ÔN TẬP CHƯƠNG III
Bài 3. ỨNG DỤNG TÍCH PHÂN TRONG HÌNH HỌC
Cấu trúc bài học
Trong dấu ô vuông thứ nhất là các dạng bài tập về tính diện tích. Bao gồm các dạng
- Dạng 1. Câu hỏi lý thuyết
- Dạng 2. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi một đường cong và trục hoành
- Dạng 3. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đường cong
- Dạng 4. Tính diện tích hình phẳng có hình vẽ
Trong dấu ô vuông thứ hai là các dạng bài tập về tính thể tích. Bao gồm các dạng
- Dạng 1. Câu hỏi lý thuyết
- Dạng 2. Tính thể tích khối tròn xoay
- Dạng 3. Tính thể tích khối tròn xoay có hình vẽ
- Dạng 4. Ứng dụng thực tế
1. Tính diện tích
Dạng 1. Câu hỏi lý thuyết
Ví dụ 1. Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên đoạn \(\left[a;b\right]\). Gọi \(D\) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=f(x)\), trục hoành và hai đường thẳng \(x=a\), \(x=b\) \((a < b)\). Diện tích hình phẳng \(D\) được tính bởi công thức
A. \(S=\displaystyle\int\limits_a^b f(x)\mathrm{\,d}x\)
B. \(S=\pi\displaystyle\int\limits_a^b f(x)\mathrm{\,d}x\)
C. \(S=\displaystyle\int\limits_a^b\left| f(x)\right|\mathrm{\,d}x\)
D. \(S=\pi\displaystyle\int\limits_a^b f^2(x)\mathrm{\,d}x\)
Diện tích hình phẳng \(D\) giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=f(x)\), trục hoành và hai đường thẳng \(x=a\), \(x=b\) \((a < b)\) được tính bởi công thức \(S=\displaystyle\int\limits_a^b\left| f(x)\right|\mathrm{\,d}x\).
Ví dụ 2. Cho hàm số \(y = f(x)\) liên tục trên \(\left[ a; b \right]\). Diện tích hình phẳng \(S\) giới hạn bởi đường cong \(y = f(x)\), trục hoành và các đường thẳng \(x = a\), \(x = b\) \((a < b)\) được xác định bởi công thức nào sau đây?
A. \(\displaystyle S = \int \limits_b^a \left| f(x) \right| \mathrm{\,d}x\)
B. \(\displaystyle S = \left| \int \limits_a^b f(x) \mathrm{\,d} x \right|\)
C. \(\displaystyle S = \int \limits^b_a f(x) \mathrm{\,d}x\)
D. \(\displaystyle S = \int \limits_a^b \left| f(x) \right| \mathrm{\,d}x\)
Công thức đúng là \(\displaystyle S = \int \limits_a^b \left| f(x) \right| \mathrm{\,d}x\).
Ví dụ 3. Hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên đoạn \(\left[1;3\right]\), trục \(Ox\) và hai đường thẳng \(x=1\), \(x=3\) có diện tích là
A. \(S=\displaystyle\int\limits_{1}^{3} f(x)\mathrm{\,d}x\)
B. \(S=\displaystyle\int\limits_{1}^{3} \left|f(x)\right|\mathrm{\,d}x\)
C. \(S=\displaystyle\int\limits_{3}^{1} f(x)\mathrm{\,d}x\)
D. \(S=\displaystyle\int\limits_{3}^{1} \left|f(x)\right|\mathrm{\,d}x\)
\(S=\displaystyle\int\limits_{1}^{3} \left|f(x)\right|\mathrm{\,d}x\).
Ví dụ 4. Gọi \(S\) là diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=\mathrm{e}^x\), \(y=0\), \(x=0\), \(x=2\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. \(S=\pi \displaystyle\int\limits_0^2 \mathrm{e}^{2x} \mathrm{\,d}x\)
B. \(S=\displaystyle\int\limits_0^2 \mathrm{e}^x \mathrm{\,d}x\)
C. \(S=\pi \displaystyle\int\limits_0^2 \mathrm{e}^x \mathrm{\,d}x\)
D. \(S=\displaystyle\int\limits_0^2 \mathrm{e}^{2x} \mathrm{\,d}x\)
Diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=\mathrm{e}^x\), \(y=0\), \(x=0\), \(x=2\) được tính theo công thức \(S=\displaystyle\int\limits_0^2 \left|\mathrm{e}^x\right| \mathrm{d}x=\displaystyle\int\limits_0^2 \mathrm{e}^x \mathrm{\,d}x\).
Ví dụ 5. Gọi \(S\) là diện tích của hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=2^x\), \(y=0\), \(x=0\), \(x=2\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. \(S=\displaystyle\int_0^22^{x}{\mathrm d}x\)
B. \(S=\pi\displaystyle\int_0^22^{2x}{\mathrm d}x\)
C. \(S=\displaystyle\int_0^22^{2x}{\mathrm d}x\)
D. \(S=\pi\displaystyle\int_0^22^{x}{\mathrm d}x\)
Diện tích của hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=2^x\), \(y=0\), \(x=0\), \(x=2\) là \( S=\displaystyle\int\limits_0^22^x\mathrm{\,d}x \).
Ví dụ 6. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đường thẳng \( x=0\); \(x=\pi \), đồ thị hàm số \( y=\cos x \) và trục \( Ox \) là
A. \( S=\displaystyle\int\limits_{0}^{\pi}\cos x\mathrm{\, d}x \)
B. \( S=\displaystyle\int\limits_{0}^{\pi}\cos^2x\mathrm{\, d}x \)
C. \( S=\displaystyle\int\limits_{0}^{\pi}|\cos x|\mathrm{\, d}x \)
D. \( S=\pi\displaystyle\int\limits_{0}^{\pi}|\cos x|\mathrm{\, d}x \)
Theo công thức tính diện tích hình phẳng bằng tích phân ta có \( S=\displaystyle\int\limits_{0}^{\pi}|\cos x|\mathrm{\, d}x \).
Ví dụ 7. Cho đồ thị hàm số \(y=f(x)\).
Diện tích hình phẳng (phần tô đậm trong hình) là
A. \(S=\displaystyle \int\limits_{-3}^4{f(x)\mathrm{d}x}\)
B. \(S=\displaystyle \int\limits_0^{-3}{f(x)\mathrm{d}x}+\int\limits_0^4{f(x)\mathrm{d}x}\)
C. \(S=\displaystyle \int\limits_{-3}^1{f(x)\mathrm{d}x}+\int\limits_1^4{f(x)\mathrm{d}x}\)
D. \(S=\displaystyle \int\limits_{-3}^0{f(x)\mathrm{d}x}-\int\limits_0^4{f(x)\mathrm{d}x}\)
Dựa vào hình vẽ ta được \(S=\displaystyle \int\limits_{-3}^0{f(x)\mathrm{d}x}-\int\limits_0^4{f(x)\mathrm{d}x}\).
Ví dụ 8. Tổng diện tích \( S = S_1 + S_2 + S_3 \) trong hình vẽ được tính bằng tích phân nào sau đây?
A. \( S = \displaystyle \int \limits^b_a f(x) \mathrm{\, d} x \)
B. \( S = \displaystyle \int \limits^c_a f(x) \mathrm{\, d} x - \int \limits^d_c f(x) \mathrm{\, d} x + \int \limits^b_d f(x) \mathrm{\, d} x\)
C. \( S = \displaystyle \int \limits^c_a f(x) \mathrm{\, d} x + \int \limits^d_c f(x) \mathrm{\, d} x - \int \limits^b_d f(x) \mathrm{\, d} x\)
D. \( S = \displaystyle \int \limits^c_a f(x) \mathrm{\, d} x + \int \limits^d_c f(x) \mathrm{\, d} x + \int \limits^b_d f(x) \mathrm{\, d} x \)
Từ hình vẽ, ta thấy \(S_1 = \displaystyle \int \limits^c_a f(x) \mathrm{\, d}x\), \(S_2 = \displaystyle \int \limits^d_c \left [- f(x) \right ] \mathrm{\, d}x\), \(S_3 = \displaystyle \int \limits^b_d f(x) \mathrm{\, d}x\).
Suy ra \(S = \displaystyle \int \limits^c_a f(x) \mathrm{\, d}x - \int \limits^d_c f(x) \mathrm{\, d}x + \int \limits^b_d f(x) \mathrm{\, d}x\).
Ví dụ 9. Cho đồ thị hàm số \(y=f(x)\) như hình vẽ. Diện tích \(S\) của hình phẳng (phần tô đậm trong hình bên) là
A. \(S=\displaystyle\int\limits_{0}^{-2}f(x)\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_{3}^{0}f(x)\mathrm{\,d}x\)
B. \(S=\displaystyle\int\limits_{0}^{-2}f(x)\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_{0}^{3}f(x)\mathrm{\,d}x\)
C. \(S=\displaystyle\int\limits_{-2}^{0}f(x)\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_{0}^{3}f(x)\mathrm{\,d}x\)
D. \(S=\displaystyle\int\limits_{-2}^{3}f(x)\mathrm{\,d}x\)
\(S=-\displaystyle\int\limits_{-2}^0f(x)\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_{0}^3f(x)\mathrm{\,d}x =\displaystyle\int\limits_{0}^{-2}f(x)\mathrm{d}x+\displaystyle\int\limits_{0}^{3}f(x)\mathrm{d}x\).
Ví dụ 10. Cho hình phẳng \(D\) giới hạn bởi đồ thị của hai hàm số \(y=f(x)\), \(y=g(x)\) (phần tô đậm trong hình vẽ). Gọi \(S\) là diện tích của hình phẳng \(D\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. \(S=\displaystyle\int\limits_{-3}^0 \left[f(x)-g(x) \right]\mathrm{\,d}x\)
B. \(S=\displaystyle\int\limits_{-3}^0 \left[g(x)-f(x) \right]\mathrm{\,d}x\)
C. \(S=\displaystyle\int\limits_{-3}^0 \left[f(x)+g(x) \right]\mathrm{\,d}x\)
D. \(S=\displaystyle\int\limits_{-3}^1 \left[f(x)-g(x) \right]^2\mathrm{\,d}x\)
Ta thấy rằng trong đoạn \([-3;0]\) đồ thị hàm số \(y=f(x)\) ở phía trên đồ thị hàm số \(y=g(x)\) nên \(f(x)-g(x)\ge 0\). Vậy diện tích của hình phẳng \(D\) được tính theo công thức \(S=\displaystyle\int\limits_{-3}^0 \left[f(x)-g(x) \right]\mathrm{\,d}x\).
Dạng 2. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi một đường cong và trục hoành
Ví dụ 1. Cho hình phẳng \((H)\) giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=3x^2+2x+1\) và các đường thẳng \(y=0\), \(x=-1\), \(x=1\). Tính diện tích \(S\) của hình phẳng \((H)\).
A. \(S=5\)
B. \(S=0\)
C. \(S=2\)
D. \(S=4\)
\[S=\displaystyle\int\limits_{-1}^{1} \left| 3x^2+2x+1 \right| \mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{-1}^{1} (3x^2+2x+1) \mathrm{\,d}x = (x^3+x^2+x)\big|_{-1}^1=3-(-1)=4.\]
Ví dụ 2. Cho hình phẳng \((H)\) giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = \sin x\) và các đường thẳng \(y=0\), \(x=0\), \(x = \pi\). Tính diện tích \(S\) của hình phẳng \((H)\).
A. \(S = 2\)
B. \(S = 1\)
C. \(S = 0\)
D. \(S = \displaystyle\frac{\pi^2}{2}\)
Ta có \(S = \displaystyle \int \limits_0^\pi |\sin x| \mathrm{\,d}x = (-\cos x) \Big|_0^\pi = -\cos \pi + \cos 0 = 2\).
Ví dụ 3. Tính diện tích của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{x}\), trục hoành và hai đường thẳng \(x=1\), \(x=\mathrm{e}\).
A. \(1\)
B. \(0\)
C. \(\mathrm{e}\)
D. \(\displaystyle\frac{1}{\mathrm{e}}\)
Diện tích hình phẳng là
\[S=\displaystyle \int \limits_1^{\mathrm{e}} \left| \displaystyle\frac{1}{x} \right| \mathrm{\,d}x =\displaystyle \int \limits_1^{\mathrm{e}} \displaystyle\frac{1}{x} \mathrm{\,d}x =\ln |x|\Big|_1^{\mathrm{e}} =1\].
Ví dụ 4. Tính diện tích \(S\) của hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=x^3+1\), \(y=0\), \(x=0\), \(x=1\).
A. \(S=\displaystyle\frac{5}{4}\)
B. \(S=\displaystyle\frac{4}{3}\)
C. \(S=\displaystyle\frac{7}{4}\)
D. \(S=\displaystyle\frac{3}{4}\)
Áp dụng công thức tính diện tích ta được
\[S=\displaystyle\int\limits_{0}^{1}|x^3+1|\mathrm{\, d}x=\displaystyle\int\limits_{0}^{1}(x^3+1)\mathrm{\, d}x=\left.\left(\displaystyle\frac{x^4}{4}+x\right)\right |_{0}^{1}=\displaystyle\frac{5}{4}.\]
Ví dụ 5. Gọi \(S\) là diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=6\sqrt{x}\), \(y=0\), \(x=1\) và \(x=9\). Tính \(S\).
A. \(S=104 \)
B. \(S=234 \)
C. \(S=208 \)
D. \(S=52 \)
Diện tích cần tìm là \(S=6\displaystyle\int\limits_1^9 \sqrt{x}\mathrm{\,d}x=4\sqrt{x^3}\big|_1^9=104\).
Ví dụ 6. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi \((P)\colon y=x^2-4x+3\) và trục \(Ox\).
A. \(\displaystyle\frac{4}{3}\pi\)
B. \(\displaystyle\frac{4}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{2}{3}\)
D. \(-\displaystyle\frac{4}{3}\)
Phương trình hoành độ giao điểm của \((P)\) và \(Ox\) là \(x^2-4x+3=0\Leftrightarrow x=1,\ x=3.\)
Diện tích hình phẳng cần tìm là \(\displaystyle\int\limits_1^3\left|x^2-4x+3\right|\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{4}{3}\).
Ví dụ 7. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị các hàm số \(y=\sin x\); \(y=0\); \(x=0\) và \(x=2\pi\) là
A. \(0\)
B. \(2\)
C. \(4\)
D. \(1\)
Diện tích hình phẳng được tính bởi
\(I=2\displaystyle\int\limits_{0}^{\pi}(\sin x-0)\mathrm{\,d}x= 2\left.(-\cos x)\right|_0^\pi =4\).
Ví dụ 8. Tính diện tích hình phẳng \((H)\) giới hạn bởi các đường \(y = x^3 - 4x\), trục hoành và hai đường thẳng \(x = -3\), \(x = 4\).
A. \(36\)
B. \(44\)
C. \(\displaystyle\frac{201}{4}\)
D. \(\displaystyle\frac{119}{4}\)
Diện tích hình phẳng \((H)\) được tính bởi tích phân \(I = \displaystyle \int\limits_{-3} ^4 \left|x^3 - 4x \right|\, \mathrm{d}x = \int\limits_{-3}^4 \left|x (x - 2) (x + 2)\right|\, \mathrm{d}x = -\int\limits_{-3}^{-2} (x^3 - 4x)\, \mathrm{d}x + \int\limits_{-2}^{0} (x^3 - 4x)\, \mathrm{d}x - \int\limits_{0}^{2} (x^3 - 4x)\, \mathrm{d}x + \int\limits_2^4 (x^3 - 4x)\, \mathrm{d}x = \displaystyle\frac{201}{4}\).
Ví dụ 9. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi \(y = -x^2 + 5x + 6\), trục hoành và hai đường thẳng \(x = 0\), \(x = 2\) là
A. \(\displaystyle\frac{56}{3}\)
B. \(\displaystyle\frac{52}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{55}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{58}{3}\)
Ta có \(S = \displaystyle \int\limits_0^2 \left| -x^2 + 5x + 6 \right|\, \mathrm{d}x = \int\limits_0^2 \left| (x + 1)(x - 6) \right|\,\mathrm{d}x = -\int\limits_0^2 (x + 1) (x - 6)\, \mathrm{d}x = \displaystyle\frac{58}{3}\).
Ví dụ 10. Diện tích của hình phẳng \((H)\) giới hạn bởi \((C)\colon y = 3x^4 - 4x^2 + 5\); trục hoành và hai đường thẳng \(x = 1\); \(x = 2\) là
A. \(\displaystyle\frac{212}{15}\)
B. \(\displaystyle\frac{214}{15}\)
C. \(\displaystyle\frac{213}{15}\)
D. \(\displaystyle\frac{43}{3}\)
Diện tích hình phẳng \((H)\) được tính bởi biểu thức \(\displaystyle \int\limits_1^2 \left| 3x^4 - 4x^2 + 5 \right|\, \mathrm{d}x = \displaystyle\frac{214}{15}.\)
Ví dụ 11. Tính diện tích \(S\) của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=x^3-3x\) và trục \(Ox\).
A. \(S=\displaystyle\frac{9}{4}\)
B. \(S=\displaystyle\frac{9}{8}\)
C. \(S=\displaystyle\frac{9}{2}\)
D. \(S=\displaystyle\frac{11}{4}\)
Xét phương trình hoành độ giao điểm \(x^3-3x=0\Leftrightarrow x=-\sqrt{3}\ \vee\ x=0\ \vee\ v=\sqrt{3}.\) Vậy
\[\begin{aligned} S=\displaystyle\int\limits_{-\sqrt{3}}^{\sqrt{3}} |x^3-3x|\mathrm{\,d}x=\ &\displaystyle\int\limits_{-\sqrt{3}}^0 |x^3-3x|\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_0^{\sqrt{3}} |x^3-3x|\mathrm{\,d}x\\ =\ &\displaystyle\int\limits_{-\sqrt{3}}^0 (x^3-3x)\mathrm{\,d}x-\displaystyle\int\limits_0^{\sqrt{3}} (x^3-3x)\mathrm{\,d}x \\ =\ &\left(\displaystyle\frac{x^4}{4}-\displaystyle\frac{3x^2}{2}\right)\bigg|_{-\sqrt{3}}^0-\left(\displaystyle\frac{x^4}{4}-\displaystyle\frac{3x^2}{2}\right)\bigg|_0^{\sqrt{3}}\\ =\ &\displaystyle\frac{9}{2}. \end{aligned}\]
Ví dụ 12. Tính diện tích \(S\) của hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=\ln x\), \(x=\mathrm{e}\), \(x=\displaystyle\frac{1}{\mathrm{e}}\) và trục hoành.
A. \(S=1-\displaystyle\frac{1}{\mathrm{e}}\)
B. \(S=2-\displaystyle\frac{2}{\mathrm{e}}\)
C. \(S=2+\displaystyle\frac{2}{\mathrm{e}}\)
D. \(S=1+\displaystyle\frac{1}{\mathrm{e}}\)
Diện tích cần tính bằng
\[\begin{aligned} S=\ &\displaystyle\int\limits_{\frac{1}{\mathrm{e}}}^\mathrm{e} |\ln x|\mathrm{\,d}x = \displaystyle\int\limits_{\frac{1}{\mathrm{e}}}^1 |\ln x|\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_1^\mathrm{e} |\ln x|\mathrm{\,d}x\\ =\ & -\displaystyle\int\limits_{\frac{1}{\mathrm{e}}}^1 \ln x\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_1^\mathrm{e} \ln x\mathrm{\,d}x =-(x\ln x-x)\biggr|_{\frac{1}{\mathrm{e}}}^1+(x\ln x-x)\biggr|_1^\mathrm{e}\\ =\ &1-\displaystyle\frac{2}{\mathrm{e}}+1+\mathrm{e}-\mathrm{e}+1 =2-\displaystyle\frac{2}{\mathrm{e}}. \end{aligned}\]
Ví dụ 13. Diện tích của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{x}\ln x\), trục hoành và đường thẳng \(x=\mathrm{e}\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{1}{2}\)
B. \(1\)
C. \(\displaystyle\frac{1}{4}\)
D. \(2\)
Ta có phương trình hoành độ giao điểm là \(\displaystyle\frac{1}{x}\ln x=0 \Leftrightarrow x=1\).
Diện tích của hình phẳng là
\[\displaystyle\int\limits_1^\mathrm{e} \left| \displaystyle\frac{1}{x}\ln x \right| \textrm{\,d}x = \left| \displaystyle\int\limits_1^\mathrm{e} \ln x \textrm{\,d} (\ln x) \right| = \left| \displaystyle\frac{\ln^2 x}{2}\Big|_1^\mathrm{e} \right| =\displaystyle\frac{1}{2}.\]
Ví dụ 14. Biết diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=3x^2+2mx+m^2+1\), trục hoành, trục tung và đường thẳng \(x=\sqrt{2}\) đạt giá trị nhỏ nhất. Mệnh đề nào sau đây \textbf{đúng}?
A. \(m\in(-4;-1)\)
B. \(m\in(3;5)\)
C. \(m\in(0;3)\)
D. \(m\in(-2;1)\)
Ta có \(y=(x+m)^2+2x^2+1>0,\ \forall x\in\mathbb{R}\).
Diện tích hình phẳng cần tìm là
\[ \begin{aligned} S =\ & \int\limits_0^{\sqrt{2}} \left|3x^2+2mx+m^2+1\right|\mathrm{\,d}x \\ =\ & \int\limits_0^{\sqrt{2}} \left(3x^2+2mx+m^2+1\right)\mathrm{\,d}x \\ =\ & \left(x^3+mx^2+m^2x+x\right)\Big|_0^{\sqrt{2}} \\ =\ & \sqrt{2}m^2+2m+3\sqrt{2}\\ =\ & \sqrt{2}\left(m+\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\right)^2+\displaystyle\frac{5\sqrt{2}}{2}\ge \displaystyle\frac{5\sqrt{2}}{2}. \end{aligned} \]
Vậy \(S\) đạt giá trị nhỏ nhất bằng \(\displaystyle\frac{5\sqrt{2}}{2}\) khi và chỉ khi \(m=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\approx -0{,}7071\).
Ví dụ 15. Cho hình thang cong \((H)\) giới hạn bởi các đường \(y=\mathrm{e}^x,\) \(y=0,\) \(x=0\) và \(x=\ln 8.\) Đường thẳng \(x=k\) (\(0 A. \(k=\ln\displaystyle\frac92\) B. \(k=\ln 4\) C. \(k=\displaystyle\frac23\ln4\) D. \(k=\ln 5\) \(S_1=\displaystyle \int\limits_0^k\mathrm{e}^x\mathrm{\,d}x=\mathrm{e}^k-1,\) \(S_2=\displaystyle \int\limits_k^{\ln8}\mathrm{e}^x\mathrm{\,d}x=8-\mathrm{e}^k.\) Từ đó, \(\mathrm{e}^k-1=8-\mathrm{e}^k\Leftrightarrow k=\ln\displaystyle\frac92.\) Ví dụ 16. Cho hàm số \(y=x^4-4x^2+m\) có đồ thị \((C_m)\). Giả sử \((C_m)\) cắt trục hoành tại \(4\) điểm phân biệt sao cho hình phẳng giới hạn bởi \((C_m)\) với trục hoành có diện tích phần phía trên trục hoành bằng diện tích phần phía dưới trục hoành. Khi đó \(m\) thuộc khoảng nào dưới đây? A. \(m\in (-1;1)\) B. \(m\in (2;3)\) C. \(m\in (3;5)\) D. \(m\in (5;+\infty)\) Phương trình hoành độ giao điểm của \((C_m)\) với trục hoành là \(x^4-4x^2+m=0\) (1) Đặt \(t=x^2\), phương trình \((1)\) trở thành \(t^2-4t+m=0\) (2). Đồ thị \((C_m)\) cắt trục hoành tại \(4\) điểm phân biệt khi phương trình \((1)\) có \(4\) nghiệm phân biệt \(\Leftrightarrow\) phương trình \((2)\) có hai nghiệm dương phân biệt..
\[
\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &4-m>0 \\ &m>0 \end{aligned}\right. \Leftrightarrow 0 < m < 4.
\]
Gọi \(t_1,t_2\) là hai nghiệm dương của \((2)\) với \(t_1 < t_2\). Khi đó \((1)\) có \(4\) nghiệm phân biệt theo thứ tự là \(x_1=-\sqrt{t_1}\), \(x_2=-\sqrt{t_2}\), \(x_3=\sqrt{t_1}\), \(x_4=\sqrt{t_2}\).
Do tính đối xứng qua trục \(Oy\) của \((C_m)\) nên yêu cầu của bài toán trở thành
\[
\begin{aligned}
\displaystyle\int\limits_0^{x_3} (x^4-4x^2+m) \mathrm{d}x=\ &\displaystyle\int\limits_{x_3}^{x_4} (-x^4+4x^2-m) \mathrm{d}x\\
\Leftrightarrow\ & \displaystyle\int\limits_0^{x_4} (x^4-4x^2+m) \mathrm{d}x=0\\
\Leftrightarrow\ & \left(\displaystyle\frac{x^5}{5}-\displaystyle\frac{4x^3}{3}+mx\right)\Bigg|_0^{x_4}=0\\
\Leftrightarrow\ & \displaystyle\frac{x_4^5}{5}-\displaystyle\frac{4x_4^3}{3}+mx_4=0\\
\Leftrightarrow\ & 3x_4^4-20x_4^2+15m=0.
\end{aligned}
\]
Suy ra \(x_4\) là nghiệm của hệ phương trình
\[\begin{aligned}
&\left\{\begin{aligned} &x_4^4-4x_4^2+m=0\\ &3x_4^4-20x_4^2+15m=0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &12x_4^4-40x_4^2=0\\ &3x_4^4-20x_4^2+15m=0\end{aligned}\right.\\
\Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned} &x_4^2=0\\ &m=0\end{aligned}\right.\ \vee\ \left\{\begin{aligned} &x_4^2=\displaystyle\frac{10}{3}\\ &m=\displaystyle\frac{20}{9}.\end{aligned}\right.
\end{aligned}\]
Kết hợp với điều kiện, suy ra \(m=\displaystyle\frac{20}{9}\in (2;3)\). Ví dụ 17. Gọi \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=(x-3)^2\), trục tung và trục hoành. Gọi \(k_1\), \(k_2\) (\(k_1 > k_2\)) là hệ số góc của hai đường thẳng cùng đi qua \(A(0; 9)\) và chia \((H)\) thành ba phần có diện tích bằng nhau. Tính \(k_1-k_2\). A. \(\displaystyle\frac{13}{2}\) B. \(7\) C. \(\displaystyle\frac{25}{4}\) D. \(\displaystyle\frac{27}{4}\) \( y=(x-3)^2 \) cắt trục tung tại \( A(0;9) \) và trục hoành tại \( B(3;0) \). Diện tích \( (H) \) là \[\displaystyle \int \limits_0^3 (x-3)^2 \mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{(x-3)^3}{3} \Big|_0^3 =9.\] Gọi giao điểm của hai đường thẳng có hệ số góc \( k_1;k_2 \) với trục hoành là \( C(c;0) \) và \( D(d;0) \). Do \( k_1>k_2 \) nên \( OC>OD \). Theo giả thiết ta có \( S_{OAD}=S_{ACD}=\displaystyle\frac{1}{3}S_{(H)}=3 \). Mà \( S_{OAD}=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot OA\cdot OD= \displaystyle\frac{1}{2} \cdot 9 \cdot OD \Rightarrow OD=\displaystyle\frac{3}{\displaystyle\frac{9}{2}}=\displaystyle\frac{2}{3}\). Tương tự \( CD=\displaystyle\frac{2}{3} \Rightarrow OC=\displaystyle\frac{4}{3} \). \( k_1=-\tan \widehat{ACO}=-\displaystyle\frac{OA}{OC}=-\displaystyle\frac{9}{\displaystyle\frac{4}{3}}=\displaystyle\frac{-27}{4} \);\\
\( k_2=-\tan \widehat{ADO}=-\displaystyle\frac{OA}{OD}=-\displaystyle\frac{9}{\displaystyle\frac{2}{3}}=\displaystyle\frac{-27}{2} \).\\
Vậy \( k_1-k_2=\displaystyle\frac{27}{4} \). Ví dụ 18. Xác định \(m\) để đồ thị hàm số \((C)\colon y=5x^4-8x^2+m\) cắt trục hoành tại \(4\) điểm phân biệt sao cho diện tích hình phẳng giới hạn bởi \((C)\) và trục hoành có phần trên và phần dưới bằng nhau. A. \(\displaystyle\frac{9}{16} \) B. \(\displaystyle\frac{16}{9} \) C. \(9 \) D. \(\displaystyle\frac{25}{16} \) Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị \((C)\) và trục hoành là \(5x^4-8x^2+m=0\). Đặt \(t=x^2\), \(t\ge 0\). Ta có \(5t^2-8t+m=0. (1) Đồ thị \((C)\) cắt trục hoành tại bốn điểm phân biệt khi và chỉ khi phương trình \((1)\) có hai nghiệm dương phân biệt
\[
\left\{ \begin{aligned} &\Delta'>0\\ &P>0\\ &S>0 \end{aligned} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & 16-5m > 0\\ &\displaystyle\frac{m}{5} > 0 \\&\displaystyle\frac{8}{5}>0 \end{aligned} \right. \Leftrightarrow 0< m < \displaystyle\frac{16}{5}.
