ÔN TẬP CHƯƠNG IV

Bài 3. PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI VỚI HỆ SỐ THỰC

Gồm các dạng bài tập

  • Dạng 1. Giải phương trình bậc hai và tính giá trị của biểu thức liên quan đến các nghiệm
  • Dạng 2. Xây dựng phương trình bậc hai có nghiệm cho trước
  • Dạng 3. Sử dụng định lí Viet
  • Dạng 4. Phương trình bậc cao

Dạng 1. Giải phương trình bậc hai và tính giá trị của biểu thức liên quan đến các nghiệm

Ví dụ 1. Phương trình \(z^2+z+3=0\) có hai nghiệm \(z_1\), \(z_2\) trên tập hợp số phức. Tính giá trị của biểu thức \(P=z_1^2+z_2^2\).

A. \(P=-5\)

B. \(P=-\displaystyle\frac{21}{2}\)

C. \(P=6\)

D. \(P=7\)

Có \(z^2+z+3=0\Leftrightarrow z=-\displaystyle\frac{1}{2}+i\displaystyle\frac{\sqrt{11}}{2}\ \vee\ z=-\displaystyle\frac{1}{2}-i\displaystyle\frac{\sqrt{11}}{2}.\)

Vậy \(P=\left(-\displaystyle\frac{1}{2}+i\displaystyle\frac{\sqrt{11}}{2}\right)^2+\left(-\displaystyle\frac{1}{2}-i\displaystyle\frac{\sqrt{11}}{2}\right)^2=-5\).

Ví dụ 2. Gọi \(z_0\) là nghiệm phức có phần ảo âm của phương trình \(2z^2 - 6z + 5 = 0\). Tìm \(iz_0\)?

A. \(i\cdot z_0 = - \displaystyle\frac{1}{2} + \displaystyle\frac{3}{2}i\)

B. \(i\cdot z_0 = \displaystyle\frac{1}{2} + \displaystyle\frac{3}{2}i\)

C. \(i\cdot z_0 = - \displaystyle\frac{1}{2} - \displaystyle\frac{3}{2}i\)

D. \(i\cdot z_0 = \displaystyle\frac{1}{2} - \displaystyle\frac{3}{2}i\)

Xét phương trình \[2z^2 - 6z + 5 = 0 \Leftrightarrow z = \displaystyle\frac{3}{2} + \displaystyle\frac{1}{2}i\ \vee\ z = \displaystyle\frac{3}{2} - \displaystyle\frac{1}{2}i \Rightarrow z_0 = \displaystyle\frac{3}{2} - \displaystyle\frac{1}{2}i \Rightarrow i\cdot z_0 = \displaystyle\frac{1}{2} + \displaystyle\frac{3}{2}i.\]

Ví dụ 3. Gọi \(z_1\), \(z_2\) là các nghiệm của phương trình \(z^2-2z + 5 = 0\). Tính \(P = z_1^4 + z_2^4\).

A. \(-14\)

B. \(-14i\)

C. \(14\)

D. \(14i\)

\(\bullet\) Ta có \(z^2 - 2z + 5 = 0 \Leftrightarrow z = 1 + 2i\ \vee\ z = 1 - 2i.\)

\(\bullet\) Do đó \(P = z_1^4 + z_2^4 = (1 + 2i)^4 + (1 - 2i)^4 = -14\).

Ví dụ 4. Gọi \(z_1\) và \(z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2-6z+11=0\). Tính giá trị của biểu thức \(H=|3z_1|-|z_2|\).

A. \(H=22\)

B. \(H=11\)

C. \(H=2\sqrt{11}\)

D. \(H=\sqrt{11}\)

Ta có \[z^2-6z+11=0\Leftrightarrow z_1=3+\sqrt{2}i\ \vee\ z_2=3-\sqrt{2}i.\]

Mà \(|z_1|=|z_2|\) nên \[H=|3z_1|-|z_2|=3|z_1|-|z_1|=2|z_1|=2\left|3+\sqrt{2}i\right|=2\sqrt{11}.\]

Ví dụ 5. Gọi \(z_1\) và \(z_2\) là các nghiệm phức của phương trình \(z^2-2z+5=0\). Giá trị của biểu thức \(z_1^4+z_2^4\) bằng

A. \(14\)

B. \(-7\)

C. \(-14\)

D. \(7\)

\(z^2-2z+5=0 \quad (1)\).

\(\Delta_{(1)}^{'}=-4=4i^2\).

Vậy \(2\) nghiệm phức của \((1)\) là \(z_1=1+2i\) và \(z_2=1-2i.\)

\(z_1^4+z_2^4=(1+2i)^4+(1-2i)^4=-14\).

Ví dụ 6. Cho \(z_1,z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(2z^2+1=0\), trong đó số phức \(z_1\) có phần ảo âm. Tính \(z_1+3z_2\).

A. \(z_1+3z_2=\sqrt{2}i\)

B. \(z_1+3z_2=-\sqrt{2}\)

C. \(z_1+3z_2=-\sqrt{2}i\)

D. \(z_1+3z_2=\sqrt{2}\)

Phương trình tương đương với \(z^2=-\displaystyle\frac{1}{2} =\displaystyle\frac{i^2}{2} \Leftrightarrow z_1= -\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}i \ \vee\ z_2=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}i\).

Từ giả thiết ta có \(z_1= -\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}i\), \(z_2=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}i\).

Suy ra \(z_1+3z_2=\sqrt{2}i\).

Ví dụ 7. Gọi \(z_1\), \(z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(2z^2+\sqrt{3}z+3=0\). Khi đó \(\displaystyle\frac{z_1}{z_2}+\displaystyle\frac{z_2}{z_1}\) bằng

A. \(\displaystyle\frac{3}{2}i\)

B. \(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}+\displaystyle\frac{3}{2}i\)

C. \(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\)

D. \(-\displaystyle\frac{3}{2}\)

Theo định lí vi-ét ta có \(\begin{cases} z_1+z_2=-\displaystyle\frac{ \sqrt{3}}{2}\\ z_1z_2=\displaystyle\frac{3}{2}.\end{cases}\)

Ta có

\[\begin{aligned} &\displaystyle\frac{z_1}{z_2}+\displaystyle\frac{z_2}{z_1} = \displaystyle\frac{z_1^2+z_2^2}{z_1z_2}=\displaystyle\frac{(z_1+z_2)^2-2z_1z_2}{z_1z_2} =\displaystyle\frac{\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\right)^2-2\cdot\displaystyle\frac{3}{2}}{\displaystyle\frac{3}{2}}=-\displaystyle\frac{3}{2}. \end{aligned}\]

Ví dụ 8. Phương trình \(z^2+2z+10=0\) có hai nghiệm là \(z_1\); \(z_2\). Giá trị của \(\left|z_1-z_2\right|\) là

A. \(4\)

B. \(3\)

C. \(6\)

D. \(2\)

Ta có \(z^2+2z+10=0 \Leftrightarrow (z+1)^2=-9=9i^2 \Leftrightarrow z+1=3i\ \vee\ z+1=-3i\Leftrightarrow z=-1+3i\ \vee\ z=-1-3i.\)

Do vai trò của \(z_1\), \(z_2\) như nhau nên ta giả sử \(z_1=-1+3i\), \(z_2=-1-3i\).

Vậy \(\left|z_1-z_2\right|=\left|6i\right|=6.\)

Ví dụ 9. Gọi \(z_1\), \(z_2\) là hai nghiệm của phương trình \(z^2+2z+10=0\). Tính giá trị của biểu thức \(A=|z_1|^2+|z_2|^2\).

A. \(A=2\sqrt{10}\)

B. \(A=20\)

C.\(A=10\)

D. \(A=\sqrt{10}\)

Phương trình có hai nghiệm là \(z_1=-1-3i\), \(z_2=-1+3i\).

Suy ra \(A=|z_1|^2+|z_2|^2=20\).

Ví dụ 10. Gọi \(z_1,~z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2-5z+7=0\). Giá trị của biểu thức \(|z_1-z_2|\) là

A. \(\sqrt{3}i\)

B. \(-\sqrt{3}i\)

C. \(\sqrt{3}\)

D. \(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\)

Ta có \(z^2-5z+7=0\Leftrightarrow z=\displaystyle\frac{5}{2}+\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}i\ \vee\ z=\displaystyle\frac{5}{2}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}i.\)

Không mất tính tổng quát, giả sử \(z_1=\displaystyle\frac{5}{2}+\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}i,~z_2=\displaystyle\frac{5}{2}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}i\) khi đó \(|z_1-z_2|=\left|\sqrt{3}i\right|=\sqrt{3}\).

Ví dụ 11. Gọi \( z_1, z_2 \) là hai nghiệm phức của phương trình \( z^2 + 2z +5 =0 \), trong đó \( z_1 \) có phần ảo dương. Số phức liên hợp của số phức \( z_1 + 2 z_2 \) là

A.\( -3 + 2i \)

B. \( 3 - 2i \)

C.\( 2 + i \)

D.\( 2 - i \)

Ta có \( z^2 + 2z + 5 = 0 \Leftrightarrow z = -1 - 2i \ \vee\ z = - 1 + 2i \Rightarrow z_1 = - 1 + 2i,\ z_2 = -1 - 2i \Rightarrow \overline{z_1 + 2 z_2} = -3 + 2i \).

Ví dụ 12. Kí hiệu \(z_1\), \(z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2+4z+5=0\). Giá trị của \(\left|z_1\right|^2+\left|z_2\right|^2\) bằng

A. \(10\)

B.\(6\)

C. \(20\)

D. \(14\)

Ta có \(\Delta =16-20=-4\), do đó phương trình có hai nghiệm phức \(z_1=-2+i\ \vee\ z_2=-2-i.\)

Vậy \(\left|z_1\right|^2+\left|z_2\right|^2=10\).

