ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Bài 1. SỐ PHỨC
Gồm các dạng bài tập
- Dạng 1. Xác định phần thực, phần ảo. Tính môđun. Tìm số phức liên hợp.
- Dạng 2. Bài toán chuyển thành hệ phương trình.
- Dạng 3. Bài toán về tập hợp điểm.
Dạng 1. Xác định phần thực, phần ảo; Tính môđun; Tìm số phức liên hợp
Ví dụ 1. Số phức \(-3+7i\) có phần ảo bằng
A. \(3\)
B. \(-7\)
C. \(-3\)
D. \(7\)
Số phức \(-3+7i\) có phần ảo bằng \(7\).
Ví dụ 2. Số phức có phần thực bằng \(3\) và phần ảo bằng \(4\) là
A. \(3+4i\)
B. \(4-3i\)
C. \(3-4i\)
D. \(4+3i\)
Số phức có phần thực bằng \(3\) và phần ảo bằng \(4\) là \( z=3+4i \).
Ví dụ 3. Số phức \(5+6i\) có phần thực bằng
A. \(-5\)
B. \(5\)
C. \(-6\)
D. \(6\)
Số phức \(5+6i\) có phần thực bằng \(5\).
Ví dụ 4. Số phức có phần thực bằng \(1\) và phần ảo bằng \(3\) là
A. \( - 1 - 3i\)
B. \(1 - 3i\)
C. \( - 1 + 3i\)
D. \(1 + 3i\)
Số phức có phần thực bằng \(1\) và phần ảo bằng \(3\) là \(1+3i\).
Ví dụ 5. Tìm phần thực và phần ảo của số phức liên hợp của số phức \(z=1+i.\)
A. Phần thực là \(1\), phần ảo là \(-1\)
B. Phần thực là \(1\), phần ảo là \(-i\)
C. Phần thực là \(1\), phần ảo là \(1\)
D. Phần thực là \(1\), phần ảo là \(i\)
\(\overline{z}=1-i,\) phần thực bằng \(1\), phần ảo bằng \(-1\).
Ví dụ 6. Cho số phức \(z=3+2i\). Tính \(\left|z\right|\).
A. \(\left|z\right|=\sqrt 5\)
B. \(\left|z\right|=\sqrt{13}\)
C. \(\left|z\right|=5\)
D. \(\left|z\right|=13\)
Ta có \(\left|z\right|=\sqrt{3^2+2^2}=\sqrt{13}\).
Ví dụ 7. Tính mô-đun của số phức \(z\), biết rằng \(z\) vừa là số thuần thực, vừa là số thuần ảo.
A. \(|z|=1\)
B. \(|z|=0\)
C. \(|z|=\sqrt{a^2+b^2}, \forall a,b\in\mathbb{R}\)
D. \(|z|=i\)
Do \(z\) vừa là số thực vừa là số thuần ảo nên \(z=0\).
Vậy \(|z|=|0|=0\).
Ví dụ 8. Tìm số phức liên hợp của của số \(z=5+i\).
A. \(\overline{z}=5-i\)
B. \(\overline{z}=-5-i\)
C. \(\overline{z}=5+i\)
D. \(\overline{z}=-5+i\)
Số phức liên hợp của của số \(a+bi\) là \(a-bi\). Do đó \(\overline{z}=5-i\).
Ví dụ 9. Tính mô-đun của số phức \(z=3+4i\).
A. \(3\)
B. \(5\)
C. \(7\)
D. \(\sqrt{7}\)
Ta có \(|z| = \sqrt{3^2+4^2}=5\).
Ví dụ 10. Số phức liên hợp của số phức \(z=6-4i\) là
A. \(\overline{z}=-6+4i\)
B. \(\overline{z}=4+6i\)
C. \(\overline{z}=6+4i\)
D. \(\overline{z}=-6-4i\)
Số phức liên hợp của số phức \(6-4i\) là \(6+4i\).