\]
Ta có hàm số \(y=f(x)=5x^4-8x^2+m\) là hàm số chẵn nên \(S_1+S_2=S_3\Rightarrow S_2=\displaystyle\frac{1}{2}S_3\). Gọi \(x_1 < x_2 < x_3 < x_4\) là bốn hoành độ giao điểm của \((C_m)\) với trục hoành ta có \[S_2=\displaystyle\frac{1}{2}S_3\Rightarrow \displaystyle \int\limits_{x_3}^{x_4} \left(-f(x)\right)\mathrm{\,d}x=\displaystyle \int\limits_0^{x_3}f(x)\mathrm{\,d}x.\] \[
\begin{aligned}
\Leftrightarrow\ &\displaystyle \int\limits_{x_3}^{x_4}f(x)\mathrm{\,d}x+\displaystyle \int\limits_0^{x_3}f(x)\mathrm{\,d}x=0\Leftrightarrow \displaystyle \int\limits_0^{x_4}f(x)\mathrm{\,d}x=0\Leftrightarrow \displaystyle \int\limits_0^{x_4}(5x^4-8x^2+m)\mathrm{\,d}x=0\\
\Leftrightarrow\ &\left( x^5-\displaystyle\frac{8}{3}x^3+mx \right)\bigg|_0^{x_4}=0\Leftrightarrow x_4^5-\displaystyle\frac{8}{3}x_4^3+mx_4=0 \Leftrightarrow \left[ \begin{aligned} &x_4=0\\ &x_4^4-\displaystyle\frac{8}{3}x_4^2+m=0\qquad (2) \end{aligned} \right.
\end{aligned}
\] Với \(x_4=0\Rightarrow m=0\) (loại). Xét \((2)\Leftrightarrow (5x^4_4-8x_4^2+m)-4x^4_4+\displaystyle\frac{16}{3}x_4^2=0\Leftrightarrow 4x_4^4-\displaystyle\frac{16}{3}x_4^2=0\Leftrightarrow x_4^2=\displaystyle\frac{4}{3}\Rightarrow m=\displaystyle\frac{16}{9}\) (nhận). Ví dụ 19. Cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{x-m^2}{x+1}\) (với \(m\) là tham số khác \(0\)) có đồ thị là \(\mathcal{(C)}\). Gọi \(S\) là diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị \(\mathcal{(C)}\) và hai trục toạ độ. Có bao nhiêu giá trị thực của \(m\) thoả mãn \(S=1\)? A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Ta có \(y'=\displaystyle\frac{m^2+1}{(x+1)^2}>0, \forall x \neq 1\), nên hàm số đồng biến trên mỗi khoảng xác định với mọi \(m\). \(\mathcal{(C)}\) cắt trục hoành tại \(A(m^2;0)\) và cắt trục tung \(B(0;-m^2)\). \(\displaystyle S=-\int \limits_0^{m^2} \displaystyle\frac{x-m^2}{x+1} \mathrm{\,d}x=\left(m^2+1\right) \ln\left(m^2+1\right)-m^2.\) \(S=1 \Leftrightarrow (m^2 + 1)\cdot \left [\ln\left(m^2+1\right)-1\right ] = 0 \Leftrightarrow m=\pm \sqrt{\mathrm{e}-1}\).
Dạng 3. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đường cong
Ví dụ 1. Tính diện tích của hình phẳng giới hạn bởi hai đường \(y=x^2-2x\), \(y=-x^2+x\).
A. \(\displaystyle\frac{9\pi}{8}\)
B. \(\displaystyle\frac{27}{8}\)
C. \(\displaystyle\frac{9}{8}\)
D. \(\displaystyle\frac{27\pi}{8}\)
Xét phương trình hoành độ giao điểm \(x^2-2x=-x^2+x \Leftrightarrow 2x^2-3x=0 \Leftrightarrow x=0\ \vee\ x=\displaystyle\frac{3}{2}\).
\[\begin{aligned} S=\ &\displaystyle\int \limits_0^{\frac{3}{2}}\left|2x^2-3x \right|\mathrm{d}x =\left|\displaystyle\int \limits_0^{\frac{3}{2}}(2x^2-3x)\mathrm{d}x\right|\\ =\ &\left|\left(\displaystyle\frac{2}{3}x^3-\displaystyle\frac{3}{2}x^2\right)\Big|_0^{\frac{3}{2}}\right|=\displaystyle\frac{9}{8}. \end{aligned}\]
Ví dụ 2. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đồ thị của các hàm số \(y=x^2\) và \(y=x\) là
A. \(\displaystyle\frac16\)
B. \(\displaystyle\frac56\)
C. \(-\displaystyle\frac16\)
D. \(\displaystyle\frac\pi6\)
Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị các hàm số đã cho là \(x^2=x.\) Phương trình này có hai nghiệm là \(0\) và \(1\). Do đó, diện tích cần tính là
\[S=\displaystyle \int\limits_0^1\left|x^2-x\right|\mathrm{\,d}x=\int\limits_0^1\left(x-x^2\right)\mathrm{\,d}x=\left.\left(\displaystyle\frac{x^2}2-\displaystyle\frac{x^3}3\right)\right|_0^1=\displaystyle\frac16.\]
Ví dụ 3. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=x\sin 2x\), \(y=2x\), \(x=\displaystyle\frac{\pi}{2}.\)
A. \(\displaystyle\frac{\pi^2}{4}+\displaystyle\frac{\pi}{4}\)
B. \(\pi^2-\pi \)
C. \(\displaystyle\frac{\pi^2}{4}-\displaystyle\frac{\pi}{4}\)
D. \(\displaystyle\frac{\pi^2}{4}-4\)
Phương trình hoành độ giao điểm \( x\sin2x=2x\Leftrightarrow x\left(\sin2x-2\right)=0 \Leftrightarrow x=0\ \vee\ \sin2x=2\, (\text{vô nghiệm}).\)
Diện tích hình phẳng là
\[ \begin{aligned} S=\ &\displaystyle\int_0^{\frac{\pi}{2}}|x\sin2x-2x|\mathrm{\, d}x=\left|\displaystyle\int_0^{\frac{\pi}{2}}(x\sin2x-2x)\mathrm{\, d}x\right|\\ =\ &\left|\left(\displaystyle\frac{1}{4}\sin2x-\displaystyle\frac{1}{2}x\cos2x-x^2\right)\Bigg|_0^{\frac{\pi}{2}}\right|\\ =\ &\displaystyle\frac{\pi^2}{4}-\displaystyle\frac{\pi}{4}. \end{aligned} \]
Ví dụ 4. Tính diện tích \(S\) của hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị hàm số \(y=2x^2\) và \(y=5x-2\).
A. \(S=\displaystyle\frac{5}{4}\)
B. \(S=\displaystyle\frac{5}{8}\)
C. \(S=\displaystyle\frac{9}{8}\)
D. \(S=\displaystyle\frac{9}{4}\)
Phương trình hoành độ giao điểm của 2 đồ thị hàm số là:
\[2x^2=5x-2\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{1}{2}\ \vee\ x=2.\]
Khi đó:
\(\displaystyle S=\int\limits_{\frac{1}{2}}^2 \left|2x^2-(5x-2)\right|\mathrm{\,d}x = \int\limits_{\frac{1}{2}}^2 \left(-2x^2+5x-2\right)\mathrm{\,d}x=\left(-\displaystyle\frac{2}{3}x^3+\displaystyle\frac{5}{2}x^2-2x\right)\Big|_{\frac{1}{2}}^2=\displaystyle\frac{9}{8}\).
Ví dụ 5. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi parabol \( y=x^3-2x \) và đường thẳng \( y=x \).
A. \(\displaystyle\frac{9}{2}\)
B. \(\displaystyle\frac{11}{6}\)
C. \(\displaystyle\frac{27}{6}\)
D. \(\displaystyle\frac{17}{6}\)
Phương trình hoành độ giao điểm: \( x^3-2x=x \Leftrightarrow x=0\ \vee\ x=\pm\sqrt{3}.\)
Suy ra \( S=\left|\displaystyle\int\limits_{-\sqrt{3}}^0 (x^3-3x)\mathrm{\,d}x\right|+ \left|\displaystyle\int\limits_0^{\sqrt{3}} (x^3-3x)\mathrm{\,d}x\right|=\displaystyle\frac{9}{2}\).
Ví dụ 6. Tính diện tích \(S\) của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị các hàm số \(y=3x^2\), \(y=2x+5\), \(x=-1\) và \(x=2\).
A. \(S=\displaystyle\frac{256}{27}\)
B. \(S=\displaystyle\frac{269}{27}\)
C. \(S=9\)
D. \(S=27\)
Xét phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị \(3x^2=2x+5\Leftrightarrow 3x^2-2x-5=0\). Phương trình có hai nghiệm \(x=-1\), \(x=\displaystyle\frac{5}{3}\).
Diện tích của hình phẳng cần tìm là
\[\begin{aligned} S=\ &\displaystyle \int\limits_{-1}^{2} |(3x^2-2x-5)| \mathrm{d}x=\biggr|\displaystyle \int\limits_{-1}^{\frac{5}{3}} (3x^2-2x-5) \mathrm{d}x \biggr|+\biggr|\displaystyle \int\limits_{\frac{5}{3}}^{2} (3x^2-2x-5) \mathrm{d}x \biggr|\\ =\ &\biggr| \left(x^3-x^2-5x\right) \biggr|_{-1}^{\frac{5}{3}} \biggr|+\biggr| \left(x^3-x^2-5x\right) \biggr|_{\frac{5}{3}}^2 \biggr| =\biggr| -\displaystyle\frac{175}{27} - 3 \biggr| +\biggr|-6 + \displaystyle\frac{175}{27} \biggr|=\displaystyle\frac{269}{27}. \end{aligned}\]
Ví dụ 7. Tính diện tích hình phẳng được giới hạn bởi hai đồ thị \((C_1):y=x^2+2x\) và \((C_2):y=x^3\).
A. \(S=\displaystyle\frac{83}{12}\)
B. \(S=\displaystyle\frac{15}{4}\)
C. \(S=\displaystyle\frac{37}{12}\)
D. \(S=\displaystyle\frac{9}{12}\)
Phương trình hoành độ giao điểm \(x^2+2x=x^3 \Leftrightarrow x=0\ \vee\ x= -1\ \vee\ x=2\).
Diện tích cần tính \(S= \displaystyle \int \limits_{-1}^0 (x^3-x^2-2x) \mathrm{d} x + \int \limits_{0}^2 (x^2+2x-x^3) \mathrm{d} x = \displaystyle\frac{37}{12}\).
Ví dụ 8. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=x^3-x\) và đồ thị hàm số \(y=x-x^2\).
A. \(\displaystyle\frac{9}{4}\)
B. \(13\)
C. \(\displaystyle\frac{37}{12}\)
D. \(\displaystyle\frac{81}{12}\)
Phương trình hoành độ giao điểm \(x^3-x=x-x^2\Leftrightarrow x=1\ \vee\ x=0\ \vee\ x=-2.\)
Khi đó ta có \(S=\displaystyle\int\limits_{-2}^1\left|x^3+x^2-2x\right|\mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{-2}^0\left|x^3+x^2-2x\right|\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_0^1\left|x^3+x^2-2x\right|\mathrm{\,d}x\).
Ta có \(\displaystyle\int\limits_{-2}^0\left|x^3+x^2-2x\right|\mathrm{\,d}x=\left|\displaystyle\int\limits_{-2}^0\left(x^3+x^2-2x\right)\mathrm{\,d}x\right|=\left|\left.\left(\displaystyle\frac{x^4}{4}+\displaystyle\frac{x^3}{3}-x^2\right)\right|_{-2}^0 \right|=\displaystyle\frac{8}{3}\).
Và \(\displaystyle\int\limits_0^1\left|x^3+x^2-2x\right|\mathrm{\,d}x=\left|\displaystyle\int\limits_0^1\left(x^3+x^2-2x\right)\mathrm{\,d}x\right|=\left|\left.\left(\displaystyle\frac{x^4}{4}+\displaystyle\frac{x^3}{3}-x^2\right)\right|_0^1 \right|=\displaystyle\frac{5}{12}\).
Suy ra \(S=\displaystyle\frac{37}{12}\).
Ví dụ 9. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đồ thị các hàm số \(y=x^4-x+2\) và \(y=x^2-x+2\) là
A. \(-\displaystyle\frac{4}{15}\)
B. \(\displaystyle\frac{2}{15}\)
C. \(\displaystyle\frac{4}{15}\)
D. \(0\)
Phương trình hoành độ giao điểm là
\[x^4-x+2=x^2-x+2\Leftrightarrow x^4-x^2=0\Leftrightarrow x=0;x=\pm 1.\]
Diện tích phằng giới hạn bởi hai đường là
\(I=\displaystyle\int\limits_{-1}^{0}{[(x^2-x+2)-(x^4-x+2)]}\mathrm{\,d}x+\\ \int\limits_{0}^{1}{[(x^2-x-2)-(x^4-x+2)]}\mathrm{\,d}x= \displaystyle\frac{2}{15}+\displaystyle\frac{2}{15}=\displaystyle\frac{4}{15}.\)
Ví dụ 10. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị \((C)\) của hàm số \(y=-2x^3+x^2+x+5\) và đồ thị \(\left(C'\right)\) của hàm số \(y=x^2-x+5\).
A. \(0\)
B. \(2\)
C. \(1\)
D. \(3\)
Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị \((C)\) với đồ thị \(\left(C'\right)\)
\[-2x^3+x^2+x+5=x^2-x+5\Leftrightarrow -2x^3+2x=0\Leftrightarrow x=0 \text{ hoặc } x=\pm 1.\]
Diện tích hình phẳng cần tìm là
\(S=\displaystyle\int\limits_{-1}^1 \left|2x^3-2x\right|\mathrm{\,d}x=\left|\displaystyle\int\limits_{-1}^0 (2x^3-2x) \mathrm{\,d}x\right|+\left|\displaystyle\int\limits_0^1 (2x^3-2x) \mathrm{\,d}x\right|=1\).
Ví dụ 11. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi trục \(Ox\) và các đường \(y=\sqrt{x+1}\); \(y=-2x+8\).
A. \(\displaystyle\frac{17}{3}\)
B. \(\displaystyle\frac{19}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{16}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{37+10\sqrt{5}}{3}\)
Ta có \(y=\sqrt{x+1}\Leftrightarrow x=y^2-1 \ (y\geq 0)\) và \(y=-2x+8\Leftrightarrow x=-\displaystyle\frac{y}{2}+4\), trục \(Ox:y=0\).
Phương trình tung độ giao điểm: \(y^2-1=-\displaystyle\frac{y}{2}+4\Rightarrow y=2\ (\geq 0)\).
Diện tích cần tính là
\(S=\displaystyle\int\limits_{0}^{2}\left|(y^2-1)-\left(-\displaystyle\frac{y}{2}+4\right)\right|\,\mathrm{d}y=\displaystyle\int\limits_{0}^{2}\left(-y^2-\displaystyle\frac{y}{2}+5\right)\,\mathrm{d}y=\displaystyle\frac{19}{3}.\)
Ví dụ 12. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=\sqrt{2x};\,y=2x-2\) và trục hoành. Tính diện tích của \((H)\).
A. \(\displaystyle\frac{5}{3}\)
B. \(\displaystyle\frac{16}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{10}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{8}{3}\)
Hoành độ giao điểm của đường cong \( y=\sqrt{2x} \) và đường thẳng \( y=2x-2 \) là
\[\sqrt{2x}=2x-2\Leftrightarrow x=2.\]
Đồ thị hàm số \( y=2x-2 \) cắt \( Ox \) tại điểm \( (1;0) \).
Diện tích hình phẳng là
\[ \begin{aligned} S=&\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\sqrt{2x}\mathrm{\, d}x+\displaystyle\int\limits_{1}^{2}\left(\sqrt{2x}-2x+2\right)\mathrm{\, d}x=\displaystyle\frac{5}{3}. \end{aligned} \]
Dạng 4. Bài toán tính diện tích hình phẳng có hình vẽ
Ví dụ 1. Cho hàm số \( y=f(x) \) có đồ thị \( y=f'(x) \) cắt trục \( Ox \) tại ba điểm có hoành độ \( a < b < c \) như hình vẽ.
Xét \( 4 \) mệnh đề sau
- \( f(c)>f(a)>f(b) \).
- \( f(c)>f(b)>f(a) \).
- \( f(a)>f(b)>f(c) \).
- \( f(a)>f(b) \).
Trong các mệnh đề trên, có bao nhiêu mệnh đề đúng?
A. \( 3 \)
B. \( 4 \)
C. \( 2 \)
D. \( 1 \)
Dựa vào đồ thị của hàm số \(f'(x)\), ta có
\[f(b)-f(a)=\int\limits_a^bf'(x)\mathrm{\,d}x < 0 \Rightarrow f(b) < f(a).\]
Lại có diện tích hình phẳng giới hạn bởi \( f'(x) \) với trục hoành trên đoạn \( [a;b] \) nhỏ hơn diện tích hình phẳng giới hạn bởi \( f'(x) \) với trục hoành trên đoạn \( [b;c] \), do đó
\[ f(c)-f(a)= \int\limits_a^cf'(x)\mathrm{\,d}x = \int\limits_a^bf'(x)\mathrm{\,d}x + \int\limits_b^cf'(x)\mathrm{\,d}x > 0 \Rightarrow f(c) > f(a). \]
Vậy \(f(b) < f(a) < f(c)\).
Ví dụ 2. Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị \(y=f'(x)\) cắt trục \(Ox\) tại \(3\) điểm có hoành độ \(a < b < c\) như hình vẽ.
Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. \(f(a)>f(b)>f(c)\)
B. \(f(c)>f(b)>f(a)\)
C. \(f(c)>f(a)>f(b)\)
D. \(f(b)>f(a)>f(c)\)
Ta có \(f(b) -f(a) = \displaystyle \int \limits_{a}^{b} f'(x) \mathrm{\,d}x < 0\) nên \(f(b) < f(a)\).
Tương tự,
\(f(c) -f(b) = \displaystyle \int \limits_{b}^{c} f'(x) \mathrm{\,d}x > 0\) nên \(f(c) > f(b)\).
\(f(c)-f(a) = \displaystyle \int \limits_{a}^{c} f'(x) \mathrm{\,d}x = \displaystyle \int \limits_{a}^{b} f'(x) \mathrm{\,d}x + \displaystyle \int \limits_{b}^{c} f'(x) \mathrm{\,d}x >0\) nên \(f(c) > f(a)\).
Vậy \(f(c)>f(a)>f(b)\).
Ví dụ 3. Cho hàm số \(f(x)\) có đạo hàm \(f'(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và đồ thị của \(f'(x)\) trên đoạn \([-2;6]\) như hình bên dưới.
Khẳng định nào dưới đây đúng?
A. \(f(-2) < f(-1) < f(2) < f(6)\)
B. \(f(2) < f(-2) < f(-1) < f(6)\)
C. \(f(-2) < f(2) < f(-1) < f(6)\)
D. \(f(6) < f(2) < f(-2) < f(-1)\)
Dựa vào đồ thị của hàm \(f'(x)\) trên đoạn \([-2;6]\) ta suy ra
\(f(-1)-f(-2)=\displaystyle\int_{-2}^{-1}f'(x)\mathrm{\,d}x > 0\Rightarrow f(-1) > f(-2)\).
\(f(2)-f(-1)=\displaystyle\int_{-1}^{2}f'(x)\mathrm{\,d}x < 0\Rightarrow f(2) < f(-1)\).
\(f(2)-f(-2)=\displaystyle\int_{-2}^{2}f'(x)\mathrm{\,d}x = \displaystyle\int_{-2}^{-1}f'(x)\mathrm{\,d}x + \displaystyle\int_{-1}^{2}f'(x)\mathrm{\,d}x < 0\Rightarrow f(2) < f(-2)\).
\(f(6)-f(2)=\displaystyle\int_{2}^{6}f'(x)\mathrm{\,d}x > 0\Rightarrow f(6) > f(2)\).
\(f(6)-f(-1)=\displaystyle\int_{-1}^{6}f'(x)\mathrm{\,d}x > 0\Rightarrow f(6) > f(-1)\).
Vậy \(f(2) < f(-2) < f(-1) < f(6)\).
Ví dụ 4. Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị hàm số \(y=f'(x)\) như hình vẽ. Biết rằng các điểm \(A(1;0)\), \(B(-1;0)\) thuộc đồ thị.
Giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số \(f(x)\) trên đoạn \([-1;4]\) lần lượt là
A. \(f(1)\); \(f(-1)\)
B. \(f(0)\); \(f(2)\)
C. \(f(1)\); \(f(4)\)
D. \(f(-1)\); \(f(4)\)
Dựa vào đồ thị của \(f'(x)\) ta thấy
\[\begin{aligned} f(1)-f(-1) =\ & \int\limits_{-1}^1f'(x)\mathrm{\,d}x < 0 \Rightarrow f(1) < f(-1).\\ f(4)-f(1) =\ & \int\limits_{1}^4f'(x)\mathrm{\,d}x > 0 \Rightarrow f(4) > f(1).\\ f(4)-f(-1) =\ & \int\limits_{-1}^4f'(x)\mathrm{\,d}x = \int\limits_{-1}^1f'(x)\mathrm{\,d}x + \int\limits_{1}^4f'(x)\mathrm{\,d}x > 0 \Rightarrow f(4) > f(-1).\\ \end{aligned}\]
Vậy \(f(1) < f(-1) < f(4)\), giá trị nhỏ nhất là \(f(1)\), giá trị lớn nhất là \(f(4)\).
Ví dụ 5. Cho hàm số \(f(x)\) có đồ thị như hình vẽ và các biểu thức \(E\), \(F\), \(G\), \(H\) xác định bởi \[E=\displaystyle\int\limits_0^3 f(x)\mathrm{\,d}x,\ F=\displaystyle\int\limits_3^5 f(x)\mathrm{\,d}x,\ G=\displaystyle\int\limits_2^4 f(x)\mathrm{\,d}x,\ H=f'(1).\]
Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. \(G < H < E < F\)
B. \(F < E < G < H\)
C. \(H < E < F < G\)
D. \(E < H < G < F\)
Dựa vào hình vẽ và diện tích hình phẳng, ta có
\[ \begin{aligned} & E = \displaystyle\int\limits_0^3 f(x)\mathrm{\,d}x = - \displaystyle\int\limits_0^3 |f(x)|\mathrm{\,d}x < -2. \\ & F = \displaystyle\int\limits_3^5 f(x)\mathrm{\,d}x > 3.\\ & 0 < G = \displaystyle\int\limits_2^4 f(x)\mathrm{\,d}x < 2.\\ & -1 < H = f'(1) < 0. \text{ (hệ số góc của tiếp tuyến tại x = 1)} \end{aligned} \]
Như vậy \(E < H < G < F\).
Ví dụ 6. Cho hàm số \( y=f(x) \) có đạo hàm \( f'(x) \) trên \( \mathbb{R} \) và đồ thị của hàm số \( f'(x) \) cắt trục hoành tại \( 4 \) điểm có hoành độ theo thứ tự từ trái sang phải trên trục hoành là \(a\), \(b\), \(c\), \(d\) như hình vẽ bên.
Chọn khẳng định đúng.
A. \( f(c)>f(a)>f(b)>f(d) \)
B. \( f(c)>f(a)>f(d)>f(b) \)
C. \( f(a)>f(b)>f(c)>f(d) \)
D. \( f(a)>f(c)>f(d)>f(b) \)
Gọi \( S_1 \) là diện tích hình phẳng giới hạn bởi \( y=f'(x), Ox, x=a, x=b \).
Gọi \( S_2 \) là diện tích hình phẳng giới hạn bởi \( y=f'(x), Ox, x=b, x=c \).
Gọi \( S_3 \) là diện tích hình phẳng giới hạn bởi \( y=f'(x), Ox, x=c, x=d \).
Ta có
- \(\displaystyle S_1=-\int\limits_a^b f'(x)\mathrm{\, d}x=f(a)-f(b) \).
- \(\displaystyle S_2=\int\limits_b^c f'(x)\mathrm{\, d}x=f(c)-f(b) \).
- \(\displaystyle S_3=-\int\limits_c^d f'(x)\mathrm{\, d}x=f(c)-f(d) \).
Từ hình vẽ, ta nhận thấy
\[S_1 < S_2 < S_3\Rightarrow\left\{\begin{aligned} & f(a)-f(b) < f(c)-f(b)\\ & f(c)-f(b) < f(c)-f(d)\end{aligned}\right.\Rightarrow \left\{\begin{aligned} & f(a) < f(c) & (1)\\ & f(d) < f(b). & (2)\end{aligned}\right.\]
Vì \( 0 < S_1=f(a)-f(b) \) nên \( f(b) < f(a),\quad (3) \).
Từ \((1), (2), (3) \) suy ra \( f(c) > f(a) > f(b) > f(d) \).
Ví dụ 7. Cho hình phẳng \(\left(H\right)\) như hình vẽ (phần tô đậm).
Diện tích hình phẳng \(\left(H\right)\) là
A. \(\displaystyle\frac{9}{2}\ln 3 - \displaystyle\frac{3}{2}\)
B. \(1\)
C. \(\displaystyle\frac{9}{2}\ln 3 - 4\)
D. \(\displaystyle\frac{9}{2}\ln 3 - 2\)
Gọi \(S\) là diện tích hình phẳng \(\left(H\right)\), theo hình vẽ suy ra \(S = \displaystyle\int\limits_{1}^{3}x\ln x\, \mathrm{d}x\).
\[\begin{aligned} S =\ &\displaystyle\frac{x^2}{2}\cdot \ln x\Big\vert^{3}_{2} + \displaystyle\int\limits_{1}^{3}\displaystyle\frac{x}{2}\, \mathrm{d}x\\ =\ & \displaystyle\frac{x^2}{2}\cdot \ln x\Big\vert^{3}_{1} - \displaystyle\frac{x^2}{4}\Big\vert^{3}_{1} = \displaystyle\frac{9}{4}\ln 3 - 2. \end{aligned}\]
Ví dụ 8. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường thẳng \(y=1\), \(y=x\) và đồ thị hàm số \(y=\displaystyle\frac{x^2}{4}\) trong miền \(x \ge 0\), \(y \le 1\) là \(\displaystyle\frac{a}{b}\) (phân số tối giản).
