(I(2;0;-1)\).
Ví dụ 10. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S) : (x-9)^2+(y-1)^2+(z-1)^2=25\). Tìm tâm \(I\) và tính bán kính \(R\) của \((S)\).
A. \(I(9;1;1)\) và \(R=5\)
B. \(I(9;-1;-1)\) và \(R=5\)
C. \(I(9;1;1)\) và \(R=25\)
D. \(I(9;1;-1)\) và \(R=25\)
Từ phương trình mặt cầu, đọc được ngay tọa độ tâm \(I(9;1;1)\) và bán kính \(R=5\).
Ví dụ 11. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\) có phương trình \((x+4)^2+(y-3)^2+(z+1)^2=9\). Tọa độ tâm \(I\) của mặt cầu \((S)\) là
A. \(I(4;-3;1)\)
B. \(I(-4;3;1)\)
C. \(I(-4;3;-1)\)
D. \(I(4;3;1)\)
Dạng phương trình mặt cầu \((S)\) là \((x-a)^2+(y-b)^2+(z-c)^2=R^2\). Khi đó mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(a,b,c)\). Vậy \(I(-4;3;-1)\).
Ví dụ 12. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), mặt cầu \((S): (x+2)^2+(y-1)^2+z^2=4\) có tâm \(I\) và bán kính \(R\) bằng
A. \(I(2;-1;0), R=4\)
B. \(I(2;-1;0), R=2\)
C. \(I(-2;1;0), R=2\)
D. \(I(-2;1;0), R=4\)
Phương trình mặt cầu có dạng \((x-a)^2+(y-b)^2+(z-c)^2=R^2\). Tâm \(I(a,b,c)\), bán kính \(R\).
Tâm \(I(-2;1;0)\), bán kính \(R=2\).
Ví dụ 13. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\colon (x+1)^2+(y-2)^2+(z-1)^2=9\). Tìm tọa độ tâm \(I\) và tính bán kính \(R\) của mặt cầu \((S)\).
A. \(I(-1;2;1)\) và \(R=3\)
B. \(I(-1;2;1)\) và \(R=9\)
C. \(I(1;-2;-1)\) và \(R=3\)
D. \(I(1;-2;-1)\) và \(R=9\)
Mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(-1;2;1)\) và bán kính \(R=\sqrt{9}=3\).
Ví dụ 14. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\). Tìm tâm \(I\) và tính bán kính \(R\) của mặt cầu \((S)\colon x^2+y^2+z^2-2x-4y+2z+2=0\).
A. \(I\left(-1;-2;1\right),R=2\)
B. \(I\left(1;2;-1\right),R=2\sqrt{2}\)
C. \(I\left(-1;-2;1\right),R=2\sqrt{2}\)
D. \(I\left(1;2;-1\right),R=2\)
Mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(1;2;-1)\) và bán kính \(R=\sqrt{1^2+2^2+(-1)^2-2}=2\).
Ví dụ 15. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\colon x^2+y^2+z^2-2x+4y-6 z-2=0\). Tìm tọa độ tâm \(I\) và bán kính \(R\) của mặt cầu \((S)\).
A. \(I(1;-2;3)\) và \(R=\sqrt{12}\)
B. \(I(1;-2;3)\) và \(R=4\)
C. \(I(-1;2;-3)\) và \(R=16\)
D. \(I(-1;2;-3)\) và \(R=4\)
Ta có \(a=1\), \(b=-2\), \(c=3\), \(d=-2\). Tâm mặt cầu \(I(1;-2;3)\), bán kính \(R=\sqrt{1^2+(-2)^2+3^2-(-2)}=4\).
Ví dụ 16. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S): x^2 + y^2 + z^2 - 2x - 4y - 6z = 0\) và ba điểm \(O(0; 0; 0)\), \(A(1; 2; 3)\), \(B(2; -1; -1)\). Trong số ba điểm trên số điểm nằm trên mặt cầu là
A. \(2\)
B. \(0\)
C. \(3\)
D. \(1\)
Lần lượt thay tọa độ các điểm \(O, A, B\) vào phương trình mặt cầu \((S)\) ta chỉ thấy duy nhất điểm \(O\) thuộc mặt cầu \((S)\).
Ví dụ 17. Trong không gian \(Oxyz\), phương trình nào dưới đây là phương trình mặt cầu?
A. \(x^2+y^2-z^2+4x-2y+6z+5=0\)
B. \(x^2+y^2+z^2+4x-2y+6z+15=0\)
C. \(x^2+y^2+z^2+4x-2y+z-1=0\)
D. \(x^2+y^2+z^2-2x+2xy+6z-5=0\)
Phương trình \(x^2+y^2+z^2+4x-2y+z-1=0\) là phương trình mặt cầu vì có dạng là \(x^2+y^2+z^2-2ax-2by-2cz+d=0\) và thỏa \(a^2+b^2+c^2-d>0\) (dễ nhận biết vì \(d=-1<0\)).
Ví dụ 18. Trong không gian \(Oxyz\), tìm tất cả các giá trị của \(m\) để phương trình \(x^2+y^2+z^2+4x-2y+2z+m=0\) là phương trình của một mặt cầu.
A. \(m\leq 6\)
B. \(m<6\)
C. \(m>6\)
D. \(m\geq 6\)
Phương trình đã cho là phương trình mặt cầu khi và chỉ khi: \( (2)^2+(-1)^2+(1)^2-m > 0 \Leftrightarrow m < 6 \).
Ví dụ 19. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S):\ x^2+(y-1)^2+z^2=2\). Trong các điểm cho dưới đây, điểm nào nằm ngoài mặt cầu \((S)\)?