Ví dụ 13. Kí hiệu \(z_1\), \(z_2\) là hai nghiệm của phương trình \(z^2-4z+5=0\). Giá trị của \(|z_1|^2+|z_2|^2\) bằng

A. \(6\)

B. \(10\)

C\(2\sqrt{5}\).

D.\(4\)

Ta có \(z^2-4z+5=0\Leftrightarrow z=2+i \ \vee\ z=2-i.\)

Khi đó \(z_1=2+i\), \(z_2=2-i\) và \(|z_1|^2=|z_2|^2=5\).

Vậy \(|z_1|^2+|z_2|^2=5+5=10\).

Ví dụ 14. Gọi \(z_1\), \(z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(2z^2+\sqrt{3}z+3=0\). Giá trị của biểu thức \(T=z^2_1+z^2_2\) bằng

A. \(T=\displaystyle\frac{3}{18}\)

B. \(T=-\displaystyle\frac{9}{8}\)

C.\(T=3\)

D. \(T=-\displaystyle\frac{9}{4}\).

Ta có \(z^2+\sqrt{3}z+3=0\Leftrightarrow z_1=-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{4}+\displaystyle\frac{\sqrt{21}}{4}i\ \vee\ z_2=-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{4}-\displaystyle\frac{\sqrt{21}}{4}i.\)

Suy ra \(T=\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{4}+\displaystyle\frac{\sqrt{21}}{4}i\right)^2+\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{4}-\displaystyle\frac{\sqrt{21}}{4}i\right)^2=-\displaystyle\frac{9}{4}\)

Ví dụ 15. Kí hiệu \(z_1\), \(z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2+2z+11=0\). Khi đó giá trị của biểu thức \(A=\left |z_1 \right |^2+\left |z_2 \right |^2\) bằng

A. \(2\sqrt{11}\)

B. \(22\)

C. \(11\)

D. \(24\)

Phương trình \(z^2+2z+11=0\) có nghiệm \(z_1=-1+\sqrt{10}i\), \(z_2=-1-\sqrt{10}i\).

Khi đó, \[A=\left |-1+\sqrt{10}i \right |^2+\left |-1-\sqrt{10}i \right |^2=2\left(1+10\right) =22.\]

Ví dụ 16. Kí hiệu \(z_1,~z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2-2z+7=0\). Giá trị của \(|z_1|+|z_2|\) bằng

A. \(2\sqrt{7}\)

B. \(\sqrt{7}\)

C. \(14\)

D. \(10\)

Ta có \(z^2-3z+5=0\Leftrightarrow z=1+\sqrt{6}i\ \vee\ z=1-\sqrt{6}i.\)

Suy ra \(|z_1|=|z_2|=\sqrt{7}\). Do đó \(|z_1|+|z_2|=2\sqrt{7}\).

Ví dụ 17. Gọi \(z_0\) là nghiệm phức có phần ảo dương của phương trình \(z^2 + 2z + 10 = 0\). Tính \(iz_0\).

A. \(iz_0 = 3 - i\)

B. \(iz_0 = -3i + 1\)

C. \(iz_0 = -3 - i\)

D. \(iz_0 = 3i - 1\)

Ta có \(z^2 + 2z + 10 = 0 \Leftrightarrow z = -1 + 3i \ \vee\ z = -1 - 3i.\)

Suy ra \(z_0 = -1 + 3i\). Do đó \(iz_0 = i(-1 + 3i) = -3 - i\).

Ví dụ 18.Kí hiệu \(z_1\), \(z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2 - 3z + 5=0\). Giá trị của \(\left|z_1\cdot z_2\right|\) bằng

A. \(5\)

B. \(-\displaystyle\frac{1}{2}\)

C. \(\displaystyle\frac{1}{2}\)

D. \(3\)

Ta có \(\left|z_1\cdot z_2\right|=\dfrac{c}{a}= \left|5\right|=5\).

Ví dụ 19. Gọi \(z_1,z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2-4z+5=0\). Giá trị của biểu thức \(|z_1^2|+|z_2^2|\) bằng

A. \(6-8i\)

B. \(20 \)

C. \(6\)

D. \(10\)

Ta có \(\Delta' = 4-5=-1=i^2\).

Phương trình có hai nghiệm phức \(z_1=2+i,z_2=2-i\).

Vậy \(|z_1^2|+|z_2^2|=10\).

Ví dụ 20. Kí hiệu \(z_1\) và \(z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2 - z + 1 = 0\). Giá trị của \(|z_1| + |z_2|\) bằng

A. \(3\)

B. \(1\)

C. \(2\)

D. \(\sqrt{2}\)

Phương trình \(z^2 - z + 1 = 0\) có hai nghiệm là \(z= \displaystyle\frac{1}{2} - \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}i \ \vee\ z = \displaystyle\frac{1}{2} + \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}i.\)

Vậy \(|z_1| = |z_2| = 1 \Rightarrow |z_1| + |z_2| = 2\).

Ví dụ 21. Gọi \(z_1, z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2 + 2z + 5 = 0\), trong đó \(z_1\) có phần ảo dương. Tìm số phức liên hợp của số phức \(z_1 + 2z_2\).

A. \(- 3 + 2i\)

B. \(3 - 2i\)

C. \(2 + i\)

D. \(2 - i\)

ét phương trình \(z^2 + 2z + 5 = 0 \Leftrightarrow \left(z + 1\right)^2 = - 4 \Leftrightarrow z_1 = - 1 + 2i\ \vee\ z_2 = - 1 - 2i\)

Khi đó \(w = z_1 + 2z_2 = - 3 - 2i \Rightarrow\) số phức liên hợp là \(\overline{w} = - 3 + 2i\).

Ví dụ 22. Gọi \(z_1\) và \(z_2\) lần lượt là hai nghiệm của phương trình \(z^2-4z+5=0\). Giá trị của biểu thức \(P=\left(z_1-2z_2\right)\overline{z}_2-4z_1\) bằng

A. \(-10\)

B. \(10\)

C. \(-5\)

D. \(-15\)

Ta có \(P=z_1\cdot\overline{z}_2-2z_2\cdot\overline{z}_2-4z_1=(z_1)^2-2|z_2|^2-4z_1=(z_1)^2-2|z_1|^2-4z_1\).

Giải phương trình đã cho, thu được hai nghiệm là \(2\pm \mathrm{i}\).

Nếu \(z_1=2-\mathrm{i}\) thì \(P=(2-\mathrm{i})^2-2(2^2+1^2)-4(2-\mathrm{i})=4-4\mathrm{i}+\mathrm{i}^2-10-8+4\mathrm{i}=-15\).

Nếu \(z_1=2+\mathrm{i}\) thì \(P=(2+\mathrm{i})^2-2(2^2+1^2)-4(2+\mathrm{i})=4+4\mathrm{i}+\mathrm{i}^2-10-8-4\mathrm{i}=-15\).

Vậy \(P=-15\).

Ví dụ 23. Kí hiệu \(z_1\), \(z_2\) là các nghiệm của phương trình \(z^2+2z+10=0\). Giá trị của \(\displaystyle\frac{\left| z_1 \right|}{\left| z_2 \right|}\) bằng

A. \(1\)

B. \(4\)

C. \(\sqrt{10}\)

D. \(2\)

Do \(\Delta'=-9 < 0\) nên \(z_1\) và \(z_2\) là các số phức và \(z_1=\overline{z_2}\), do đó \(\displaystyle\frac{\left| z_1 \right|}{\left| z_2 \right|}=1\).

Ví dụ 24. Gọi \(z_{1}\), \(z_{2}\) là các nghiệm của phương trình \(z^{2}+4z+9=0\), số phức \(z_{1} \overline{z_{2}} + \overline{z_{1}} z_{2}\) bằng

A. \( 2i \)

B. \( 10i \)

C. \( -2 \)

D. \( 10 \)

Ta có \(z^{2}+4z+9 =0 \Leftrightarrow z=-2-\sqrt{5}i,\ z = -2 + \sqrt{5}i.\)

Do \(z_{1} \overline{z_{2}} + \overline{z_{1}} z_{2} \) đối xứng nên ta chọn \(z_{1} = -2-\sqrt{5}i\) và \(z_{2}=-2+\sqrt{5}i\).

\(\Rightarrow z_{1} \overline{z_{2}} + \overline{z_{1}} z_{2} = \left(-2-\sqrt{5}i\right)^{2} + \left(-2+\sqrt{5}i\right)^{2} = -2\).

Ví dụ 25. Ký hiệu \(z_1,z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2-4z+6=0\). Giá trị của \(|z_1| + |z_2|\) bằng

A. \(\sqrt{6}\)

B. \(2\sqrt{6}\)

C. \(12\)

D. \(4\)

Ta có \(z^2-4z+6=0 \Leftrightarrow z= 2 + \sqrt{2} i \ \vee\ z= 2 - \sqrt{2} i .\)

Do đó \(|z_1| + |z_2| = \sqrt{6} +\sqrt{6} =2\sqrt{6}\).

Ví dụ 26. Kí hiệu \(z_1\) là nghiệm phức có phần ảo âm của phương trình \(4z^2-16z+17=0\). Trên mặt phẳng tọa độ, điểm nào dưới đây là điểm biểu diễn số phức \(w=(1+2i)z_1-\displaystyle\frac{3}{2}i\)?

A. \(M(-2;1)\)

B. \(M(3;-2)\)

C. \(M(3;2)\)

D. \(M(2;1)\)

Ta có \(z_1=2-\displaystyle\frac{1}{2}i \Rightarrow w=(1+2i)\left(2-\displaystyle\frac{1}{2}i\right)-\displaystyle\frac{3}{2}i=3+2i \Rightarrow M(3;2)\).

Ví dụ 27. Gọi \(z_1,z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2-5z+7=0\). Tính \(P=|z_1|^2+|z_2|^2\).