Khi đó \(b-a\) bằng
A. \(2\)
B. \(4\)
C. \(3\)
D. \(1\)
Diện tích hình phẳng cần tính là \[\begin{aligned} S=\ &\displaystyle \int \limits_0^1 \left( x-\displaystyle\frac{x^2}{4} \right)\mathrm{\,d}x +\displaystyle \int \limits_1^2 \left( 1-\displaystyle\frac{x^2}{4} \right)\mathrm{\,d}x\\ =\ &\left. \left( \displaystyle\frac{x^2}{2}-\displaystyle\frac{x^3}{12} \right) \right|_0^1 +\left. \left( x-\displaystyle\frac{x^3}{12} \right) \right|_1^2 =\displaystyle\frac{5}{6}. \end{aligned}\]
Khi đó \(a=5\), \(b=6\). Vậy \(b-a=1\).
Ví dụ 9. Cho hàm \(y=f(x)\) có đạo hàm liên tục trên \([1;3]\). Gọi \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=f'(x)\) và đường thẳng \(y=x\) (phần gạch chéo trong hình vẽ bên).
Diện tích hình \((H)\) bằng
A. \(2f(2)-f(1) -f(3)+1\)
B. \(f(3)-f(1)-4\)
C. \(2f(3)-f(2)-f(1)+1\)
D. \(f(1)-f(3)+4\)
Diện tích phần gạch chéo
\[\begin{aligned} S=\ &\displaystyle\int\limits_1^2 \left[ f'(x) -x\right] \mathrm{\,d}x -\displaystyle\int\limits_2^3 \left[ f'(x) -x\right] \mathrm{\,d}x\\ =\ & \left[f(x) - \displaystyle\frac{x^2}{2}\right]\Bigg|_1^2 -\left[f(x) - \displaystyle\frac{x^2}{2}\right]\Bigg|_2^3 = 2f(2)-f(1)-f(3)+1. \end{aligned}\]
Ví dụ 10. Cho \( (H) \) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \( y = \ln (x+1) \), đường thẳng \( y = 1 \) và trục tung (phần tô đậm trong hình vẽ).
Diện tích \( (H) \) bằng
A. \( \mathrm{e} - 2 \)
B. \( \mathrm{e} - 1 \)
C. \( 1 \)
D. \( \ln 2 \)
Phương trình hoành độ giao điểm \( \ln (x+1) = 1 \Leftrightarrow x = \mathrm{e} -1 \).
Diện tích \( (H) \) được tính theo công thức \( S = \displaystyle \int \limits^{ \mathrm{e}-1 }_0 \left [ 1 - \ln (x+1) \right ] \mathrm{\, d}x\).
Ta thấy \( \displaystyle \int \ln(x+1) \mathrm{\, d} x = (x+1) \ln (x+1) - x + C \).
Do vậy, \( S = \left [ 2x - (x+1)\ln(x+1) \right ] \Big |^{\mathrm{e}-1}_0 = \mathrm{e} -2 \).
Ví dụ 11. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y=2x^2-1\) và nửa đường tròn có phương trình \(y=\sqrt{2-x^2}\) với \(-\sqrt{2}\le x \le \sqrt{2}\) (phần gạch chéo trong hình vẽ).
Diện tích của hình \((H)\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{3\pi-2}{6}\)
B. \(\displaystyle\frac{3\pi+10}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{3\pi+2}{6}\)
D. \(\displaystyle\frac{3\pi+10}{6}\)
Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hai hàm số là
\[\begin{aligned} &2x^2-1=\sqrt{2-x^2}\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned} &(2x^2-1)^2=2-x^2\\ &2x^2-1\ge 0\\ &2-x^2\ge 0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &4x^4-3x^2-1=0\\ &\displaystyle\frac{1}{2}\le x^2\le x^2\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &x^2=1 \Leftrightarrow x=\pm 1. \end{aligned}\]
Khi đó diện tích của hình \((H)\) là
\[\begin{aligned} S_H &=\int\limits_{-1}^{1} |2x^2-1-\sqrt{2-x^2}| \mathrm{\,d}x =\int\limits_{-1}^{1} (-(2x^2-1)+\sqrt{2-x^2}) \mathrm{\,d}x\\ &=-\int\limits_{-1}^{1} (2x^2-1)\mathrm{\,d}x + \int\limits_{-1}^{1} \sqrt{2-x^2} \mathrm{\,d}x\\ &=-\left(\displaystyle\frac{2}{3}x^3-x\right)\bigg|_{-1}^{1} + \int\limits_{-\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{4}}2\cos t\cdot \cos t \mathrm{\,d}t\ \ (\text{Đổi biến } x=\sqrt{2}\sin t)\\ &=\displaystyle\frac{2}{3} + \int\limits_{-\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{4}} (\cos(2t)+1)\mathrm{\,d}t =\displaystyle\frac{2}{3} + \left(\displaystyle\frac{1}{2}\sin(2t)+t\right)\bigg|_{\frac{-\pi}{4}}^{\frac{\pi}{4}} =\displaystyle\frac{3\pi + 10}{6}. \end{aligned}\]
Ví dụ 12. Cho hai hàm số \(f( x ) = ax^3+ bx^2+ cx - 2\) và \(g( x ) = dx^2+ ex + 2\, \) \((a, \, b, \, c, \, d, \, e \in \mathbb{R})\). Biết rằng đồ thị của hàm số \(y = f( x )\) và \(y = g( x )\) cắt nhau tại ba điểm có hoành độ lần lượt là \( - 2; \, - 1; \, 1\) (tham khảo hình vẽ).
Hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị đã cho có diện tích bằng
A. \(\displaystyle\frac{37}{6}\)
B. \(\displaystyle\frac{13}{2}\)
C. \(\displaystyle\frac{9}{2}\)
D. \(\displaystyle\frac{37}{12}\)
Ta có \( f(x)-g(x)= ax^3+(b-d)x^2+(c-e)x-4 \)\ (1).
Mặt khác phương trình \( f(x)-g(x)=0 \) có \( 3 \) nghiệm phân biệt \( x=-2 \), \( x=-1 \), \( x=1 \) nên
\[f(x)-g(x)=0\Leftrightarrow (x+2)(x+1)(x-1)=0\Leftrightarrow x^3+2x^2-x-2=0 \ (2).\]
Từ \( (1) \) và \( (2) \), suy ra \( f(x)-g(x)=2x^3+4x^2-2x-4 \).
Diện tích hình phẳng cần tìm là
\[S=\displaystyle\int \limits_{-2}^{-1}(2x^3+4x^2-2x-4)\mathrm{\,d}x-\displaystyle\int \limits_{-1}^{1}(2x^3+4x^2-2x-4)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{37}{6}.\]
Ví dụ 13. Cho hai hàm số \(f(x)=ax^3+bx^2+cx-1\) và \(g(x)=dx^2+ex+\displaystyle\frac{1}{2}~(a,b,c,d,e\in \mathbb{R})\). Biết rằng đồ thị của hàm số \(y=f(x)\) và \(y=g(x)\) cắt nhau tại ba điểm có hoành độ lần lượt \(-3;-1;2\) (tham khảo hình vẽ).
Hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị đã cho có diện tích bằng
A. \(\displaystyle\frac{253}{12}\)
B. \(\displaystyle\frac{125}{12}\)
C. \(\displaystyle\frac{253}{48}\)
D. \(\displaystyle\frac{125}{48}\)
Do \((C)\colon y=f(x)\) và \((C')\colon y=g(x)\) cắt nhau tại \(3\) điểm phân biệt có hoành độ \(-3;-1;2\) nên
\[f(x)-g(x)=A(x+3)(x+1)(x-2).\]
Do \(f(0)-g(0)=-\displaystyle\frac{3}{2}\) nên \(-6A=-\displaystyle\frac{3}{2}\Rightarrow A=-\displaystyle\frac{1}{4}\).
Từ đó \(f(x)-g(x)=\displaystyle\frac{1}{4}(x+3)(x+1)(x-2)=\displaystyle\frac{1}{4}(x^3+2x^2-5x-6)\).
Vậy diện tích hình phẳng cần tìm là
\[S=\left|\displaystyle\int\limits_{-3}^{-1} \displaystyle\frac{1}{4}(x^3+2x^2-5x-6)\mathrm{\,d}x\right|+\left|\displaystyle\int\limits_{-1}^2 \displaystyle\frac{1}{4}(x^3+2x^2-5x-6)\mathrm{\,d}x\right|=\displaystyle\frac{253}{48}.\]
Ví dụ 14. Xét hình phẳng \((\mathscr{H})\) giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=(x+3)^2\), trục hoành và đường thẳng \(x=0\). Gọi \(A(0;9)\), \(B(b;0)\) \((-3 < b < 0)\).
Tính giá trị của tham số \(b\) để đoạn thẳng \(AB\) chia \((\mathscr{H})\) thành hai phần có diện tích bằng nhau.
A. \(b=-\displaystyle\frac{1}{2}\)
B. \(b=-2\)
C. \(b=-\displaystyle\frac{3}{2}\)
D. \(b=-1\)
Ta có đồ thị hàm số \(y = (x+3)^2\) tiếp xúc với trục hoành tại \(x=-3\).
Gọi \(S\) là diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=(x+3)^2\), trục hoành và đường thẳng \(x=-3\), \(x=0\).
Gọi \(S_1\) là diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=(x+3)^2\), đoạn thẳng \(AB\) và trục hoành.
Gọi \(S_2\) là diện tích của tam giác \(OAB\).
Vì \(S_1 = S_2\) nên \(S = 2S_2 \Leftrightarrow \displaystyle\int\limits_{-3}^0 (x+3)^2 \mathrm{\,d}x = 2 \cdot \displaystyle\frac{1}{2}OA \cdot OB \Leftrightarrow -9b = 9 \Leftrightarrow b = -1\).
Ví dụ 15. Cho hình thang cong \((H)\) giới hạn bởi các đường \(y=\displaystyle\frac{1}{x}\), \(y=0\),\( x=1\), \(x=5\). Đường thẳng \(x=k\), \(1 < k < 5\) chia \((H)\) thành hai phần có diện tích \(S_1\) và \(S_2\) (\textit{hình vẽ bên}).
Giá trị \(k\) để \(S_1=2S_2\) là
A. \(k=5 \)
B. \(k=\ln 5 \)
C. \(k=\sqrt[3]{5} \)
D. \(k=\sqrt[3]{25} \)
Ta có \(\displaystyle\frac{1}{x}>0\) với \(x>1\), do đó ta được
\(S_1=\displaystyle \int \limits_1^k \displaystyle\frac{1}{x} \mathrm{d}x=\ln x \bigg|_1^k=\ln k\).
\(S_2=\displaystyle \int \limits_k^5 \displaystyle\frac{1}{x} \mathrm{d}x=\ln x \bigg|_k^5=\ln5-\ln k\).
\(S_1=2S_2 \Rightarrow \ln k =2(\ln 5 -\ln k) \Rightarrow k=\sqrt[3]{25}\).
Ví dụ 16. Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) có đồ thị \((C)\) cắt trục \(Ox\) tại \(3\) điểm có hoành độ lần lượt là \(a\), \(b\), \(c\) (\(a < b < c\)). Biết phần hình phẳng nằm phía trên trục \(Ox\) giới hạn bởi đồ thị \((C)\) và trục \(Ox\) có diện tích là \(S_1=\displaystyle\dfrac{7}{10}\), phần hình phẳng nằm phía dưới trục \(Ox\) giới hạn bởi đồ thị \((C)\) và trục \(Ox\) có diện tích là \(S_2=2\) (như hình vẽ).
Tính \(I= \displaystyle\int\limits_a^c f(x)\mathrm{\,d}x\).
A. \( I =-\displaystyle\frac{13}{10}\)
B. \(I=\displaystyle\frac{13}{10}\)
C. \(I=\displaystyle\frac{27}{10}\)
D. \(I=-\displaystyle\frac{27}{10}\)
Từ đồ thị ta có
\[\left\{\begin{aligned} &S_1= \displaystyle\int\limits_a^b f(x)\mathrm{\,d}x = \displaystyle\frac{7}{10}\\ &S_2= - \displaystyle\int\limits_b^c f(x)\mathrm{\,d}x = 2 \Rightarrow \displaystyle\int\limits_b^c f(x)\mathrm{\,d}x =-2.\end{aligned}\right.\]
Vậy \(I= \displaystyle\int\limits_a^b f(x)\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_b^c f(x)\mathrm{\,d}x = \displaystyle\frac{7}{10}-2=-\displaystyle\frac{13}{10}.\)
Ví dụ 17. Cho \((\mathcal{H})\) là hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=x^3-5x^2+6x\), \(y=2x^2\), trục \(Ox\) (phần gạch sọc).
Tính diện tích hình phẳng \((\mathcal{H})\).
A. \(\displaystyle\frac{4}{3}\)
B. \(\displaystyle\frac{7}{4}\)
C. \(\displaystyle\frac{11}{12}\)
D. \(\displaystyle\frac{8}{3}\)
Ta có phương trình hoành độ giao điểm của hai đường \(x^3-5x^2+6x=2x^2\Leftrightarrow x=0\ \vee\ x=1\ \vee\ x=6\).
Mặt khác hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số \(y=x^3-5x^2+6x\) với trục \(Ox\) là nghiệm phương trình \(x^3-5x^2+6x=0\Leftrightarrow x=0\ \vee\ x=2\ \vee\ x=3\).
Suy ra diện tích
\[\begin{aligned} S =\ & \displaystyle\int \limits_{0}^{1} 2x^2 \mathrm{d}x + \displaystyle\int \limits_{1}^{2} \left( x^3-5x^2+6x\right)\mathrm{\,d}x\\ =\ &\displaystyle\frac{2x^3}{3} \bigg|_0^1 + \left(\displaystyle\frac{x^4}{4}-\displaystyle\frac{5x^3}{3}+3x^2 \right)\bigg|_1^2= \displaystyle\frac{7}{4}. \end{aligned}\]
Ví dụ 18. Cho hình phẳng \((H)\) giới hạn bởi đồ thị của hàm số \(y= \displaystyle\frac{x-1}{x+2}\) và hai đường thẳng \(y=2\), \(y = -x+1\) (phần tô đậm trong hình vẽ).
Tính diện tích \(S\) của hình phẳng \((H)\).
A. \(S = 8 + 3\ln 3\)
B. \(S = 8 - 3\ln 3\)
C. \(S = 3\ln 3\)
D. \(S = -4 + 3\ln 3\)
\[\begin{aligned} S =\ & \displaystyle \int \limits_{-5}^{-3}\left(\displaystyle\frac{x-1}{x+2} - 2\right) \mathrm{\,d}x + \displaystyle \int \limits_{-3}^{-1} (-x+1-2) \mathrm{\,d}x\\ =\ &\left(-x-3\ln|x+2|\right)\Big|_{-5}^{-3} + 2 = (3 - 3\ln 1) - (5-3\ln 3) + 2 = 3 \ln 3. \end{aligned}\]
Ví dụ 19. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi đường cong có phương trình \(y=\sqrt{x}\), nửa đường tròn có phương trình \(y=\sqrt{2-x^2}\) (với \(0\leq x\leq \sqrt{2}\)) và trục hoành (phần tô đậm trong hình vẽ).
Diện tích của \((H)\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{3\pi+2}{12}\)
B. \(\displaystyle\frac{4\pi+2}{12}\)
C. \(\displaystyle\frac{3\pi+1}{12}\)
D. \(\displaystyle\frac{4\pi+1}{6}\)
Gọi \(S\) là diện tích của \((H)\). Khi đó, ta có:
\[\begin{aligned} S=\ &\displaystyle\int\limits_0^1 \sqrt{x}\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_1^{\sqrt{2}}\sqrt{2-x^2}\mathrm{\,d}x=I+J\\ I=\ &\displaystyle\int\limits_0^1\sqrt{x}\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{x^{\frac{3}{2}}}{\displaystyle\frac{3}{2}}\biggr|_0^1=\displaystyle\frac{2}{3},\\ J=\ &\displaystyle\int\limits_1^{\sqrt{2}}\sqrt{2-x^2}\mathrm{\,d}x \end{aligned}\]
Đặt \(x=\sqrt{2}\sin t, t\in\left[-\displaystyle\frac{\pi}{2};\displaystyle\frac{\pi}{2}\right]\Rightarrow \mathrm{d}x=\sqrt{2}\cos t\mathrm{\,d}t\).
Đổi cận: \(x=1\Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{4}; x=\sqrt{2}\Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{2}\).
Suy ra
\[\begin{aligned} J=\ &\displaystyle\int\limits_{\tfrac{\pi}{4}}^{\tfrac{\pi}{2}}2\cos^2t\mathrm{\,d}t=\displaystyle\int\limits_{\tfrac{\pi}{4}}^{\tfrac{\pi}{2}}(1+\cos 2t)\mathrm{\,d}t\\ =\ &\left(t+\displaystyle\frac{1}{2}\sin 2t\right)\biggr|_{\tfrac{\pi}{4}}^{\tfrac{\pi}{2}}=\displaystyle\frac{\pi}{2}-\displaystyle\frac{\pi}{4}-\displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{\pi-2}{4}. \end{aligned}\]
Vậy \(S=\displaystyle\frac{2}{3}+\displaystyle\frac{\pi-2}{4}=\displaystyle\frac{3\pi+2}{12}\).
Ví dụ 20. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y=\sqrt{3}x^2\) và nửa đường tròn có phương trình \(y=\sqrt{4-x^2}\) với \(-2\leq x\leq 2\) (phần tô đậm trong hình vẽ).
Diện tích của \((H)\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{2\pi+5\sqrt{3}}{3}\)
B. \(\displaystyle\frac{4\pi+5\sqrt{3}}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{4\pi+\sqrt{3}}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{2\pi+\sqrt{3}}{3}\)
Hoành độ giao điểm của parabol với nửa đường tròn là nghiệm của phương trình
\[\sqrt{4-x^2}=\sqrt{3}x^2\Leftrightarrow 4-x^2=3x^2\Leftrightarrow x=-1\ \vee\ x=1.\]
Diện tích của \((H)\) được tính theo công thức
\[\begin{aligned} S=\ &\displaystyle\int\limits_{-1}^{1}\left|\sqrt{4-x^2}-\sqrt{3}x^2\right|\mathrm{\,d}x= \displaystyle\int\limits_{-1}^{1}\left(\sqrt{4-x^2}-\sqrt{3}x^2\right)\mathrm{\,d}x\\ =\ &\displaystyle\int\limits_{-1}^{1}\sqrt{4-x^2}\mathrm{\,d}x-\displaystyle\int\limits_{-1}^{1}\sqrt{3}x^2\mathrm{\,d}x. \end{aligned}\]
Tính \(I_1=\displaystyle\int\limits_{-1}^{1}\sqrt{3}x^2\mathrm{\,d}x=\left.\displaystyle\frac{\sqrt{3}x^3}{3}\right |_{-1}^{1}=\displaystyle\frac{2\sqrt{3}}{3}\).
Tính
\[\begin{aligned} I_2&=\displaystyle\int\limits_{-1}^{1}\sqrt{4-x^2}\mathrm{\,d}x=2\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\sqrt{4-x^2}\mathrm{\,d}x\\ &=2\displaystyle\int\limits_{-\frac{\pi}{2}}^{-\frac{\pi}{3}}\sqrt{4-(2\cos^2t)}\mathrm{\,d}(2\cos t)=-8\displaystyle\int\limits_{-\frac{\pi}{2}}^{-\frac{\pi}{3}}|\sin t|\sin t\mathrm{\,d}t\\ &=8\displaystyle\int\limits_{-\frac{\pi}{2}}^{-\frac{\pi}{3}}\sin^2 t\mathrm{\,d}t=8\displaystyle\int\limits_{-\frac{\pi}{2}}^{-\frac{\pi}{3}}\frac{1-\cos 2t}{2}\mathrm{\,d}t\\ &=4\left.\left(t-\frac{\sin 2t}{2}\right)\right |_{-\frac{\pi}{2}}^{-\frac{\pi}{3}}=\displaystyle\frac{2\pi}{3}+\sqrt{3}. \end{aligned}\]
Vậy \(S=\displaystyle\frac{2\pi}{3}+\sqrt{3}-\displaystyle\frac{2\sqrt{3}}{3}=\displaystyle\frac{2\pi+\sqrt{3}}{3}.\)
Ví dụ 21. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}x^2\) và nửa elip có phương trình \(y=\displaystyle\frac{1}{2}\sqrt{4-x^2}\) (với \(-2\leq x\leq 2\)) và trục hoành (phần tô đậm trong hình vẽ). Gọi \(S\) là diện tích của, biết \(S=\displaystyle\frac{a\pi+b\sqrt{3}}{c}\) (với \(a,b,c,\in \mathbb{R}\)).
Tính \(P=a+b+c\).
A. \(P=9\)
B. \(P=12\)
C. \(P=15\)
D. \(P=17\)
Hoành độ giao điểm của hai đồ thị:
\[\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}x^2=\displaystyle\frac{1}{2}\sqrt{4-x^2}\Leftrightarrow x=\pm 1.\]
Do tính chất đối xứng của đồ thị nên
\(S=2\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\displaystyle\int\limits_0^1 x^2 \mathrm{\,d}x+\displaystyle\frac{1}{2} \displaystyle\int\limits_1^2 \sqrt{4-x^2}\right)=2\left(S_1+S_2\right)\)
\(S_1=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\displaystyle\int\limits_0^1 x^2 \mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{6}\).
\(S_2=\displaystyle\frac{1}{2}\sqrt{4-x^2} \mathrm{\,d}x\). Đặt \(x=2\sin{t}\Rightarrow \mathrm{\,d}x =2\cos{t} \mathrm{\,d}t\).
\(x=1\Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{6}, x=2\Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{2}\).
Với \(t\in \left[\displaystyle\frac{\pi}{6};\displaystyle\frac{\pi}{2}\right]\Rightarrow \cos{t}\geq 0\Rightarrow \sqrt{4-x^2}=2\sqrt{\cos^{2}{t}}=2\cos{t}\).
\[\begin{aligned} S2=\ &\displaystyle\frac{1}{2}\displaystyle\int\limits_{\tfrac{\pi}{6}}^{\tfrac{\pi}{2}} 4\cos^{2}{t} \mathrm{\,d}t=\displaystyle\int\limits_{\tfrac{\pi}{6}}^{\tfrac{\pi}{2}} 2\cos^{2}{t} \mathrm{\,d}t\\ =\ &\displaystyle\int\limits_{\tfrac{\pi}{6}}^{\tfrac{\pi}{2}}\left(1+\cos{2t}\right) \mathrm{\,d}t =\left(t+\displaystyle\frac{1}{2} \sin{2t}\right)\Big|_{\tfrac{\pi}{6}}^{\tfrac{\pi}{2}}=\displaystyle\frac{\pi}{3}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{4} \end{aligned}\]
Vậy \(S=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}+\displaystyle\frac{2\pi}{3}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}=\displaystyle\frac{4\pi-\sqrt{3}}{6}\Rightarrow a=4,b=-1,c=6\).
Suy ra \(P=a+b+c=9\).
Ví dụ 22. Cho hình phẳng \((H)\) giới hạn bởi các đường \(y=\sqrt{x}\), \(y=x-2\) và trục hoành (hình minh họa).
Tính diện tích \(S\) của hình phẳng.
A. \(S=\displaystyle\frac{8}{3}\)
B. \(S=\displaystyle\frac{11}{3}\)
C. \(S=\displaystyle\frac{10}{3}\)
D. \(S=\displaystyle\frac{7}{3}\)
Dựa vào hình vẽ, ta có
\[\begin{aligned} S=\ &\displaystyle \int \limits_{0}^2 \sqrt{x} \mathrm{\,d}x + \displaystyle \int \limits_{2}^4 \left( \sqrt{x}-x+2 \right) \mathrm{\,d}x\\ =\ &\left. \displaystyle\frac{2}{3} x^{\frac{3}{2}} \right|_0^2 + \left. \left( \displaystyle\frac{2}{3} x^{\frac{3}{2}} - \displaystyle\frac{x^2}{2} +2x \right) \right|_2^4=\displaystyle\frac{10}{3}. \end{aligned}\]
Ví dụ 23. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi nửa đường tròn \( y=\sqrt{2-x^2} \), đường thẳng \( AB \) biết \( A(-\sqrt{2};0) \), \( B(1;1) \) (phần tô đậm như hình vẽ).
A. \( \displaystyle\frac{\pi+\sqrt{2}}{4} \)
B. \( \displaystyle\frac{3\pi+2\sqrt{2}}{4} \)
C. \( \displaystyle\frac{\pi-2\sqrt{2}}{4} \)
D. \( \displaystyle\frac{3\pi-2\sqrt{2}}{4} \)
Phương trình đường thẳng \[d\colon \displaystyle\frac{x+\sqrt{2}}{1+\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{y}{1}\Rightarrow d\colon y=\displaystyle\frac{1}{1+\sqrt{2}}(x+\sqrt{2}) \].
Diện tích hình phẳng cần tìm là
\[\begin{aligned} S=\ &\displaystyle\int\limits_{-\sqrt{2}}^1\left[ \sqrt{2-x^2}-\displaystyle\frac{1}{1+\sqrt{2}}(x+\sqrt{2}) \right]\mathrm{\,d}x\\ =\ &\displaystyle\int\limits_{-\sqrt{2}}^1\sqrt{2-x^2}\mathrm{\,d}x-\displaystyle\frac{1}{1+\sqrt{2}}\left( \displaystyle\frac{x^2}{2}+\sqrt{2}x \right)\bigg|_{-\sqrt{2}}^1\\ =\ &I-\displaystyle\frac{1+\sqrt{2}}{2}. \text{ Trong đó } I=\displaystyle\int\limits_{-\sqrt{2}}^1\sqrt{2-x^2}\mathrm{\,d}x . \end{aligned}\]
Tính \( I=\displaystyle\int\limits_{-\sqrt{2}}^1\sqrt{2-x^2}\mathrm{\,d}x \).
Đặt \( x=\sqrt{2}\sin t,\ t\in\left[-\displaystyle\frac{\pi}{2};\displaystyle\frac{\pi}{2} \right]\Rightarrow \mathrm{\,d}x=\sqrt{2}\cos t\mathrm{\,d}t \).
Đổi cận \( x=-\sqrt{2}\Rightarrow t=-\displaystyle\frac{\pi}{2} \), \( x=1\Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{4} \).
Do đó
\[I=\displaystyle\int\limits_{-\frac{\pi}{2}}^\frac{\pi}{4}2|\cos t|\cdot\cos t\mathrm{\,d}t=\displaystyle\int\limits_{-\frac{\pi}{2}}^\frac{\pi}{4}(1+\cos 2t)\mathrm{\,d}t=\displaystyle\frac{3\pi}{4}+\displaystyle\frac{1}{2}\]
Do đó, \( S=\displaystyle\frac{3\pi}{4}-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2} \).
Ví dụ 24. Cho hàm số \( y=f(x) \) xác định và liên tục trên đoạn \( [-3;3] \). Biết rằng diện tích hình phẳng \( S_1 \), \( S_2 \) giới hạn bởi đồ thị hàm số \( y=f(x) \) với đường thẳng \( y=-x-1 \) lần lượt là \( M \), \( m \).
Tính tích phân \( \displaystyle\int\limits_{-3}^3f(x)\mathrm{\,d}x \).