Ví dụ 11. Mô-đun của số phức \(z=3-2i\) bằng
A. \(1\)
B. \(13\)
C. \(\sqrt{13}\)
D. \(5\)
Số phức \(z=3-2i\) có mô-đun là \(\left|z\right|=\sqrt{3^2+(-2)^2}=\sqrt{13}\).
Ví dụ 12. Cho số phức \(z=a+bi\), \((a,b \in\mathbb{R})\). Mệnh đề nào sau đây {\bf sai}?
A. \(|z|=\sqrt{a+b}\) là mô-đun của \(z\)
B. \(\overline{z} = a-bi\) là số phức liên hợp của \(z\)
C. \(a\) là phần thực của \(z\)
D. \(b\) là phần ảo của \(z\)
Theo định nghĩa có \(|z|=\sqrt{a^2+b^2}\). Vậy \(|z|=\sqrt{a+b}\) là mô-đun của \(z\) là mệnh đề sai.
Ví dụ 13. Cho số phức \(z=2+i\). Số phức liên hợp \(\overline{z}\) có phần thực, phần ảo lần lượt là
A. \(2\) và \(1\)
B. \(-2\) và \(-1\)
C. \(-2\) và \(1\)
D. \(2\) và \(-1\)
\(z=2+i\Rightarrow \overline{z}=2-i\). Vậy \(\overline{z}\) có phần thực, phần ảo lần lượt là \(2\) và \(-1\).
Ví dụ 14. Tổng phần thực và phần ảo của số phức \(z = 3 - \mathrm{i}\) là
A. \(2\)
B. \(- 1\)
C. \(- 2\)
D. \(3\)
Ta có phần thực của \(z\) bằng \(3\) và phần ảo của \(z\) bằng \(-1\). Do đó tổng phần thực và phần ảo là \(2\).
Ví dụ 15. Gọi \(a, b\) lần lượt là phần thực và phần ảo của số phức \(z=-3+2i\). Giá trị của \(a+2b\) bằng
A. \(1\)
B. \(-1\)
C. \(-4\)
D. \(-7\)
Ta có \(a=-3, b=2\) nên \(a+2b=1\).
Ví dụ 16. Số phức \(z\) thỏa mãn \(\overline{z}=-3-2i\) là
A. \(z=3+2i\)
B. \(z=-3-2i\)
C. \(z=-3+2i\)
D. \(z=3-2i\)
Dễ thấy ngay \(z=\overline{\overline{z}}=\overline{-3-2i}=-3+2i\).
Ví dụ 17. Mô-đun của số phức \(z = 3 + 4i\) bằng
A. \(1\)
B. \(7\)
C. \(5\)
D. \(\sqrt{7}\)
Ta có \(|z| = \sqrt{3^2 + 4^2} = 5\).
Ví dụ 18. Cho các số phức \(z_1=3i\), \(z_2=-1-3i\) và \(z_3=m-2i\). Tập giá trị của tham số \(m\) để số phức \(z_3\) có mô-đun nhỏ nhất trong \(3\) số phức đã cho là
A. \(\left[-\sqrt{5};\sqrt{5}\right]\)
B. \(\left(-\sqrt{5};\sqrt{5}\right)\)
C. \(\{-\sqrt{5};\sqrt{5}\}\)
D. \(\left(-\infty;-\sqrt{5}\right)\cup \left(\sqrt{5};+\infty\right)\)
Ta có \(\left\{\begin{aligned} &\left|z_3\right| < \left|z_1\right|\\ &\left|z_3\right| < \left|z_2\right|}\Leftrightarrow \left\{&m^2+4 < 9\\ &m^2+4 < 10\end{aligned}\right.\Leftrightarrow m^2 < 5\Leftrightarrow -\sqrt{5} < m < \sqrt{5}\).
Ví dụ 19. Cho số phức \(z=3-5i\). Gọi \(a,b\) lần lượt là phần thực và phần ảo của \(z\). Tính \(S=a+b\).