A. \(4\sqrt{7}\)

B. \(56\)

C. \(14\)

D. \(2\sqrt{7}\)

Do \(z_1,z_2\) là các nghiệm phức của phương trình \(z^2-5z+7=0\) nên chúng liên hợp với nhau, và

\[|z_1|=|z_2|=\sqrt{|z_1|\cdot|z_2|} =\sqrt{|z_1z_2|}= \sqrt{7}\Rightarrow P=7+7=14.\]

Ví dụ 28. Gọi \(z_{1}\), \(z_{2}\) là 2 nghiệm phức của phương trình \(4z^{2}-8z+5=0\). Giá trị của biểu thức \(\left|z_{1}\right|^2 + \left|z_{2}\right|^2\) là

A. \(\displaystyle\frac{5}{2}\)

B. \(\displaystyle\frac{3}{2}\)

C. \(2\)

D. \(\displaystyle\frac{5}{4}\)

Ta có \(4z^{2}-8z+5=0\) có hai nghiệm là \(z_{1}=1+\displaystyle\frac{1}{2}i\) và \(z_{2}=1-\displaystyle\frac{1}{2}i\) \(\Rightarrow \left|z_{1}\right|^2 + \left|z_{2}\right|^2 = \displaystyle\frac{5}{2}\).

Ví dụ 29. Gọi \(z_1, z_2\) là hai nghiệm của phương trình \(z^2 + 2z+10=0\). Giá trị \(T= |z_1|^2 + |z_2|^2\) bằng

A. \(4\)

B. \(6\)

C. \(10\)

D. \(20\)

Ta có \(z^2+2z+10=0 \Leftrightarrow z=-1+3i\ \vee\ z=-1-3i.\)

Từ đó suy ra \(T = \left(\sqrt{(-1)^2+3^2}\right)^2 + \left(\sqrt{(-1)^2+(-3)^2}\right)^2 = 20\).

Ví dụ 30. Gọi \(z_1\) và \(z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(4z^2-4z+3=0\). Giá trị của \(\left|z_1\right|+\left|z_2\right|\) bằng

A. \(3\sqrt{2}\)

B. \(2\sqrt{3}\)

C. \(3\)

D. \(\sqrt{3}\)

Ta có \(4z^2-4z+3=0\Leftrightarrow z=\displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}i\ \vee\ z=\displaystyle\frac{1}{2}-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}i.\)

Suy ra \(\left|z_1\right|+\left|z_2\right|=\left|\displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}i\right|+\left|\displaystyle\frac{1}{2}-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}i\right|=\sqrt{3}\).

Ví dụ 31. Gọi \(z_1\), \(z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2-2z+10=0\), trong đó \(z_1\) có phần ảo âm. Tìm số phức \(w=z_1+2z_2\).

A. \(w=3+3i\)

B. \(w=3-3i\)

C. \(w=-3+3i\)

D. \(w=3\)

Xét phương trình \(z^2-2z+10=0 \Leftrightarrow {z}_{1}=1-3i\ \vee\ {z}_{2}=1+3i.\)

Vậy \(w={z}_{1}+2{z}_{2}=3+3i\).

Ví dụ 32. Gọi \( z_1 \), \( z_2 \) là hai nghiệm phức của phương trình \( z^2+2z+5=0 \). Môđun của số phức \( z_1^2+z_2^2 \) bằng

A. \( 10 \)

B. \( 6 \)

C. \( -6 \)

D. \( 2 \)

Phương trình \( z^2+2z+5=0 \) có hai nghiệm phức \( z_{1,2}=-1\pm 2i \). Do đó \[z_1^2+z_2^2=\left(-1-2i\right)^2+\left(-1+2i\right)^2=6.\]

Ví dụ 33. Kí hiệu \(z_1\), \(z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2+4=0\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là các điểm biểu diễn của \(z_1\), \(z_2\) trên mặt phẳng tọa độ. Tính \(T=OM+ON\), với \(O\) là gốc tọa độ.

A. \(T=4\)

B. \(T=2\)

C. \(T=2\sqrt{2}\)

D. \(T=8\)

Ta có \(z^2+4=0\Leftrightarrow z=2i\ \vee\ z=-2i.\)

Suy ra \(M(0;2)\), \(N(0;-2)\) lần lượt là các điểm biểu diễn của \(z_1\), \(z_2\) trên mặt phẳng tọa độ.

Do đó \(T=OM+ON=2+2=4\).

Ví dụ 34. Gọi \(A,B\) lần lượt là điểm biểu diễn hai nghiệm phức của phương trình \(z^2+2z+5=0\) trên mặt phẳng phức. Tính độ dài đoạn thẳng \(AB\).

A. \(6\)

B. \(2\)

C. \(4\)

D. \(12\)

Ta có \(z^2+2z+5=0 \Leftrightarrow (z+1)^2=4i^2 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &z=-1+2i \\ &z=-1-2i \end{aligned}\right. \)

Đặt \(A(-1;2),B(-1;-2)\), suy ra \(\overrightarrow{AB}=(0;-4) \Rightarrow AB=4\).

Ví dụ 35. Gọi \(z_1\), \(z_2\) là các nghiệm phức của phương trình \(z^2-2z+10 = 0\). Giả sử \(A\), \(B\) lần lượt là các điểm biểu diễn \(z_1\), \(z_2\) trên mặt phẳng phức. Tính độ dài đoạn thẳng \(AB\).

A. \(AB = 6\)

B. \(AB = \sqrt{10}\)

C. \(AB = 2\sqrt{10}\)

D. \(AB = 2\)

Ta có \(z_1=1+3i\) và \(z_2=1-3i \Rightarrow A(1;3)\) và \(B(1;-3) \Rightarrow AB = 6.\)

Ví dụ 36. Gọi \(z_1\) là nghiệm phức có phần ảo dương của phương trình \(2z^2-2z+5=0\). Tính mô đun của số phức \(\displaystyle\frac{1}{z_1}+i^{2020}\cdot z_1\) bằng

A. \(\displaystyle\frac{\sqrt{130}}{10}\)

B. \(\displaystyle\frac{\sqrt{10}}{130}\)

C. \(\sqrt{13}\)

D. \(\sqrt{10}\)

Ta có \(i^2=-1\Rightarrow i^{2020}=(i^2)^{1010}=(-1)^{1010}=1\).

\(2z^2-2z+5=0\Leftrightarrow z=\displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{3}{2}i\ \vee\ z=\displaystyle\frac{1}{2}-\displaystyle\frac{3}{2}i.\)

Vì \(z_1\) là nghiệm phức có phần ảo dương nên \(z_1=\displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{3}{2}i\).

Suy ra \(\displaystyle\frac{1}{z_1}+i^{2020}\cdot z_1=\displaystyle\frac{1}{\displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{3}{2}i}+i^{2020}\cdot \left(\displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{3}{2}i \right)=\displaystyle\frac{1}{5}-\displaystyle\frac{3}{5}i+\displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{3}{2}i=\displaystyle\frac{7}{10}+\displaystyle\frac{9}{10}i\).

Vậy \(\left|\displaystyle\frac{1}{z_1}+i^{2020}\cdot z_1 \right|=\sqrt{\left(\displaystyle\frac{7}{10} \right)^2+\left(\displaystyle\frac{9}{10} \right)^2 }=\displaystyle\frac{\sqrt{130}}{10} \).

Ví dụ 37. Gọi \(z_1\), \(z_2\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2-4z+5=0\); \(M,N\) lần lượt là các điểm biểu diễn \(z_1\), \(z_2\) trên mặt phẳng phức. Độ dài đoạn thẳng \(MN\) là

A. \(2\)

B. \(2\sqrt{5}\)

C. \(4\)

D. \(\sqrt{2}\)

Phương trình \(z^2-4z+5=0\) có hai nghiệm là \(z_1=2+i\) và \(z_2=2-i\).

Vậy \(M(2;1),N(2;-1)\) nên \(MN=2\).

Ví dụ 38. Gọi \(z_1\) là số phức có phần ảo âm của phương trình \(z^2+2 z+2=0.\) Tìm số phức liên hợp của \(w=\left(1+2i\right)z_1.\)

A. \(\overline{w}=1-3i\)

B. \(\overline{w}=1+3i\)

C. \(\overline{w}=-3+i\)

D. \(\overline{w}=-3-i\)

Ta có \(z^2+2 z+2=0 \Leftrightarrow z=-1-i\ \vee\ z=-1+i.\)

Do đó \(z_1=-1-i.\) Suy ra \(w=\left(1+2i\right)z_1=1-3i\) và \(\overline{w}=1+3i\).

Ví dụ 39. Giả sử \(z_1\), \(z_2\) là hai nghiệm của phương trình \(z^2-2z+5=0\) và \(A\), \(B\) là các điểm biểu diễn của \(z_1\), \(z_2\). Khi đó tọa độ trung điểm \(I\) của \(AB\) là

A. \(I(0;1)\)

B. \(I(-1;0)\)

C. \(I(1;1)\)

D. \(I(1;0)\)

Phương trình \(z^2-2z+5=0\) có hai nghiệm phức là \(z_1=1+2i\), \(z_2=1-2i\).

Điểm \(A,B\) biểu diễn số phức \(z_1\), \(z_2\) nên có tọa độ \(A(1;2)\), \(B(1;-2)\).

Suy ra trung điểm \(I\) của đoạn \(AB\) có tọa độ là \(I(1;0)\).

Ví dụ 40. Gọi \(A\) và \(B\) là hai điểm trong mặt phẳng biểu diễn hai nghiệm phức phân biệt của phương trình \(z^2+6z+12=0\). Tính độ dài của đoạn thẳng \(AB\).