A. \( 6+m-M \)
B. \( 6-m-M \)
C. \( M-m+6 \)
D. \( m-M-6 \)
Tính diện tích \( S_1 \). Ta có
\[S_1=\displaystyle\int\limits_{-3}^1[-x-1-f(x)]\mathrm{\,d}x=M\Leftrightarrow \displaystyle\int\limits_{-3}^1f(x)\mathrm{\,d}x=-M-\displaystyle\int\limits_{-3}^1(x+1)\mathrm{\,d}x.\]
Tính diện tích \( S_2 \). Ta có
\[S_2=\displaystyle\int\limits_{1}^3[f(x)+x+1]\mathrm{\,d}x=m\Leftrightarrow \displaystyle\int\limits_{1}^3f(x)\mathrm{\,d}x=m-\displaystyle\int\limits_{1}^3(x+1)\mathrm{\,d}x.\]
Do đó \(\displaystyle\int\limits_{-3}^3f(x)\mathrm{\,d}x=m-M-\displaystyle\int\limits_{-3}^3(x+1)\mathrm{\,d}x=m-M-6.\)
Ví dụ 25. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi đường cong \(y=\sqrt{x}\) và nửa đường tròn có phương trình \(y=\sqrt{4x-x^2}\) (với \(0\le x\le 4\)) (phần tô đậm trong hình vẽ).
Diện tích của \((H)\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{4\pi + 15\sqrt{3}}{24}\)
B. \(\displaystyle\frac{8\pi - 9\sqrt{3}}{6}\)
C. \(\displaystyle\frac{10\pi - 9\sqrt{3}}{6}\)
D. \(\displaystyle\frac{10\pi - 15\sqrt{3}}{6}\)
Với \(0\le x \le 4\) thì \(\sqrt{4x-x^2} =\sqrt{x} \Leftrightarrow x^2 -3x =0 \Leftrightarrow x=0\ \vee\ x=3\).
Vậy diện tích cần tính là
\[\begin{aligned} S=\ & \displaystyle \int \limits_0^3 \left(\sqrt{4x-x^2}-\sqrt{x}\right)\mathrm{\,d}x = \int \limits_0^3 \sqrt{4x-x^2} \mathrm{\,d}x - \int \limits_0^3 \sqrt{x}\mathrm{\,d}x\\ =\ &\int \limits_0^3 \sqrt{4x-x^2} \mathrm{\,d}x -2\sqrt{3}. \end{aligned}\]
Đặt \(x-2=2\sin t \Rightarrow \mathrm{\,d}x = 2\cos t \mathrm{\,d}t\), suy ra
\[\begin{aligned} \displaystyle \int \limits_0^3 \sqrt{4x-x^2} \mathrm{\,d}x =\ &\int \limits_{-\tfrac{\pi}{2}}^{\tfrac{\pi}{6}} 2\sqrt{1-\sin^2 t} \cos t \mathrm{\,d}t = \int \limits_{-\tfrac{\pi}{2}}^{\tfrac{\pi}{6}} 2(1+\cos 2t)\mathrm{\,d}t\\ =\ &(2t+\sin 2t)\bigg|_{-\tfrac{\pi}{2}}^{\tfrac{\pi}{6}}=\displaystyle\frac{8\pi + 3\sqrt{3}}{6}. \end{aligned}\]
Vậy \(S=\displaystyle\frac{8\pi + 3\sqrt{3}}{6} - 2\sqrt{3}=\displaystyle\frac{8\pi - 9\sqrt{3}}{6}\).
Ví dụ 26. Tính diện tích hình phẳng tạo thành bởi parabol \(y=x^2\), đường thẳng \(y=-x+2\) và trục hoành trên đoạn \([0;2]\) (phần gạch sọc trong hình vẽ).
A. \(\displaystyle\frac{3}{5}\)
B. \(\displaystyle\frac{5}{6}\)
C. \(\displaystyle\frac{2}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{7}{6}\)
Ta có parabol \(y=x^2\) cắt trục \(Ox\) tại điểm có hoành độ bằng \(0\). Parabol \(y=x^2\) cắt đường thẳng \(y=-x+2\) tại điểm có hoành độ \(1\).
Đường thẳng \(y=-x+2\)cắt trục \(Ox\) tại điểm có hoành độ \(2\).
Diện tích hình phẳng đã cho là
\[S=\displaystyle\int\limits_0^1 x^2 \mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_1^2 (-x+2) \mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{5}{6}.\]
Ví dụ 27. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y=\sqrt{3}x^2\), cung tròn có phương trình \(y=\sqrt{4 - x^2}\) (với \(0\le x \le 2\)) và trục hoành (phần tô đậm trong hình vẽ).
Diện tích của \((H)\) bằng \(S= \displaystyle\frac{a\pi - \sqrt{b}}{c}, \left(a, b, c \in \mathbb{Z} \right)\). Tính \(T=a + b + c\).
A. \(7\)
B. \(13\)
C. \(11\)
D. \(12\)
Ta có \( \sqrt{3}x^2=\sqrt{4-x^2}\Rightarrow 3x^4=4-x^2\Leftrightarrow 3x^4+x^2-4=0\Leftrightarrow x^2=1\ \vee\ x^2=-4 \Rightarrow x=1 \in \left[ 0;2\right] \).
Diện tích của \((H)\) được tính theo công thức
\[S=\displaystyle\int\limits_{0}^{2}\left|\sqrt{3}x^2\right|\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_{1}^{2}\left|\sqrt{4-x^2}\right|\mathrm{\,d}x =\displaystyle\int\limits_0^1{\sqrt{3}x\mathrm{\,d}x + \displaystyle\int\limits_1^2{\sqrt{4 - x^2}}}\mathrm{\,d}x.\]
Tính \(I_1=\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\sqrt{3}x^2\mathrm{\,d}x=\left.\displaystyle\frac{\sqrt{3}x^3}{3}\right |_{0}^{1}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\).
Tính
\[\begin{aligned} I_2=\ &\displaystyle\int\limits_{1}^{2}\sqrt{4-x^2}\mathrm{\,d}x\\ =\ &\displaystyle\int\limits_{\frac{\pi}{3}}^{0} \sqrt{4-(2\cos t)^2}\mathrm{\,d}(2\cos t)=-4\displaystyle\int\limits_{\frac{\pi}{3}}^{0}|\sin t|\sin t\mathrm{\,d}t\\ =\ &4\displaystyle\int\limits_{0}^{\frac{\pi}{3}}\sin^2 t\mathrm{\,d}t=4\displaystyle\int\limits_{0}^{\frac{\pi}{3}}\frac{1-\cos 2t}{2}\mathrm{\,d}t\\ =\ &2\left.\left(t-\frac{\sin 2t}{2}\right)\right |_{0}^{\frac{\pi}{3}}=\displaystyle\frac{2\pi}{3}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}. \end{aligned}\]
Vậy \(S=\displaystyle\frac{2\pi}{3}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}+\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}=\displaystyle\frac{4\pi -\sqrt{3}}{6} \Rightarrow a=4, b=3 ,c=6 \Rightarrow a+b+c=13\).
Ví dụ 28. Cho hình phẳng (\(H\)) giới hạn bởi các đường \(y=x^2\), \(y=0\), \(x=0\), \(x=4\). Đường thẳng \(y=k\) (\(0 < k < 16)\)) chia hình (\(H\)) thành hai phần có diện tích \(S_1\), \(S_2\) (hình vẽ).
Tìm \(k\) để \(S_1=S_2\).
A. \(k=8\)
B. \(k=4\)
C. \(k=5\)
D. \(k=3\)
Gọi \(S\) là diện tích hình phẳng \((H)\). Vì \(S_1=S_2\) nên
\[2S_1=S_1+S_2=S=\displaystyle \int\limits_{0}^{1} x^2 \mathrm{\,d}x= \left. \displaystyle\frac{x^3}{3}\right|_0^4=\displaystyle\frac{64}{3}\Rightarrow S_1=\displaystyle\frac{32}{3}.\]
Mặt khác, \(S_1=\displaystyle \int\limits_{\sqrt{k}}^{4} (x^2-k) \mathrm{\,d}x=\left. \displaystyle\frac{x^3}{3}\right|_{\sqrt{k}}^4-\left. kx\right|_{\sqrt{k}}^4=\displaystyle\frac{64}{3}+\displaystyle\frac{2k \sqrt{k}}{3}-4k\).
Suy ra,
\(\displaystyle\frac{64}{3}+\displaystyle\frac{2k\sqrt{k}}{3}-4k=\displaystyle\frac{32}{3}\Leftrightarrow 2k\sqrt{k}-12k+32=0\Leftrightarrow \sqrt{k}=2\ \vee\ \sqrt{k}=2+2\sqrt{3}\,\, \text{(loại)}\ \vee\ \sqrt{k}=2-2\sqrt{3}\,\, \text{(vô nghiệm)}\Rightarrow k=4\).
Ví dụ 29. Cho hình cong \((H)\) giới hạn bởi các đường \(y=\displaystyle\frac{1}{x},x=\displaystyle\frac{1}{2},x=2\) và trục hoành. Đường thẳng \(x=k \left(\displaystyle\frac{1}{2} < k < 2 \right)\) chia \((H)\) thành hai phần có diện tích là \(S_1\) và \(S_2\) như hình vẽ bên.
Tìm tất cả các giá trị thực của \(k\) để \(S_1=3S_2\).
A. \(k=\sqrt{2} \)
B. \(k=1 \)
C. \(k=\displaystyle\frac{7}{5} \)
D. \(k=\sqrt{3} \)
Ta có
\[\begin{aligned} &\left\{\begin{aligned} &S_1+S_2=\displaystyle \int \limits_{\frac{1}{2}}^2 \displaystyle\frac{\mathrm{d}x}{x}=2\ln2\\ &S_1=3S_2\end{aligned}\right. \Rightarrow \left\{\begin{aligned}&\displaystyle\frac{\ln 2}{2}=S_2\\ &S_2=\displaystyle \int \limits_k^2 \displaystyle\frac{\mathrm{d}x}{x}=\ln 2-\ln k\end{aligned}\right.\\ \Rightarrow\ & \ln k=\displaystyle\frac{\ln 2}{2} \Rightarrow k=\sqrt{2}. \end{aligned}\]
Ví dụ 30. Cho đồ thị hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị trên đoạn \([-1;4]\) như hình vẽ.
Tính tích phân \(I=\displaystyle\int\limits_{-1}^{4} \vert f(x)\vert \mathrm{\,d}x\).
A. \(I=\displaystyle\frac{5}{2}\)
B. \(I=\displaystyle\frac{11}{2}\)
C. \(I=5\)
D. \(I=3\)
Ta có
\[\begin{aligned} I=\ &\displaystyle\int\limits_{-1}^{4} f(x) \mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{-1}^{2} f(x) \mathrm{\,d}x +\displaystyle\int\limits_{2}^{4} f(x) \mathrm{\,d}x\\ =\ &\displaystyle\frac{1}{2}(3+1)\cdot 2-\displaystyle\frac{1}{2}(1+2)\cdot 1=\displaystyle\frac{5}{2}. \end{aligned}\]
Ví dụ 31. Cho hình phẳng \((\mathscr{H})\) giới hạn bởi đường cong có phương trình \(y = |x^2 - 4x + 3|\) và đường thẳng \(y = x + 3\).
Tính diện tích \(S\) của hình phẳng \((\mathscr{H})\).
A. \(S = \displaystyle\frac{39}{2}\)
B. \(S = \displaystyle\frac{47}{2}\)
C. \(S = \displaystyle\frac{169}{6}\)
D. \(S = \displaystyle\frac{109}{6}\)
Phương trình hoành độ giao điểm của hai đường \(y = |x^2 - 4x + 3|\) và \(y = x + 3\) là
\[|x^2 - 4x + 3| = x + 3 \Leftrightarrow \hoac{&x = 0 \\ &x = 5.}\]
Từ đồ thị, diện tích \(S\) của hình phẳng \((\mathscr{H})\) là
\[\begin{aligned} S & = \displaystyle\int\limits_0^1\left[(x + 3) - (x^2 - 4x + 3)\right]\mathrm{\,d}x + \displaystyle\int\limits_1^3\left[(x + 3) - (-x^2 + 4x - 3)\right]\mathrm{\,d}x + \\ & \quad\quad\quad + \displaystyle\int\limits_3^5\left[(x + 3) - (x^2 - 4x + 3)\right]\mathrm{\,d}x\\ & = \displaystyle\int\limits_0^1(-x^2 + 5x)\mathrm{\,d}x + \displaystyle\int\limits_1^3(x^2 - 3x + 6)\mathrm{\,d}x + \displaystyle\int\limits_3^5(-x^2 + 5x)\mathrm{\,d}x\\ & = \displaystyle\frac{13}{6} + \displaystyle\frac{26}{3} + \displaystyle\frac{22}{3} = \displaystyle\frac{109}{6}. \end{aligned}\]
Ví dụ 32. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi hai parabol \(y=\displaystyle\frac{x^2}{3}, y=\sqrt{3}x^2\), cung tròn có phương trình \(y=\sqrt{4-x^2}\) với \((-2\leq x\leq 2)\) (phần tô đậm trong hình vẽ).
Diện tích của \((H)\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{\pi}{3}\)
B. \(\displaystyle\frac{\pi}{6}\)
C. \(\displaystyle\frac{2\pi}{3}+\displaystyle\frac{8}{9}+\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{6}\)
D. \(\displaystyle\frac{2\pi}{3}-\displaystyle\frac{8}{9}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{6}\)
Trên đoạn \(\left[0;2\right]\) xét các phương trình hoành độ giao điểm:
\(\checkmark\quad \displaystyle\frac{x^2}{3}=\sqrt{3}x^2\Leftrightarrow\displaystyle\frac{x^4}{9}=3x^4\Leftrightarrow x^4=0\Leftrightarrow x=0\);
\(\checkmark\quad \displaystyle\frac{x^2}{3}=\sqrt{4-x^2}\Leftrightarrow \displaystyle\frac{x^4}{9}=4-x^2\Leftrightarrow x^4+9x^2-36=0\Leftrightarrow x^2=3\ \vee\ x^2=-12\Rightarrow x^2=3\Rightarrow x=\sqrt{3}\);
\(\checkmark\quad \sqrt{3}x^2=\sqrt{4-x^2}\Leftrightarrow 3x^4=4-x^2\Leftrightarrow 3x^4+x^2-4=0\Leftrightarrow x^2=1\ \vee\ x^2=-\displaystyle\frac{4}{3}\Rightarrow x^2=1\Rightarrow x=1\).
Do đó diện tích cần tính bằng
\(S=\displaystyle\int\limits_0^1 \left(\sqrt{3}x^2-\displaystyle\frac{x^2}{3}\right) \mathrm{\,d}x +\displaystyle\int\limits_1^{\sqrt{3}}\left(\sqrt{4-x^2}-\displaystyle\frac{x^2}{3}\right)\mathrm{\,d}x =I+J-K\).
Tính \(I=\displaystyle\int\limits_0^1 \left(\sqrt{3}x^2-\displaystyle\frac{x^2}{3}\right) \mathrm{\,d}x=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}x^3-\displaystyle\frac{x^3}{9}\right)\bigg|_0^1=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}-\displaystyle\frac{1}{9}\).
Tính \(J=\displaystyle\int\limits_1^{\sqrt{3}} \sqrt{4-x^2}\mathrm{\,d}x\).
Đặt \(x=2\sin t, \left(t\in\left[-\displaystyle\frac{\pi}{2};\displaystyle\frac{\pi}{2}\right]\right)\Rightarrow\mathrm{d}x=2\cos t\mathrm{d}t\).
Đổi cận: \(x=1\Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{6}, x=\sqrt{3}\Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{3}\).
Khi đó \(J=4\displaystyle\int\limits_{\frac{\pi}{6}}^{\frac{\pi}{3}} \cos^2t \mathrm{\,d}t=2\displaystyle\int\limits_{\frac{\pi}{6}}^{\frac{\pi}{3}} \left(1+\cos 2t\right) \mathrm{\,d}t=\displaystyle\frac{\pi}{3}\).
Tính \(K=\displaystyle\int\limits_1^{\sqrt{3}}\displaystyle\frac{x^2}{3}\mathrm{\,d}x =\displaystyle\frac{x^3}{9}\bigg|_1^{\sqrt{3}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}-\displaystyle\frac{1}{9}\).
Vậy \(S=J=\displaystyle\frac{\pi}{3}\).
Ví dụ 33. Đồ thị của hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên đoạn \([-3;5]\) như hình vẽ dưới đây (phần cong của đồ thị là một phần của Parabol \(y=ax^2+bx+c\)).
Tính \(I=\displaystyle\int\limits_{-2}^3 f(x)\mathrm{\,d}x\).
A. \(I=\displaystyle\frac{53}{3}\)
B. \(I=\displaystyle\frac{97}{6}\)
C. \(I=\displaystyle\frac{43}{2}\)
D. \(I=\displaystyle\frac{95}{6}\)
Từ đồ thị hàm số ta có \(y=f(x)=\left\{\begin{aligned} &\displaystyle\frac{4}{3}x+4 & \textrm{ nếu }-3\le x < 0\\ &-x+4 & \textrm{ nếu } 0\le x < 1\\ &-x^2+4x & \textrm{ nếu } 1\le x\le 5\end{aligned}\right.\).
Suy ra
\[\begin{aligned} I&=\displaystyle\int\limits_{-2}^3 f(x)\mathrm{\,d}x\\ &=\displaystyle\int\limits_{-2}^0 f(x)\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_0^1 f(x)\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_1^3 f(x)\mathrm{\,d}x\\ &=\displaystyle\int\limits_{-2}^0 \left(\displaystyle\frac{4}{3}x+4\right)\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_0^1 (-x+4)\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_1^3 (-x^2+4x)\mathrm{\,d}x\\ &=\left.\left(-\displaystyle\frac{2x^2}{3}+4x\right)\right|_{-2}^0+\left.\left(-\displaystyle\frac{x^2}{2}+4x\right)\right|_0^1+\left.\left(-\displaystyle\frac{x^3}{3}+2x^2\right)\right|_1^3\\ &=\displaystyle\frac{97}{6}. \end{aligned}\]
Ví dụ 34. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y=2x^2-1\) và nửa đường tròn có phương trình \(y=\sqrt{2-x^2}\) với \((-\sqrt{2}\leq x\leq \sqrt{2})\) (phần tô đậm trong hình vẽ).
Diện tích của \((H)\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{3\pi +2}{6}\)
B. \(\displaystyle\frac{3\pi +10}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{3\pi +10}{6}\)
D. \(\displaystyle\frac{3\pi -2}{6}\)
Phương trình hoành độ giao điểm của parabol \(y=f(x)=2x^2-1\) và nửa đường tròn \(y=g(x)=\sqrt{2-x^2}\) \((-\sqrt{2}\leq x\leq \sqrt{2})\) là
\[\begin{aligned} & 2x^2-1=\sqrt{2-x^2} \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &2x^2\geq 1\\ &2-x^2=4x^4-4x^2+1\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ & \left\{\begin{aligned} &x^2\geq \displaystyle\frac{1}{2}\\ & 4x^4-3x^2-1=0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &x\leq -\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2} \vee x\geq \displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\\ & x^2=1\ \vee\ x^2=-\displaystyle\frac{1}{4}\quad (\text{vô nghiệm})\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned} &x\leq -\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2} \vee x\geq \displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\\ & x=1 \vee\ x=-1\end{aligned}\right. \Leftrightarrow x=1\ \vee\ x=-1. \end{aligned}\]
\(S=\displaystyle\int\limits_{-1}^1|f(x)-g(x)|\mathrm{\,d}x= \displaystyle\int\limits_{-1}^1|2x^2-1-\sqrt{2-x^2}|\mathrm{\,d}x= \displaystyle\int\limits_{-1}^1(\sqrt{2-x^2}-2x^2+1)\mathrm{\,d}x\)\\ \(=\displaystyle\int\limits_{-1}^1\sqrt{2-x^2}\mathrm{\,d}x-2 \int_{-1}^1x^2\mathrm{\,d}x+ \int_{-1}^11\mathrm{\,d}x=A-2B+C\)
Trong đó:
- \(A=\displaystyle\int\limits_{-1}^1\sqrt{2-x^2}\mathrm{\,d}x\)
Đặt \(x=\sqrt{2}\sin t \Rightarrow \mathrm{\,d}x=\sqrt{2}\cos t\mathrm{\,d}t\) với \(t\in \left[ -\pi; \pi \right]\)
Đổi cận: \(x=1 \Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{4}\); \(x=-1 \Rightarrow t=-\displaystyle\frac{\pi}{4}\).
Khi đó \[\begin{aligned} A=\ &\displaystyle\int\limits_{-\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{4}}\sqrt{2-2cos ^2t}\cdot \sqrt{2} \cos t\mathrm{\,d}t=\int_{-\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{4}}2 |\cos t| \cdot \cos tdt\\ =\ &\displaystyle\int\limits_{-\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{4}}\cos ^2t\mathrm{\,d}t =\displaystyle\int\limits_{-\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{4}}2\cdot \left( \displaystyle\frac{\cos 2t+1}{2} \right)\mathrm{\,d}t\\ =\ &\displaystyle\int\limits_{-\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{4}}\cos 2t\mathrm{\,d}t +\displaystyle\int\limits_{-\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{4}} 1\mathrm{\,d}t =\displaystyle\frac{1}{2}\cdot \sin 2t \left|^{\frac{\pi}{4}}_{-\frac{\pi}{4}}\right.+t\left| ^{\frac{\pi}{4}}_{-\frac{\pi}{4}}\right.\\ =\ &\displaystyle\frac{1}{2}\cdot 2+\displaystyle\frac{\pi}{2}=1+\displaystyle\frac{\pi}{2}. \end{aligned}\] - \(B=\displaystyle \int_{-1}^1x^2\mathrm{\,d}x= \left.\displaystyle\frac{x^3}{3} \right|_{-1}^{1}=\displaystyle\frac{2}{3}\).
- \(C=\displaystyle\int\limits_{-1}^11\mathrm{\,d}x=2\).
Suy ra \(S=A-2B+C=1+\displaystyle\frac{\pi}{2}-2\cdot \displaystyle\frac{2}{3}+2=\displaystyle\frac{3\pi+10}{6}\).
Ví dụ 35. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y=\displaystyle\frac{1}{4}x^2+1\) với \((0\le x\le 2\sqrt{2})\), nửa đường tròn \(y=\sqrt{8-x^2}\) và trục hoành, trục tung (phần tô đậm trong hình vẽ).
Diện tích của \((H)\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{3\pi+14}{6}\)
B. \(\displaystyle\frac{2\pi+2}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{3\pi+4}{6}\)
D. \(\displaystyle\frac{3\pi+2}{3}\)
Phương trình hoành độ giao điểm của parabol và nửa đường tròn là: \[\displaystyle\frac{1}{4}x^2=\sqrt{8-x^2}\Leftrightarrow x=\pm 2.\]
Trên khoảng \((0;2\sqrt{2})\), hai đường cong giao nhau tại điểm có hoành độ bằng \(2\).
Gọi \(S_1\) là diện tích phần hình phẳng giới hạn bởi parabol, trục hoành, trục tung và đường thẳng \(x=2\).
Gọi \(S_2\) là diện tích phần hình phẳng giới hạn bởi đường tròn, trục hoành, đường thẳng \(x=2\sqrt{2}\) và đường thẳng \(x=2\) thì \(S_H=S_1+S_2\). Ta có \(S_2=\displaystyle\int\limits_{2}^{2\sqrt{2}}\sqrt{8-x^2}\mathrm{d}x\).
Đặt \(a=\displaystyle\frac{x}{2\sqrt{2}}\Rightarrow \mathrm{d}x=2\sqrt{2}da\). Ta được \(S_2=8\displaystyle\int\limits_{\frac{1}{\sqrt{2}}}^1\sqrt{1-a^2}\mathrm{d}a\).
Đặt \(a=\sin t\Rightarrow \mathrm{d}a=\cos t\mathrm{d}t\). Ta được \[S_2=8\displaystyle\int\limits_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{2}}\cos^2 t \mathrm{d}t=4\displaystyle\int\limits_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{2}}(1+\cos 2t)\mathrm{d}t =\left.\left(4t+2\sin 2t\right)\right|_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{2}}=\pi-2.\]
Dễ có
\(S_1=\displaystyle\int\limits_0^2\left(\displaystyle\frac{1}{4}x^2+1\right)\mathrm{d}x=\displaystyle\frac{8}{3}\Rightarrow S_H=S_1+S_2=\displaystyle\frac{3\pi+2}{3}\)
Ví dụ 36. Cho hình phẳng \(D\) giới hạn bởi parabol \(y=-\displaystyle\frac{1}{2}x^2+2x\), cung tròn có phương trình \(y=\sqrt{16-x^2}\), với \((0\le x\le 4)\), trục tung (phần tô đậm trong hình vẽ).
Tính diện tích của hình \(D\).
A. \(8\pi-\displaystyle\frac{16}{3}\)
B. \(2\pi-\displaystyle\frac{16}{3}\)
C. \(4\pi+\displaystyle\frac{16}{3}\)
D. \(4\pi-\displaystyle\frac{16}{3}\)
Ta có \[S=\displaystyle\frac{1}{4}\pi 4^2-\displaystyle\int\limits_0^4\left(-\displaystyle\frac{1}{2}x^2+2x\right)\mathrm{\,d}x=4\pi-\displaystyle\frac{16}{3}\].
Ví dụ 37. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y=\sqrt{3} x^2\) và nửa đường tròn có phương trình \(y=\sqrt{4-x^2}\) với \(-2 \leq x \leq 2\) (phần tô đậm trong hình vẽ).
Diện tích của \((H)\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{2\pi+5\sqrt 3}{3}\)
B. \(\displaystyle\frac{4\pi+5\sqrt{3}}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{4\pi+\sqrt{3}}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{2\pi+\sqrt{3}}{3}\)
Phương trình hoành độ giao điểm có nghiệm là \(x = \pm 1\). Do đó diện tích cần tìm là
\(S = \displaystyle\int\limits_{-1}^1 (\sqrt{4-x^2} - \sqrt{3} x^2) \mathrm{\,d} x = \displaystyle\int\limits_{-1}^1 \sqrt{4-x^2}\mathrm{\,d} x - \displaystyle\int\limits_{-1}^1\sqrt{3} x^2\mathrm{\,d} x = I - \displaystyle\frac{2\sqrt{3}}{3}\), với \(I = \displaystyle\int\limits_{-1}^1 \sqrt{4-x^2}\mathrm{\,d} x\)
Để tính \(I\) đặt \(x = 2\sin t \Rightarrow \mathrm{d}x = 2\cos t \mathrm{\,d}t\).
Nên \(I = \displaystyle\int\limits_{-\frac{\pi}{6}}^{\frac{\pi}{6}} 4\cos^2 t\mathrm{\,d}t = (2t - \sin 2t)\big|_{-\frac{\pi}{6}}^{\frac{\pi}{6}} = \displaystyle\frac{2\pi}{3} + \sqrt{3}\).
Do đó \(S = \displaystyle\frac{2\pi + \sqrt{3}}{3}\).
Ví dụ 38. Cho hình phẳng \((\mathrm{H})\) giới hạn bởi các đường \(y=x^2, y=0, x=0, x=4\). Đường thẳng \(y=k(0 < k < 16)\) chia hình \((\mathrm{H})\) thành hai phần có diện tích \(S_1\), \(S_2\) (hình vẽ).
Tìm \(k\) để \(S_1=S_2\).