A. \(S=-8\)
B. \(S=8\)
C. \(S=2\)
D. \(S=-2\)
Ta có \(a=3,b=-5\Rightarrow S=a+b=-2\).
Ví dụ 20. Cho số phức \(z=7-5i\). Tìm phần thực \(a\) của \(z\).
A. \(a=-7\)
B. \(a=5\)
C. \(a=-5\)
D. \(a=7\)
Số phức \(z=a+bi\) với \(a\), \(b \in \mathbb{R}\) có phần thực là \(a\) nên số phức \(z=7-5i\) có phần thực là \(7\).
Ví dụ 21. Cho số phức \(z\) thỏa mãn \((1+2i)z=4-3i+2z\). Số phức liên hợp của số phức \(z\) là
A. \(\overline{z}=2+i\)
B. \(\overline{z}=-2+i\)
C. \(\overline{z}=-2-i\)
D. \(\overline{z}=2-i\)
Đặt \(z=a+bi\). Ta có: \[(1+2i)z=4-3i+2z\Leftrightarrow (-1+2i)z=4-3i \Leftrightarrow z=-2-i.\] Vậy \(\overline{z}=-2+i\).
Ví dụ 22. Cho số phức \(z=-3-2i\). Tổng phần thực và phần ảo của số phức \(z\) bằng
A. \(-1\)
B. \(-i\)
C. \(-5\)
D. \(-5i\)
Số phức \(z=-3-2i\) có phần thực bằng \(-3\), phần ảo bằng \(-2\). Tổng phần thực và phần ảo của số phức \(z\) là \(-5\).
Ví dụ 23. Cho số phức \(z=a+bi\), (\(a,b \in \mathbb{R}\)). Tính mô-đun của số phức \(\overline{z}\).
A. \(|\overline{z}|=a^2+b^2\)
B. \(|\overline{z}|=\sqrt{a^2+b^2}\)
C. \(|\overline{z}|=\sqrt{a^2-b^2}\)
D. \(|\overline{z}|=\sqrt{a+b}\)
\(|\overline{z}|=\sqrt{a^2+b^2}\).
Ví dụ 24. Phần ảo của số phức \(z=2-3i\) là
A. \(2\)
B. \(3\)
C. \(3i\)
D. \(-3\)
Phần ảo của số phức \(z=2-3i\) là \(-3\).
Ví dụ 25. Tính mô-đun của số phức \(z=4-3i\).
A. \(|z|=7 \)
B. \(|z|=\sqrt{7} \)
C. \(|z|=5 \)
D. \(|z|=25 \)
Ta có \(|z|=\sqrt{4^2+(-3)^2}=5.\)
Dạng 2. Bài toán chuyển thành hệ phương trình
Ví dụ 1. Cho \(x,y\) là các số thực thỏa mãn \((2x - 1) + (y + 1)i = 1 + 2i\). Giá trị của biểu thức \(x^2 + 2xy + y^2\) bằng
A. 2
B. 0
C. 1
D. 4
Từ \[(2x - 1) + (y + 1)i = 1 + 2i\Leftrightarrow \begin{cases}&2x - 1 = 1 \\ &y + 1 = 2\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}&x = 1 \\ &y = 1.\end{cases}\]
Vậy \(x^2 + 2xy + y^2 = 4\).
Ví dụ 2. Tìm các số thực \(x\), \(y\) thỏa mãn \((2x+5y)+(4x+3y)i=5+2i\).
A. \(x=\displaystyle\frac{5}{14}\) và \(y=-\displaystyle\frac{8}{7}\)
B. \(x=\displaystyle\frac{8}{7}\) và \(y=-\displaystyle\frac{5}{14}\)
C. \(x=-\displaystyle\frac{5}{14}\) và \(y=\displaystyle\frac{8}{7}\)
D. \(x=-\displaystyle\frac{5}{14}\) và \(y=-\displaystyle\frac{8}{7}\)
Ta có \[(2x+5y)+(4x+3y)i=5+2i \Leftrightarrow \begin{cases}&2x+5y=5\\&4x+3y=2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}&x=-\displaystyle\frac{5}{14}\\ &y=\displaystyle\frac{8}{7}.\end{cases}\]
Ví dụ 3. Tìm tất cả các giá trị thực \(x\), \(y\) sao cho: \(x-1-yi=y+(2x-5)i\).