A. \(M(1;1;1)\)
B. \(N(0;1;0)\)
C. \(P(1;0;1)\)
D. \(Q(1;1;0)\)
Mặt cầu có tâm \(I(0;1;0)\) và bán kính \(R=\sqrt{2}\). Vì \(IP=\sqrt{3}>R\) nên điểm \(P\) nằm ngoài mặt cầu \((S)\).
Ví dụ 20. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), phương trình nào dưới đây là phương trình của một mặt cầu?
A. \(x^2 + y^2 + z^2 - 2x + 4y + 3z + 8 = 0\)
B. \(x^2 + y^2 + z^2 - 2x + 4y + 3z + 7 = 0\)
C. \(x^2 + y^2 - 2x + 4y - 1 = 0\)
D. \(x^2 + z^2 - 2x + 6z -2 = 0\)
Xét phương trình \(x^2 + y^2 + z^2 - 2x + 4y + 3z + 7 = 0\Rightarrow a=1, b=-2, c=-\displaystyle\frac{3}{2}, d=7\Rightarrow a^2+b^2+c^2-d=\displaystyle\frac{1}{4}>0\). Vậy \(x^2 + y^2 + z^2 - 2x + 4y + 3z + 7 = 0\) là phương trình mặt cầu.
Ví dụ 21. Trong không gian \(Oxyz\), tìm điều kiện của tham số \(m\) để phương trình \(x^2 + y^2 + z^2 - 2mx + 4y + 2mz + m^2 + 5m = 0\) là phương trình mặt cầu
A. \(m < 4\)
B. \(m\leq 1\ \vee\ m\geq 4\)
C. \(m > 1\)
D. \(m < 1\ \vee\ m> 4\)
Ta có phương trình \[x^2 + y^2 + z^2 - 2mx + 4y + 2mz + m^2 + 5m = 0\Leftrightarrow \left(x - m\right)^2 + \left(y + 2\right)^2 + \left(z + m\right)^2 = m^2 - 5m + 4\] Để thỏa mãn bài toán khi \(m^2 - 5m + 4 > 0\Leftrightarrow m < 1\ \vee\ m > 4.\)
Ví dụ 22. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\colon x^2 + y^2+ z^2 -2x - 4y + 4z - m = 0\) (\(m\) là tham số ). Biết mặt cầu có bán kính bằng \(5\). Tìm \(m\).
A. \(m=25\)
B. \(m=11\)
C. \(m=16\)
D. \(m=-16\)
\(R=5\Leftrightarrow \sqrt{1+4+4+m}=5\Leftrightarrow m=16\).
Ví dụ 23. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), tìm tất cả các giá trị \(m\) để phương trình \(x^2+y^2+z^2-2x-2y-4z+m=0\) là phương trình của một mặt cầu.
A. \(m>6\)
B. \(m\le6\)
C. \(m<6\)
D. \(m\ge6\)
Phương trình đã cho là phương trình mặt cầu \(\Leftrightarrow 1^2+1^2+2^2-m>0\Leftrightarrow m<6\).
Ví dụ 24. Trong không gian \(Oxyz\), phương trình \(x^2+y^2+z^2-2mx+6y+4mz+6m^2-4m+12=0\) là phương trình mặt cầu khi và chỉ khi
A. \(1\leq m\leq 3\)
B. \(-3 < m < -1\)
C. \(-1 < m < 3\)
D. \(1 < m < 3\)
Ta có \(a=m\), \(b=-3\), \(c=-2m\) và \(d=6m^2-4m+12\).
Phương trình đã cho là phương trình mặt cầu khi và chỉ khi \[a^2+b^2+c^2-d=m^2+9+4m^2-(6m^2-4m+12) > 0 \Leftrightarrow m^2-4m+3 < 0 \Leftrightarrow 1 < m < 3.\]
Ví dụ 25. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz,\) tìm số giá trị nguyên \(m\in [-2018;2018]\) để phương trình \((C)\colon x^2+y^2+z^2-2mx+2my-2mz+27=0\) là phương trình mặt cầu.
A. \(4033\)
B. \(4030\)
C. \(4031\)
D. \(4032\)
Điều kiện \(3m^2-27>0\Leftrightarrow m < -3\) hay \(m>3\). Mặt khác \[m\in [-2018;2018]\Rightarrow m\in \{-2018;-2017;\ldots;-5;-4;4;5;\ldots;2017;2018\}.\] Có tất cả \(4030\) giá trị nguyên của \(m\) thỏa mãn bài toán.
Ví dụ 26. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho phương trình: \({x}^2+y^2+z^2-2\left(m+2\right)x+4my-2mz+5m^2+9=0\). Tìm \(m\) để phương trình trên là phương trình của một mặt cầu
A. \(-5 < m < 1\)
B. \(m < -5\) hoặc \(m > 1\)
C. \(m < -5\)
D. \(m > 1\)
Để phương trình \(x^2+y^2+z^2-2(m+2)x+4my-2mz+5m^2+9=0\) là phương trình của một mặt cầu thì: \({(m+2)}^2+{(2m)}^2+m^2-5m^2-9>0\Leftrightarrow m^2+4m-5>0\Leftrightarrow m<-5\) hoặc \(m>1\).
Ví dụ 27. Trong không gian \(Oxyz\), cho phương trình \(x^{2}+y^{2}+z^{2}+2(2m-3)x-2(m+1)y+2z+4m^{2}-4m+3=0 \ \ (1)\) với \(m\) là tham số. Gọi \(S\) là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của \(m\) để \((1)\) không phải là phương trình của mặt cầu. Tính tổng các phần tử của \(S\).