A. \(k=8\)
B. \(k=3\)
C. \(k=5\)
D. \(k=4\)
Ta có hình \((\mathrm{H})\) giới hạn bởi các đường \(x=\sqrt{y}, x=4, y=0, y=16\), khi đó diện tích hình \((\mathrm{H})\) là:
\[S=\displaystyle\int\limits_{0}^{16}(4-\sqrt{y})\mathrm{\, d}x=\displaystyle\frac{64}{3}.\]
Gọi \((\mathrm{H}_1)\) là hình giới hạn bởi các đường \(x=\sqrt{y}, x=4, y=0, y=k\), khi đó diện tích hình \((\mathrm{H}_1)\) là:
\[S_1=\displaystyle\int\limits_{0}^{k}(4-\sqrt{y})=4k-\displaystyle\frac{2}{3}\sqrt{k^3}.\]
\[\begin{aligned} S_1=S_2=\ &\displaystyle\frac{S}{2} \Leftrightarrow 4k-\displaystyle\frac{2}{3}\sqrt{k^3}=\displaystyle\frac{32}{3} \Leftrightarrow-\displaystyle\frac{2}{3}\left( \sqrt{k}\right) ^3+4\left( \sqrt{k}\right) ^2-\displaystyle\frac{32}{3}=0\\ \Leftrightarrow\ & \sqrt{k}=2+2\sqrt{3}\ \vee\ \sqrt{k}=2-2\sqrt{3}\ \vee\ \sqrt{k}=2 \Leftrightarrow k=16+8\sqrt{3}\ \vee\ k=16-8\sqrt{3}\ \vee\ k=4. \end{aligned}\]
Kết hợp với điều kiện \(0 < k < 16\) ta được \(k=4.\)
Ví dụ 39. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường thẳng \(y=1\), \(y=x\) và đồ thị hàm số \(y=\displaystyle\frac{x^2}{4}\) trong miền \(x \ge 0\), \(y \le 1\) là \(\displaystyle\frac{a}{b}\) (phân số tối giản).
Khi đó \(b-a\) bằng
A. \(2\)
B. \(4\)
C. \(3\)
D. \(1\)
Diện tích hình phẳng cần tính là
\[\begin{aligned} S=\ &\displaystyle \int \limits_0^1 \left( x-\displaystyle\frac{x^2}{4} \right)\mathrm{\,d}x +\displaystyle \int \limits_1^2 \left( 1-\displaystyle\frac{x^2}{4} \right)\mathrm{\,d}x\\ =\ &\left. \left( \displaystyle\frac{x^2}{2}-\displaystyle\frac{x^3}{12} \right) \right|_0^1 +\left. \left( x-\displaystyle\frac{x^3}{12} \right) \right|_1^2 =\displaystyle\frac{5}{6}. \end{aligned}\]
Khi đó \(a=5\), \(b=6\). Vậy \(b-a=1\).
Ví dụ 40. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y = -\sqrt{3} \left(x^2 - 2\right)\), và nửa đường tròn có phương trình \(y = \sqrt{4 - x^2}\) (với \(-2 \leq x \leq 2\)) (phần tô đậm như hình vẽ).
Diện tích của hình \((H)\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{5\sqrt{3} - 2\pi}{6}\)
B. \(\displaystyle\frac{7\sqrt{3} - 2\pi}{6}\)
C. \(\displaystyle\frac{7\sqrt{3} - 2\pi}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{5\sqrt{3} - 2\pi}{3}\)
Xét phương trình hoành độ giao điểm
\[\begin{aligned} &-\sqrt{3} \left(x^2 - 2\right) = \sqrt{4 - x^2} \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &x^2 - 2 \leq 0\\ &3(x^4 - 4x^2 + 4) = 4 - x^2\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow & \left\{\begin{aligned} & 0 \leq x^2 \leq 2\\ & x^2 = 1\end{aligned}\right. \Leftrightarrow x = \pm 1. \end{aligned}\]
Suy ra, diện tích của hình \((H)\) là
\[\begin{aligned} S = \displaystyle \int\limits_{-1}^1 \left| -\sqrt{3} \left(x^2 - 2\right) - \sqrt{4 - x^2}\, \mathrm{d}x \right|\, \mathrm{d}x = \int\limits_{-1}^1 -\sqrt{3} \left(x^2 - 2\right)\, \mathrm{d}x - \int\limits_{-1}^1 \sqrt{4 - x^2} \, \mathrm{d}x. \end{aligned}\]
- Xét tích phân \(I_1 = \displaystyle \int\limits_{-1}^1 -\sqrt{3} \left(x^2 - 2\right)\, \mathrm{d}x = \displaystyle\frac{10}{\sqrt{3}}\).
- Xét tích phân \(I_2 = \displaystyle\int\limits_{-1}^1 \sqrt{4-x^2} \, \mathrm{d} x\). Đặt \(x = 2\sin t\) ta được \[\begin{aligned} \displaystyle\int\limits_{-1}^1 \sqrt{4-x^2} \, \mathrm{d} x &= \int\limits_{-\frac{\pi}{6}}^{-\frac{\pi}{6}} 2\cos t \sqrt{4 \cos ^2 t} \, \mathrm{d}t = \int\limits_{-\frac{\pi}{6}}^{-\frac{\pi}{6}} 4\cos ^2t \, \mathrm{d}t\\ &= \int\limits_{-\frac{\pi}{6}}^{-\frac{\pi}{6}} 2\left(\cos 2t + 1\right)\, \mathrm{d}t = \left(\sin 2t + 2t \right)\bigg|_{-\frac{\pi}{6}}^{\frac{\pi}{6}}= \sqrt{3}+\displaystyle\frac{2\pi }{3}. \end{aligned}\]
Từ đây ta tính được \(S = I_1 - I_2 = \displaystyle\frac{10}{\sqrt{3}}-\left(\sqrt{3}+\displaystyle\frac{2\pi}{3}\right) = \displaystyle\frac{7\sqrt{3} - 2\pi}{3}.\)
Ví dụ 41. Cho \(\mathscr{(H)}\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y=\displaystyle\frac{1}{4}x^2 + 1\) (với \(0\leq x\leq 2\sqrt{2}\)), nửa đường tròn \(y=\sqrt{8-x^2}\) và trục hoành, trục tung (phần tô đậm trong hình vẽ).
Diện tích của hình \(\mathscr{(H)}\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{3\pi + 4}{6}\)
B. \(\displaystyle\frac{2\pi + 2}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{3\pi + 2}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{3\pi + 14}{6}\)
Phương trình hoành độ giao điểm của parapol \(y=\displaystyle\frac{1}{4}x^2 + 1\) và nửa đường tròn \(y=\sqrt{8-x^2}\) là
\[\sqrt{8-x^2}=\displaystyle\frac{1}{4}x^2 + 1 \Leftrightarrow x=2.\]
Từ đồ thị, ta có diện tích hình phẳng \(\mathscr{(H)}\) là
\[S=\displaystyle\int\limits_0^2 \left(\displaystyle\frac{1}{4}x^2 + 1\right)\mathrm{d}x + \displaystyle\int\limits_2^{2\sqrt{2}}\sqrt{8-x^2}\mathrm{\,d}x.\]
- \(S_1=\displaystyle\int\limits_0^2 \left(\displaystyle\frac{1}{4}x^2 + 1\right)\mathrm{d}x=\left(\displaystyle\frac{x^3}{12}+x\right)\Bigg|_0^2=\displaystyle\frac{8}{3}\).
- \(S_2=\displaystyle\int\limits_2^{2\sqrt{2}}\sqrt{8-x^2}\mathrm{\,d}x\).
Đặt \(x=2\sqrt{2}\sin t\) \(\left(t \in \left[-\displaystyle\frac{\pi}{2};\displaystyle\frac{\pi}{2}\right]\right)\) \(\Rightarrow \mathrm{d}x=2\sqrt{2}\cos t\mathrm{\,d}t\).
Đổi cận \(x=2 \Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{4}\); \(x=2\sqrt{2} \Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{2}\).
Suy ra \[\begin{aligned} S_2=\ &2\sqrt{2}\displaystyle\int\limits_{\tfrac{\pi}{4}}^{\tfrac{\pi}{2}}\sqrt{8-8\sin^2t}\cos t\mathrm{\,d}t=8\displaystyle\int\limits_{\tfrac{\pi}{4}}^{\tfrac{\pi}{2}}\cos^2t\mathrm{\,d}t\\ =\ &4\displaystyle\int\limits_{\tfrac{\pi}{4}}^{\tfrac{\pi}{2}}(1+\cos 2t)\mathrm{\,d}t \end{aligned}\] Suy ra \(S_2=4\left(t+\displaystyle\frac{1}{2}\sin 2t\right)\Bigg|_{\tfrac{\pi}{4}}^{\tfrac{\pi}{2}}=\pi -2\).
Vậy \(S=S_1+S_2=\displaystyle\frac{8}{3}+\pi -2=\displaystyle\frac{3\pi + 2}{3}\).
Ví dụ 42. Cho hình phẳng (H) giới hạn bởi các đường \(y=\sqrt{x}\), \(y=x-2\) và trục hoành (xem hình minh họa).
Diện tích hình phẳng bằng
A. \(\displaystyle\frac{8}{3}\)
B. \(\displaystyle\frac{11}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{7}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{10}{3}\)
Ta có diện tích phần tô đậm bằng
\[\displaystyle\int\limits_0^4\sqrt{x}\mathrm{\,d}x-\displaystyle\int\limits_2^4(x-2)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{2}{3}x\sqrt{x}\Big|_0^4-2=\displaystyle\frac{10}{3}.\]
Ví dụ 43. Cho hình \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}x^2\) và đường elip có phương trình \(\displaystyle\frac{x^2}{4}+y^2=1\) (phần gạch chéo trong hình vẽ).
Diện tích của \((H)\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{2\pi+\sqrt{3}}{6}\)
B. \(\displaystyle\frac{2\pi}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{\pi+\sqrt{3}}{4}\)
D. \(\displaystyle\frac{3\pi}{4}\)
Phương trình hoành độ giao điểm của nửa trên elip và parabol là
\[\begin{aligned} &\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}x^2=\sqrt{1-\displaystyle\frac{x^2}{4}} \Leftrightarrow 3x^4+x^2-4\\ \Leftrightarrow\ & x^2=1\ \vee\ x^2=-\displaystyle\frac{4}{3} \Leftrightarrow x=\pm1. \end{aligned}\]
Vì hình phẳng \((H)\) đối xứng qua trục tung nên diện tích \((H)\) là
\[\begin{aligned} S=\ &2\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\left(\sqrt{1-\displaystyle\frac{x^2}{4}}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}x^2\right)\mathrm{\,d}x\\ =\ &\int\limits_{0}^{1}\sqrt{4-x^2}\mathrm{\,d}x-2\int\limits_{0}^{1}\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}x^2\mathrm{\,d}x. \end{aligned}\]
- Ta có \(\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}x^2\mathrm{\,d}x=\displaystyle \frac{\sqrt{3}}{6}x^3\bigg|_0^1=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{6}\).
- Đặt \(x=2\sin{t} \;\Rightarrow\; \mathrm{d}x=2\cos{t}\mathrm{\,d}t\). Khi đó, \[\begin{aligned} &\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\sqrt{4-x^2}\mathrm{\,d}x= \int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{6}}2\sqrt{4-4\sin^2{t}}\cos{t}\mathrm{\,d}t\\ =\ &2\int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{6}}(1+\cos{2t})\mathrm{\,d}t= \left( 2t+\sin{2t}\right)\bigg|_0^{\tfrac{\pi}{6}}=\displaystyle\frac{\pi}{3}+\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}. \end{aligned}\]
Vậy \(S=\displaystyle\frac{\pi}{3}+\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}-2\cdot\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{6}=\displaystyle\frac{2\pi+\sqrt{3}}{6}\).
Ví dụ 44. Cho hàm số \(f(x)=ax^3+bx^2+cx-\displaystyle\frac{1}{2}\) và \(g(x)=dx^2+ex+1\left(a,\, b,\, c,\, d,\, e\in \mathbb{R}\right)\). Biết rằng đồ thị của hàm số \(y=f(x)\) và \(y=g(x)\) cắt nhau tại ba điểm có hoành độ lần lượt là \(-3\); \(-1\); \(1\) (tham khảo hình vẽ).
Hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị đã cho có diện tích bằng
A. \(\displaystyle\frac{9}{2}\)
B. \(8\)
C. \(4\)
D. \(5\)
Do \((C)\colon y=f(x)\) và \((C')\colon y=g(x)\) cắt nhau tại \(3\) điểm phân biệt có hoành độ \(-3;-1\) và \(1\) nên \[f(x)-g(x)=A(x+3)(x+1)(x-1).\]
Từ giả thiết ta có \(f(0)-g(0)=-\displaystyle\frac{3}{2}\) nên \[-3A=-\displaystyle\frac{3}{2}\Leftrightarrow A=\displaystyle\frac{1}{2}.\]
\[\Rightarrow f(x)-g(x)=\displaystyle\frac{1}{2}(x+3)(x+1)(x-1)=\displaystyle\frac{1}{2}x^3+\displaystyle\frac{3}{2}x^2-\displaystyle\frac{1}{2}x-\displaystyle\frac{3}{2}.\]
Diện tích hình phẳng cần tìm là
\[\begin{aligned}S&=\displaystyle\int\limits_{-3}^{-1} \left[f(x)-g(x)\right] \mathrm{d}x+\displaystyle\int\limits_{-1}^1 \left[g(x)-f(x)\right] \mathrm{d}x\\ &=\displaystyle\int\limits_{-3}^{-1} \left[\displaystyle\frac{1}{2}x^3+\displaystyle\frac{3}{2}x^2-\displaystyle\frac{1}{2}x-\displaystyle\frac{3}{2}\right] \mathrm{d}x-\displaystyle\int\limits_{-1}^1 \left[\displaystyle\frac{1}{2}x^3+\displaystyle\frac{3}{2}x^2-\displaystyle\frac{1}{2}x-\displaystyle\frac{3}{2}\right] \mathrm{d}x=2-(-2)=4. \end{aligned}\]
Ví dụ 45. Cho hai hàm số \(f\left( x \right) = ax^3+ bx^2+ cx + \displaystyle\frac{3}{4}\) và \(g\left( x \right) = dx^2+ ex - \displaystyle\frac{3}{4}\) \(\left({a, b, c, d, e \in \mathbb{R}}\right)\). Biết rằng đồ thị của hàm số \(y = f\left( x \right)\) và \(y = g\left( x \right)\) cắt nhau tại ba điểm có hoành độ lần lượt là \( - 2\); \(1\); \(3\) (tham khảo hình vẽ).
Hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị đã cho có diện tích bằng
A. \(\displaystyle\frac{253}{48}\)
B. \(\displaystyle\frac{125}{24}\)
C. \(\displaystyle\frac{125}{48}\)
D. \(\displaystyle\frac{253}{24}\)
Phương trình hoành độ giao điểm \(ax^3+bx^2+cx+\displaystyle\frac{3}{4}=dx^2+ex-\displaystyle\frac{3}{4}\Leftrightarrow ax^3+(b-d)x^2+(c-e)x+\displaystyle\frac{3}{2}=0\).
Đặt \(h(x)=ax^3+(b-d)x^2+(c-e)x+\displaystyle\frac{3}{2}\).
Dựa vào đồ thị ta có \(h(x)=0\) có ba nghiệm là \(x=-2\); \(x=1\); \(x=3\).
Khi đó ta có hệ
\[\begin{aligned} & \left\{\begin{aligned} & -8a+4(b-d)-2(c-e)=-\displaystyle\frac{3}{2}\\ & a+(b-d)+(c-e)=-\displaystyle\frac{3}{2}\\ & 27a+9(b-d)+3(c-e)=-\displaystyle\frac{3}{2}\end{aligned}\right. \Leftrightarrow\left\{\begin{aligned} & a=\displaystyle\frac{1}{4}\\ & b-d=-\displaystyle\frac{1}{2}\\ & c-e=-\displaystyle\frac{5}{4}.\end{aligned}\right. \end{aligned}\]
Khi đó diện tích hình phẳng cần tính là
\[\begin{aligned} S=\ &\displaystyle\int\limits_{-2}^{3} |f(x)-g(x)|\mathrm{\,d}x =\displaystyle\int\limits_{-2}^{1} \left|\displaystyle\frac{1}{4}x^3-\displaystyle\frac{1}{2}x^2-\displaystyle\frac{5}{4}x+\displaystyle\frac{3}{2}\right|\mathrm{\,d}x +\displaystyle\int\limits_{1}^{3} \left|\displaystyle\frac{1}{4}x^3-\displaystyle\frac{1}{2}x^2-\displaystyle\frac{5}{4}x+\displaystyle\frac{3}{2}\right|\mathrm{\,d}x\\ =\ & \displaystyle\frac{63}{16}+\displaystyle\frac{4}{3}=\displaystyle\frac{253}{48}. \end{aligned}\]
Ví dụ 46. Cho hình phẳng \((H)\) giới hạn bởi các đường \(y=|x^2-1|\) và \(y=k\), với \(0 < k < 1\).
Tìm \(k\) để diện tích hình phẳng \((H)\) gấp hai lần diện tích hình phẳng được kẻ sọc ở hình vẽ bên.
A. \(k=\sqrt[3]{4}-1\)
B. \(k=\displaystyle\frac{1}{2}\)
C. \(k=\sqrt[3]{4}\)
D. \(k=\sqrt[3]{2}-1\)
Gọi \(S\) là diện tích hình phẳng \((H)\). Lúc đó \(S=2S_1+2S_2\), trong đó \(S_1\) là diện tích phần gạch sọc ở bên phải \(Oy\) và \(S_2\) là diện tích phần gạch ca-rô trong hình vẽ bên.
Gọi \(A, B\) là các giao điểm có hoành độ dương của đường thẳng \(y=k\) và đồ thị hàm số \(y=|x^2-1|\), trong đó \(A(\sqrt{1-k};k)\) và \(B(\sqrt{1+k};k)\).
Theo yêu cầu bài toán \(S=2\cdot 2S_1 \Leftrightarrow S_1=S_2\)
\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ & \displaystyle\int\limits_{0}^{\sqrt{1-k}}(1-x^2-k)\mathrm{d}x=\displaystyle\int\limits_{\sqrt{1-k}}^1(k-1-x^2)\mathrm{d}x+\displaystyle\int\limits_{1}^{\sqrt{1+k}}(k-x^2+1)\mathrm{d}x \\ \Leftrightarrow\ & (1-k)\sqrt{1-k}-\displaystyle\frac{1}{3}(1-k)\sqrt{1-k}=\displaystyle\frac{1}{3}-(1-k)-\displaystyle\frac{1}{3}(1-k)\sqrt{1-k} +(1-k)\sqrt{1-k}+(1+k)\sqrt{1+k}-\displaystyle\frac{1}{3}(1+k)\sqrt{1+k}-(1+k)+\displaystyle\frac{1}{3}\\ \Leftrightarrow\ & \displaystyle\frac{2}{3}(1+k)\sqrt{1+k}=\displaystyle\frac{4}{3} \Leftrightarrow \left(\sqrt{1+k}\right)^3=2 \Leftrightarrow k=k=\sqrt[3]{4}-1. \end{aligned}\]
Ví dụ 47. Đồ thị hàm số \(y=x^4-4x^2\) cắt đường thẳng \(d \colon y=m\) tại \(4\) điểm phân biệt và tạo ra các hình phẳng có diện tích \(S_1\), \(S_2\), \(S_3\) thỏa mãn \(S_1 +S_2 = S_3\) (như hình vẽ). Giá trị \(m\) là số hữu tỷ tối giản có dạng \(m=- \displaystyle\frac{a}{b}\) với \(a,b \in \mathbb{N}\).
Giá trị của \(T=a-b\) bằng
A. \(29\)
B. \(3\)
C. \(11\)
D. \(25\)
Xét phương trình hoành độ giao điểm \(x^4-4x^2-m=0\) có biệt thức \(\Delta = 16+4m>0\Leftrightarrow m>-4\).
Phương trình có hai nghiệm \(x^2 =2+\sqrt{4+m},\ x^2=2-\sqrt{4+m}\), do \(2-\sqrt{4+m}>0 \Leftrightarrow m < 0\). Vậy \(-4 < m < 0\).
Khi đó ta có bốn nghiệm \(x= \pm \sqrt{2+\sqrt{4+m}}=\pm t_1\ \vee\ x= \pm \sqrt{2-\sqrt{4+m}}=\pm t_2\).
Theo tính đối xứng của đồ thị hàm trùng phương, nên để thỏa yêu cầu bài toán ta cần có
\[\begin{aligned} &\displaystyle\int\limits_0^{t_2} (x^4-4x^2-m)\mathrm{\,d}x=- \displaystyle\int\limits_{t_2}^{t_1} (x^4-4x^2-m)\mathrm{\,d}x\\ \Leftrightarrow\ & \displaystyle\int\limits_0^{t_1} (x^4-4x^2-m)\mathrm{\,d}x=0\\ \Leftrightarrow\ & \displaystyle\frac{x}{15}(3x^4-20x^2-15m) \Big|_0^{t_1}=0\\ \Leftrightarrow\ & 3t_1^4-20t_1^2-15m=0. \end{aligned}\]
Mặt khác ta có \(t_1^4-4t_1^2-m=0\).
Suy ra \( 2t_1^2=-3m \Leftrightarrow 2\sqrt{4+m}= -4-3m \Leftrightarrow m=-\displaystyle\frac{20}{9}\).
Vậy \(T= a-b=11.\)
Ví dụ 48. Cho parabol \((P_1): y=-x^2+4\) cắt trục hoành tại hai điểm \(A,B\) và đường thẳng \(d:y=a\ (0 < a < 4)\). Xét parabol \((P_2)\) đi qua \(A,B\) và có đỉnh thuộc đường thẳng \(y=a\). Gọi \(S_1\) là diện tích hình phẳng giới hạn bởi \((P_1)\) và \(d\), \(S_2\) là diện tích hình phẳng giới hạn bởi \((P_2)\) và trục hoành. Biết \(S_1=S_2\) (tham khảo hình vẽ bên).
Tính \(T=a^3-8a^2+48a\).
A. \(T=32\)
B. \(T=64\)
C. \(T=72\)
D. \(T=99\)
Đường thẳng \(y=a\) cắt \((P_1)\) tại hai điểm có hoành độ \(-\sqrt{4-a}\) và \(\sqrt{4-a}\). Vậy
\[S_1=\displaystyle\int\limits_{-\sqrt{4-a}}^{\sqrt{4-a}}(-x^2+4-a)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{4}{3}\cdot\sqrt{4-a}\cdot (4-a).\]
Parabol \((P_2)\) có dạng \(y=m\left(x^2-4\right)\). Chú ý vì nó còn đi qua điểm \((0;a)\) nên \(m=-\displaystyle\frac{a}{4}\). Vậy \((P_2):y=-\displaystyle\frac{a}{4}x^2+a\). Từ đó suy ra
\[S_2=\displaystyle\int\limits_{-2}^2 \left(-\displaystyle\frac{a}{4}x^2+a\right)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{8a}{3}.\] Từ đó ta có
\[\displaystyle\frac{16(4-a)^3}{9}=\displaystyle\frac{64a^2}{9}\Leftrightarrow a^3-8a^2+48a=64.\]
Ví dụ 49. Gọi \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=-x^2+4x\) và trục hoành. Hai đường thẳng \(y=m\), \(y=n\) chia hình \((H)\) thành \(3\) phần có diện tích bằng nhau (tham khảo hình vẽ).
Tính giá trị biểu thức \(T=(4-m)^3+(4-n)^3.\)
A. \(T=\displaystyle\frac{320}{9}\)
B. \(T=\displaystyle\frac{75}{2}\)
C. \(T=\displaystyle\frac{512}{15}\)
D. \(T=405\)
Hoành độ giao điểm giữa parabol và trục hoành là nghiệm của phương trình \[-x^2+4x=0\Leftrightarrow x=0,\ x=4.\]
Diện tích hình phẳng \((H)\) là \[S=\displaystyle\int\limits_0^4\left|-x^2+4x\right|\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{32}{3}.\]
Ta có \[-x^2+4x=y\Leftrightarrow x^2-4x+y=0\Leftrightarrow x=2-\sqrt{4-y},\ x=2+\sqrt{4-y}\, (y < 4).\]
Suy ra diện tích hình giới hạn bởi \(y=n\), \(y=-x^2+4x\) và trục hoành là
\[\begin{aligned} S_1=\ &\displaystyle\int\limits_{0}^{n}\left|\left(2+\sqrt{4-y}\right)-\left(2-\sqrt{4-y}\right)\right|\mathrm{\,d}y\\ =\ &\displaystyle\int\limits_{0}^{n}2\sqrt{4-y}\mathrm{\,d}y=\left.-\displaystyle\frac{4\sqrt{(4-y)^3}}{3}\right|_0^n=\displaystyle\frac{32}{3}-\displaystyle\frac{4\sqrt{(4-n)^3}}{3}. \end{aligned}\]
Tương tự ta có diện tích hình giới hạn bởi \(y=m\), \(y=-x^2+4x\) và trục hoành là \[S_2=\displaystyle\frac{32}{3}-\displaystyle\frac{4\sqrt{(4-m)^3}}{3}.\]
Để hai đường thẳng \(y=n\), \(y=m\) chia \((H)\) thành ba phần có diện tích bằng nhau khi và chỉ khi
\[\begin{aligned} &\left\{\begin{aligned} &S_1=\displaystyle\frac{32}{9}\\ &S_2=\displaystyle\frac{64}{9}\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &\displaystyle\frac{32}{3}-\displaystyle\frac{4\sqrt{(4-n)^3}}{3}=\displaystyle\frac{32}{9}\\ &\displaystyle\frac{32}{3}-\displaystyle\frac{4\sqrt{(4-m)^3}}{3}=\displaystyle\frac{64}{9}\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned} &\displaystyle\frac{4\sqrt{(4-n)^3}}{3}=\displaystyle\frac{64}{9}\\ &\displaystyle\frac{4\sqrt{(4-m)^3}}{3}=\displaystyle\frac{32}{9}\end{aligned}\right. \Leftrightarrow\left\{\begin{aligned} &(4-n)^3=\displaystyle\frac{256}{9}\\ &(4-m)^3=\displaystyle\frac{64}{9}.\end{aligned}\right. \end{aligned}\]
Từ đó suy ra \(T=(4-m)^3+(4-n)^3=\displaystyle\frac{320}{9}\).
Ví dụ 50. Cho hình phẳng \(D\) giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=3x^2\), trục hoành và các đường thẳng \(x=0\), \(x=2\). Đường thẳng \(y=k\) \(\left(0 < k < 12\right)\) chia hình \(D\) thành hai phần có diện tích bằng nhau.
Giá trị \(k\) thuộc tập hợp nào sau đây.
A. \(\left[\displaystyle\frac{7}{4};\displaystyle\frac{11}{4}\right]\)
B. \(\left(\displaystyle\frac{11}{4};\displaystyle\frac{15}{4}\right]\)
C. \(\left(\displaystyle\frac{15}{4};\displaystyle\frac{19}{4}\right)\)
D. \(\left(\displaystyle\frac{3}{4};\displaystyle\frac{7}{4}\right)\)
Ta có \[S_{1}=\displaystyle\int\limits_{\frac{\sqrt{3k}}{3}}^{2}\left(3x^2-k\right)\mathrm{\,d}x=8-2k+\displaystyle\frac{2k}{9}\sqrt{3k}\] và \[S_{2}=\displaystyle\int\limits_{0}^{\frac{\sqrt{3k}}{3}}3x^2\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_{\frac{\sqrt{3k}}{3}}^{2}k\mathrm{\,d}x=2k-\displaystyle\frac{2k}{9}\sqrt{3k}.\]
\[\begin{aligned} S_{1}=S_{2}\Leftrightarrow\ &8-2k+\displaystyle\frac{2k}{9}\sqrt{3k}=2k-\displaystyle\frac{2k}{9}\sqrt{3k}\\ \Leftrightarrow\ &4k\sqrt{3k}-36k+72=0\Leftrightarrow \sqrt{k}=\sqrt{3}\ \vee\ \sqrt{k}=3+\sqrt{3}\ \vee\ \sqrt{k}=-3+\sqrt{3}. \end{aligned}\]
Đối chiếu điều kiện \(0 < k < 12\Rightarrow k=3\in\left(\displaystyle\frac{11}{4};\displaystyle\frac{15}{4}\right]\).