A. \(x=3,y=2\)
B. \(x=2,y=1\)
C. \(x=-2,y=-1\)
D. \(x=-2,y=9\)
\(x-1-yi=y+(2x-5)i\Leftrightarrow \begin{cases} x-1&=y\\ -y&=2x-5 \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} x-y&=1\\ 2x+y&=5 \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} x=2\\ y=1.\end{cases}\)
Ví dụ 4. Tìm tất cả các số thực \(x\), \(y\) sao cho \(x^2-2+yi=-2+5i\).
A. \(x=0\), \(y=5\)
B. \(x=-2\), \(y=5\)
C. \(x=2\), \(y=5\)
D. \(x=2\), \(y=-5\)
Ta có \[x^2-2+yi=-2+5i \Leftrightarrow \begin{cases}&x^2-2=-2\\&y=5\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}&x=0\\&y=5.\end{cases}\]
Ví dụ 5. Tìm các số thực \(x\), \(y\) thỏa mãn \((x+y)+(2x-y)i=3-6i\).
A. \(x=-1;\ y=-4\)
B. \(y=-1;\ x=4\)
C. \(x=-1;\ y=4\)
D. \(x=1;\ y=-4\)
Ta có: \[\left\{\begin{aligned} &x+y=3 \\ &2x-y=-6\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &x=-1 \\ &y=4.\end{aligned}\right.\]
Ví dụ 6. Tìm cặp số thực \((x;y)\) thỏa mãn \((x+y)+(x-y)i=5+3i\).
A. \((x;y)=(3;2)\)
B. \((x;y)=(4;1)\)
C. \((x;y)=(1;4)\)
D. \((x;y)=(2;3)\)
Ta có \[(x+y)+(x-y)i=5+3i\Leftrightarrow\begin{cases}& x+y=5\\& x-y=3\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}& x=4\\& y=1\end{cases}\Rightarrow (x;y)=(4;1).\]
Ví dụ 7. Tìm hai số thực \(x\) và \(y\) thỏa mãn \((2x-3yi)+(1-3i)=x+6i\), với \(i\) là đơn vị ảo.
A. \(x=-1\); \(y=-3\)
B. \(x=-1\); \(y=-1\)
C. \(x=1\); \(y=-1\)
D. \(x=1\); \(y=-3\)
Ta có \[(2x-3yi)+(1-3i)=x+6i \Leftrightarrow x+1-(3y+9)i=0 \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &x+1=0\\ &3y+9=0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&x=-1 \\ &y=-3.\end{aligned}\right.\]
Ví dụ 8. Tìm hai số thực \(x\) và \(y\) thỏa mãn \((3x + 2yi) + (2 + i) = 2x - 3i\) với \(i\) là đơn vị ảo.
A. \(x = - 2\); \(y = - 2\)
B. \(x = - 2\); \(y = - 1\)
C. \(x = 2\); \(y = - 2\)
D. \(x = 2\); \(y = - 1\)
\[\begin{aligned} &(3x + 2yi) + (2 + i) = 2x - 3i \Leftrightarrow (3x+2)+(2y+1)i=2x-3i\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}&3x+2=2x\\&2y+1=-3\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}&x=-2\\&y=-2.\end{cases} \end{aligned}\]
Ví dụ 9. Tìm hai số thực \(x\) và \(y\) thỏa mãn \((3x+yi)+(4-2i)=5x+2i\) với \(i\) là đơn vị ảo.