A. \(AB=2\sqrt{3}\)

B. \(AB=\sqrt{3}\)

C. \(AB=3\)

D. \(AB=12\)

Ta có \(z^2+6z+12=0\Leftrightarrow z_1=-3-\sqrt{3}i\ \vee\ z_2=-3+\sqrt{3}i\). Do đó, \(A\left(-3;-\sqrt{3}\right)\) và \(B\left(-3;\sqrt{3}\right)\).

Ta tính được \(AB=2\sqrt{3}\).

Ví dụ 41. Gọi \(z_1\), \(z_2\) là các nghiệm của phương trình \(z^2+4z+5=0\). Đặt \(w=(1+z_1)^{100}+(1+z_2)^{100}\). Khi đó

A. \(w=2^{50}i\)

B. \(w=-2^{51}\)

C. \(w=2^{51}\)

D. \(w=-2^{50}i\)

Có \(z^2+4z+5=0\Leftrightarrow z_1=-2+i\ \vee\ z_2=-2-i.\)

\[\begin{aligned} w=&(1+z_1)^{100}+(1+z_2)^{100}=(-1+i)^{100}=(1+i)^{100}\\ =&\left((1-i)^2\right)^{50}+\left((1+i)^2\right)^{50}\\ =&(-2i)^{50}+(2i)^{50}=-2^{50}-2^{50}=-2^{51}. \end{aligned}\]

Ví dụ 42. Gọi \(z_1, z_2\) là hai nghiệm của phương trình \(z^2-z+2=0\). Tìm phần ảo của số phức \(w= \left[ (i-z_1)(i-z_2)\right]^{2018}\).

A. \(2^{1009}\)

B. \(-2^{1009}\)

C. \(2^{2018}\)

D. \(-2^{2018}\)

Áp dụng định lý Vi-et ta có \(z_1+z_2=1,\ z_1 \cdot z_2 =2.\)

Mặt khác, ta có \[w= \left[ i^2-i(z_1+z_2)+z_1z_2\right]^{2018}=(1-i)^{2018}= \left[(1-i)^2\right]^{1009} =(-2i)^{1009}= -2^{1009}\cdot i\cdot (i^2)^{504}=-2^{1009}\cdot i.\]

Vậy phần ảo của \(w\) là \(-2^{1009}\).

Ví dụ 43. Gọi \(z_1,z_2\) là hai nghiệm của phương trình \(z^2-7z+51i^{2008}=0\). Tính giá trị biểu thức \(P=2z_1-z_1z_2+2z_2\).

A. \(P=-37\)

B. \(P=58\)

C. \(P=-65\)

D. \(P=-44\)

Ta có \(z^2-7z+51i^{2008}=0\Leftrightarrow z^2-7z+51=0\).

Theo định lý Vi-ét ta có \(z_1+z_2=7,\ z_1\cdot z_2=51.\)

Từ đó suy ra \(P=2z_1-z_1z_2+2z_2=2(z_1+z_2)-z_1z_2=14-51=-37.\)

Ví dụ 44. Trong mặt phẳng phức, gọi \(M, N\) là điểm biểu diễn của các số phức là nghiệm của phương trình \(z^2-4z+9=0.\) Tính độ dài đoạn thẳng \(MN\).

A. \(MN=4\)

B. \(MN=5\)

C. \(MN=20\)

D. \(MN=2\sqrt5\)

\[\begin{aligned}MN^2=\ &|z_1-z_2|^2=(z_1-z_2)(\bar{z_1}-\bar{z_2})=(z_1-z_2)(z_2-z_1)\\ =\ &-(z_1-z_2)^2=-(z_1+z_2)^2+4z_1z_2=20.\end{aligned}\] Suy ra \(MN=2\sqrt5.\)

Dạng 2. Xây dựng phương trình bậc hai có nghiệm cho trước

Ví dụ 1. Trên tập số phức, hai số phức \(z_1 =a - 3i\) và \(z_2 = a + 3i\), \(a\in \mathbb{R}\) là hai nghiệm của phương trình nào dưới đây?

A. \(z^2 +2az +a^2 -9 =0\)

B. \(z^2 +2az +a^2 +9 =0\)

C. \(z^2 -2az +a^2 -9 =0\)

D. \(z^2 -2az +a^2 +9 =0\)

\(z_1+z_2=(a-3i) +(a+3i)=2a\); \(z_1 z_2=(a-3i)(a+3i)=a^2+9\).

Suy ra \(z_1,z_2\) là nghiệm của phương trình \(z^2 -2az +a^2 +9 =0\).

Ví dụ 2. Cho các số phức \(z_1=3+2i\), \(z_2=3-2i\). Phương trình bậc hai có hai nghiệm \(z_1\) và \(z_2\) là

A. \(z^2+6z-13=0\)

B. \(z^2+6z+13=0\)

C. \(z^2-6z+13=0\)

D. \(z^2-6z-13=0\)

Ta có: \(z_1+z_2=6\), \(z_1\cdot z_2=13\)

Suy ra phương trình bậc hai có hai nghiệm \(z_1\) và \(z_2\) là \(z^2-6z+13=0\).

Ví dụ 3. Phương trình nào sau đây nhận hai số phức \(z_1=1+\sqrt2i\) và \(z_2=1-\sqrt2i\) làm nghiệm?

A. \(z^2-2z+3=0\)

B. \(z^2-2z-3=0\)

C. \(z^2+2z+3=0\)

D. \(z^2+2z-3=0\)

Dễ thấy \(z_1+z_2=2, z_1z_2=3\) nên theo định lí Vi-et đảo, \(z_1\) và \(z_2\) là hai nghiệm của phương trình \(z^2-2z+3=0.\)

Ví dụ 4. Biết phương trình \(z^2+az+b=0\) với \(a\), \(b\in \mathbb{R}\) có một nghiệm \(z=1-2i\). Tính \(a+b\)

A. \(1\)

B. \(-5\)

C. \(-3\)

D. \(3\)

Vì \(z=1-2i\) là nghiệm của phương trình nên \[\begin{aligned} & (1-2i)^2+a(1-2i)+b=0\\ \Leftrightarrow\ & a+b-3-(2a+4)i=0\\ \Leftrightarrow\ & \begin{cases}a+b-3=0\\ 2a+4=0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ & \begin{cases}a=-2\\ b=5.\end{cases} \end{aligned}\]

Khi đó \(a+b=-2+5=3\).

Ví dụ 5. Phương trình bậc hai nào sau đây có nghiệm là \(1+2i\)?

A. \(z^2-2z+3=0\)

B. \(z^2+2z+5=0\)

C. \(z^2-2z+5=0\)

D. \(z^2+2z+3=0\)

\(z^2-2z+5=0\Leftrightarrow z=1+2i \ \vee\ z=1-2i.\)

Ví dụ 6. Cho phương trình \(z^2+az+b=0\) với \(a,b\) là các tham số thực nhận số phức \(1+i\) là một nghiệm. Tính \(a-b\).

A. \(-2\)

B. \(-4\)

C. \(4\)

D. \(0\)

Vì \(1+i\) là nghiệm của phương trình nên \[(1+i)^2+a(1+i)+b=0 \Leftrightarrow a+b+i(a+2)=0 \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &a=-2\\ &b=2\\ \end{aligned}\right. \Rightarrow a-b=-4.\]

Ví dụ 7. Tìm các số thực \(b,c\) để phương trình \(z^2+bz+c=0\) nhận \(z=1+i\) làm một nghiệm.

A. \(b=2,c=-2\)

B. \(b=2,c=2\)

C. \(b=-2,c=2\)

D. \(b=-2,c=-2\)

Ta có phương trình \(z^2+bz+c=0\) nhận \(z=1+i\) làm một nghiệm.

\(\Rightarrow (1+i)^2+b(1+i)+c=0 \Leftrightarrow \begin{cases}2+b=0\\ b+c=0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}b=-2\\ c=2.\end{cases}\)

Ví dụ 8. Số phức \(z=a+bi\), \(\left(a,b\in \mathbb{R}\right)\) là nghiệm của phương trình \((1+2i)z-8-i=0\). Tính \(S=a+b\).

A. \(S=-1\)

B. \(S=1\)

C. \(S=-5\)

D. \(S=5\)

Vì \((1+2i)z-8-i=0 \Leftrightarrow z=\displaystyle\frac{8+i}{1+2i}=\displaystyle\frac{(8+i)(1-2i)}{1+4}=\displaystyle\frac{10-15i}{5}=2-3i\) nên \[\left\{\begin{aligned} &a=2 \\ &b=-3. \end{aligned}\right. \] Vậy \(S=a+b=-1\).

Ví dụ 9. Trên tập số phức, biết phương trình \(z^2+az+b=0\) \((a, b\in\mathbb{R})\) có một nghiệm là \(z=-2+i\). Tính giá trị của \(T=a-b\).

A. \(T=4\)

B. \(T=-1\)

C. \(T=9\)

D. \(T=1\)

\(z=-2+i\) là một nghiệm của phương trình khi và chỉ khi \[\begin{aligned}(-2+i)^2+a(-2+i)+b=0&\Leftrightarrow 4-4i-1-2a+ai+b=0\\ &\Leftrightarrow\begin{cases}3-2a+b=0\\ -4+a=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}a=4\\ b=5.\end{cases}\end{aligned}\]

Suy ra \(T=a-b=-1\).

Ví dụ 10. Cho \(b\), \(c\) là các số thực. Biết \(z_1=1+i\) là một nghiệm của phương trình bậc hai ẩn phức \(2018z^2+bz+c=0\). Nghiệm \(z_2\) còn lại của phương trình là

A. \(z_2=1-i\)

B. \(z_2=2018(1-i)\)

C. \(z_2=-1+i\)

D. \(z_2=2018-i\)

Do phương trình đã cho có hệ số thực nên \(z_2=\overline{z_1}=1-i\).

Ví dụ 11. Tìm tham số \(m\) để phương trình \(z^2+(2-m)z+2=0\) có một nghiệm là \(1-i\).