A. \(15\)
B. \(16\)
C. \(3\)
D. \(9\)
Từ phương trình ta có \(a=-2m+3; b=m+1; c=-1; d=4m^2-4m+3\).
Để \(\left(1\right)\) không là phương trình mặt cầu khi và chỉ khi \(a^2+b^2+c^2-d\leq 0\) tức là
\(\left(-2m+3\right)^2+\left(m+1\right)^2+1-4m^2+4m-3\leq 0 \Leftrightarrow m^2-6m+8\leq 0 \Leftrightarrow 2\leq m\leq 4\).
Vậy \(S=\left\{2;3;4\right\}\) và tổng các phần tử của \(S\) là \(9\).
Dạng 3. Viết phương trình mặt cầu
Ví dụ 1. Trong không gian \(Oxyz\), phương trình mặt cầu tâm \(I(2;1;-3)\) bán kính \(R=4\) là
A. \((x+2)^2+(y+1)^2+(z-3)^2=16\)
B. \((x+2)^2+(y+1)^2+(z-3)^2=4\)
C. \((x-2)^2+(y-1)^2+(z+3)^2=4\)
D. \((x-2)^2+(y-1)^2+(z+3)^2=16\)
Áp dụng công thức mặt cầu tâm \(I(a;b;c)\), bán kính \(R\) có phương trình là \[(x-a)^2+(y-b)^2+(z-c)^2=R^2\]
Ví dụ 2. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), mặt cầu tâm \(I(3;-1;0)\), bán kính \(R=5\) có phương trình là
A. \((x+3)^2+(y-1)^2+z^2=5\)
B. \((x-3)^2+(y+1)^2+z^2=5\)
C. \((x-3)^2+(y+1)^2+z^2=25\)
D. \((x+3)^2+(y-1)^2+z^2=25\)
Mặt cầu tâm \(I(3;-1;0)\), bán kính \(R=5\) có phương trình là \((x-3)^2+(y+1)^2+z^2=25\).
Ví dụ 3. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) , cho điểm \(A(2;-3;1)\). Viết phương trình mặt cầu tâm \(A\) và có bán kính \(R=5\).
A. \((x+2)^2+(y-3)^2+(z+1)^2=5\)
B. \((x-2)^2+(y+3)^2+(z-1)^2=25\)
C. \((x-2)^2+(y+3)^2+(z-1)^2=5\)
D. \((x+2)^2+(y-3)^2+(z+1)^2=25\)
Mặt cầu tâm \(A(2;-3;1)\) và bán kính \(R=5\) có phương trình là \[(x-2)^2+(y+3)^2+(z-1)^2=25.\]
Ví dụ 4. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), mặt cầu tâm \(I(2; -2; 3)\) đi qua điểm \(A(5; -2; 1)\) có phương trình
A. \((x-5)^2 +(y-2)^2 +(z+1)^2 = \sqrt{13}\)
B. \((x+2)^2 +(y-2)^2 +(z+3)^2 = 13\)
C. \((x-2)^2 +(y+2)^2 +(z-3)^2 = 13\)
D. \((x-2)^2 +(y+2)^2 +(z-3)^2 = \sqrt{13}\)
Mặt cầu có bán kính \(R=IA=\sqrt{13}\).
Mặt cầu tâm \(I(2; -2; 3)\) bán kính \(R=\sqrt{13}\) là \((x-2)^2 +(y+2)^2 +(z-3)^2 = 13\).
Ví dụ 5. Trong không gian \(Oxyz\), phương trình mặt cầu \(\left(S\right)\) đường kính \(AB\) với \(A\left(4; -3; 5\right)\), \(B\left(2; 1; 3\right)\) là
A. \(x^2 + y^2 + z^2 + 6x + 2y - 8z - 26 = 0\)
B. \(x^2 + y^2 + z^2 - 6x + 2y - 8z + 20 = 0\)
C. \(x^2 + y^2 + z^2 + 6x - 2y + 8z - 20 = 0\)
D. \(x^2 + y^2 + z^2 - 6x + 2y - 8z + 26 = 0\)
Ta có \(AB = \sqrt{\left(2 - 4\right)^2 + \left(1 + 4\right)^2 + \left(3 - 5\right)^2} = 2\sqrt{6}\). Gọi \(I\), \(R\) là tâm và bán kính của mặt cầu \(\left(S\right)\) suy ra \(R = \displaystyle\frac{AB}{2} = \sqrt{6}\) và \(I\left(3; - 1; 4\right)\). Khi đó phương trình mặt cầu \(\left(S\right)\) là \[\left(x - 3\right)^2 + \left(y + 1\right)^2 + \left(z - 4\right)^2 = 6\Leftrightarrow x^2 + y^2 + z^2 - 6x + 2y - 8z + 20 = 0\]
Ví dụ 6. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), viết phương trình mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(-1;4;2)\), biết thể tích khối cầu tương ứng là \(V=972\pi\).
A. \((x+1)^2+(y-4)^2+(z-2)^2=81\)
B. \((x+1)^2+(y-4)^2+(z-2)^2=9\)
C. \((x-1)^2+(y+4)^2+(z-2)^2=9\)
D. \((x-1)^2+(y+4)^2+(z+2)^2=81\)
Thể tích khối cầu \(V=\displaystyle\frac{4}{3}\pi R^3=972\pi\Leftrightarrow R=9\).
Phương trình mặt cầu \((S)\colon (x+1)^2+(y-4)^2+(z-2)^2=81\).