A. \(x=-2\); \(y=4\)
B. \(x=2\); \(y=4\)
C. \(x=-2\); \(y=0\)
D. \(x=2\); \(y=0\)
\[(3x+yi)+(4-2i)=5x+2i \Leftrightarrow 2x-4+(4-y)i=0 \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &2x-4=0 \\ &4-y=0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&x=2 \\ &y=4.\end{aligned}\right.\]
Ví dụ 10. Tìm hai số thực \(x\) và \(y\) thỏa mãn \((2x-3yi)+(1-3i)=x+6i\), với \(i\) là đơn vị ảo.
A. \(x=-1\); \(y=-3\)
B. \(x=-1\); \(y=-1\)
C. \(x=1\); \(y=-1\)
D. \(x=1\); \(y=-3\)
\[(2x-3yi)+(1-3i)=x+6i \Leftrightarrow x+1-(3y+9)i=0 \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &x+1=0 \\ &3y+9=0 \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&x=-1 \\ &y=-3.\end{aligned}\right.\]
Ví dụ 11. Tìm hai số thực \(x\) và \(y\) thỏa mãn \((3x + 2yi) + (2 + i) = 2x - 3i\) với \(i\) là đơn vị ảo.
A. \(x = - 2\); \(y = - 2\)
B. \(x = - 2\); \(y = - 1\)
C. \(x = 2\); \(y = - 2\)
D. \(x = 2\); \(y = - 1\)
\[\begin{aligned} &(3x + 2yi) + (2 + i) = 2x - 3i \Leftrightarrow (3x+2)+(2y+1)i=2x-3i\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}&3x+2=2x\\&2y+1=-3\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}&x=-2\\&y=-2.\end{cases} \end{aligned}\]
Ví dụ 12. Tìm hai số thực \(x\) và \(y\) thỏa mãn \((3x+yi)+(4-2i)=5x+2i\) với \(i\) là đơn vị ảo.
A. \(x=-2\); \(y=4\)
B. \(x=2\); \(y=4\)
C. \(x=-2\); \(y=0\)
D. \(x=2\); \(y=0\)
\[(3x+yi)+(4-2i)=5x+2i \Leftrightarrow 2x-4+(4-y)i=0 \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&2x-4=0 \\ &4-y=0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&x=2 \\ &y=4. \end{aligned}\right.\]
Ví dụ 13. Tìm các số thực \(x,y\) thỏa mãn \(2x+1+(1-2y)i=2-x+(3y-2)i\).
A. \(x=\displaystyle\frac{1}{3};y=\displaystyle\frac{3}{5}\)
B. \(x=1;y=\displaystyle\frac{3}{5}\)
C. \(x=1;y=\displaystyle\frac{1}{5}\)
D. \(x=\displaystyle\frac{1}{3};y=\displaystyle\frac{1}{5}\)
\[\begin{cases}&2x+1=2-x\\&1-2y=3y-2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}&x=\displaystyle\frac{1}{3}\\ &y=\displaystyle\frac{3}{5}.\end{cases}\]
Ví dụ 14. Cho số thực \(x,\ y\) thỏa mãn \(2x+y+(2y-x)\mathrm{i}=x-2y+3+(y+2x+1)\mathrm{i}\). Khi đó giá trị của \(M=x^2+4xy-y^2\) bằng
A. \(-1\)
B. \(1\)
C. \(0\)
D. \(-2\)
\[\begin{aligned} & 2x+y+(2y-x)\mathrm{i}=x-2y+3+(y+2x+1)\mathrm{i}\\ \Leftrightarrow\ & \begin{cases}& 2x+y=x-2y+3\\ & 2y-x=y+2x+1\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}& x+3y=3\\ & 3x-y=-1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}& x=0\\ & y=1.\end{cases} \end{aligned}\]
Vậy \(M=-1\).
Dạng 3. Bài toán về tập hợp điểm
Ví dụ 1. Điểm nào sau đây là biểu diễn của số phức \(z=2-3i\)?
A. \(M(2;-3)\)
B. \(M(-2;-3)\)
C. \(M(-2;3)\)
D. \(M(2;3)\)
Điểm biểu diễn số phức \(z=2-3i\) là \(M(2;-3)\).