Ví dụ 51. Biết rằng đường parabol \((P)\colon y^2=2x\) chia đường tròn \((C)\colon x^2+y^2=8\) thành hai phần lần lượt có diện tích là \(S_1, S_2\). Khi đó \(S_2-S_1=a\pi-\displaystyle\frac{b}{c}\), với \(a,b,c\) nguyên dương và \(\displaystyle\frac{b}{c}\) là phân số tối giản.
Tính \(S=a+b+c\).
A. \(S=13\)
B. \(S=16\)
C. \(S=15\)
D. \(S=14\)
Ta viết lại đường parabol \((P)\colon y^2=2x\) chia đường tròn \((C)\colon x^2+y^2=8\) là \((P)\colon y=\pm \sqrt{2x}\) và \((C)\colon y=\pm \sqrt{8-x^2}\).
Ta xét trường hợp \(y\ge0\): Phương trình hoành độ giao điểm của \((P)\colon y=\sqrt{2x}\) và \((C)\colon y= \sqrt{8-x^2}\) là \(\sqrt{2x}=\sqrt{8-x^2}\Leftrightarrow x=2\) và \(y=2\).
Do cả hai đồ thị của \((P)\) và \((C)\) đều nhận trục \(Ox\) làm trục đối xứng nên để tính diện tích \(S_1\), ta chỉ cần tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường \( y=\sqrt{2x}\) và \(y= \sqrt{8-x^2}\), trục \(Ox\).
Khi đó \(S_1=2\displaystyle\int\limits_{0}^{2} \sqrt{2x}\mathrm{\,d}x+ 2\displaystyle\int\limits_{2}^{2\sqrt{2}} \sqrt{8-x^2}\mathrm{\,d}x,\) với \(\displaystyle\int\limits_{0}^{2} \sqrt{2x}\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{2\sqrt{2}}{3}\cdot \sqrt{x^3} \Bigg|_0^2= \displaystyle\frac{8}{3}\),
và \(I=\displaystyle\int\limits_{2}^{2\sqrt{2}} \sqrt{8-x^2}\mathrm{\,d}x\) được tính như sau
Đặt \(x=2\sqrt{2}\sin t.\) Khi đó \(\mathrm{\,d}x=2\sqrt{2}\cos t \mathrm{\,d}t\) và \[x=2\Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{4};\quad x=2\sqrt{2}\Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{2}.\]
hay \[\begin{aligned} I=\ &2\sqrt{2}\displaystyle\int\limits_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{2}}\sqrt{8-8\sin^2 x}\cos t\mathrm{\,d}t =8\displaystyle\int\limits_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{2}}\cos^2 t\mathrm{\,d}t\\ =\ &4\displaystyle\int\limits_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{2}}\left(1+\cos2t \right)\mathrm{\,d}t =4\left(t + \displaystyle\frac{1}{2}\cdot\sin 2t\right) \Bigg|_{\displaystyle\frac{\pi}{4}}^{\displaystyle\frac{\pi}{2}} =\pi-2. \end{aligned}\]
Khi đó \(S_1=\displaystyle\frac{16}{3}+2\pi-4=\displaystyle\frac{4}{3}+2\pi.\)
Diện tích hình tròn có bán kính \(2\sqrt{2}\) là \(8\pi\).
Do vậy \(S_2=8\pi-S_1=8\pi -\left(\displaystyle\frac{4}{3}+2\pi \right)=6\pi-\displaystyle\frac{4}{3}.\)
Vậy \(S_2-S_1=6\pi-\displaystyle\frac{4}{3}-\left(\displaystyle\frac{4}{3}+2\pi \right)=4\pi-\displaystyle\frac{8}{3}.\)
Khi đó \(a=4, b=8,c=3\). Do đó \(a+b+c=15.\)
2. Tính thể tích
Dạng 1. Câu hỏi lý thuyết
Ví dụ 1. Cho hình phẳng \((H)\) giới hạn bởi các đường \(y=x^2+3\), \(y=0\), \(x=0\), \(x=2\). Gọi \(V\) là thể tích của khối tròn xoay được tạo thành khi quay \((H)\) xung quanh trục \(Ox\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. \(V=\pi \displaystyle\int\limits_0^2 (x^2+3)^2\mathrm{\,d}x\)
B. \(V=\pi \displaystyle\int\limits_0^2 (x^2+3)\mathrm{\,d}x\)
C. \(V=\displaystyle\int\limits_0^2 (x^2+3)^2\mathrm{\,d}x\)
D. \(V=\displaystyle\int\limits_0^2 (x^2+3)\mathrm{\,d}x\)
Thể tích của khối tròn xoay cần tìm là \(V=\pi \displaystyle\int\limits_0^2 (x^2+3)^2\mathrm{\,d}x\).
Ví dụ 2. Viết công thức tính thể tích \(V\) của phần vật thể bị giới hạn bởi hai mặt phẳng vuông góc với trục \(Ox\) tại các điểm \(x=a\), \(x=b\) (\(a < b\)), có diện tích thiết diện cắt bởi mặt phẳng vuông góc với trục \(Ox\) tại điểm có hoành độ \(x\) (\(a\le x\le b\)) là \(S(x)\).
A. \(V=\displaystyle\int\limits_{b}^a S(x)\mathrm{\,d}x\)
B. \(V=\pi\displaystyle\int\limits_{a}^b S(x)\mathrm{\,d}x\)
C. \(V=\pi\displaystyle\int\limits_{a}^b S^2(x)\mathrm{\,d}x\)
D. \(V=\displaystyle\int\limits_{a}^b S(x)\mathrm{\,d}x\)
Thể tích của vật thể đã cho là \(V=\displaystyle\int\limits_{a}^b S(x)\mathrm{\,d}x\).
Ví dụ 3. Cho hình phẳng \(\left( H \right)\) giới hạn bởi các đường thẳng \(y =x^2+ 2\), \(y = 0\), \(x = 1\), \(x = 2\). Gọi \(V\) là thể tích của khối tròn xoay được tạo thành khi quay \(\left( H \right)\) xung quanh trục \(Ox\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. \(V=\pi\displaystyle\int\limits_{1}^{2} (x^2+2)^2\mathrm{\,d}x\)
B. \(V=\displaystyle\int\limits_{1}^{2} (x^2+2)^2\mathrm{\,d}x\)
C. \(V=\pi\displaystyle\int\limits_{1}^{2} (x^2+2)\mathrm{\,d}x\)
D. \(V=\displaystyle\int\limits_{1}^{2} (x^2+2)\mathrm{\,d}x\)
Thể tích của khối tròn xoay được tạo thành khi quay \((H)\) quanh \(Ox\) là \(V=\pi\displaystyle\int\limits_{1}^{2} (x^2+2)^2\mathrm{\,d}x\).
Ví dụ 4. Gọi \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=\sqrt{-\mathrm{e}^x+4x}\), trục hoành và hai đường thẳng \(x=1\); \(x=2\). Gọi \(V\) là thể tích của khối tròn xoay thu được khi quay hình \((H)\) xung quanh trục hoành. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau đây.
A. \(V=\pi \displaystyle\int\limits_1^2 (\mathrm{e}^x-4x)\mathrm{\,d}x\)
B. \(V=\displaystyle\int\limits_1^2 (\mathrm{e}^x-4x)\mathrm{\,d}x\)
C. \(V=\displaystyle\int\limits_1^2 (4x-\mathrm{e}^x)\mathrm{\,d}x\)
D. \(V=\pi \displaystyle\int\limits_1^2 (4x-\mathrm{e}^x)\mathrm{\,d}x\)
Áp dụng công thức thể tích khối tròn xoay \(V=\pi \displaystyle\int\limits_a^b \left(f(x)\right)^2\mathrm{\,d}x\), ta được \[V=\pi \displaystyle\int\limits_1^2 \left(\sqrt{-\mathrm{e}^x+4x}\right)^2\mathrm{\,d}x=\pi \displaystyle\int\limits_1^2 (4x-\mathrm{e}^x)\mathrm{\,d}x.\]
Ví dụ 5. Cho hình phẳng trong hình bên (phần tô đậm) quay quanh trục hoành.
Thể tích khối tròn xoay tạo thành được tính theo công thức nào trong các công thức sau đây?
A. \(V = \pi \displaystyle\int\limits_{a}^{b} \left[ g^2(x) - f^2(x) \right] \mathrm{d}x\)
B. \(V = \pi \displaystyle\int\limits_{a}^{b} [ f(x) - g(x) ]^2 \mathrm{d}x\)
C. \(V = \pi \displaystyle\int\limits_{a}^{b} [ f(x) - g(x) ] \mathrm{d}x\)
D. \(V = \pi \displaystyle\int\limits_{a}^{b} \left[ f^2(x) - g^2(x) \right] \mathrm{d}x\)
Thể tích khối tròn xoay trên được tính theo công thức \(V = \pi \displaystyle\int\limits_{a}^{b} \left| f^2(x) - g^2(x) \right| \mathrm{d}x\).
Vì ta thấy đồ thị \(f(x)\) luôn nằm phía trên đồ thị \(g(x)\) trên \([a;b]\) nên \(f(x) \ge g(x), \forall x \in [a;b]\).
Vậy \(V = \pi \displaystyle\int\limits_{a}^{b} \left[ f^2(x) - g^2(x) \right] \mathrm{d}x\).
Ví dụ 6. Cho hai hàm số \(y=f_1(x)\) và \(y=f_2(x)\) liên tục trên đoạn \([a;b]\) và có đồ thị như hình bên. Gọi \(S\) là hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị trên và các đường thẳng \(x=a\); \(x=b\).
Thể tích \(V\) của vật thể tròn xoay tạo thành khi \(S\) quay quanh trục \(Ox\) được tính bởi công thức nào sau đây?
A. \(V=\pi \displaystyle \int \limits_a^b [f_1^2(x)-f_2^2(x)]\mathrm{d}x \)
B. \(V=\pi \displaystyle \int \limits_a^b [f_1(x)-f_2(x)]\mathrm{d}x \)
C. \(V= \displaystyle \int \limits_a^b [f_1^2(x)-f_2^2(x)]\mathrm{d}x \)
D. \(V=\pi \displaystyle \int \limits_a^b [f_1(x)-f_2(x)]^2\mathrm{d}x \)
Ta có \(V=\pi \displaystyle \int \limits_a^b [f_1^2(x)-f_2^2(x)]\mathrm{d}x\).
Dạng 2. Tính thể tích khối tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi một đường cong và trục hoành quay quanh trục hoành
Ví dụ 1. Cho hình phẳng \(\mathscr{D}\) giới hạn bởi đường cong \(y=\mathrm{e}^x\), trục hoành và các đường thẳng \(x=0\), \(x=1\). Khối tròn xoay tạo thành khi quay \(\mathscr{D}\) quanh trục hoành có thể tích \(V\) bằng bao nhiêu?
A. \(\displaystyle\frac{\mathrm{e}^2-1}{2}\)
B. \(\displaystyle\frac{\pi \left(\mathrm{e}^2+1\right)}{2}\)
C. \(\displaystyle\frac{\pi \left(\mathrm{e}^2-1\right)}{2}\)
D. \(\displaystyle\frac{\pi \mathrm{e}^2}{2}\)
Ta có \(V=\pi \displaystyle\int\limits_{0}^1{\mathrm{e}^{2x} \mathrm{\,d}x}=\displaystyle\frac{\pi}{2} \mathrm{e}^{2x} \bigg|_0^1 =\displaystyle\frac{\pi \left(\mathrm{e}^2-1\right)}{2} \).
Ví dụ 2. Thể tích khối tròn xoay sinh ra khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị các hàm số \(y=x^2-2x\), \(y=0\), \(x=-1\), \(x=2\) quanh trục \(Ox\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{16\pi}{5}\)
B. \(\displaystyle\frac{17\pi}{5}\)
C. \(\displaystyle\frac{18\pi}{5}\)
D. \(\displaystyle\frac{5\pi}{18}\)
Thể tích của khối tròn xoay đã cho bằng \[V=\pi\displaystyle\int\limits_{-1}^{2}\left(x^2-2x\right)^2\mathrm{\,d}x=\pi\displaystyle\int\limits_{-1}^{2}\left(x^4-4x^3+4x^2\right)\mathrm{\,d}x=\pi\left(\displaystyle\frac{x^5}{5}-x^4+\displaystyle\frac{4}{3}x^3\right)\biggr|_{-1}^{2}=\displaystyle\frac{18\pi}{5}.\]
Ví dụ 3. Tính thể tích \(V\) của khối tròn xoay được sinh ra khi xoay hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=\sqrt{2x}\), \(y=0\) và hai đường thẳng \(x=1\), \(x=2\) quanh trục \(Ox\).
A. \(3\)
B. \(\pi\)
C. \(1\)
D. \(3\pi\)
Thể tích \(V\) của khối tròn xoay được sinh ra khi xoay hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=\sqrt{2}x, y=0\) và hai đường thẳng \(x=1, x=2\) quanh trục \(Ox\) là \[V=\pi \displaystyle\int\limits_1^2 \left(\sqrt{2x}\right)^2 \mathrm{\,d}x =\pi \displaystyle\int\limits_1^2 x^2 \mathrm{\,d}x=\pi \cdot x^2\Big|_1^2=3\pi.\]
Ví dụ 4. Tính thể tích khối tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=\cos x\), \(y=0\), \(x=0\), \(x=\pi \) quay xung quanh \(Ox\).
A. \(0\)
B. \(2\pi \)
C. \(\displaystyle\frac{\pi ^2}{2}\)
D. \(2\)
Thể tích vật thể bằng
\[\begin{aligned} V=\ &\pi \displaystyle\int\limits_0^{\pi} \cos ^2x\mathrm{\,d}x =\displaystyle\frac{\pi}{2} \displaystyle\int\limits_0^{\pi} (1+\cos 2x)\mathrm{\,d}x\\ =\ &\displaystyle\frac{\pi}{2}\left(x+\displaystyle\frac{1}{2}\sin 2x\right)\bigg|_0^{\pi}=\displaystyle\frac{\pi ^2}{2}. \end{aligned}\]
Ví dụ 5. Gọi \(D\) là phần mặt phẳng giới hạn bởi các đường \(x=-1\), \(y=0\), \(y=x^3\). Thể tích khối tròn xoay tạo nên khi quay \(D\) quanh trục \(Ox\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{2\pi}{7}\)
B. \(\displaystyle\frac{\pi}{8}\)
C. \(\displaystyle\frac{\pi}{7}\)
D. \(\displaystyle\frac{\pi}{6}\)
Ta có \(x^3=0 \Leftrightarrow x=0\), nên thể tích khối tròn xoay cần tìm là \[\displaystyle V=\pi \int\limits_{-1}^0 x^6\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{\pi x^7}{7}\Big|_{-1}^0=\displaystyle\frac{\pi}{7}.\]
Ví dụ 6. Tính thể tích V của vật thể tròn xoay thu được khi quay hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=x^2+1\), \(y=x^3+1\) quay quanh \(Ox\).
A. \(\displaystyle\frac{47}{210}\)
B. \(\displaystyle\frac{47 \pi}{210}\)
C. \(\displaystyle\frac{2}{35}\)
D. \(\displaystyle\frac{2 \pi}{35}\)
Xét phương trình hoành độ giao điểm \(y=x^2+1\) và \(y=x^3+1\). \[x^2+1=x^3+1 \Leftrightarrow x^3-x^2=0 \Leftrightarrow x=0,\ x=1.\] Thể tích khối tròn xoay cần tính là
\[\begin{aligned} V=\ & \pi \displaystyle\int\limits_0^1 {\left|\left(x^2+1\right)^2-\left(x^3+1\right)^2\right|} \mathrm{\,d}x\\ =\ & \pi \left|\displaystyle\int \limits_0^1 {\left[\left(x^2+1\right)^2-\left(x^3+1\right)^2\right]} \mathrm{\,d}x\right|\\ =\ & \pi \left|\displaystyle\int \limits_0^1 {\left(-x^6+x^4-2x^3+2x^2\right)} \mathrm{\,d}x\right|\\ =\ & \pi \left|\left. \left(\displaystyle\frac{-1}{7}x^7+\displaystyle\frac{1}{5}x^5 - \displaystyle\frac{1}{2}x^4 + \displaystyle\frac{2}{3}x^3\right) \right|_0^1\right|\\ =\ & \displaystyle\frac{47 \pi}{210}. \end{aligned}\]
Ví dụ 7. Thể tích vật thể tròn xoay giới hạn bởi các đường \(y=\sqrt{x}\cdot\mathrm{e}^x\), trục hoành và đường thẳng \(x=1\) khi quay quanh \(Ox\) là
A. \(\displaystyle\frac{\pi}{4}\left(e^2+1\right)\)
B. \(\displaystyle\frac{\pi}{4}\left(e^2-1\right)\)
C. \(\displaystyle\frac{\pi}{2}\left(e^2-1\right)\)
D. \(\displaystyle\frac{\pi}{2}\left(e^2+1\right)\)
Gọi \(V\) là thể tích vật thể cần tính, khi đó \[\begin{aligned} V=\ & \pi\displaystyle\int\limits_0^1x\mathrm{e}^{2x}\mathrm{\, d}x.\\ =\ &\displaystyle\frac{\pi}{2}\int\limits_0^1x\mathrm{d}\left(\mathrm{e}^{2x}\right).\\ =\ &\displaystyle\frac{\pi}{2}\left(x\cdot\mathrm{e}^{2x}\right)\Big|_0^1-\displaystyle\frac{\pi}{2}\int\limits_0^1\mathrm{e}^{2x}\mathrm{d}x\\ =\ &\displaystyle\frac{\pi\mathrm{e}^2}{2}-\displaystyle\frac{\pi}{4}\cdot\mathrm{e}^{2x}\Big|_0^1\\ =\ &\displaystyle\frac{\pi}{4}\left(\mathrm{e}^2+1\right). \end{aligned}\]
Ví dụ 8. Tính thể tích khối tròn xoay sinh ra khi quay quanh trục \(Ox\) hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị \(y=x^2-4x+6,\) \(y=-x^2-2x+6.\)
A. \(3\pi \)
B. \(\pi-1\)
C. \(\pi \)
D. \(2\pi \)
Xét phương trình hoành độ giao điểm \( x^2-4x+6=-x^2-2x+6\Leftrightarrow 2x^2-2x=0\Leftrightarrow x=0,\ x=1.\)
Gọi \( (H) \) là hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=x^2-4x+6\); \(y=-x^2-2x+6\); \(x=0\); \(x=1.\)
Thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay \( (H) \) quanh \( Ox \) là
\[\begin{aligned} V&=\left|\pi\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\left[(x^2-4x+6)^2-(-x^2-2x+6)^2\right]\mathrm{\, d}x\right| \\ &=\left|\pi\displaystyle\int\limits_{0}^{1}(2x^2-2x)(12-6x)\mathrm{\, d}x\right| \\ &=\left|\pi\displaystyle\int\limits_{0}^{1}(-12x^3+36x^2-24x)\mathrm{\, d}x\right| \\ &=\left|\pi\left(-3x^4+12x^3-12x^2\right)\right|\Bigg|_0^1\\ &=|-3\pi|=3\pi \end{aligned}\]
Ví dụ 9. Kí hiệu \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị \(y=x^2-ax\) với trục hoành \((a\neq 0)\). Quay hình \((H)\) xung quanh trục hoành ta thu được khối tròn xoay có thể tích \(V=\displaystyle\frac{16\pi}{15}\). Tìm \(a\).
A. \(a=-3\)
B. \(a=-2\)
C. \(a=2\)
D. \(a=\pm 2\)
Hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số với trục \(Ox\) là nghiệm của \(x^2-ax=0\Leftrightarrow\hoac{&x=0\\&x=a}\).
- TH\(1\): Với \(a>0\) thì thể tích của khối tròn xoay
\(V=\pi\displaystyle\int\limits_0^a\left(x^2-ax\right)^2\mathrm{\,d}x=\pi\left(\displaystyle\frac{x^5}{5}-\displaystyle\frac{ax^4}{2}+\displaystyle\frac{a^2x^3}{3}\right)\Biggr|_0^a=\displaystyle\frac{a^5\pi}{30}\).
Suy ra \(\displaystyle\frac{a^5\pi}{30}=\displaystyle\frac{16\pi}{15}\Leftrightarrow a=2\). - TH\(2\): Với \(a < 0\) thì thể tích của khối tròn xoay
\(V=\pi\displaystyle\int\limits_a^0\left(x^2-ax\right)^2\mathrm{\,d}x=\pi\left(\displaystyle\frac{x^5}{5}-\displaystyle\frac{ax^4}{2}+\displaystyle\frac{a^2x^3}{3}\right)\Biggr|_a^0=-\displaystyle\frac{a^5\pi}{30}\).
Suy ra \(-\displaystyle\frac{a^5\pi}{30}=\displaystyle\frac{16\pi}{15}\Leftrightarrow a=-2\).
Ví dụ 10. Thể tích khối tròn xoay sinh ra bởi trục hoành và hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = \mathrm{e}^{\frac{x}{2}}\), trục hoành, trục tung và đường thẳng \(x = 2\) bằng
A. \(\pi \mathrm{e}^2\)
B. \(\pi (\mathrm{e}^2 - 1)\)
C. \(\pi(\mathrm{e} - 1)\)
D. \(\mathrm{e}^2 - 1\)
Gọi thể tích cần tìm là \(V\), ta có \(V = \displaystyle \pi \int\limits_0^2 \left(\mathrm{e}^{\frac{x}{2}}\right)^2 \, \mathrm{d} x = \pi \mathrm{e}^x \big|_0^2 = \pi \left(\mathrm{e}^2 - 1\right).\)
Ví dụ 11. Cho hình phẳng \(D\) giới hạn bởi đường cong \(y=\sin x\), trục hoành và các đường thẳng \(x=0\),\(x=\displaystyle\frac{\pi}{6}\). Khối tròn xoay tạo thành khi \(D\) quay quanh trục hoành có thể tích \(V\) bằng bao nhiêu?
A. \(\displaystyle\frac{\pi}{4}\left(\displaystyle\frac{\pi}{3}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\right)\)
B. \(\displaystyle\frac{1}{2}\left(2-\sqrt{3}\right)\)
C. \(\displaystyle\frac{\pi}{2}\left(2-\sqrt{3}\right)\)
D. \(\displaystyle\frac{1}{4}\left(\displaystyle\frac{\pi}{3}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\right)\)
\[\begin{aligned} V=\ &\pi \displaystyle \int\limits_{0}^{\frac{\pi}{6}}\sin^2 x\mathrm{d}x =\displaystyle\frac{\pi}{2} \displaystyle \int\limits_{0}^{\frac{\pi}{6}}(1-\cos2x)\mathrm{d}x\\ =\ &\displaystyle\frac{\pi}{2} \left(x-\displaystyle\frac{1}{2}\sin2x \right) \biggr|_0^{\frac{\pi}{6}}=\displaystyle\frac{\pi}{4} \left(2x-\sin2x \right)\biggr|_0^{\frac{\pi}{6}}= \displaystyle\frac{\pi}{4} \left( \displaystyle\frac{\pi}{3}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2} \right). \end{aligned}\]
Ví dụ 12. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi đường cong \((C):y=-x^2+4x\) và đường thẳng \(d:y=x\). Tính thể tích \(V\) của vật thể tròn xoay do hình phẳng \((H)\) quay quanh trục hoành.
A. \(\displaystyle\frac{81\pi}{10}\)
B. \(\displaystyle\frac{81\pi}{5}\)
C. \(\displaystyle\frac{108\pi}{5}\)
D. \(\displaystyle\frac{108\pi}{10}\)
Phương trình hoành độ giao điểm \(-x^2+4x=x \Leftrightarrow x=0,\ x= 3\).
Thể tích cần tính \(V=\pi \displaystyle \int \limits_0^3 \left((4x-x^2)^2-x^2\right) \mathrm{d} x = \pi \left(\displaystyle\frac{x^5}{5}-2x^4 +5x^3\right)\bigg|_0^3=\displaystyle\frac{108\pi}{5}\).
Ví dụ 13. Thể tích khối tròn xoay khi quay hình phẳng \((S)\) giới hạn bởi các đường \(y=4-x^2, y=0\) quanh trục \(Ox\) có kết quả có dạng \(\displaystyle\frac{\pi a}{b}\) với \(a,b\) là các số nguyên dương và \(\displaystyle\frac{a}{b}\) là phân số tối giản. Khi đó giá trị của \(a-30b\) bằng
A. 62
B. 26
C. 82
D. 28
Phương trình hoành độ giao điểm \(4-x^2=0 \Leftrightarrow x=-2,\ x=2\).
Thể tích cần tính \(V= \pi \displaystyle \int \limits_{-2}^2 (4-x^2)^2 \mathrm{d} x=\left(\displaystyle\frac{x^5}{5}-\displaystyle\frac{8x^3}{3}-16x\right)\bigg|_{-2}^2= \displaystyle\frac{512 \pi}{15}\).
Suy ra \(a= 512\) và \(b=15\). Vậy \(a-30b = 62\).
Ví dụ 14. Cho hình phẳng \(D\) giới hạn bởi đường cong \(y=1-x^2\) và trục \(Ox\). Khối tròn xoay tạo thành khi quay \(D\) quanh trục hoành có thể tích \(V\) bằng bao nhiêu?