Ví dụ 7. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), giả sử tồn tại mặt cầu \((S)\) có phương trình \(x^2+y^2+z^2-4x+2y-2az+10a=0\). Với những giá trị thực nào của \(a\) thì \((S)\) có chu vi đường tròn lớn bằng \(8\pi\).
A. \(\{1;10\}\)
B. \(\{-10;2\}\)
C. \(\{1;-11\}\)
D. \(\{-1;11\}\)
Mặt cầu \((S)\colon x^2+y^2+z^2-4x+2y-2az+10a=0\) có tâm \(I(2;-1;a)\) và \(R=\sqrt{a^2-10a+5}\).
Chu vi đường tròn lớn \(C=2\pi R=2\pi\sqrt{a^2-10a+5}\).
Vì \(C=8\pi\Leftrightarrow a^2-10a+5=16\Leftrightarrow a=11\ \vee\ a=-1\).
Ví dụ 8. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), tìm bán kính \(R\) của mặt cầu tâm \(I(6;3;-4)\) tiếp xúc với trục \(Ox\).
A. \(R=5\)
B. \(R=3\)
C. \(R=6\)
D. \(R=4\)
Gọi \(H\) là hình chiếu của \(I\) lên trục \(Ox\Rightarrow H(6;0;0)\). Khi đó \(R=IH=\sqrt{(6-6)^2+(0-3)^2+(0+4)^2}=5\).
Ví dụ 9. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(1;-2;3)\) và tiếp xúc với mặt phẳng \((Oxz)\). Viết phương trình của mặt cầu \((S)\).
A. \((x-1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=9\)
B. \((x-1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=1\)
C. \((x-1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=2\)
D. \((x-1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=4\)
Vì \((S)\) tiếp xúc với mặt phẳng \((Oxz)\) nên \(R=\mathrm{d}(I,(Oxz))=|y_I|=2\).
Vậy \((S):(x-1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=4\).
Ví dụ 10. Trong không gian \(Oxyz\), cho phương trình mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(3;-4;5)\) và tiếp xúc với mặt phẳng \((Oxz)\) là
A. \((x+3)^2+(y-4)^2+(z+5)^2=16\)
B. \((x-3)^2+(y+4)^2+(z-5)^2=25\)
C. \((x-3)^2+(y+4)^2+(z-5)^2=16\)
D. \((x-3)^2+(y-4)^2+(z-5)^2=9\)
Bán kính mặt cầu \((S)\) là \(\mathrm{\,d}\left( I, (Oxz)\right) = 5\).
Phương trình mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(3;-4;5)\) và bán kính \(R=4\) có dạng \[(x-3)^2+(y+4)^2+(z-5)^2=16.\]
Ví dụ 11. Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;-2;3)\) và \(B(5;4;7)\). Phương trình mặt cầu nhận \(AB\) làm đường kính là
A. \((x-6)^2+(y-2)^2+(z-10)^2=17\)
B. \((x-1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=17\)
C. \((x-3)^2+(y-1)^2+(z-5)^2=17\)
D. \((x-5)^2+(y-4)^2+(z-7)^2=17\)
Tọa độ tâm và bán kính mặt cầu là \[\begin{aligned} &I\left(\displaystyle\frac{1+5}{2};\displaystyle\frac{-2+4}{2};\displaystyle\frac{3+7}{2}\right)=(3;1;5);\\ &R=IA=\sqrt{(3-1)^2+(1+2)^2+(5-3)^2}=\sqrt{17}. \end{aligned}\] Vậy phương trình mặt cầu nhận \(AB\) làm đường kính là \[(x-3)^2+(y-1)^2+(z-5)^2=17.\]
Ví dụ 12. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(M(1;-2;3)\). Gọi \(I\) là hình chiếu vuông góc của \(M\) trên trục \(Ox\). Phương trình nào dưới đây là phương trình mặt cầu tâm \(I\), bán kính \(IM\)?
A. \((x-1)^2+y^2+z^2=\sqrt{{13}}\)
B. \((x+1)^2+y^2+z^2=17\)
C. \((x+1)^2+y^2+z^2=13\)
D. \((x-1)^2+y^2+z^2=13\)
\(I\) là hình chiếu của \(M\) lên trục \(Ox\) suy ra \(I(1;0;0)\). Do đó, ta có \(\vec{IM}=(0;-2;3)\) suy ra \(|\vec{IM}|=\sqrt{13}\).
Phương trình mặt cầu tâm \(I\), bán kính \(IM\) có phương trình là \[(x-1)^2+y^2+z^2=13.\]
Ví dụ 13. Trong không gian với hệ tọa độ \( Oxyz \), phương trình mặt cầu tâm \( K(0;2;2\sqrt{2}) \) và tiếp xúc với mặt phẳng \( (Oxy) \) là
A. \( x^{2}+(y-2)^{2}+(z-2\sqrt{2})^{2}=4 \)
B. \( x^{2}+(y-2)^{2}+(z-2\sqrt{2})^{2}=8 \)
C. \( x^{2}+(y-2)^{2}+(z-2\sqrt{2})^{2}=2\sqrt{2} \)
D. \( x^{2}+(y-2)^{2}+(z-2\sqrt{2})^{2}=2 \)
Bán kính mặt cầu tâm \( K \) và tiếp xúc với \( (Oxy) \) là \( R=\mathrm{d}(K,(Oxy))=2\sqrt{2}\Rightarrow \) phương trình mặt cầu là \( x^{2}+(y-2)^{2}+(z-2\sqrt{2})^{2}=8 \).