Ví dụ 2. Tìm điểm \(M\) biểu diễn số phức \(z=i-2\).
A. \(M=(1;-2)\)
B. \(M=(2;1)\)
C. \(M=(2;-1)\)
D. \(M=(-2;1)\)
Viết lại \(z=-2+i\). Từ đó điểm biểu diễn \(z\) là \(M(-2;1)\).
Ví dụ 3. Cho số phức \(z=1+2i\). Điểm biểu diễn của số phức \(\overline{z}\) là
A. \(M(-1;2)\)
B. \(M(-1;-2)\)
C. \(M(1;-2)\)
D. \(M(2;1)\)
\(\overline{z}=1-2i\). Suy ra điểm biểu diễn của số phức \(\overline{z}\) là \(M(1;-2)\).
Ví dụ 4. Cho số phức \(z=4-3i\). Điểm biểu diễn của \(z\) trên mặt phẳng phức là
A. \(M(4;3)\)
B. \(M(-4;3)\)
C. \(M(4;-3)\)
D. \(M(-3;4)\)
Điểm biểu diễn của \(z\) trên mặt phẳng phức là \(M(4;-3)\).
Ví dụ 5. Điểm biểu diễn của các số phức \(z=7+bi\) với \(b\in\mathbb{R}\) nằm trên đường thẳng có phương trình là
A. \(y=x+7\)
B. \(y=7\)
C. \(x=7\)
D. \(y=x\)
Các điểm biểu diễn của các số phức \(z=7+bi, b\in\mathbb{R}\) có tọa độ \(M_b=(7;b),b\in\mathbb{R}\). Tập hợp các điểm \(M\) là đường thẳng \(x=7\).
Ví dụ 6. Trong mặt phẳng với hệ tọa độ \(Oxy\), cho các điểm \(A(4;0)\), \(B(1;4)\) và \(C(1;-1)\). Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\). Biết rằng \(G\) là điểm biểu diễn số phức \(z\). Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. \(z=3-\displaystyle\frac{3}{2}i\)
B. \(z=3+\displaystyle\frac{3}{2}i\)
C. \(z=2-i\)
D. \(z=2+i\)
\(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\) suy ra \(G\left(\displaystyle\frac{4+1+1}{3};\displaystyle\frac{0+4+(-1)}{3}\right)=\left(2;1\right)\).
Vậy \(G\) là điểm biểu diễn của số phức \(z=2+i\).
Ví dụ 7. Trong mặt phẳng \(Oxy\), tìm điểm biểu diễn của số phức \(z=2-3i\).
A. \(Q(-2;3)\)
B. \(P(2;-3)\)
C. \(N(-2;-3)\)
D. \(M(2;3)\)
Số phức \(z=2-3i\) có điểm biểu diễn \(P(2;-3)\).
Ví dụ 8. Tìm số phức \(z\) có điểm biểu diễn là \(M(3;-4)\).
A. \(z=-4+3i\)
B. \(z=3+4i\)
C. \(z=4+3i\)
D. \(z=3-4i\)
Do \(M(3;-4)\) nên phần thực bằng \(3\), phần ảo bằng \(-4\), suy ra \(z=3-4i\).
Ví dụ 9. Cho số phức \(z=2+i.\) Tìm tọa độ điểm biểu diễn của số phức liên hợp của số phức \(z\).
A. \((-2;-1)\)
B. \((-2;1)\)
C. \((2;1)\)
D. \((2;-1)\)
Dễ thấy \(\bar z=2-i,\) điểm biểu diễn tương ứng có tọa độ là \((2;-1).\)
Ví dụ 10. Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), tọa độ điểm \(M\) biểu diễn số phức \(z=4-i\) là
A. \(M(4;1)\)
B. \(M(-4;1)\)
C. \(M(4;-1)\)
D. \(M(-4;-1)\)
Điểm biểu diễn số phức \(z=4-i\) là \(M(4;-1)\).