A. \(m=-2\)

B. \(m=6\)

C. \(m=2\)

D. \(m=4\)

Ta có \(1-i\) là nghiệm của phương trình \(z^2+(2-m)z+2=0\)

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow &(1-i)^2+(2-m)(1-i)+2=0\\ \Leftrightarrow &(m-4)i+4-m=0\\ \Leftrightarrow &m=4. \end{aligned}\]

Ví dụ 12. Gọi \(z_1\) và \(z_2=3+4i\) là hai nghiệm của phương trình \(az^2+bz+c=0\) \((a,b,c\in\mathbb{R}, a\ne 0)\). Tính \(T=2|z_1|-|z_2|\).

A. \(T=0\)

B. \(T=5\)

C. \(T=10\)

D. \(T=7\)

Do phương trình có hai nghiệm phức không thực nên \(|z_1|=|z_2|\Rightarrow T=|z_2|=5\).

Ví dụ 13. Giả sử phương trình \(z^2+az+b=0\) (với \(a, b\in\mathbb{R}\)) nhận \(z_1=1-i\) làm nghiệm. Tìm nghiệm \(z_2\) còn lại.

A. \(z_2=-1-i\)

B. \(z_2=1-i\)

C. \(z_2=-1+i\)

D. \(z_2=1+i\)

Do \(a, b\in \mathbb{R}\) và phương trình có một nghiệm phức là \(z_1\), nên nghiệm phức còn lại là số phức liên hợp của \(z_1\). Vậy, \(z_2=\bar{z_1}=1+i\).

Ví dụ 14. Cho \(a,b\) là các số thực thỏa phương trình \(z^2+az+b=0\) có nghiệm \(3-2i\), tính \(S=a+b\).

A. \(S=19\)

B. \(S=-7\)

C. \(S=7\)

D. \(S=-19\)

Thay \(z=3-2i\) vào phương trình \(z^2+az+b=0\) ta được phương trình

\[\begin{aligned} & \left(3-2i \right) ^2+a\left(3-2i\right) +b=0\\ \Leftrightarrow &\begin{cases}9-4+3a+b=0\\ -12-2a=0\end{cases}\\ \Leftrightarrow& \begin{cases}a=-6\\ b=13\end{cases} .\end{aligned}\]

Khi đó \(S=a+b=-6+13=7.\)

Ví dụ 15. Phương trình bậc hai nào dưới đây nhận hai số phức \(2-3i\) và \(2+3i\) làm nghiệm?

A. \(z^2+4z+13=0\)

B. \(z^2+4z+3=0\)

C. \(z^2-4z+13=0\)

D. \(z^2-4z+3=0\)

Đặt \(z_1=2-3i\); \(z_2=2+3i\). Khi đó

\[S=z_1+z_2=4;\ P=z_1 \cdot z_2=(2-3i)(2+3i)=4+9=13.\]

Do đó \(z_1\) và \(z_2\) là nghiệm của phương trình: \(z^2-Sz+P=0\) hay \(z^2-4z+13=0\).

Vậy \(z^2-4z+13=0\) là phương trình cần tìm.

Ví dụ 16. Cho \(z=2+3i\) là một số phức. Hãy tìm một phương trình bậc hai với hệ số thực nhận \(z\) và \(\overline{z}\) làm nghiệm.

A. \(z^2+4z+13=0\)

B. \(z^2-4z+12=0\)

C. \(z^2+4z+12=0\)

D. \(z^2-4z+13=0\)

Phương trình bậc hai nhận \(z=2+3i\) và \(\overline{z}=2-3i\) làm nghiệm có dạng \[(z-2-3i)(z-2+3i)=0 \Leftrightarrow z^2-4z+13=0.\]

Ví dụ 17. Cho phương trình \(z^2+bz+c=0\) với \(b, c \in \mathbb{R}\). Xác định \(b\) và \(c\) nếu phương trình nhận \(z=1-3i\) làm một nghiệm.

A. \(b=-2\), \(c=10\)

B. \(b=6\), \(c=10\)

C. \(b=-6\), \(c=-10\)

D. \(b=-6\), \(c=10\)

Thay \(z=1-3i\) vào phương trình, ta có \[(1-3i)^2+b(1-3i)+c=0 \Leftrightarrow \left \lbrace \begin{aligned} &3b+6=0\\&b+c-8=0 \end{aligned} \right. \Leftrightarrow \left \lbrace \begin{aligned} &b=-2\\ &c=10 \end{aligned} \right.\]

Ví dụ 18. Biết phương trình \(z^2 + az + b = 0\) (\(a, b \in \Bbb{R}\)) có một nghiệm phức là \(z_0 = 1 + 2i\), tìm \(a, b\).

A. \(a = -2\) hoặc \(b = 5\)

B. \(a = -2\) và \(b = 5\)

C. \(a = 5\) hoặc \(b = - 2\)

D. \(a = 5\) và \(b = - 2\)

Nhận xét: Phương trình bậc 2 luôn có 2 nghiệm phức liên hợp.

Do đó, 2 nghiệm của phương trình đã cho là \(z_1 = 1 + 2i\) và \(z_2 = 1 - 2i\).

Ta có \(\begin{cases}z_1 + z_2 = -a\\ z_1.z_2 = b\end{cases} \Rightarrow \begin{cases}a = - 2\\ b = 5\end{cases}\)

Ví dụ 19. Biết phương trình \( z^{2}+az+b=0 \) (\( a,b\in\mathbb{R} \)) có nghiệm \( z=-2+i \). Tính \( a+b \).

A. \( 4 \)

B. \( 9 \)

C. \( -1 \)

D. \( 1 \)

Ta có \( (-2+i)^{2}+a(-2+i)+b=0\Leftrightarrow (a-4)i+(b+3-2a)=0\Leftrightarrow\begin{cases}a=4\\ b=5\end{cases}\Rightarrow a+b=9 \).

Ví dụ 20. Phương trình \(z^2+az+b=0\ (a,b\in\mathbb{R})\) có một nghiệm phức là \(2+i\). Tính giá trị của \(ab^2\).

A. \(-20\)

B. \(-100\)

C. \(100\)

D. \(-36\)

Phương trình có một nghiệm phức \(z_1=2+i\), vậy nghiệm phức còn lại là \(z_2=2-i\). Theo định lý Vi-ét ta có

\[\begin{cases}z_1+z_2=4=-a\\ z_1\cdot z_2=5=b\end{cases}\Rightarrow \begin{cases}a=-4\\ b=5.\end{cases}\]

Vậy \(ab^2=-100\).

Ví dụ 21. Biết phương trình \(z^2+mz+n=0\) (với \(m,n\) là tham số thực) có một nghiệm là \(z=1+i\). Mô-đun của số phức \(w=m+ni\) bằng

A. \(6\)

B. \(8\)

C. \(3\sqrt{2}\)

D. \(2\sqrt{2}\)

Phương trình \(z^2+mz+n=0\) có nghiệm \(z=1+i\) thì cũng có nghiệm \(z=1-i\).

Áp dụng định lý Vi-ét ta có \(\begin{cases}-m = (1+i)+(1-i) \\ n=(1+i)(1-i)\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}m=-2 \\ n=2.\end{cases}\)

Do đó \(w=-2+2i\). Suy ra \(|w| =\sqrt{(-2)^2+2^2}=2\sqrt{2}\).

Ví dụ 22. Xét phương trình \(z^2+bz+c=0\), \(b,c\in \mathbb{R}\). Biết số phức \(z_0=2-i\) là một nghiệm của phương trình. Giá trị của \(2b+c\) bằng

A. \(3\)

B. \(4\)

C. \(-4\)

D. \(-3\)

Phương trình đã cho có hệ số thực và một nghiệm phức \(z_0=2-i\) nên nghiệm còn lại là \(\overline{z_0}=2+i\). Theo định lí Vi\`ete, ta có \[ \begin{cases}b=-\left(z_0+\overline{z_0}\right)=-4\\ c=z_0\overline{z_0}=5.\end{cases}\]

Do đó \(2b+c=-3\).

Ví dụ 23. Xét phương trình \(z^2 + bz +c =0\), \(b\), \(c \in \mathbb{R}\). Biết số phức \(z=3-i\) là một nghiệm của phương trình. Tính giá trị của biểu thức \(P=b+c\).

A. \(P=4 \)

B. \( P=8\)

C. \( P=12\)

D. \(P=16 \)

Do \(z=3-i\) là một nghiệm của phương trình \(z^2 + bz +c =0\) nên \(\overline z = 3 + i\) là nghiệm còn lại.

Ta xét \(S= z + \overline z = 6\); \(P = z \cdot \overline z = 10\).

Suy ra phương trình bậc hai đã cho có dạng \(z^2 - S z + P =0 \Leftrightarrow z^2 - 6 z + 10 =0.\)

Vậy \(b+c = 4.\)

Ví dụ 24. Biết phương trình \( z^2 + bz + c = 0, (b,c \in \mathbb{R}) \) có một nghiệm phức là \( z_1 = 1 + 2i \). Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \( b + c = 2 \)

B. \( b + c = 1 \)

C. \( b + c = 7 \)

D. \( b + c = 3 \)

Ta thấy phương trình có hai nghiệm \[\begin{cases} z_ 1 = 1 + 2i\\ & z_2 = 1 - 2i\end{cases} \Rightarrow \begin{cases}z_1 + z_2 = 2 \\ z_1z_2 = 5\end{cases} \Rightarrow \begin{cases}b = -2 \\ c = 5\end{cases} \Rightarrow b + c = 3.\]

Ví dụ 25. Biết \(z_1 = -1 +\sqrt{2}i\) là một nghiệm phức của phương trình \(z^2+2z+m=0\) (\(m\) là tham số thực) và \(z_2\) là nghiệm còn lại của phương trình. Giá trị của \(\left| z_1 - z_2 \right|\) bằng

A. \(2\sqrt{2}\)

B. \(2\)

C. \(3\)

D. \(3\sqrt{3}\)

Phương trình bậc 2 hệ số thực nếu có hai nghiệm phức thì hai nghiệm đó là hai số phức liên hợp với nhau, nghĩa là: \[z_2=\overline{z}_1=-1-\sqrt{2}i \Rightarrow \left| z_1 - z_2 \right| = 2\sqrt{2}.\]

Ví dụ 26. Phương trình bậc hai nào dưới đây nhận hai số phức \(2-3i\) và \(2+3i\) làm nghiệm?