Ví dụ 14. Trong không gian với hệ trục tọa độ \( Oxyz \), cho hai điểm \( A(2; 1; -2) \) và \( B(4; 3; 2) \). Viết phương trình mặt cầu \( (S) \) nhận đoạn \( AB \) làm đường kính.
A. \( (S)\colon (x+3)^2+(y+2)^2+z^2=24 \)
B. \( (S)\colon (x-3)^2+(y-2)^2+z^2=6 \)
C. \( (S)\colon (x-3)^2+(y-2)^2+z^2=24 \)
D. \( (S)\colon (x+3)^2+(y+2)^2+z^2=6 \)
Trung điểm của \( AB \) là \( I(3; 2; 0) \).
Bán kính của mặt cầu \( (S) \) là \( R=IA=\sqrt{(3-2)^2+(2-1)^2+(0+2)^2}=\sqrt{6} \).
Vậy phương trình mặt cầu là \( (S)\colon (x-3)^2+(y-2)^2+z^2=6 \).
Ví dụ 15. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(1; 3; -2)\), biết diện tích mặt cầu bằng \(100 \pi\). Khi đó phương trình mặt cầu \((S)\) là
A. \(x^2 + y^2 + z^2 - 2x - 6y + 4z - 86 = 0\)
B. \(x^2 + y^2 + z^2 - 2x - 6y + 4z + 4 = 0\)
C. \(x^2 + y^2 + z^2 - 2x - 6y + 4z + 9 = 0\)
D. \(x^2 + y^2 + z^2 - 2x - 6y + 4z - 11 = 0\)
Gọi \(R\) là bán kính của mặt cầu, áp dụng công thức diện tích mặt cầu ta có: \(4 \pi R^2 = 100 \pi \). \(\Rightarrow R = \sqrt{25} = 5\). Suy ra phương trình của mặt cầu cần tìm có dạng \((x - 1)^2 + (y - 3)^2 + (z + 2)^2 = 25.\) Hay \(x^2 + y^2 + z^2 - 2x - 6y + 4z - 11 = 0\).
Ví dụ 16. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(3;2;0)\), \(B(1;0:-4)\). Mặt cầu nhận \(AB\) làm đường kính có phương trình là
A. \(x^2 + y^2 + z^2 - 4x - 2y + 4z - 15 = 0\)
B. \(x^2 + y^2 + z^2 + 4x + 2y - 4z - 15 = 0\)
C. \(x^2 + y^2 + z^2 - 4x - 2y + 4z + 3 = 0\)
D. \(x^2 + y^2 + z^2 + 4x + 2y - 4z + 3 = 0\)
\(\overrightarrow{AB}=(-2;-2;-4)\Rightarrow AB=2\sqrt{6}\).
Vì mặt cầu nhận \(AB\) làm đường kính nên có tâm \(I(2;1;-2)\) là trung điểm của \(AB\) và bán kính \(R=\displaystyle\frac{AB}{2}=\sqrt{6}\). Phương trình của mặt cầu là \((x-2)^2+(y-1)^2+(z+2)^2=6\Leftrightarrow x^2+y^2+z^2-4x-2y+4z+3=0\).
Ví dụ 17. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;2;3)\) và \(B(-1;4;1)\). Phương trình mặt cầu đường kính \(AB\) là
A. \(x^2+(y-3)^2+(z-2)^2=3\)
B. \((x-1)^2+(y-2)^2+(z-3)^2=12\)
C. \((x+1)^2+(y-4)^2+(z-1)^2=12\)
D. \(x^2+(y-3)^2+(z-2)^2=12\)
Trung điểm \(I\) của \(AB\) có tọa độ \(I(0;3;2)\) và độ dài đường kính \(AB=2R=2\sqrt{3}\).
Từ đó, phương trình mặt cầu đường kính \(AB\) là \(x^2+(y-3)^2+(z-2)^2=3\).
Ví dụ 18. Trong không gian \(Oxyz,\) mặt cầu tâm \(I(1;2;3)\) đi qua điểm \(A(1;1;2)\) có phương trình là
A. \((x-1)^2+(y-1)^2+(z-2)^2=2\)
B. \((x-1)^2+(y-2)^2+(z-3)^2=2\)
C. \((x-1)^2+(y-2)^2+(z-3)^2=\sqrt{2}\)
D. \((x-1)^2+(y-1)^2+(z-2)^2=\sqrt{2}\)
Bán kính \(R = IA = \sqrt{2}\) nên phương trình mặt cầu là \((x-1)^2+(y-2)^2+(z-3)^2=2\).
Ví dụ 19. Trong không gian toạ độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;-2;3), B(2;3;-4)\). Gọi \((S)\) là mặt cầu có tâm \(A\) và bán kính bằng \(AB\). Phương trình mặt cầu \((S)\) là
A. \((x-1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=75\)
B. \((x-1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=11\)
C. \((x-2)^2+(y-3)^2+(z+4)^2=75\)
D. \((x+1)^2+(y-2)^2+(z+3)^2=75\)
Vì \(\vec{AB}=(1;5;-7)\) nên bán kính của mặt cầu \((S)\) là \(AB=\left|\vec{AB}\right|=\sqrt{75}\). Suy ra phương trình mặt cầu \((S)\) là \((x-1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=75\).
Ví dụ 20. Trong không gian \( Oxyz \), phương trình mặt cầu tâm \( I(2;-3;4) \) và đi qua điểm \( A(4;-2;2) \) là phương trình nào sau đây?