A. \(\displaystyle\frac{16\pi}{15}\)
B. \(\displaystyle\frac{16}{15}\)
C. \(\displaystyle\frac{4\pi}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{4}{3}\)
Phương trình hoành độ giao điểm của đường \(y=1-x^2\) và trục hoành là \[1-x^2=0 \Leftrightarrow x=-1,\ x=1.\] Khi đó, thể tích \(V\) của khối tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=1-x^2\), trục hoànhkhi quay quanh trục \(Ox\) là \[\begin{aligned} V=\ &\pi \cdot \displaystyle \int \limits_{-1}^1 \left(1-x^2\right)^2 \mathrm{d}x =\pi \cdot \displaystyle \int \limits_{-1}^1 \left(x^4-2x^2+1\right) \mathrm{d}x\\ =\ &\pi \cdot \left(\displaystyle\frac{x^5}{5}-2\displaystyle\frac{x^3}{3}+x\right)\bigg|_{-1}^1=\displaystyle\frac{16\pi}{15}. \end{aligned}\]
Ví dụ 15. Thể tích \(V\) của khối tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=x\sqrt{x^2+1}\), trục hoành và đường thẳng \(x=1\) khi quay quanh trục \(Ox\) là
A. \(\displaystyle\frac{9}{15}\)
B. \(\displaystyle\frac{8\pi}{15}\)
C. \(\displaystyle\frac{8}{15}\)
D. \(\displaystyle\frac{9\pi}{15}\)
Phương trình hoành độ giao điểm của đường \(y=x\sqrt{x^2+1}\) và trục hoành là \[x\sqrt{x^2+1}=0 \Leftrightarrow x=0.\]
Khi đó, thể tích \(V\) của khối tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=x\sqrt{x^2+1}\), trục hoành và đường thẳng \(x=1\) khi quay quanh trục \(Ox\) là
\[\begin{aligned} V=\ & \pi \cdot \displaystyle \int \limits_0^1 \left(x\sqrt{x^2+1}\right)^2 \mathrm{d}x =\pi \cdot \displaystyle \int \limits_0^1 \left(x^4+x^2\right) \mathrm{d}x\\ =\ & \pi \cdot \left(\displaystyle\frac{x^5}{5}+\displaystyle\frac{x^3}{3}\right)\bigg|_0^1=\displaystyle\frac{8\pi}{15}. \end{aligned}\]
Ví dụ 16. Xét \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=2x+1\), trục hoành, trục tung và đường thẳng \(x=a\) \((a>0)\). Giá trị của \(a\) sao cho thể tích của khối tròn xoay tạo thành khi quay \((H)\) quanh trục hoành bằng \(57\pi\) là
A. \(a=3\)
B. \(a=5\)
C. \(a=4\)
D. \(a=2\)
Thể tích của khối tròn xoay tạo thành khi quay \((H)\) quanh trục hoành là \[V=\displaystyle \pi\int_0^a(2x+1)^2\mathrm{d}x=\left. \pi\cdot\displaystyle\frac{(2x+1)^3}{6}\right|_0^a=\pi\left(\displaystyle\frac{(2a+1)^3}{6}-\displaystyle\frac{1}{6}\right).\]
Mà \[V=57\pi\Leftrightarrow \pi\left(\displaystyle\frac{(2a+1)^3}{6}-\displaystyle\frac{1}{6}\right)=57\pi\Leftrightarrow (2a+1)^3=343\Leftrightarrow a=3.\]
Ví dụ 17. Thể tích của khối tròn xoay được tạo thành khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm số \(y=x^2-x\) và trục hoành quanh trục hoành là
A. \(\displaystyle\frac{\pi}{5}\)
B. \(\displaystyle\frac{\pi}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{\pi}{30}\)
D. \(\displaystyle\frac{\pi}{15}\)
Phương trình hoành độ giao điểm của \(y=x^2-x\) và \(y=0\) là \[x^2-x=0\Leftrightarrow x=0,\ x=1.\]
Vậy thể tích của khối tròn xoay thỏa yêu cầu đề bài là \[V=\displaystyle \pi\int_0^1(x^2-x)^2\mathrm{d}x=\left. \pi\cdot\left( \displaystyle\frac{x^5}{5}-\displaystyle\frac{x^4}{2}+\displaystyle\frac{x^3}{3}\right) \right|_0^1=\displaystyle\frac{\pi}{30}.\]
Ví dụ 18. Thể tích \(V\) của khối tròn xoay được sinh ra khi quay hình phẳng giới hạn bởi đường tròn \((C)\colon x^2+(y-3)^2=1\) xung quanh trục hoành là
A. \(6\pi \)
B. \(6\pi^3\)
C. \(3\pi^2\)
D. \(6\pi^2\)
Phương trình đường tròn \((C)\colon x^2+(y-3)^2=1 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&y=3+\sqrt{1-x^2} \\ &y=3-\sqrt{1-x^2}\end{aligned}\right.\)
Khi đó hình xuyến cái phao được tạo thành khi quay đường tròn tâm \(I(0;3)\) và có bán kính \(r=1\) xung quanh trục \(Ox\) có thể tích là
\( \Rightarrow V=\pi \displaystyle\int\limits_{-1}^1 \left[\left(3+\sqrt{1-x^2}\right)^2-\left(3-\sqrt{1-x^2}\right)^2\right] \mathrm{\,d}x=12\pi \displaystyle\int\limits_{-1}^1 \sqrt{1-x^2} \mathrm{\,d}x\).
Đặt \(x=\sin t \Rightarrow \mathrm{\,d}x=\cos t \mathrm{\,d}t\). Khi đó
\(V=12\pi \displaystyle\int\limits_{-\displaystyle\frac{\pi}{2}}^{\tfrac{\pi}{2}} \cos^2t \mathrm{\,d}t=6\pi \displaystyle\int\limits_{-\displaystyle\frac{\pi}{2}}^{\tfrac{\pi}{2}} \left(1+\cos 2t\right) \mathrm{\,d}t=6\pi \left(t+\displaystyle\frac{1}{2}\sin2t\right)\bigg|_{\tfrac{-\pi}{2}}^{\tfrac{\pi}{2}}=6\pi^2\).
Ví dụ 19. Cho hình phẳng \(D\) giới hạn bởi đường cong \(y=\sqrt{2+\cos x}\), trục hoành và các đường thẳng \(x=0\), \(x=\displaystyle\frac{\pi}{2}\). Khối tròn xoay tạo thành khi quay \(D\) quanh trục hoành có thể tích \(V\) bằng bao nhiêu?
A. \(\pi (\pi +1)\)
B. \(\pi -1\)
C. \(\pi +1\)
D. \(\pi (\pi -1)\)
Thể tích \[V=\pi \displaystyle \int \limits_0^{\frac{\pi}{2}} (2+\cos x) \mathrm{\,d}x =\pi (2x+\sin x)\Big|_0^{\frac{\pi}{2}}=\pi (\pi+1).\]
Ví dụ 20. Cho hình phẳng \((S)\) giới hạn bởi đường cong có phương trình \(y=\sqrt{2-x^2}\) và trục \(Ox\), quay \((S)\) xung quanh trục \(Ox\). Thể tích của khối tròn xoay được tạo thành bằng
A. \(\displaystyle\frac{8\sqrt{2}\pi}{3}\)
B. \(\displaystyle\frac{4\sqrt{2}\pi}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{4\pi}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{8\pi}{3}\)
Phương trình hoành độ giao điểm của đường cong \(y=\sqrt{2-x^2}\) và trục \(Ox\) là \[\sqrt{2-x^2}=0 \Leftrightarrow x= \pm \sqrt{2}.\]
Thể tích khối tròn xoay là
\[\begin{aligned} V=\ &\pi \displaystyle\int\limits_{-\sqrt{2}}^{\sqrt{2}} (2-x^2) \mathrm{\,d}x= \pi \left.\left( 2x- \displaystyle\frac{x^3}{3} \right)\right|_{-\sqrt{2}}^{\sqrt{2}}= \displaystyle\frac{8\sqrt{2}\pi}{3}. \end{aligned}\]
Ví dụ 21. Cho hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=x\ln x\), \(y=0\), \(x=\mathrm{e}\) quay quanh trục \(Ox\) tạo thành khối tròn xoay có thể tích bằng \(\displaystyle\frac{\pi}{a}\left(b\mathrm{e}^3-2\right)\). Tính \(a+b\).
A. \(30\)
B. \(33\)
C. \(32\)
D. \(29\)
Xét phương trình hoành độ giao điểm \(x\ln x=0\Leftrightarrow x=1\).
Thể tích khối tròn xoay khi quay hình giới hạn quanh trục \(Ox\) là \[V=\pi\displaystyle\int\limits_1^{\mathrm{e}}x^2\ln^2x\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{\pi}{27}(5\mathrm{e}^3-2).\]
Vậy \(a=27\), \(b=5\), suy ra \(a+b=32\).
Ví dụ 22. Thể tích của khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=\sqrt{\tan x}\), trục hoành và các đường thẳng \(x=0\), \(x=\displaystyle\frac{\pi}{4}\) quanh trục hoành là
A. \(\displaystyle\frac{\sqrt{\pi}}{4}\)
B. \(\displaystyle\frac{\pi\ln 2}{2}\)
C. \(\displaystyle\frac{\pi^2}{4}\)
D. \(\displaystyle\frac{\pi}{4}\)
Thể tích khối tròn xoay cần tính là \[\begin{aligned} V=\ &\pi\displaystyle\int\limits_0^{\tfrac{\pi}{4}} \tan x \mathrm{\,d}x=\pi\displaystyle\int\limits_0^{\tfrac{\pi}{4}} \displaystyle\frac{\sin x}{\cos x} \mathrm{\,d}x\\ =\ &-\pi\ln \left|\cos x\right|\bigg|_0^{\tfrac{\pi}{4}}=\displaystyle\frac{\pi\ln 2}{2}\end{aligned}\].
Ví dụ 23. Gọi \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi các đồ thị hàm số \(y=\tan x\), trục hoành và các đường thẳng \(x=0\), \(x=\displaystyle\frac{\pi}{4}\). Quay \((H)\) xung quanh trục \(Ox\) ta được khối tròn xoay có thể tích bằng
A. \(1-\displaystyle\frac{\pi}{4}\)
B. \(\pi^2\)
C. \(\pi-\displaystyle\frac{\pi^2}{4}\)
D. \(\displaystyle\frac{\pi^2}{4}+\pi\)
Thể tích của \((H)\) là \[\begin{aligned}V=\ &\pi \displaystyle\int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{4}}\tan^2 x \mathrm{\,d}x=\pi \displaystyle\int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{4}}\left(\displaystyle\frac{1}{\cos^2 x}-1\right) \mathrm{\,d}x\\ =\ &\pi \left(\tan x-x\right)\Bigg|_{0}^{\tfrac{\pi}{4}}=\pi\left(1-\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)=\pi-\displaystyle\frac{\pi^2}{4}.\end{aligned}\]
Ví dụ 24. Thể tích vật thể tròn xoay sinh ra khi hình phẳng giới hạn bởi các đường \(x=\sqrt{y}\), \(y=-x+2\), \(x=0\) quay quanh trục \(Ox\) có giá trị là kết quả nào sau đây?
A. \(\displaystyle\frac{1}{3}\pi\)
B. \(\displaystyle\frac{3}{2}\pi\)
C. \(\displaystyle\frac{32}{15}\pi\)
D. \(\displaystyle\frac{11}{6}\pi\)
Ta có \(x=\sqrt{y}\Leftrightarrow y=x^2, x\ge 0\). Do đó hình phẳng giới hạn bởi các đường đã cho là phần tô đậm trên hình vẽ. Thể tích của vật thể tròn xoay khi quanh hình phẳng này quay trục \(Ox\) là
\[\begin{aligned} V&=\pi\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\left( -x+2 \right)^2\mathrm{\,d}x-\pi\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\left( x^2 \right)^2\mathrm{\,d}x\\ &=\pi\left[ \displaystyle\frac{(x-2)^3}{3}-\displaystyle\frac{x^5}{5} \right]\Bigg|_0^1=\displaystyle\frac{32}{15}\pi. \end{aligned}\]
Ví dụ 25. Gọi \( (H) \) là hình được giới hạn bởi nhánh của parabol \( y=2x^2\), \(x\ge 0\), đường thẳng \( y=-x+3 \) và trục hoành. Tính thể tích của khối tròn xoay tạo bởi hình phẳng \( (H) \) khi quay trục \( Ox \).
A. \(\displaystyle\frac{52\pi}{15} \)
B. \(\displaystyle\frac{17\pi}{5} \)
C. \(\displaystyle\frac{51\pi}{17} \)
D. \(\displaystyle\frac{53\pi}{17} \)
Các phương trình hoành độ giao điểm \[2x^2=-x+3 \Leftrightarrow x=1,\ x=\displaystyle\frac{-3}{2} \Rightarrow x=1.\]\[-x+3=0\Leftrightarrow x=3.\] \[2x^2=0\Leftrightarrow x=0.\]
Thể tích khối tròn xoay cần tìm là \[V=\pi\displaystyle\int\limits_{0}^{1}(2x^2)^2\mathrm{\,d}x+\pi \displaystyle\int\limits_{1}^{3}(-x+3)^2\mathrm{\,d}x =\displaystyle\frac{52\pi}{15}.\]
Ví dụ 26. Cho hình phẳng \(D\) giới hạn bởi Parabol \(y=x^2\) và đường thẳng \(y=1\). Tính thể tích \(V\) của khối tròn xoay tạo thành khi quay \(D\) quanh trục hoành
A. \(\displaystyle\frac{4\pi}{3}\)
B. \(\displaystyle\frac{16\pi}{15}\)
C. \( \displaystyle\frac{8\pi}{5}\)
D. \(\displaystyle\frac{12\pi}{5}\)
Xét phương trình hoành độ giao điểm \(x^2=1 \Leftrightarrow x=\pm 1\).
Thể tích của khối tròn xoay khi quay \(D\) quanh trục \(Ox\) là \[V= 2\cdot \pi \cdot \displaystyle\int\limits_{0}^1 \left(1-x^4\right) \mathrm{\,d}x=2\pi \cdot \left( x- \displaystyle\frac{x^5}{5}\right)\Bigr\rvert_{0}^1 = \displaystyle\frac{8\pi}{5}.\]
Ví dụ 27. Hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị hàm số \(y=|x|\) và \(y=x^2\) quay quanh trục tung tạo nên một vật thể tròn xoay có thể tích bằng
A. \(\displaystyle\frac{\pi}{6}\)
B. \(\displaystyle\frac{\pi}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{2\pi}{15}\)
D. \(\displaystyle\frac{4\pi}{15}\)
Ta có \[\displaystyle V= \pi \int\limits_{0}^{1} \left [ \left (\sqrt{y}\right )^2-y^2\right ] \mathrm{d}y =\displaystyle\frac{\pi}{6}.\]
Ví dụ 28. Cho hình phẳng \(D\) giới hạn bởi đồ thị các hàm số \(y=\displaystyle\frac{x^2}{2}\), \(y=\sqrt{2x}\). Khối tròn xoay tạo thành khi quay \(D\) quanh trục hoành có thể tích \(V\) bằng bao nhiêu?
A. \(\displaystyle\frac{28\pi}{5}\)
B. \(\displaystyle\frac{12\pi}{5}\)
C. \(\displaystyle\frac{4\pi}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{36\pi}{35}\)
Phương trình hoành độ giao điểm \[\displaystyle\frac{x^2}{2}=\sqrt{2x}\Leftrightarrow \begin{cases} x\ge 0\\ \displaystyle\frac{x^4}{4}=2x\end{cases} \Leftrightarrow x=0,\ x=2.\]
Thể tích vật thể tròn xoay tạo thành là \[\begin{aligned} V=\ &\pi \cdot \displaystyle \int\limits_{0}^{2} \left[(\sqrt{2x})^2-\left(\displaystyle\frac{x^2}{2}\right)^2\right] \mathrm{d}x\\ =\ &\pi \cdot \displaystyle \int\limits_{0}^{2} \left(2x - \displaystyle\frac{x^4}{4} \right) \mathrm{d}x= \pi \cdot\left(x^2 - \displaystyle\frac{x^5}{20} \right)\biggr|_0^2=\displaystyle\frac{12\pi}{5}. \end{aligned}\]
Ví dụ 29. Cho hình phẳng \(\left(H\right)\) giới hạn bởi các đường \(y = \sqrt{\ln x}\), \(y = 0\), \(x = 1\) và \(x = k\) (\(k > 1\)). Ký hiệu \(V_{k}\) là thể tích khối tròn xoay thu dược khi quay hình \(\left(H\right)\) quan trục \(Ox\). Biết rằng \(V_{k} = \pi\), hãy chọn mệnh đề {\bf{đúng}} trong các mệnh đề sau
A. \(4 < k < 5\)
B. \(1 < k < 2\)
C. \(2 < k < 3\)
D. \(3 < k < 4\)
Do giả thiết ta có \(V_{k} = \pi \displaystyle\int\limits_{1}^{k}\ln x\, \mathrm{d}x\). Khi đó theo công thức tích phân từng phần ta có
\[V_{k} = \pi \left(x\cdot\ln x\Big\vert^{k}_{1} - \displaystyle\int\limits_{1}^{k}\mathrm{d}x\right) = \pi \left(x\cdot\ln x\Big\vert^{k}_{1} - x\Big\vert^{k}_{1}\right) = \pi\left(k\ln k - k + 1\right).\]
Do \(V_{k} = \pi\) suy ra
\[\pi\left(k\ln k - k + 1\right) = \pi\Leftrightarrow k\ln k - k + 1 = 1\Leftrightarrow k\left(\ln k - 1\right) = 0\Leftrightarrow k = 0\ \vee\ \ln k - 1 = 0\Leftrightarrow k = 0\ \vee\ k = \mathrm{e}.\]
So sánh điều kiện suy ra \(k = \mathrm{e}\).
Ví dụ 30. Thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y=x\mathrm{e}^{\tfrac{x}{2}}\), \(y=0\), \(x=0\), \(x=1\) xung quanh trục \(Ox\) là
A. \(\pi(\mathrm{e}-2)\)
B. \(\mathrm{e}-2\)
C. \(\displaystyle\frac{9\pi}{4}\)
D. \(\pi^2\mathrm{e}\)
Thể tích của khối tròn xoay cần tìm là \(V=\pi\displaystyle\int\limits_{0}^{1}x^2\mathrm{e}^x\mathrm{\,d} x\). Ta có \[\begin{aligned} V&=\pi\int\limits_{0}^{1}x^2\mathrm{e}^x\mathrm{\,d} x=\pi\int\limits_0^1x^2\mathrm{\,d}(\mathrm{e}^x)=\pi x^2\mathrm{e}^x\bigg|_0^1-\pi\int\limits_0^12x\mathrm{e}^x\mathrm{\,d} x\\ &=\pi \mathrm{e}-2\pi\int\limits_0^1x\mathrm{\,d}(\mathrm{e}^x)=\pi\mathrm{e}-2\pi x\mathrm{e}^x\bigg|_{0}^{1}+2\pi\int\limits_{0}^{1}\mathrm{e}^x\mathrm{\,d} x\\ &= \pi\mathrm{e}-2\pi\mathrm{e}+2\pi\mathrm{e}^x\bigg|_{0}^{1}=-\pi\mathrm{e}+2\pi\mathrm{e}-2\pi=\pi\mathrm{e}-2\pi. \end{aligned}\]
Ví dụ 31. Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho vật thể nằm giữa hai mặt phẳng \(x=0\) và \(x=2\) có thiết diện bị cắt bởi mặt phẳng vuông góc với trục \(Ox\) tại điểm có hoành độ \(x\) (\(0\le x\le 2\)) là một nửa đường tròn đường kính là \(\sqrt{5}x^2\). Tính thể tích \(V\) của vật thể đã cho.
A. \(2\pi\)
B. \(5\pi\)
C. \(4\pi\)
D. \(3\pi\)
Do thiết diện là nửa đường tròn với đường kính \(\sqrt{5}x^2\) nên diện tích của thiết diện là \[S(x)=\displaystyle\frac{\pi\left(\displaystyle\frac{\sqrt{5}x^2}{2}\right)^2}{2}=\displaystyle\frac{5\pi x^4}{8}.\] Từ đó suy ra thể tích của vật thể là \[V=\displaystyle\int\limits_0^2S(x)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_0^2\displaystyle\frac{5\pi x^4}{8}\mathrm{\,d}x=4\pi.\]
Ví dụ 32. Cho một vật thể \((T)\), gọi \(H\) là phần của vật thể giới hạn bởi hai mặt phẳng \(x=0\) và \(x=\displaystyle\frac{\pi}{2}\). Cắt vật thể \(H\) bởi mặt phẳng vuông góc với trục \(Ox\) tại điểm có hoành độ \(x\) (với \(0\le x\le \displaystyle\frac{\pi}{2}\)) thiết diện thu được là một nửa hình tròn có bán kính bằng \(\sin x\). Tính thể tích \(V\) của vật thể \(H\).
A. \(\displaystyle\frac{\pi^2}{8}\)
B. \(\displaystyle\frac{\pi}{8}\)
C. \(\displaystyle\frac{\pi}{4}\)
D. \(\displaystyle\frac{\pi^2}{4}\)
Tại điểm có hoành độ \(x\), diện tích thiết diện là \(S=\displaystyle\frac{1}{2}\pi \sin^2x.\)
Thể tích vật thể \(H\) theo công thức tích phân là \[V=\displaystyle\int\limits_0^{\tfrac{\pi}{2}} S\mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_0^{\tfrac{\pi}{2}} \displaystyle\frac{1}{2}\pi \sin^2x\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{\pi^2}{8}.\]
Ví dụ 33. Một vật thể có hai đáy trong đó có đáy lớn là một elip có độ dài trục lớn bằng \( 8 \), trục bé là \(4\) và đáy bé có độ dài trục lớn là \( 4 \) và trục bé là \( 2 \). Thiết diện vuông góc với đường thẳng nối hai tâm của hai đáy luôn là một elip, biết chiều cao của vật thể là \( 4 \).
Tính thể tích của vật thể này.
A. \( \displaystyle\frac{55 \pi }{3} \)
B. \( \displaystyle\frac{56\pi}{3} \)
C. \( \displaystyle\frac{57\pi}{3} \)
D. \( \displaystyle\frac{58\pi}{3} \)
Tính độ dài nửa trục lớn của thiết diện
Gọi \(M(0;2)\), \(N(4;4)\). Suy ra đường thẳng qua \(M\), \(N\) có phương trình \[y = \dfrac{x+4}{2}\Rightarrow a=\dfrac{x+4}{2}.\]
Tính độ dài nửa trục nhỏ của thiết diện
Gọi \(P(0;1)\), \(Q(4;2)\). Suy ra đường thẳng qua \(P\), \(Q\) có phương trình \[y = \dfrac{x+4}{4}\Rightarrow b=\dfrac{x+4}{4}.\]
Suy ra, tại mọi vị trí \(x\), ta có diện tích của thiết diện là \[S(x) = \pi a b= \pi \cdot \dfrac{x+4}{2} \cdot \dfrac{x+4}{4}\]
Thể tích vật thể cho bởi công thức \[V =\displaystyle \int\limits_{0}^{4} S(x) \mathrm{\,d}x = \displaystyle \int\limits_{0}^{4} \pi \cdot \dfrac{x+4} {2} \cdot \dfrac{x+4}{4} \mathrm{\,d}x = \dfrac{56\pi }{3}.\]
Dạng 3. Tính thể tích của khối hình có hình vẽ
Ví dụ 1. Gọi \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y^2=4x\) và \(y=x\) (với \(0\le x\le 4\)) được minh họa bằng hình vẽ bên (phần tô đậm). Cho \((H)\) quay quanh trục \(Ox\).
Thể tích khối tròn xoay tạo thành bằng
A. \(11\pi\)
B. \(\displaystyle\frac{32}{3}\pi\)
C. \(\displaystyle\frac{15}{7}\pi\)
D. \(10\pi\)
\(y^2=4x\Rightarrow y= 2\sqrt{x}\) (xét \(y\ge 0)\).
Thể tích khối tròn xoay cần tính là \[V=\pi \displaystyle\int\limits_0^4 (2\sqrt{x})^2\mathrm{\,d}x-\pi\displaystyle\int\limits_0^4 x^2\mathrm{\,d}x=2\pi x^2\bigg|_0^4-\displaystyle\frac{\pi}{3}x^3\bigg|_0^4=\displaystyle\frac{32}{3}\pi.\]
Ví dụ 2. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi \(y=\sqrt{x}\), \(y=x-2\) và trục hoành (hình vẽ). Quay \( (H) \) xung quanh trục \( Ox.\)
Tính thể tích khối tròn xoay được tạo thành.
A. \(\displaystyle\frac{10\pi}{3}\)
B. \(\displaystyle\frac{16\pi}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{7\pi}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{8\pi}{3}\)
Dựa vào đồ thị, ta có \[V=\pi\displaystyle\int\limits_0^4{(\sqrt{x})^2\ \mathrm{\,d}x}-\pi\displaystyle\int\limits_2^4{\left( x-2\right)^2\mathrm{\,d}x}=\displaystyle\frac{16\pi}{3}.\]
Ví dụ 3. Cho hình phẳng giới hạn bởi đồ thị các hàm số \(y=\sqrt{x}\), đường thẳng \(y=2-x\) và trục hoành (phần gạch chéo trong hình vẽ).
Thể tích của khối tròn xoay sinh bởi hình phẳng trên khi quay quanh trục \(Ox\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{5\pi}{4}\)
B. \(\displaystyle\frac{4\pi}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{7\pi}{6}\)
D. \(\displaystyle\frac{5\pi}{6}\)
Xét phương trình hoành độ giao điểm \(\sqrt{x}=2-x\Leftrightarrow x=1\).
Thể tích của khối tròn xoay sinh bởi hình phẳng đã cho khi quay quanh trục \(Ox\) là
\[\begin{aligned}
V=\ &\pi\displaystyle\int\limits_0^1 (\sqrt{x})^2 \mathrm{\,d}x+\pi\displaystyle\int\limits_1^2 (2-x)^2 \mathrm{\,d}x = \pi\displaystyle\int\limits_0^1 x \mathrm{\,d}x+\pi\displaystyle\int\limits_1^2 (x^2-4x+4) \mathrm{\,d}x\\
=\ & \pi\left[\left.\displaystyle\frac{x^2}{2}\right|_0^1+\left.\left(\displaystyle\frac{x^3}{3}-2x^2+4x\right)\right|_1^2\right]= \displaystyle\frac{5\pi}{6}.
\end{aligned}\]
Ví dụ 4. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y=\displaystyle\frac{x^2}{9}\) và đường thẳng \(-2x+3y=0\).
Tính thể tích \(V\) của khối tròn xoay khi quay hình phẳng \((H)\) (phần tô sọc) quanh trục hoành.
A. \(V=4\pi\)
B. \(V=\displaystyle\frac{96\pi}{5}\)
C. \(V=\displaystyle\frac{64\pi}{5}\)
D. \(V=\displaystyle\frac{625\pi}{81}\)
Dựa vào hình vẽ ta có \[\begin{aligned} V=\ &\pi\displaystyle\int\limits_0^6 \left[\left(\displaystyle\frac{2x}{3}\right)^2-\left(\displaystyle\frac{x^2}{9}\right)^2\right]\mathrm{\,d}x\\ =\ &\pi\displaystyle\int\limits_0^6 \left(\displaystyle\frac{4x^2}{9}-\displaystyle\frac{x^4}{81}\right)\mathrm{\,d}x=\left(\displaystyle\frac{4x^3}{27}-\displaystyle\frac{x^5}{405}\right)\bigg|_0^6=\displaystyle\frac{64\pi}{5}. \end{aligned}\]
Ví dụ 5. Gọi \(D\) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=\sqrt{x}\), cung tròn có phương trình \(y=\sqrt{6-x^2}\) (\(-\sqrt{6} \leq x \leq \sqrt{6}\)) và trục hoành (phần tô đậm trong hình vẽ bên).
Tính thể tích \(V\) của vật thể tròn xoay sinh bởi khi quay hình phẳng \(D\) quanh trục \(Ox\).
A. \(V=4\pi\sqrt{6}+\displaystyle\frac{22\pi}{3}\)
B. \(V=8\pi\sqrt{6}-2\pi\)
C. \(V=8\pi\sqrt{6}-\displaystyle\frac{22\pi}{3}\)
D. \(V=8\pi\sqrt{6}+\displaystyle\frac{22\pi}{3}\)
Gọi \(D_1=\{y=\sqrt{6-x^2},\ Ox,\ x=-\sqrt{6},\ x=0 \}\) và \(D_2=\{y=\sqrt{6-x^2},\ y=\sqrt{x},\ x=0,\ x=2 \}\).
Khi quay \(D_1\) quanh \(Ox\) ta được khối tròn xoay là nửa khối cầu có bán kính \(R=\sqrt{6}\) nên có thể tích \[V_1=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot \displaystyle\frac{4}{3}\pi R^3=4\pi \sqrt{6}.\] Khi quay \(D_2\) quanh trục \(Ox\), khối tròn xoay sinh bởi có thể tích \[V_2=\pi \displaystyle\int\limits_{0}^{2} (6-x^2-x) \textrm{d}x=\displaystyle\frac{22\pi}{3}.\] Vậy thể tích cần tính là \(V=V_1+V_2=4\pi\sqrt{6}+\displaystyle\frac{22\pi}{3}.\)
Ví dụ 6. Cho hình \((H)\) giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{9}x^3\), cung tròn có phương trình \(y=\sqrt{4-x^2}\) (với \(0\le x\le 2\)) và trục hoành (phần tô đậm trong hình vẽ). Biết thể tích của khối tròn xoay tạo thành khi quay \((H)\) quanh trục hoành là \(V=\left(-\displaystyle\frac{a}{b}\sqrt{3}+\displaystyle\frac{c}{d}\right)\pi\), trong đó \(a,b,c,d\in\mathbb{N^*}\) và \(\displaystyle\frac{a}{b},\displaystyle\frac{c}{d}\) là các phân số tối giản.