A. \(z^2+4z+13=0\)

B. \(z^2+4z+3=0\)

C. \(z^2-4z+13=0\)

D. \(z^2-4z+3=0\)

Ta có \((2-3i)(2+3i) = 13\) và \((2-3i)+(2+3i) = 4\) nên \(2-3i\) và \(2+3i\) là nghiệm phương trình \(z^2-4z+13=0\).

Ví dụ 27. Nếu \(z=i\) là một nghiệm phức của phương trình \(z^2+az+b=0\) với \((a,b\in \mathbb{R})\) thì \(a+b\) bằng

A. \(-1\)

B. \(2\)

C. \(-2\)

D. \(1\)

\(z=i\) là một nghiệm phức của phương trình \(z^2+az+b=0\) nên ta có:

\[i^2+a.i+b=0\Leftrightarrow ai+b=1\Leftrightarrow \begin{cases}a=0 \\ b=1\end{cases}\Rightarrow a+b=1.\]

Ví dụ 28. Cho phương trình \(z^2-az +b=0\), \(a,b \in \mathbb{R}\) có một nghiệm \(z=2+i\). Khi đó hiệu \(a-b\) bằng

A. \(9\)

B. \(-9\)

C. \(-1\)

D. \(1\)

Thay \(z=2+i\) vào phương trình, ta được

\[(2+i)^2-a(2+i)+b=0 \Leftrightarrow 3-2a+b+(4-a)i=0\Rightarrow \begin{cases}3-2a+b=0\\ 4-a=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}a=4\\ b=5.\end{cases}\]

Vậy \(a-b=4-5=-1\).

Dạng 3. Sử dụng định lí Viet

Ví dụ 1. Cho \(m\) là số thực, biết phương trình \(z^2+mz+5=0\) có hai nghiệm phức trong đó có một nghiệm có phần ảo bằng \(1\). Tính tổng môđun của hai nghiệm.

A. \(3\)

B. \(\sqrt{5}\)

C. \(2\sqrt{5}\)

D. \(4\)

Giả sử phương trình có nghiệm \(z_1=a+i, a\in\mathbb{R}\), khi đó \(z_2=a-i\) cũng là nghiệm của phương trình.

Áp dụng định lý Vi-ét ta có: \(5=x_1x_2=(a+i)(a-i)=a^2+1\), nên ta có: \(a^2=4\).

Khi đó: \(\left|z_1\right|+\left|z_2\right|=2\sqrt{a^2+1}=2\sqrt{5}\).

Ví dụ 2. Gọi \(z_1,z_2\) là hai nghiệm của phương trình \(z^2+z+1=0\). Tính giá trị của biểu thức \(P=\left|z_1^{2019}+z_2^{2019}\right|\).

A. \(P=2\)

B. \(P=3\)

C. \(P=2\sqrt{3}\)

D. \(P=4038\)

Ta có \(z^2+z+1=0\Leftrightarrow z_1=\displaystyle\frac{-1-\sqrt{3}i}{2}\ \vee\ z_2=\displaystyle\frac{-1+\sqrt{3}i}{2}.\)

Ta có \(z_1^3=\displaystyle\frac{1}{8}\left(1-\sqrt{3}i\right)^3=\displaystyle\frac{1}{8}\left(1-3\sqrt{3}i-9+3\sqrt{3}i\right)=-1;z_2^3=\displaystyle\frac{1}{8}\left(1+\sqrt{3}i\right)^3=\displaystyle\frac{1}{8}\left(1+3\sqrt{3}i-9-3\sqrt{3}i\right)=-1\).

Mặt khác \(z_1^{2019}=\left(z_1^3\right)^{673}=-1,z_2^{2019}=\left(z_2^3\right)^{673}=-1\Rightarrow \left|z_1^{2019}+z_2^{2019}\right|=|-1-1|=2\).

Vậy \(\left|z_1^{2019}+z_2^{2019}\right|=2\).

Ví dụ 3. Gọi \(S\) là tổng tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để phương trình \(z^2-6z+4m+1=0\) có nghiệm phức \(z_0\) thỏa mãn \(\left| z_0 \right|=5\). Tính \(S\).

A. \(-13\)

B. \(7\)

C. \(13\)

D. \(-7\)

Gọi \(z_0=a+bi\), \((a,b\in \mathbb{R})\). Theo đề ta có

\[\begin{aligned} &\begin{cases} a^2+b^2=25 \\ a^2-b^2+2abi-6(a+bi)+4m+1=0\end{cases}\\ \Leftrightarrow & \begin{cases} a^2+b^2=25 \\ \left(a^2-b^2-6a+4m+1\right)+(2ab-6b)i=0\end{cases}\\ \Leftrightarrow &\begin{cases}a^2+b^2=25\quad (1)\\ a^2-b^2-6a+4m+1=0\quad (2)\\ 2ab-6b=0. \quad (3)\end{cases}\end{aligned}\]

Từ \(( 3 )\) ta có \(b=0\ \vee\ a=3.\)

Với \(b=0\), thay vào \(( 1 )\), \(( 2 )\) ta có \(\begin{cases} a=\pm 5\\ m=\displaystyle\frac {1}{4}(6a-26)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} a=5\\ m=1\end{cases}\ \vee\ \begin{cases} a=-5\\ m=-14.\end{cases}\)

Với \(a=3\), thay vào \(( 1 )\), \(( 2 )\) ta có \(\begin{cases} b^2=16\\ 9-16-18+4m+1=0\end{cases}\Leftrightarrow m=6\).

Vậy \(S=1-14+6=-7\).

Ví dụ 4. Tìm tổng các giá trị số thực \(a\) sao cho phương trình \(z^2+3z+a^2-2a=0\) có nghiệm phức \(z_0\) thỏa \(\left|z_0 \right| =2\).

A. \(0\)

B. \(2\)

C. \(6\)

D. \(4\)

Có 3 trường hợp sau:

TH1. \(z_0=2\) là nghiệm phương trình \(z^2+3z+a^2-2a=0\) nên \(a^2-2a+10=0\) vô nghiệm.

TH2. \(z_0=-2\) là nghiệm phương trình \(z^2+3z+a^2-2a=0\) nên \(a^2-2a-2=0 \Rightarrow a_1+a_2=2\).

TH3. \(z_0\notin \mathbb{R}\) là nghiệm phương trình \(z^2+3z+a^2-2a=0\) nên \(a^2-2a=4 \Rightarrow a_3+a_4=2\).

Vậy tổng tất cả các giá trị của số thực \(a\) để phương trình \(z^2+3z+a^2-2a=0\) có nghiệm phức \(z_0\) thỏa \(\left|z_0 \right|= 2\) là 4.

Ví dụ 5. Gọi \(S\) là tập hợp giá trị thực của tham số \(m\) sao cho phương trình \(z^2 - 2mz + 2m^2 - 2m = 0\) có nghiệm phức mà môđun của nghiệm đó bằng \(2\). Tổng bình phương các phần tử của tập hợp \(S\) bằng

A. \( 6 \)

B. \( 5 \)

C. \( 4 \)

D. \( 1 \)

\(\bullet\quad\) TH1. Phương trình có nghiệm thực \(z = 2\).

Ta có \(4 - 4m + 2m^2 - 2m = 0 \Leftrightarrow 2m^2 - 6m + 4 = 0 \Leftrightarrow m = 1\ \vee\ m = 2.\)

\(\bullet\quad\) TH2. Phương trình có nghiệm thực \(z = -2\).

Khi đó ta có \(4 + 4m + 2m^2 - 2m = 0 \Leftrightarrow 2m^2 + 2m + 4 = 0\) (vô nghiệm).

\(\bullet\quad\) TH3. Phương trình không có nghiệm thực. Khi đó để phương trình có nghiệm phức với mô đun bằng \(2\) thì

\[\begin{cases}\Delta' < 0 \\ \sqrt{m^2 + \left(\sqrt{-\Delta'}\right)^2} = 2\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}-m^2 + 2m < 0\\&2m^2 - 2m = 4\end{cases} \Leftrightarrow m = -1.\]

Vậy \(S = \{-1; 1; 2\}\) có tổng bình phương các phần tử là \(6\).

Ví dụ 6. Gọi \(S\) là tập hơp giá trị thực của tham số \(m\) sao cho phương trình \(z^2-(m+4)z+m^2+3=0\) có nghiệm phức \(z_0\) thỏa mãn \(|z_0|=2\). Số phần tử của tập hợp S là

A. \( 4 \)

B. \( 2 \)

C. \( 3 \)

D. \( 1 \)

Đặt \( z=a+bi \) với \( a,b \in\mathbb{R}\colon |z|^2=a^2+b^2=4 \). Phương trình trở thành

\[\begin{aligned} & a^2-b^2+2abi-a(m+4)-b(m+4)i+m^2+3=0 \\ \Leftrightarrow& \begin{cases}a^2-b^2-a(m+4)+m^2+3=0\\ 2ab-b(m+4)=0\end{cases} \\ \Leftrightarrow& \begin{cases}a^2-b^2-a(m+4)+m^2+3=0\quad(*)\\ b=0 \vee a=\displaystyle\frac{m+4}{2}\end{cases} \end{aligned}\]

Với \( b=0\Rightarrow a=\pm 2 \).