A. \( (x-2)^2+(y+3)^2+(z-4)^2=3 \)
B. \( (x+2)^2+(y-3)^2+(z+4)^2=9 \)
C. \( (x+2)^2+(y-3)^2+(z+4)^2=3 \)
D. \( (x-2)^2+(y+3)^2+(z-4)^2=9 \)
Ta có \( IA=\sqrt{4+1+4}=3 \). Phương trình mặt cầu là \( (x-2)^2+(y+3)^2+(z-4)^2=9 \).
Ví dụ 21. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho tứ diện \(ABCD\) có tọa độ đỉnh \(A(2;0;0)\), \(B(0;4;0)\), \(C(0;0;6)\) và \(D(2;4;6)\). Gọi \((S)\) là mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(ABCD\). Viết phương trình mặt cầu \((S')\) có tâm trùng với tâm của mặt cầu \((S)\) và có bán kính gấp 2 lần bán kính của mặt cầu \((S)\).
A. \((x-1)^2+(y-2)^2+(z-3)^2=56\)
B. \(x^2+y^2+z^2-2x-4y-6z=0\)
C. \((x+1)^2+(y+2)^2+(z+3)^2=14\)
D. \(x^2+y^2+z^2-2x+4y+6z-12=0\)
Gọi \((S)\): \(x^2+y^2+z^2-2ax-2by-2cz+d=0.\) Ta có
\[\begin{cases}A\in (S) \\ B\in (S) \\ C\in (S) \\ D\in (S)\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} -4a+d=-4 \\ -8b+d=-16 \\ -12c+d=-36 \\ -4a-8b-12c+d=-56\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} a=1 \\ b=2 \\ c=3 \\ d=0.\end{cases}\]
Từ đó suy ra \( (S)\) có tâm \(I(1;2;3), R=\sqrt{14}\).
Phương trình mặt cầu \((S')\) có tâm \(I'\equiv I(1;2;3), R'=2R=2\sqrt{14}\) là \[(x-1)^2+(y-2)^2+(z-3)^2=56.\]
Ví dụ 22. Trong không gian với hệ tọa độ \( Oxyz \), mặt cầu tâm \( I(2;1;-3) \) và tiếp xúc với trục \( Oy \) có phương trình là
A. \( (x-2)^2+(y-1)^2+(z+3)^2=4 \)
B. \( (x-2)^2+(y-1)^2+(z+3)^2 =13 \)
C. \( (x-2)^2+(y-1)^2+(z+3)^2 =9 \)
D. \( (x-2)^2+(y-1)^2+(z+3)^2 =10 \)
Mặt cầu tiếp xúc với trục \( Oy \) nên bán kính mặt cầu \( R=\sqrt{2^2+(-3)^2} =\sqrt{13}. \)
Vậy phương trình mặt cầu tâm \( I(2;1,-3) \) tiếp xúc với trục \( Oy \) có phương trình \[(x-2)^2+(y-1)^2+(z+3)^2 =13. \]
Ví dụ 23. Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt cầu \((S)\) đi qua hai điểm \(A(1;1;1)\); \(B(0;0;1)\) và có tâm nằm trên trục \(Ox\).
A. \(\left(x+1\right)^2+y^2+z^2=4\)
B. \({\left(x-1\right)}^2+y^2+z^2=2\)
C. \({\left(x+1\right)}^2+y^2+z^2=2\)
D. \({\left(x-1\right)}^2+y^2+z^2=4\)
Vì tâm \(I\) của mặt cầu \((S)\) nằm trên trục \(Ox\) nên tọa độ điểm \(I\) có dạng \(I(a;0;0)\).
Vì mặt cầu \((S)\) đi qua hai điểm \(A(1;1;1)\); \(B(0;0;1)\) nên \(IA=IB\). Do đó
\[\sqrt{(1-a)^2+1+1}=\sqrt{a^2+1} \Leftrightarrow 2a =2 \Leftrightarrow a=1.\]
Suy ra \(I(1;0;0)\) và \(R=IA=\sqrt{2}\).
Mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(1;0;0)\) và bán kính \(R=\sqrt{2}\) nên có phương trình \({\left(x-1\right)}^2+y^2+z^2=2\).
Ví dụ 24. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\) tâm \(I\) nằm trên mặt phẳng \((Oxy)\) đi qua ba điểm \(A(1;2;-4)\), \(B(1;-3;1)\), \(C(2;2;3)\). Tìm tọa độ điểm \(I\).
A. \(I(2;-1;0)\)
B. \(I(0;0;1)\)
C. \(I(0;0;-2)\)
D. \(I(-2;1;0)\)
Vì \(I\in (Oxy)\Rightarrow I(a;b;0)\). Ta có \(\vec{AI}=(a-1;b-2;4);\vec{BI}=(a-1;b+3;-1);\vec{CI}=(a-2;b-2;-3)\).
Do \(I\) là tâm cầu nên
\[\begin{aligned} \begin{cases} IA = IB\\ IA = IC\end{cases} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}(a-1)^2+(b-2)^2+4^2=(a-1)^2+(b+3)^2+1\\ (a-1)^2+(b-2)^2+4^2=(a-2)^2+(b-2)^2+9\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ & \begin{cases}-4b+20=6b+10\\ -2a+17=-4a+13\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}b=1\\ a=-2\end{cases}\Rightarrow I(-2;1;0). \end{aligned}\]
Ví dụ 25. Trong không gian \(Oxyz\), gọi \((S)\) là mặt cầu đi qua \(4\) điểm \(A(2;0;0)\), \(B(0;4;0)\), \(C(0;0;-2)\) và \(D(2;4;-2)\). Tính bán kính \(r\) của \((S)\).