Ví dụ 11. Điểm biểu diễn của số phức \( z=2-3i \) trên mặt phẳng \( Oxy \) là điểm nào sau đây?
A. \( (-2;3) \)
B. \( (-3;2) \)
C. \( (2;3) \)
D. \( (2;-3) \)
Điểm biểu diễn của số phức \( z=2-3i \) trong mặt phẳng \( Oxy \) là \( (2;-3) \).
Ví dụ 12. Cho số phức \( z \) có điểm biểu diễn trong mặt phẳng tọa độ \( Oxy \) là điểm \( M(-1;5) \). Tính mô-đun của \( z. \)
A. \( |z| = \sqrt{26} \)
B. \( |z| = 4\)
C. \( |z| = 2\)
D. \( |z| = \sqrt{24} \)
Điểm \( M(-1;5) \) biểu diễn của số phức \( z = -1+5i. \)
Vậy mô-đun của \( z \) là \( |z| = \sqrt{26} \).
Ví dụ 13. Cho số phức \(z=6+17i\). Điểm biểu diễn cho số phức \(z\) trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) là
A. \(M(-6;-17)\)
B. \(M(-17;-6)\)
C. \(M(17;6)\)
D. \(M(6;17)\)
Điểm biểu diễn cho số phức \(z\) trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) là \(M(6;17)\).
Ví dụ 14. Cho số phức \(z=1+3i\). Gọi \(M\) là điểm biểu diễn của số phức liên hợp \(\overline{z}\). Tọa độ điểm \(M\) là
A. \(M(1;3)\)
B. \(M(-1;-3)\)
C. \(M(1;-3)\)
D. \(M(-1;3)\)
Số phức liên hợp \(\overline{z}=1-3i\) nên \(M(1;-3)\).
Ví dụ 15. Trên mặt phẳng phức, cho điểm \(A\) biểu diễn số phức \(-2+3i\), điểm \(B\) biểu diễn số phức \(4-5i\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\). Khi đó, điểm \(M\) biểu diễn số phức nào trong các số phức sau
A. \(3-4i\)
B. \(3+4i\)
C. \(1+i\)
D. \(1-i\)
Ta có \(A(-2;3)\), \(B(4;-5)\). \(M\) là trung điểm của \(AB\) \(\Rightarrow M(1;-1)\). Vậy \(M\) biểu diễn số phức \(1-i\).
Ví dụ 16. Điểm \(M\) trong hình vẽ bên là điểm biểu diễn của số phức \(z\). Tìm phần thực và phần ảo của số phức \(z\).
A. {Phần thực là \(-4\) và phần ảo là \(3\)
B. {Phần thực là \(3\) và phần ảo là \(-4i\)
C. Phần thực là \(3\) và phần ảo là \(-4\)
D. {Phần thực là \(-4\) và phần ảo là \(3i\)
Dựa vào hình vẽ ta được số phức \(z=3-4i\). Vậy số phức \(z\) có phần thực là \(3\) và phần ảo là \(-4\).
Ví dụ 17. Điểm \(M\) trong hình vẽ bên là điểm biểu diễn của số phức nào dưới đây?
A. \(z=-2+3i\)
B. \(z=3+2i\)
C. \(z=2-3i\)
D. \(z=3-2i\)
Vì điểm \(M(3;-2)\) nên nó là điểm biểu diễn của số phức \(z=3-2i\).
Ví dụ 18. Cho số phức \(z\) có điểm biểu diễn trong mặt phẳng phức là \(M\) (như hình vẽ). Số phức \(\overline{z}\) là
A. \(3+2i\)
B. \(3-2i\)
C. \(2-3i\)
D. \(-2+3i\)
Từ hình vẽ, ta có \(z=3+2i\). Suy ra số phức liên hợp của số phức \(z\) là \(\overline{z} = 3-2i\).