Với \( a=\displaystyle\frac{m+4}{2} \Rightarrow 4a^2=(m+4)^2 \Rightarrow 4b^2=16-(m+4)^2 \).

Ta xét các trường hợp sau

TH1. \( \begin{cases}a=2\\ b=0\end{cases} \) thế vào \( (*) \) ta có \( m^2-2m-1=0 \Leftrightarrow m=\sqrt{2}+1\ \vee\ m=-\sqrt{2}+1. \)

TH2. \( \begin{cases}a=-2\\ b=0\end{cases} \) thế vào \( (*) \) ta có \( m^2+2m+15=0 \Leftrightarrow m\in\varnothing \).

TH3. \( \begin{cases}a=\displaystyle\frac{m+4}{2}\\ 4b^2=16-(m+4)^2\end{cases}\) thế vào \( (*) \) ta có

\[\begin{aligned} & 4a^2-4b^2-4a(m+4)+4m^2+12=0 \\ \Leftrightarrow& 2(m+4)^2-16-2(m+4)^2+4m^2+12=0 \\ \Leftrightarrow& 4m^2-4=0\\ \Leftrightarrow& m=\pm 1. \end{aligned}\]

Với \( m=1 \Rightarrow 4b^2=16-5^2 < 0 \) nên \( m=1 \) không thỏa.

Với \( m=-1 \Rightarrow 4b^2=16-3^2\Rightarrow b=\displaystyle\frac{\pm\sqrt{7}}{2} \), nhận \( m=-1 \).

Vậy có \( 3 \) giá trị \( m \) thỏa đề bài.

Ví dụ 7. Trên tập hợp số phức, cho phương trình \(z^2+bz+c=0\) với \(b, c\in \mathbb{R}\). Biết rằng hai nghiệm của phương trình có dạng \(w+3\) và \(3w-8i+13\) với \(w\) là một số phức. Tính \(S=b^2-c^3\).

A. \(S =-496\)

B. \(S =-26\)

C. \(S=0\)

D. \(S=8\)

Gọi \(z_1=w+3=m+ni\) và \(z_2=3w-8i+13=m-ni\), với \(m\), \(n\in\mathbb{R}\) là hai nghiệm phức của phương trình.

Vậy ta có \(w=m-3+ni=\displaystyle\frac{m-13}{3}+\displaystyle\frac{8-n}{3}i\Leftrightarrow\begin{cases}\displaystyle\frac{m-13}{3}=m-3\\ \displaystyle\frac{8-n}{3}=n\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}m=-2\\ n=2.\end{cases}\)

Mặt khác ta có \(\begin{cases}z_1+z_2=-b=2m\\ z_1z_2=c=m^2+n^2\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}b=4\\ c=8\end{cases}\).

Vậy ta suy ra \(S=b^2-c^3=-496\).

Ví dụ 8. Có bao nhiêu số thực \(m\) sao cho phương trình bậc hai \(2z^2 + 2(m - 1)z + 2m + 1 = 0\) có 2 nghiệm phức phân biệt \(z_1, z_2\) đều không phải là số thực và thỏa mãn \(|z_1| + |z_2| = \sqrt{10}\).

A. \(1\)

B. \(2\)

C. \(3\)

D. \(4\)

Do \(z_1, z_2\) không phải số thực nên \(z_1, z_2\) là các số phức liên hợp. Suy ra \(z_1z_2 = |z_1|^2=|z_2|^2\).

\[\begin{aligned} & |z_1| + |z_2| = \sqrt{10}\\ \Leftrightarrow & |z_1|^2 + |z_2|^2 + 2|z_1||z_2| = 10\\ \Leftrightarrow & 2z_1z_2 + 2|z_1z_2| = 10 \\ \Leftrightarrow & 2\displaystyle\frac{2m + 1}{2} + 2\left|\displaystyle\frac{2m + 1}{2}\right| = 10 \\ \Leftrightarrow & |2m + 1| = 9 -2m\\ \Leftrightarrow & m = 2. \end{aligned}\]

Với \( m= 2\), phương trình có 2 nghiệm \(z_1 = -\displaystyle\frac{1}{2} + \displaystyle\frac{3}{2}i\) và \(z_2 = - \displaystyle\frac{1}{2} - \displaystyle\frac{3}{2}i\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 9. Cho số phức \(w\) và hai số thực \(a, b\). Biết \(z_1=w-2-3i\) và \(z_2=2w-5\) là hai nghiệm phức của phương trình \(z^2+az+b=0.\) Tính \(T=\left|z_1^2\right|+\left|z_2^2\right|.\)

A. \(T=4\sqrt{13}\)

B. \(T=10\)

C. \(T=5\)

D. \(T=25\)

Theo định lí Vi-ét \(\begin{cases}z_1+z_2=-a \quad (1) \\ z_1\cdot z_2=b\,\quad\quad (2).\end{cases}\)

Theo giả thiết \(\Rightarrow 2z_1-z_2=1-6i \quad (3).\) Từ \((1)\) và \((3)\Rightarrow \begin{cases}z_1=\displaystyle\frac{1-a}{3}-2i\\ z_2=-\displaystyle\frac{1+2a}{3}+2i.\end{cases}\)

Thay vào \((2)\Rightarrow \left(\displaystyle\frac{1-a}{3}-2i\right)\left(-\displaystyle\frac{1+2a}{3}+2i\right)=b\Leftrightarrow \displaystyle\frac{(a-1)(1+2a)}{9}+4+\displaystyle\frac{4+2a}{3}i=b.\)

Vì \(a, b\in \Bbb{R}\) nên \(\begin{cases}\displaystyle\frac{(a-1)(1+2a)}{9}+4=b\\ \displaystyle\frac{4+2a}{3}=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=-2\\ b=5.\end{cases}\)

Khi đó \(z_1=1-2i\), \(z_2=1+2i\Rightarrow T=\left|z_1^2\right|+\left|z_2^2\right|=5.\)

Ví dụ 10. Cho phương trình \( x^2 - 2x + c = 0, (c \in \mathbb{R}, c > 1) \) có hai nghiệm phức \( z_1 \) và \( z_2 \). Biết rằng \( z_1 \) là số phức có phần ảo dương và \( |z_1| = 5 \sqrt{2} \). Tính \( | z_1 - z_2 | \).

A. \( 14 \)

B. \( 12 \)

C. \( 2 \sqrt{46} \)

D. \( 6 \)

Ta có \( \Delta' = 1 - c = \left ( \sqrt{c - 1} i \right )^2 \Rightarrow z_1 = 1 + \sqrt{c - 1}i.\)

Vì \( |z_1| = 5 \sqrt{2} \Rightarrow c = 50\). Do vậy ta có \( \begin{cases} z_1 = 1 + 7i \\ z_2 = 1 - 7i\end{cases}\Rightarrow |z_1 - z_2| = 14 \).

Dạng 4. Phương trình bậc cao

Ví dụ 1. Kí hiệu \(z_1, z_2, z_3, z_4\) là 4 nghiệm phức của phương trình \(z^4-5z^2-36=0\). Tính tổng \(T=|z_1|+|z_2|+|z_3|+|z_4|\).

A. \(T=6\)

B. \(T=-4\)

C. \(T=6+2\sqrt{3}\)

D. \(T=10\)

Ta có \(z^4-5z^2-36=0 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &z^2=9\\ &z^2=-4\\ \end{aligned} \right.\).

Từ đó, phương trình đã cho có các nghiệm \(z_1=-3, z_2=3, z_3=2i, z_4=-2i\), do đó \(T=10\).

Ví dụ 2. Biết rằng phương trình \(z^4+z^3+2z^2+3z-3=0\) có hai nghiệm thuần ảo. Tích phần ảo của hai nghiệm đó bằng

A. \(-3i\)

B. \(3\)

C. \(-3\)

D. \(3i\)

Ta có \[z^4 + z^3 + 2z^2 + 3z - 3= 0 \Leftrightarrow (z^2 + 3)(z^2+z-1) = 0 \Leftrightarrow z = \pm \sqrt{3}i\ \vee\ z = \displaystyle\frac{-1 \pm\sqrt{5}}{2}.\]

Suy ra 2 nghiệm ảo của phương trình đã cho là \(-\sqrt{3}i\) và \(\sqrt{3}i\).

Vậy tích phần ảo của 2 nghiệm ảo là \(-\sqrt{3}\cdot \sqrt{3}=-3\).

Ví dụ 3. Cho \(a,\ b,\ c\) là các số thực sao cho phương trình \(z^3+az^2+bz+c=0\) có ba nghiệm phức lần lượt là \(z_1=\omega +3i\), \(z_2=\omega +9i\), \(z_3=2\omega -4\), trong đó \(\omega \) là một số phức nào đó. Tính giá trị của \(P=\left|a+b+c\right|\).

A. \(P=84\)

B. \(P=36\)

C. \(P=208\)

D. \(P=136\)

Giả sử \(\omega =x+yi\left(x,y\in \mathbb{R}\right)\), ta có:

\[\begin{aligned} z_1+z_2+z_3=-a \Leftrightarrow& 4\omega +12i-4=-a\\ \Leftrightarrow&(4x-4)+(4y+12)i=-a\\ \Leftrightarrow&\left\{\begin{aligned} 4x-4=-a \\ 4y+12=0 \end{aligned}\right. \Rightarrow y=-3. \end{aligned}\]

Suy ra \(z_1=x\), \(z_2=x+6i\), \(z_3=2x-4-6i\).

Lại có: \[\begin{aligned} &z_1z_2+z_2z_3+z_3z_1=b\\ \Leftrightarrow& (x^2+6xi)+(2x^2-4x+36)+(6x-24)i+(2x^2-4x)-6xi=b\\ \Leftrightarrow&(5x^2-8x+36)+(6x-24)i=b\\ \Leftrightarrow&\left\{\begin{aligned} &5x^2-8x+36=b \\ &6x-24=0 \end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow&\left\{\begin{aligned}&x=4 \\ &b=84\end{aligned}\right. \Rightarrow a=-12. \end{aligned}\]

Thay \(z_1=4\) vào phương trình, ta có: \(64-12\cdot 16+84\cdot 4+c=0 \Leftrightarrow c=-208\).