A. \(r=\sqrt{6}\)
B. \(r=3\)
C. \(r=2\sqrt{2}\)
D. \(r=6\)
Giả sử \(I(a;b;c)\) là tâm mặt cầu \((S)\). Ta có
\[\begin{aligned}\begin{cases}IA^2=IB^2\\ IA^2=IC^2\\ IA^2=ID^2\end{cases} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}(a-2)^2+b^2+c^2=a^2+(b-4)^2+c^2\\ (a-2)^2+b^2+c^2=a^2+b^2+(c+2)^2\\ (a-2)^2+b^2+c^2=(a-2)^2+(b-4)^2+(c+2)^2\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}-4a+8b=12\\ -4a-4c=0\\ 8b-4c=20\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=1\\ b=2\\ c=-1.\end{cases}\end{aligned}\]
Suy ra \(r=IA=\sqrt{6}\).
Ví dụ 26. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), mặt cầu tâm \(I(2;-1;3)\) tiếp xúc với mặt phẳng \((Oxy)\) có phương trình là
A. \((x-2)^2+(y+1)^2+(z-3)^2=9\)
B. \((x-2)^2+(y+1)^2+(z-2)^2=4\)
C. \((x-2)^2+(y+1)^2+(z-3)^2=2\)
D. \((x-2)^2+(y+1)^2+(z-3)^2=3\)
Mặt phẳng \((Oxy)\) có phương trình \(z=0\).
Khoảng cách từ \(I\) đến mặt phẳng \((Oxy)\) là \(\mathrm{d}=3=R\).
Mặt cầu thỏa yêu cầu bài toán có phương trình là \[(x-2)^2+(y+1)^2+(z-3)^2=9.\]
Ví dụ 27. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(I(0;2;3)\). Viết phương trình mặt cầu \((S)\) tâm \(I\) tiếp xúc với trục \(Oy\).
A. \( x^2+(y+2)^2+(z+3)^2=2\)
B. \( x^2+(y+2)^2+(z+3)^2=3\)
C. \( x^2+(y-2)^2+(z-3)^2=4 \)
D. \( x^2+(y-2)^2+(z-3)^2=9 \)
Ta có \(R=\mathrm{d}(I;Oy)=\sqrt{0^2+3^2}=3\).
Phương trình mặt cầu \((S)\) là \( x^2+(y-2)^2+(z-3)^2=9 \).
Ví dụ 28. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(3\) điểm \(A(2;3;0)\), \(B(0;-4;1)\), \(C(3;1;1)\). Mặt cầu đi qua ba điểm \(A,B,C\) và có tâm \(I\) thuộc mặt phẳng \((Oxz)\), biết \(I(a;b;c)\). Tính tổng \(T=a+b+c\).
A. \(T=3\)
B. \(T=-3\)
C. \(T=-1\)
D. \(T=2\)
Gọi phương trình mặt cầu có dạng \((S)\colon x^2+y^2+z^2-2ax-2by-2cz+d=0\).
Mặt cầu có tâm \(I(a;b;c)\). Vì \(I\in (Oxz)\) và \(A,B,C\in (S)\) nên ta có hệ \[\begin{aligned} \begin{cases}13-4a-6b+d=0\\ 17+8b-2c+d=0\\ 11-6a-2b-2c+d=0\\ b=0\end{cases}\Leftrightarrow\& \begin{cases} 13-4a-6b+d=0\\ 4a+14b-2c=-4\\ -2a+4b-2c=2\\ b=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=-1\\b=0\\c=0\\d=-17.\end{cases} \end{aligned}\] Vậy \(T=a+b+c=-1+0+0=-1\).
Ví dụ 29. Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(1;4;3)\). Viết phương trình mặt cầu \((S)\) có tâm \(A\) và cắt trục \(Ox\) tại hai điểm \(B,C\) sao cho \(BC=6\).
A. \((S): (x-1)^2+(y-4)^2+(z-3)^2=19\)
B. \((S): (x-1)^2+(y-4)^2+(z-3)^2=28\)
C. \((S): (x-1)^2+(y-4)^2+(z-3)^2=26\)
D. \((S): (x-1)^2+(y-4)^2+(z-3)^2=34\)
Chọn \(M(1;0;0)\) thuộc \(Ox\), \(\overrightarrow{MA}=(0;4;3)\);
vec-tơ chỉ phương của \(Ox\) là \(\overrightarrow{i}=(1;0;0)\).
Gọi \(h\) là khoảng cách từ \(A\) đến \(Ox\), ta có
\(h=\mathrm{d}[A,Ox]=\displaystyle\frac{|[\overrightarrow{i},\overrightarrow{MA}]|}{|\overrightarrow{i}|}=\displaystyle\frac{|(0;-3;4)|}{|(1;0;0)|}=5\).
Bán kính mặt cầu \(R=\sqrt{CI^2+h^2}=\sqrt{34}\).
Phương trình mặt cầu là \((S): (x-1)^2+(y-4)^2+(z-3)^2=34\).
Ví dụ 30. Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;2;3)\), \(B(-2;1;5)\). Phương trình mặt cầu \((S)\) đi qua \(A,B\) và tâm thuộc trục \(Oz\) có phương trình là
A. \(x^2+y^2+(z-4)^2=9\)
B. \(x^2+y^2+(z-4)^2=14\)
C. \(x^2+y^2+(z-4)^2=16\)
D. \(x^2+y^2+(z-4)^2=6\)
Tâm \(I\) thuộc trục \(Oz\) nên \(I(0;0;c)\), khi đó
\(IA=IB\Leftrightarrow (1-0)^2+(2-0)^2+(3-c)^2=(-2-0)^2+(1-0)^2+(5-c)^2\Leftrightarrow c=4\).