Ví dụ 19. Điểm \(M\) trong hình vẽ bên là điểm biểu diễn cho số phức nào trong \(4\) số phức được liệt kê dưới đây?
A. \(z=4-2i\)
B. \(z=2+4i\)
C. \(z=4+2i\)
D. \(z=2-4i\)
Ta có tọa độ \(M(2;4)\), suy ra số phức biểu diễn bởi \(M\) là \(z=2+4i\).
Ví dụ 20. Số phức \(z=-4+2i\) có điểm biểu diễn là điểm nào trong các điểm sau?
A. \(D\)
B. \(B\)
C. \(C\)
D. \(A\)
Điểm biểu diễn của số phức \(z=-4+2i\) có tọa độ là \((-4;2)\). Vậy đó là điểm \(B\).
Ví dụ 21. Hai số phức nào trong hình vẽ dưới đây liên hợp nhau?
A. \(z_1\) và \(z_2\)
B. \(z_1\) và \(z_4\)
C. \(z_3\) và \(z_4\)
D. \(z_3\) và \(z_1\)
Dựa vào hình vẽ ta thấy hai số phức \(z_4\) và \(z_3\) liên hợp nhau.
Ví dụ 22. Cho số phức \(z = a + \left(a - 5\right)\mathrm{i}\) với \(a\in \mathbb{R}\). Tìm \(a\) để điểm biểu diễn của số phức nằm trên đường phân giác của góc phần tư thứ hai và thứ tư
A. \(a = - \displaystyle\frac{1}{2}\)
B. \(a = \displaystyle\frac{5}{2}\)
C. \(a = 0\)
D. \(a = \displaystyle\frac{3}{2}\)
Để thỏa mãn bài toán suy ra \(a - 5 = - a\Leftrightarrow 2a - 5 = 0\Leftrightarrow a = \displaystyle\frac{5}{2}\).
Ví dụ 23. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho điểm \(A\) là điểm biểu diễn số phức \(z=1+2i\), \(B\) là điểm thuộc đường thẳng \(y=2\) sao cho tam giác \(OAB\) cân tại \(O\). Điểm \(B\) là điểm biểu diễn của số phức nào trong các số phức dưới đây?
A. \(-3+2i\)
B. \(-1+2i\)
C. \(3+2i\)
D. \(1-2i\)
\(z=1+2i\Rightarrow A(1;2)\); điểm \(B\) thuộc đường thẳng \(y=2\Rightarrow B(a;2)\). Tam giác \(OAB\) cân tại \(O\) \(\Leftrightarrow OA=OB\Leftrightarrow 5=a^2+4\Leftrightarrow a=\pm 1\). Vậy điểm \(B\) biểu diễn cho số phức \(z=\pm 1+2i\).
Ví dụ 24. Cho số phức \(z = a + a^2i\) với \(a \in \mathbb{R}\). Khi đó điểm biểu diễn của số phức liên hợp của \(z\) nằm trên đường nào?
A. Đường thẳng \(y = -x + 1\)
B. Đường thẳng \(y = 2x\)
C. Parabol \(y = x^2\)
D. Parabol \(y = -x^2\)
Điểm biểu diễn của số phức liên hợp \(\bar{z}\) là \(M \left(a; -a^2 \right)\). Do đó điểm \(M\) thuộc \(y = -x^2\).
Ví dụ 25. Biết tập hợp các điểm biểu diễn số phức \(z=x+yi\) là nửa hình tròn tâm \(O(0;0)\) bán kính \(R=2\) (phần tô đậm, kể cả đường giới hạn) như hình bên. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. \(x\ge0\) và \(|z|=\sqrt{2}\)
B. \(y\ge0\) và \(|z|=2\)
C. \(x\ge0\) và \(|z|\le2\)
D. \(y\ge0\) và \(|z|\le2\)
Dựa vào hình vẽ trên ta thấy số phức \(z\) có phần thực không âm và \(|z|\le2\).
Vậy số phức \(z\) thỏa mãn \(x\geq 0,\ |z|\le2\).