Vậy \(P=\left|a+b+c\right|=136\).

Ví dụ 4. Phương trình \(z^4=16\) có bao nhiêu nghiệm phức?

A. \(0\)

B. \(4\)

C. \(2\)

D. \(1\)

Ta có \[z^4=16 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& z^2=4\\ & z^2=-4\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& z=\pm 2\\ & z=\pm 2i.\end{aligned}\right.\]

Vậy phương trình đã cho có \(4\) nghiệm phức.

Ví dụ 5. Gọi \(z_1\), \(z_2\), \(z_3\), \(z_4\) là bốn nghiệm phân biệt của phương trình \(z^4 + z^2 + 1=0\) trên tập số phức. Tính giá trị của biểu thức \(P = \left| z_1 \right|^2 + \left| z_2 \right|^2 + \left| z_3 \right|^2 + \left| z_4 \right|^2\).

A. \(2\)

B. \(8\)

C. \(6\)

D. \(4\)

Ta có \[\begin{aligned} & z^4 + z^2 + 1 = 0 \Leftrightarrow \left(z^2 + 1 \right)^2 - z^2 = 0 \Leftrightarrow (z^2 - z + 1)(z^2 + z+1) = 0 \\ \Leftrightarrow & z^2 - z +1 = 0 \ \vee\ z^2 + z + 1 = 0 \Leftrightarrow z = \displaystyle\frac{1}{2} \pm \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}i \ \vee\ z = - \displaystyle\frac{1}{2} \pm \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}i. \end{aligned}\]

Do đó \(P = 4\).

Ví dụ 6. Trên tập số phức, tích \(4\) nghiệm của phương trình \(x\left(x^2-1\right)\left(x+2\right)=24\) bằng

A. \(-24\)

B. \(-12\)

C. \(12\)

D. \(24\)

Gọi \(x_1\), \(x_2\), \(x_3\), \(x_4\) là 4 nghiệm của phương trình \(x\left(x^2-1\right)\left(x+2\right)=24\).

Như vậy ta có \((x-x_1)(x-x_2)(x-x_3)(x-x_4)=x(x^2-1)(x+2)-24=x^4+2x^3-x^2-2x-24\).

Đồng nhất hệ số tự do của hai vế suy ra \(x_1\cdot x_2\cdot x_3\cdot x_4=-24\).

Ví dụ 7. Cho phương trình \(z^4-2z^3+6z^2-8z+9=0\) có bốn nghiệm phức phân biệt là \(z_1, z_2, z_3, z_4\). Tính giá trị của biểu thức \(T = \left( z_1^2+4 \right)\left( z_2^2+4 \right)\left( z_3^2+4 \right)\left( z_4^2+4 \right).\)

A. \(T=1\)

B. \(T=0\)

C. \(T=2i\)

D. \(T=-2i\)

Đặt \(f(z)=z^4-2z^3+6z^2-8z+9\). Do phương trình \(f(z)=0\) có bốn nghiệm phức phân biệt \(z_1, z_2, z_3, z_4\), suy ra \(f(z)= (z-z_1)(z-z_2)(z-z_3)(z-z_4).\)

Ta có \[\begin{aligned} T =& \left( z_1^2+4 \right)\left( z_2^2+4 \right)\left( z_3^2+4 \right)\left( z_4^2+4 \right)\\ = & (z_1-2i)(z_1+2i)\cdot (z_2-2i)(z_2+2i) \cdot (z_3-2i)(z_3+2i) \cdot(z_4-2i)(z_4+2i)\\ =& (2i-z_1)(2i-z_2)(2i-z_3)(2i-z_4)\cdot (-2i-z_1)(-2i-z_2)(-2i-z_3)(-2i-z_4)\\ = & f(2i) \cdot f(-2i) =1. \end{aligned}\]

Ví dụ 8. Gọi \(z_1\), \(z_2\), \(z_3\), \(z_4\) là bốn nghiệm phân biệt của phương trình \(z^4+3z^2+4=0\) trên tập số phức. Tính giá trị của biểu thức \(T=|z_1|^2+|z_2|^2+|z_3|^2+|z_4|^2\).

A. \(T=8\)

B. \(T=6\)

C. \(T=4\)

D. \(T=2\)

\(z^4+3z^2+4=0\).

Đặt \(X=z^2\). Khi đó phương trình trở thành \(X^2+3X+4=0\)

Theo định lý Vi-ét ta có \(S=X_1+X_2=-3,\quad P=X_1\cdot X_2 =4.\)

Ta có: \(\overline{X_1}=X_2\).

\(P=X_1\cdot X_2=X_1\cdot \overline{X_1}=|X_1|^2=|z^2|^2=4\Rightarrow |z^2|=2\).

Do đó \(T=4\cdot |z^2|=4\cdot 2=8.\)

Ví dụ 9. Gọi \( z_{1}\), \(z_{2}\), \(z_{3}\), \(z_{4} \) là các nghiệm của phương trình \( z^4-4z^3+7z^2-16z+12=0 \). Tính biểu thức \( T=\left(z_{1}^2+4\right)\left(z_{2}^2+4\right)\left(z_{3}^2+4\right)\left(z_{4}^2+4\right) \).

A. \( T=2i \)

B. \( T=1\)

C. \( T=-2i \)

D. \(T=0\)

Ta có \( z^4-4z^3+7z^2-16z+12=0 \Leftrightarrow \left(z-1\right)\left(z-3\right)\left(z^2+4\right)=0\).

Do \( z_{1}, z_{2}, z_{3}, z_{4} \) là nghiệm của phương trình nên tồn tại \( z_{i} \) với \(i=1,2,3,4\) thỏa mãn \( z_{i}^2+4=0 \).

Vậy \( T=0 \).

Ví dụ 10. Trên tập số phức \(\mathbb{C}\), gọi \(z_1,~z_2\) và \(z_3\) là ba nghiệm của phương trình \(z^3-8z^2+37z-50=0\). Tính giá trị biểu thức \(P=|z_1|+|z_2|+|z_3|\).

A. \(P=10\)

B. \(P=9\)

C. \(P=11\)

D. \(P=12\)

Ta có \[\begin{aligned} &z^3-8z^2+37z-50=0\\ \Leftrightarrow & (z-2)(z^2-6z+25)=0\\ \Leftrightarrow & z=2\ \vee\ 3+4i\ \vee\ z=3-4i.\\ \end{aligned}\]

Vì trong \(P=|z_1|+|z_2|+|z_3|\) thì \(z_1,~z_2,~z_3\) có vai trò như nhau nên \[P=|z_1|+|z_2|+|z_3|=|2|+|3+4i|+|3-4i|=12.\]

Ví dụ 11. Gọi \(z_1\), \(z_2\), \(z_3\) là ba nghiệm phức của phương trình \(z^3+8=0\). Giá trị của \(\left|z_1\right|+\left|z_2\right|+\left|z_3\right|\) bằng

A. \(2+2\sqrt{3}\)

B. \(3\)

C. \(2+\sqrt{3}\)

D. \(6\)

Ta có \(z^3+8=0\Leftrightarrow (z+2)\left(z^2-2z+4\right)=0\Leftrightarrow z=-2\ \vee\ z^2-2z+4=0\Leftrightarrow z=-2\ \vee\ z=1-\sqrt{3}i\ \vee\ z=1+\sqrt{3}i.\)

Do đó \(\left|z_1\right|+\left|z_2\right|+\left|z_3\right|=6\).

Ví dụ 12. Kí hiệu \(z_1\), \(z_2\), \(z_3\), \(z_4\) là bốn nghiệm của phương trình \(z^4+z^2-6=0\). Tính \(S=\left|z_1\right|+\left|z_2\right|+\left|z_3\right|+\left|z_4\right|\).

A. \(S=2\sqrt{3}\)

B. \(S=2\left(\sqrt{2}-\sqrt{3}\right)\)

C. \(S=2\sqrt{2}\)

D. \(S=2\left(\sqrt{2}+\sqrt{3}\right)\)

Ta có \(z^4+z^2-6=0 \Leftrightarrow z^2=-3\ \vee\ z^2=2\Leftrightarrow z=\pm i\sqrt{3}\ \vee\ z=\pm \sqrt{2}\).

Do đó \(S=\left|z_1\right|+\left|z_2\right|+\left|z_3\right|+\left|z_4\right|=\left|-i\sqrt{3}\right|+\left|i\sqrt{3}\right|+\left|-\sqrt{2}\right|+\left|\sqrt{2}\right|=2\left(\sqrt{2}+\sqrt{3}\right)\).

Ví dụ 13. Trong \( \mathbb{C} \), phương trình \( z^3 + 1 = 0 \) có nghiệm là

A. \( -1; \displaystyle\frac{5}{4} \pm \displaystyle\frac{ \sqrt{3} }{4} i \)

B. \( -1; 1 \pm \displaystyle\frac{ \sqrt{3} }{2} i \)

C. \( -1; \displaystyle\frac{1}{2} \pm \displaystyle\frac{ \sqrt{3} }{2} i \)

D. \( -1; \displaystyle\frac{1}{4} \pm \displaystyle\frac{ \sqrt{5} }{4} i \)

\[\begin{aligned} z^3 + 1 = 0\Leftrightarrow\ &(z+1)(z^2 - z +1) = 0 \\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}& z = - 1 \\ & z = \displaystyle\frac{1}{2} - \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2} i \\ & z = \displaystyle\frac{1}{2} + \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2} i.\end{aligned}\right. \end{aligned}\]