Bán kính \(R=IA=\sqrt{(1-0)^2+(2-0)^2+(3-4)^2}=\sqrt{6}\).
Phương trình mặt cầu là \((S)\colon x^2+y^2+(z-4)^2=6\).
Ví dụ 31. Trong không gian \( Oxyz \), mặt phẳng \( (Oyz) \) cắt mặt cầu \( (S) \colon x^2 + y^2 + z^2 + 2x - 2y + 4z - 3 = 0 \) theo giao tuyến là một đường tròn. Tìm toạ độ tâm đường tròn đó.
A. \( \left( 0;-1;2 \right) \)
B. \( \left( 0;1;-2 \right) \)
C. \( \left( -1;0;0 \right) \)
D. \( \left( 0;2;-4 \right) \)
Mặt cầu \( (S) \) có tâm \( I(-1;1;-2) \). Tâm của đường tròn giao tuyến \( I' \) là hình chiếu vuông góc của \( I \) lên mặt phẳng \( Oyz \), suy ra tâm \( I'(0;1;-2) \).
Ví dụ 32. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), mặt cầu \(x^2+y^2+z^2-2x-4y+6z-2=0\) cắt mặt phẳng \(Oxy\) theo giao tuyến là một đường tròn. Tìm tâm và bán kính của đường tròn này.
A. \(I\left(1;-2;0\right),r=\sqrt{5}\)
B. \(I\left(1;2;0\right),r=2\sqrt{5}\)
C. \(I\left(1;2;0\right),r=\sqrt{7}\)
D. \(I\left(-1;-2;0\right),r=2\sqrt{7}\)
Mặt cầu có tâm \(A(1;2;-3)\), bán kính \(R=\sqrt{1^2+2^2+(-3)^2+2}=4\).
Tâm \(I\) của đường tròn là hình chiếu của điểm \(A\) trên mặt phẳng \((Oxy)\) nên \(I(1;2;0)\), và bán kính \[r=\sqrt{R^2-\mathrm{d}^2(A,(Oxy))}=\sqrt{7}.\]
Ví dụ 33. Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\colon x^2+y^2+z^2=16\) cắt mặt phẳng \((Oxy)\) theo giao tuyến là đường tròn \((C)\). Một hình nón có đỉnh \(I(0;0;3)\) và đáy là hình tròn \((C)\) có đường sinh bằng bao nhiêu?
A. \(5\)
B. 3
C. 4
D. \(\sqrt{7}\)
\((S)\) có tâm \(O(0;0;0)\) và bán kính \(R=4\) do đó giao tuyến của nó với \((Oxy)\) là đường tròn có bán kính là \(R\). Đường cao hình nón là \(d=\mathrm{d}(I,(Oxy))=3\). Vậy độ dài đường sinh là \(l=\sqrt{d^2+R^2}=5.\)
Ví dụ 34. Trong không gian \(Oxyz\) cho \(3\) điểm \(A(2;0;0)\); \(B(0;3;0)\); \(C(2;3;6)\). Thể tích khối cầu ngoại tiếp tứ diện \(O.ABC\) là
A. \(49\pi \)
B. \(\displaystyle\frac{1372\pi }{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{341\pi }{6}\)
D. \(\displaystyle\frac{343\pi }{6}\)
Chú ý bốn đỉnh \(O,A,B,C\) là bốn đỉnh của hình hộp chữ nhật có các kích thước \(2;3;6\). Vậy \(R=\displaystyle\frac{1}{2}\sqrt{2^2+3^2+6^2}=\displaystyle\frac{7}{2}\).
Từ đó suy ra \(V=\displaystyle\frac{4}{3}\pi\cdot R^3=\displaystyle\frac{343\pi}{6}\).
Ví dụ 35. Trong không gian \(Oxyz\) cho ba điểm \(A(2;0;0)\), \(B(0;-3;0)\) và \(C(0;0;6)\). Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(OABC\) là
A. \(\sqrt{11}\)
B. \(\displaystyle\frac{7}{2}\)
C. \(\displaystyle\frac{7}{3}\)
D. \(11\)
Giả sử phương trình mặt cầu là \(x^2+y^2+z^2+2ax+2by+2cz+d=0\). Từ giả thiết ta có hệ sau \[\begin{cases} 2^2+4a+d=0\\ (-3)^2-6b+d=0\\ 6^2+12c+d=0\\ d=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} a=-1\\ b=\displaystyle\frac{3}{2}\\ c=-3\\d=0.\end{cases}\] Vậy \(R=\sqrt{a^2+b^2+c^2-d}=\displaystyle\frac{7}{2}\).
Ví dụ 36. Trong không gian với hệ trục \(Oxyz\), cho các điểm \(A(1; 0; 0)\), \(B(0; 2; 0)\), \(C(0; 0; -2)\). Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(OABC\) là
A. \(\displaystyle\frac{7}{2}\)
B. \(\displaystyle\frac{1}{2}\)
C. \(\displaystyle\frac{3}{2}\)
D. \(\displaystyle\frac{5}{2}\)
Gọi \(I(a; b; c)\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(OABC\). Khi đó \[\begin{cases}OI^2=AI^2\\ OI^2=BI^2\\ OI^2=CI^2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a^2+b^2+c^2=(a-1)^2+b^2+c^2\\ a^2+b^2+c^2=a^2+(b-2)^2+c^2\\ a^2+b^2+c^2=a^2+b^2+(c+2)^2\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}a=\displaystyle\frac{1}{2}\\ b=1\\ c=-1.\end{cases}\] Suy ra bán kính \(R=OI=\displaystyle\frac{3}{2}\).