Tính \(P=a+b+c+d\).
A. \(P=52\)
B. \(P=40\)
C. \(P=46\)
D. \(P=34\)
Phương trình hoành độ giao điểm: \[\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{9}x^2=\sqrt{4-x^2}\Leftrightarrow x=\sqrt{3}.\] Khi đó \[\begin{aligned} V=\ &\pi\left[\displaystyle\int\limits_0^{\sqrt{3}}\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{9}x^2\right)^2\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_{\sqrt{3}}^2\left(\sqrt{4-x^2}\right)^2\mathrm{\,d}x\right]\\ =\ &\pi\left[\displaystyle\int\limits_0^{\sqrt{3}}\displaystyle\frac{1}{27}x^6\mathrm{\,d}x+ \displaystyle \int\limits_{\sqrt{3}}^2 \left(4-x^2\right)\mathrm{\,d}x\right]=\left(-\displaystyle\frac{20\sqrt{3}}{7}+\displaystyle\frac{16}{3}\right)\pi. \end{aligned}\]
Suy ra \(a=20,b=7,c=16,d=3\Rightarrow P=46\).
Ví dụ 7. Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho đường tròn \((C)\colon (x-3)^2+(y-4)^2=1\).
Tính thể tích của khối tròn xoay thu được khi quay hình phẳng giới hạn bởi đường tròn \((C)\) quanh trục hoành.
A. \(5\pi^2\)
B. \(9\pi^2\)
C. \(8\pi^2\)
D. \(6\pi^2\)
Từ \((x-3)^2+(y-4)^2=1\Rightarrow y=4\pm \sqrt{1-(x-3)^2}\).
Thể tích khối tròn xoay là
\[\begin{aligned}
V=\ &\pi \cdot \displaystyle \int\limits_{2}^{4}\left[\left(4+ \sqrt{1-(x-3)^2}\right)^2-\left(4- \sqrt{1-(x-3)^2}\right)^2\right]\mathrm{\,d}x\\
=\ &16\pi \cdot \displaystyle \int\limits_{2}^{4}\sqrt{1-(x-3)^2}\mathrm{\,d}x.
\end{aligned}\]
Đặt \(x-3=\sin t\Rightarrow \mathrm{\,d}x=\cos t\mathrm{\,d}t\). Ta có
\[1-(3-x)^2=1-\sin^2t=\cos^2t.\]
Khi \(x=2\Rightarrow t=-\displaystyle\frac{\pi}{2}; x=4\Rightarrow t=\displaystyle\frac{\pi}{2}\).
\[\begin{aligned} V=\ &16\pi \cdot \displaystyle \int\limits_{-\frac{\pi}{2}}^{\frac{\pi}{2}}\cos^2t\mathrm{d}t = 8\pi \cdot \displaystyle \int \limits_{-\frac{\pi}{2}}^{\frac{\pi}{2}} (1+\cos2t)\mathrm{d}t\\ =\ &8\pi \left(t\bigg|_{-\frac{\pi}{2}}^{\frac{\pi}{2}} + \displaystyle\frac{1}{2}\sin2t\bigg|_{-\frac{\pi}{2}}^{\frac{\pi}{2}}\right) = 8\pi. \end{aligned}\]
Ví dụ 8. Cho hình phẳng \(A\) giới hạn bởi đồ thị của hàm số \(y=\sqrt{x}\) và \(y=\displaystyle\frac{1}{2}x\) (phần tô đậm trong hình vẽ).
Tính thể tích \(V\) khối tròn xoay tạo thành khi quay hình \(A\) xung quanh trục \(Ox\).
A. \(V=\displaystyle\frac{8}{3}\pi\)
B. \(V=\displaystyle\frac{8}{5}\pi\)
C. \(V=0{,}533\)
D. \(V=0{,}53\pi\)
Dựa vào hình vẽ ta có công thức tính thể tích của khối tròn xoay là
\[\begin{aligned}
V=\ &\pi \displaystyle\int\limits_0^4 \left[\left(\sqrt x\right)^2-\displaystyle\frac{1}{4}x^2 \right]\mathrm{\,d}x=\pi \displaystyle\int\limits_0^4 \left(x-\displaystyle\frac{1}{4}x^2 \right)\mathrm{\,d}x\\
=\ &\pi \left.\left(\displaystyle\frac{x^2}{2} -\displaystyle\frac{x^3}{12}\right) \right|_0^4=\displaystyle\frac{8}{3}\pi.
\end{aligned}\]
Ví dụ 9. Cho \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y=x^2\) và đường tròn \(x^2+y^2=2\) (Phần tô đậm trong hình bên).
Tính thể tích \(V\) của khối tròn xoay tạo thành khi quay \((H)\) quanh trục hoành.
A. \(\displaystyle\frac{22 \pi}{15}\)
B. \(\displaystyle\frac{\pi}{5}\)
C. \(\displaystyle\frac{5\pi}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{44\pi}{15}\)
Xét phương trình hoành độ giao điểm của parabol \(y=x^2\) và đường tròn \(x^2+y^2=2\), ta có \[x^2+x^4=2 \Leftrightarrow x^2=1\ \vee\ x^2=-2 \Leftrightarrow x=1\ \vee\ x=-1.\] Khi đó thể tích của khối tròn xoay tạo thành khi quay \((H)\) quanh trục hoành là \[V=\pi \displaystyle \int \limits_{-1}^1 |2-x^2-x^4| \mathrm{ \, d}x =\pi \displaystyle \int\limits_{-1}^1 (2-x^2-x^4) \mathrm{\,d}x=\pi \left(2x-\displaystyle\frac{x^3}{3}-\displaystyle\frac{x^5}{5} \right) \Big|^1_{-1}= \displaystyle\frac{44\pi}{15}.\]
Ví dụ 10. Cho nửa đường tròn đường kính \(AB=4\sqrt{5}\). Trên đó người ta vẽ parabol có đỉnh trùng với tâm của nửa hình tròn, trục đối xứng là đường kính vuông góc với \(AB\). Parabol cắt nửa đường tròn tại hai điểm cách nhau \(4\) cm và khoảng cách từ hai điểm đó đến \(AB\) bằng nhau và bằng \(4\) cm. Sau đó người ta cắt bỏ phần hình phẳng giới hạn bởi đường tròn và parabol (phần gạch sọc trong hình vẽ). Đem phần còn lại quay xung quanh trục \(AB\).
Thể tích của khối tròn xoay thu được bằng
A. \(V=\displaystyle\frac{\pi}{15}\left(800\sqrt{5}-464\right)\) cm\(^3\)
B. \(V=\displaystyle\frac{\pi}{3}\left(800\sqrt{5}-928\right)\) cm\(^3\)
C. \(V=\displaystyle\frac{\pi}{5}\left(800\sqrt{5}-928\right)\) cm\(^3\)
D. \(V=\displaystyle\frac{\pi}{15}\left(800\sqrt{5}-928\right)\) cm\(^3\)
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ.
Theo đề bài ta có phương trình đường tròn là \(y=\sqrt{20-x^2}\) và phương trình của parabol là \(y=x^2\).
Phương trình hoành độ giao điểm là \(\sqrt{20-x^2}=x^2\Leftrightarrow x=\pm 2\).
Do tính chất đối xứng của hình vẽ nên ta có thể tích vật thể tròn xoay được tính theo công thức
\[V=2\left[\pi\displaystyle\int\limits_0^{2\sqrt{5}}(20-x^2)\mathrm{\, d}x-\pi\displaystyle\int\limits_0^{2}\left(20-x^2-x^4\right)\mathrm{\, d}x\right]=\displaystyle\frac{1}{15}\pi\left(800\sqrt{5}-928\right).\]
Ví dụ 11. Cho hình \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi parabol \(y=2\sqrt{2}x^2\), cung tròn có \(y=\sqrt{9-x^2}\) (với \(0\le x\le 3\)) và trục hoành (phần tô đậm trong hình vẽ).
Thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay hình \((H)\) quanh trục \(Ox\) là
A. \(\displaystyle\frac{164}{15}\)
B. \(\displaystyle\frac{164\pi}{15}\)
C. \(\displaystyle\frac{163\pi}{15}\)
D. \(\displaystyle\frac{163}{15}\)
Gọi \(V_1\) là phần thể tích tạo bởi phần hình phẳng \((H_1)\) giới hạn bởi parabol \(y = 2\sqrt{2}x^2\), trục hoành và các đường thẳng \(x = 0\), \(x = 1\); \(V_2\) là phần thể tích tạo bởi phần hình phẳng \((H_2)\) giới hạn bởi parabol \(y = \sqrt{9-x^2}\), trục hoành và các đường thẳng \(x = 1\), \(x = 3\). Khi đó \(V = V_1 + V_2\).
\[\begin{aligned} V_1 =\ &\displaystyle \pi \int_{0}^{1} 8x^4\mathring{d}x = \displaystyle\frac{8\pi}{5}.\\ V_2 =\ &\displaystyle \pi \int_{1}^{3} (9-x^2)\mathring{d}x = \displaystyle\frac{28\pi}{3}.\\ V =\ &V_1 + V_2 = \displaystyle\frac{8\pi}{5} + \displaystyle\frac{28\pi}{3} = \displaystyle\frac{164\pi}{15}. \end{aligned}\]
Ví dụ 12. Cho hình phẳng \((H)\) giới hạn bởi trục hoành, đồ thị của một parabol và một đường thẳng tiếp xúc với parabol đó tại điểm \(A(2;4)\), (như hình vẽ dưới đây).
Tính thể tích khối tròn xoay tạo bởi hình phẳng \((H)\) khi quay quanh trục \(Ox\).
A. \(\displaystyle\frac{32 \pi }{5}\)
B. \(\displaystyle\frac{16 \pi }{15}\)
C. \(\displaystyle\frac{22 \pi }{5}\)
D. \(\displaystyle\frac{2\pi}{3}\)
Gọi \((P)\) là parabol đã cho. Vì \((P)\) đi qua các điểm \(O(0;0), A(2;4)\) nên có phương trình là \(y=x^2\). Tiếp tuyến của \((P)\) tại điểm \(A(2;4)\) có phương trình là \(d\colon y=4x-4\). Hoành độ giao điểm của \((P)\) và \(d\) là nghiệm của phương trình \(x^2=4x-4 \Leftrightarrow x=2\).
Gọi \(\left(H_1 \right)\) là hình phẳng giới hạn bởi các đường \((P)\), \(Ox\), \(x=0\), \(x=2\) và \(\left(H_2 \right)\) là hình phẳng giới hạn bởi các đường \(d\), \(Ox\), \(x=0\), \(x=2\).
Gọi \(V_1\) là thể khối tròn xoay sinh ra bởi \(\left(H_1 \right)\) xoay quanh \(Ox\).
\[V_1 = \pi \displaystyle \int \limits_0^2 x^4 \mathrm{\,d} x = \displaystyle\frac{32 \pi }{5}.\]
Gọi \(V_2\) là thể khối tròn xoay sinh ra bởi \(\left(H_2 \right)\) xoay quanh \(Ox\).
\[V_2 = \pi \displaystyle \int \limits_1^2 \left( 4x-4 \right)^2 \mathrm{\,d} x = \displaystyle\frac{16 \pi }{3}.\]
Vậy, thể tích khối tròn xoay cần tính là
\[V=V_1-V_2 = \displaystyle\frac{32 \pi }{5} - \displaystyle\frac{16 \pi}{3} =\displaystyle\frac{16 \pi }{15}.\]
Ví dụ 13. Cho đồ thị \((C): y=f(x)=\sqrt{x}\). Gọi \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi \((C)\), đường thẳng \(x=9\) và trục \(Ox\). Cho \(M\) là điểm thuộc \((C)\) và điểm \(A(9;0)\). Gọi \(V_1\) là thể tích khối tròn xoay khi cho \((H)\) quay quanh trục \(Ox\), \(V_2\) là thể tích khối tròn xoay khi cho tam giác \(AOM\) quay quanh \(Ox\). Biết \(V_1=\displaystyle\frac{9}{4}V_2\).
Tính diện tích \(S\) phần hình phẳng giới hạn bởi \((C)\) và \(OM\).
A. \(S=\sqrt{6}\)
B. \(S=\displaystyle\frac{27\sqrt{3}}{16}\)
C. \(S=\displaystyle\frac{3\sqrt{3}}{2}\)
D. \(\displaystyle\frac{4\sqrt{5}}{3}\)
Ta có \(V_1=\pi\displaystyle\int_{0}^{9} x\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{81\pi}{2}\).
Gọi \(M(a;\sqrt{a})\) (\(a > 0\)) ta có \(V_2=\displaystyle\frac{1}{3}\pi \cdot a\cdot 9=3\pi a\).
Khi đó,
\[V_1=\displaystyle\frac{9}{4}V_2\Leftrightarrow \displaystyle\frac{81\pi}{2}=\displaystyle\frac{9}{4}\cdot 3\pi a \Leftrightarrow a=6.\]
Suy ra \(S=\displaystyle\int_{0}^{6} \sqrt{x}\mathrm{\,d}x -\displaystyle\frac{1}{2}\cdot 6\cdot\sqrt{6}=\sqrt{6}\).
Ví dụ 14. Cho hai đường tròn \((O_1;10)\) và \((O_2;8)\) cắt nhau tại hai điểm \(A,B\) sao cho \(AB\) là một đường kính của đường tròn \((O_2)\). Gọi \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi hai đường tròn (phần được tô đậm như hình vẽ). Quay \((H)\) quanh trục \(O_1O_2\) ta được một khối tròn xoay.
Tính thể tích \(V\) của khối tròn xoay tạo thành.
A. \(\displaystyle\frac{824\pi}{3}\)
B. \(\displaystyle\frac{608\pi}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{97\pi}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{145\pi}{3}\)
Ta chọn hệ trục toạ độ \(Oxy\) với \(O\equiv O_2\) như hình vẽ.
Ta có \(O_1O_2=\sqrt{O_1A^2-O_2A^2}=6\) nên toạ độ các điểm là \(A(0;8)\), \(O_1(-6;0)\). Đường tròn \((O_1),(O_2)\) lần lượt cắt tia \(O_1O_2\) tại điểm \(C(4;0)\) và \(D(8;0)\).
Đường tròn \((O_1)\) có phương trình \((x+6)^2+y^2=100\) nên cung \(AC\) có phương trình \(y=\sqrt{100-(x+6)^2}\).
Đường tròn \((O_2)\) có phương trình \(x^2+y^2=64\) nên cung \(AD\) có phương trình \(y=\sqrt{64-x^2}\).
Vậy thể tích khối tròn xoay cần tìm là \[\begin{aligned} V=\ & \pi\int\limits_0^8 (64-x^2)\mathrm{\,d}x-\pi\int\limits_0^4 \left[100-(x+6)^2\right]\mathrm{\,d}x \\ =\ & \pi\left(64x-\displaystyle\frac{x^3}{3}\right)\Big|_0^8-\pi\left(64x-6x^2-\displaystyle\frac{x^3}{3}\right)\Big|_0^4 =\displaystyle\frac{608\pi}{3}. \end{aligned}\]
Ví dụ 15. Cho đồ thị \((C)\colon y=f(x)=\sqrt{x}\). Gọi \((H)\) là hình phẳng giới hạn bởi \((C)\), đường thẳng \(x=9\), trục hoành. Cho \(M\) là điểm thuộc \((C)\), \(A(9;0)\). Gọi \(V_1\) là thể tích khối tròn xoay khi cho \((H)\) quay quanh trục \(Ox\), \(V_2\) là thể tích khối tròn xoay khi cho tam giác \(AOM\) quay quanh trục \(Ox\).
Tính diện tích \(S\) phần hình phẳng giới hạn bởi \((C)\) và \(OM\) biết \(V_1=2V_2\).
A. \(S=\displaystyle\frac{3\sqrt{3}}{2}\)
B. \(S=\displaystyle\frac{4}{3}\)
C. \(S=\displaystyle\frac{27\sqrt{3}}{16}\)
D. \(S=3\)
Gọi \(a\) là hoành độ điểm \(M\).
- Trường hợp 1: \(a\le9\), ta có
\[V_1=\pi\displaystyle\int\limits_0^9\left(\sqrt{x}\right)^2\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{81\pi}{2}\] và \[V_2=\displaystyle\frac{1}{3}\pi\left(\sqrt{a}\right)^2a+\displaystyle\frac{1}{3}\pi\left(\sqrt{a}\right)^2\left(9-a\right)=3\pi a.\] Ta có \[V_1=2V_2\Leftrightarrow\displaystyle\frac{81\pi}{2}=2\cdot3\pi a\Leftrightarrow a=\displaystyle\frac{27}{4}.\] Từ đó suy ra \[S=\displaystyle\int\limits_0^{\tfrac{27}{4}}\sqrt{x}\mathrm{\,d}x-\displaystyle\frac{1}{2}\cdot\displaystyle\frac{27}{4}\cdot\sqrt{\displaystyle\frac{27}{4}}=\displaystyle\frac{27\sqrt{3}}{16}.\] - Trường hợp 2: \(a>9\), ta có
\[V_2=\displaystyle\frac{1}{3}\pi\left(\sqrt{a}\right)^2a-\displaystyle\frac{1}{3}\pi\left(\sqrt{a}\right)^2(a-9)=3\pi a.\] Ta có \[V_1=2V_2\Leftrightarrow\displaystyle\frac{81\pi}{2}=2\cdot(3\pi a)\Leftrightarrow a=\displaystyle\frac{27}{4}.\]
So điều kiện \(a > 9\), ta loại trường hợp 2.
Ví dụ 16. Hình phẳng \( \mathcal{D} \) (phần gạch chéo trên hình) giới hạn bởi đồ thị hàm số \( y = f(x) = \sqrt{2x} \), đường thẳng \(d \colon y = ax + b\) \(\left(a\neq 0\right) \) và trục hoành.
Tính thể tích khối tròn xoay thu được khi hình phẳng \( \mathcal{D} \) quay quanh trục \( Ox \).
A. \( \displaystyle\frac{8\pi}{3} \)
B. \( \displaystyle\frac{10\pi}{3} \)
C. \( \displaystyle\frac{16\pi}{3} \)
D. \( \displaystyle\frac{2\pi}{3} \)
Đường thẳng \( d \) đi qua điểm \( (1;0) \) và \( (2;2) \). Suy ra phương trình \( d \) là \( y = 2x - 2 \). Do đó thể tích cần tính là \[\begin{aligned} V & = \pi \displaystyle \left(\int \limits_{0}^{2}\left(\sqrt{2x}\right)^2 \mathrm{\,d}x - \int \limits_{1}^{2}\left(2x - 2\right)^2 \mathrm{\,d}x\right) = \pi \left(\int \limits_{0}^{2} 2x \mathrm{\,d}x - \int \limits_{1}^{2}\left(2x - 2\right)^2 \mathrm{\,d}x\right)\\ & = \pi \left( x^2 \bigg|_{0}^{2} - 4\displaystyle\frac{(x - 1)^3}{3} \bigg|_{1}^{2} \right) = \displaystyle\frac{8\pi}{3}. \end{aligned}\]
Ví dụ 17. Người ta làm một chiếc phao bơi như hình vẽ (với bề mặt có được bằng cách quay đường tròn \((C)\) quanh trục \(d\)). Biết rằng \(OI=30\) cm, \(r=5\) cm, tính thể tích của phao.
A. \(V=1500\pi\) cm\(^3\)
B. \(V=1500\pi^2\) cm\(^3\)
C. \(V=9000\pi\) cm\(^3\)
D. \(V=9000\pi^2\) cm\(^3\)
Áp dụng công thức tính nhanh \[V=2\pi^2r^2OI=2\pi^2\cdot5^2\cdot30=1500\pi^2 \text{ cm}^3.\]
Ví dụ 18. Người ta thiết kế một vật trang trí bằng cách quay hình Elip có trục lớn bằng \(4\) cm, trục nhỏ bằng \(2\) cm quanh một trục song song với trục lớn và cách trục lớn \(8\) cm. Tính thể tích của vật trang trí.
A. \(V=\displaystyle\frac{32}{3}\pi\) cm\(^3\)
B. \(V=32\pi^2\) cm\(^3\)
C. \(V=64\pi^2\) cm\(^3\)
D. \(V=128\pi^2\) cm\(^3\)
Thể tích của khối tròn xoay sinh ra khi quay elíp quanh trục \(d\) song song với trục đối xứng của elip được tính theo công thức \(V=S\cdot P\). Trong đó, \(S\) là diện tích của elip, \(P\) là chu vi đường tròn tạo ra khi quay tâm elip quanh trục \(d\).
\(2a=4\Rightarrow a=2\), \(2b=2\Rightarrow b=1\).
Áp dụng công thức tính nhanh \[V=S\cdot P=\pi ab\cdot2\pi\cdot OI=32\pi^2\text{ cm}^3.\]
Ví dụ 19. Tính thể tích của khối tròn xoay được tạo thành khi quay hình phẳng \( (H) \) (phần tô màu đen trong hình bên) quanh trục \( Ox. \)
A. \( \displaystyle\frac{61\pi}{15} \)
B. \( \displaystyle\frac{88\pi}{5} \)
C. \( \displaystyle\frac{8\pi}{5} \)
D. \( \displaystyle\frac{424\pi}{15} \)
Ta có parabol có phương trình là \(y=-x^2+6x-5\).
Thể tích vật thể là \[\begin{aligned} V=\ & \pi \displaystyle \int\limits_{0}^{1} (x+2)^2 \mathrm{\,d}x + \pi \int\limits_{1}^{2} \left[(x+2)^2-(-x^2+6x-5)^2\right]\mathrm{\,d}x\\ &+\pi \int\limits_{2}^{3} \left[4^2 - (-x^2+6x-5)^2\right]\mathrm{\,d}x\\ =\ & \pi \displaystyle\frac{\left(x+2\right)^3}{3}\bigg|_0^1+\pi \left[-\displaystyle\frac{x^5}{5} +3x^4-15x^3+32x^2-21x\right]\bigg|_1^2\\ &+\pi \left[-\displaystyle\frac{x^5}{5}+3x^4-\displaystyle\frac{46}{3}x^3+30x^2-9x\right]\bigg|_2^3\\ =\ & \displaystyle\frac{19\pi}{3}+\displaystyle\frac{44\pi}{5}+\displaystyle\frac{37\pi}{15} = \displaystyle\frac{88\pi}{5}\cdot \end{aligned}\]
Ví dụ 20. Cho vật thể có mặt đáy là hình tròn có bán kính bằng \(1\) (hình vẽ). Khi cắt vật thể bởi mặt phẳng vuông góc với trục \(Ox\) tại điểm có hoành độ \(x\) \((-1\le x\le 1)\) thì được thiết diện là một tam giác đều.
Tính thể tích \(V\) của vật thể đó.
A. \(V=\sqrt{3}\)
B. \(V=3\sqrt{3}\)
C. \(V=\displaystyle\frac{4\sqrt{3}}{3}\)
D. \(V=\pi\)
Khi cắt vật thể bởi mặt phẳng vuông góc với trục \(Ox\) tại điểm có hoành độ \(x\) \((-1\le x\le 1)\) thì được thiết diện là một tam giác đều có cạnh bằng \(2\sqrt{1-x^2}\).
Do đó, diện tích của thiết diện là
\[S(x)=\displaystyle\frac{(2\sqrt{1-x^2})^2\sqrt{3}}{4}=\sqrt{3}(1-x^2).\]
Vậy, thể tích \(V\) của vật thể là
\[V=\displaystyle\int\limits_{-1}^1\sqrt{3}(1-x^2)\mathrm{\,d}x=\sqrt{3}\left(x-\displaystyle\frac{x^3}{3}\right)\bigg|_{-1}^1=\displaystyle\frac{4\sqrt{3}}{3}.\]
Ví dụ 21. Có một cốc thủy tinh hình trụ, bán kính trong lòng đáy cốc là \(6\) cm, chiều cao trong lòng cốc là \(10\) cm đang đựng một lượng nước.
Tính thể tích lượng nước trong cốc, biết khi nghiêng cốc nước vừa lúc nước chạm miệng cốc thì đáy mực nước trùng với đường kính đáy.
A. \(240\) cm\(^3\)
B. \(240\pi\) cm\(^3\)
C. \(120\) cm\(^3\)
D. \(120\pi\) cm\(^3\)
Đặt trục tọa độ \(Ox\) như hình vẽ.
Mặt phẳng \((P)\) vuông góc với trục \(Ox\) tại điểm có hoành độ \(x\) cắt phần nước khi nghiêng cốc theo thiết diện là một tam giác \(MNK\) vuông tại \(N\).
Từ giả thiết suy ra \(\tan \widehat{MKN}=\displaystyle\frac{MN}{NK}=\displaystyle\frac{10}{6}=\displaystyle\frac{5}{3}\),
nên \(MN=\displaystyle\frac{5}{3}NK\).
Mặt khác: \(NK^2=ON^2-OK^2=36-x^2\).
Nên \[S_{MNK}=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot MN\cdot NK=\displaystyle\frac{5}{6}NK^2=\displaystyle\frac{5}{6}(36-x^2).\]
Thể tích lượng nước trong cốc là: \[V=\displaystyle\int\limits_{-6}^6\displaystyle\frac{5}{6}(36-x^2)\mathrm{\,d}x=\left(30x-\displaystyle\frac{5}{18}x^3\right)\bigg|_{-6}^6=240.\]
Ví dụ 22. Gọi \((H)\) là phần giao của hai khối \(\displaystyle\frac{1}{4}\) hình trụ đều có bán kính \(R=4\), biết hai trục hình trụ vuông góc với nhau (hình vẽ bên). Tính thể tích \(V\) của khối \((H)\).
A. \(V=\displaystyle\frac{128}{3}\)
B. \(V=48\)
C. \(V=32\)
D. \(V=16\pi\)
Dựng trục tọa độ \(Ox\) như hình vẽ.
Qua điểm có tọa độ \(x\), với \(0\le x\le 4\), kẻ mặt phẳng song song với mặt đáy của khối \((H)\), ta được thiết diện là hình vuông có cạnh là
\[a=\sqrt{R^2-x^2}=\sqrt{16-x^2}.\]
Diện tích của thiết diện là \(S=a^2=(16-x^2)\).
Thể tích \(V\) của khối \((H)\) là
\[\begin{aligned}
V=\ &\displaystyle\int\limits_0^4(16-x^2)\mathrm{\,d}x\\
=\ &\left.\left(16x-\displaystyle\frac{x^3}{3}\right)\right|_0^4=\displaystyle\frac{128}{3}.
\end{aligned}\]
Dạng 4. Tích phân ứng dụng thực tế
Ví dụ 1.
A.
B.
C.
D.
Ví dụ 2.
A.
B.
C.
D.
Ví dụ 3.
A.
B.
C.
D.
Ví dụ 4.
A.
B.
C.
D.
Ví dụ 5.
A.
B.
C.
D.
Ví dụ 6.
A.
B.
C.
D.
Ví dụ 7.
A.
B.
C.
D.
Ví dụ 8.
A.
B.
C.
D.
Ví dụ 9.
A.
B.
C.
D.
Ví dụ 10.
A.
B.
C.
D.
Ví dụ .
A.
B.
C.
D.
Ví dụ .
A.
B.
C.
D.