ÔN TẬP CHƯƠNG III

BÀI 1. NGUYÊN HÀM

Dạng 1. Tìm nguyên hàm của hàm số đa thức, lũy thừa

Lý thuyết

STT Công thức cơ bản Công thức mở rộng
1 \(\displaystyle\int\mathrm{d}x=x+C\)
2 \(\displaystyle\int\dfrac{1}{x^2}\mathrm{d}x=-\dfrac{1}{x}+C\) \(\displaystyle\int\dfrac{1}{(ax+b)^2}\mathrm{d}x=-\dfrac{1}{a}\cdot\dfrac{1}{ax+b}+C\)
3 \(\displaystyle\int x^ndx=\dfrac{x^{n+1}}{n+1}+C\) \(\displaystyle\int (ax+b)^ndx=\dfrac{1}{a}\cdot\dfrac{(ax+b)^{n+1}}{n+1}+C\)

Dạng 2. Tìm nguyên hàm của hàm số lượng giác

Lý thuyết

STT Công thức cơ bản Công thức mở rộng
1 \(\displaystyle\int\sin x\mathrm{d}x=-\cos x+C\) \(\displaystyle\int\sin (ax+b)\mathrm{d}x=-\dfrac{1}{a}\cos (ax+b)+C\)
2 \(\displaystyle\int\cos x\mathrm{d}x=\sin x+C\) \(\displaystyle\int\cos (ax+b)\mathrm{d}x=\dfrac{1}{a}\sin (ax+b)+C\)
3 \(\displaystyle\int\dfrac{1}{\cos^2x}\mathrm{d}x=\tan x+C\) \(\displaystyle\int\dfrac{1}{\cos^2(ax+b)}\mathrm{d}x=\dfrac{1}{a}\tan (ax+b)+C\)
4 \(\displaystyle\int\dfrac{1}{\sin^2x}\mathrm{d}x=-\cot x+C\) \(\displaystyle\int\dfrac{1}{\sin^2(ax+b)}\mathrm{d}x=-\dfrac{1}{a}\cot (ax+b)+C\)

Dạng 3. Tìm nguyên hàm của hàm số phân thức

Lý thuyết

STT Công thức cơ bản Công thức mở rộng
1 \(\displaystyle\int\dfrac{1}{x}\mathrm{d}x=\ln|x|+C\) \(\displaystyle\int\dfrac{1}{ax+b}\mathrm{d}x=\dfrac{1}{a}\ln|ax+b|+C\)

Dạng 4. Tìm nguyên hàm của hàm số mũ

Lý thuyết

STT Công thức cơ bản Công thức mở rộng
1 \(\displaystyle\int e^x\mathrm{d}x=e^x+C\) \(\displaystyle\int e^{ax+b}\mathrm{d}x=\dfrac{1}{a}\cdot e^{ax+b}+C\)
2 \(\displaystyle\int c^x\mathrm{d}x=\dfrac{c^x}{\ln c}+C\) \(\displaystyle\int c^{ax+b}\mathrm{d}x=\dfrac{1}{a}\cdot \dfrac{c^{ax+b}}{\ln c}+C\)

Dạng 5. Tìm hằng số C của nguyên hàm

Phương pháp giải

Bài toán: Biết \(F(x)\) là một nguyên hàm của \(f(x)\) và thỏa mãn \(F(x_0)=q\). Tìm \(F(x)\).

Tiến hành theo các bước sau:

\(\bullet\quad\) B1. Tính \(F(x)=\displaystyle\int f(x)\mathrm{d}x=g(x)+C\)

\(\bullet\quad\) B2. Sử dụng giả thiết

\[F(x_0)=q\Leftrightarrow g(x_0)+C=q\Leftrightarrow C=q-g(x_0).\]

\(\bullet\quad\) B3. Kết luận: \(F(x)=g(x)+q-g(x_0)\).

Dạng 6. Tìm nguyên hàm bằng cách biến đổi thành nguyên hàm của hàm số cơ bản

Phương pháp giải

Một số công thức thường sử dụng

\(\bullet\quad\) \(\cos^2x=\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{2}\cos2x\)

\(\bullet\quad\) \(\sin^2x=\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{2}\sin2x\)

\(\bullet\quad\) \(\cos a\cdot\cos b=\dfrac{1}{2}\left[\cos(a+b)+\cos(a-b)\right]\)

\(\bullet\quad\) \(\sin a\cdot\sin b=-\dfrac{1}{2}\left[\cos(a+b)-\cos(a-b)\right]\)

\(\bullet\quad\) \(\sin a\cdot\cos b=\dfrac{1}{2}\left[\sin(a+b)+\sin(a-b)\right]\)

Hàm trong dấu tích phân là hàm phân thức

\(\bullet\quad\) Nếu hàm có dạng \(\dfrac{P(x)}{ax+b}\), trong đó \(P(x)\) là đa thức có bậc \(\geq 1\), thì ta sử dụng phép chia đa thức để biến đổi thành

\[\dfrac{P(x)}{ax+b}=P_1(x)+\dfrac{C}{ax+b}.\]

\(\bullet\quad\) Các biến đổi thường sử dụng đối với hàm phân thức

\[\dfrac{mx+n}{(ax+b)(cx+d)}=\dfrac{A}{ax+b}+\dfrac{B}{cx+d};\quad \dfrac{mx+n}{(ax+b)^2}=\dfrac{A}{ax+b}+\dfrac{B}{(ax+b)^2}.\]

Để tìm \(A\), \(B\) ta sử dụng đồng nhất thức.

Dạng 7. Xác định hệ số của nguyên hàm \(F(x)\)

Phương pháp giải

Chú ý: Nếu \(F(x)\) là nguyên hàm của \(f(x)\) thì

\[F'(x)=f(x)\quad \text{và}\quad \displaystyle\int f(x)\mathrm{d}x=F(x)+C.\]

Ví dụ minh họa

Biết \(F(x)=(a\sin x+b\cos x)e^x\) là một nguyên hàm của \(f(x)=2e^x\cos x\). Tìm \(a\), \(b\).

Lời giải

Ta có \[\begin{aligned}F'(x)=\ &(a\cos x-b\sin x)e^x+(a\sin x+b\cos x)e^x\\ =\ &(a+b)e^x\cos x+(a-b)e^x\sin x\end{aligned}\]

Theo giả thiết, suy ra

\[\begin{aligned} F'(x)=f(x)\Leftrightarrow\ &(a+b)e^x\cos x+(a-b)e^x\sin x =2e^x\cos x\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}a+b=2\\ a-b=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=1\\ b=1.\end{cases} \end{aligned}\]

Dạng 8. Nguyên hàm là hàm số cho bởi nhiều công thức

Phương pháp giải

Bài toán: Tìm nguyên hàm \(F(x)\) của hàm số \(f(x)=\dfrac{1}{ax+b}\) thỏa \(F(x_1)=p\) với \(\left(x_1 < -\dfrac{b}{a}\right)\) và \(F(x_2)=q\) với \(\left(x_2 > -\dfrac{b}{a}\right)\).

Tiến hành theo các bước sau:

B1. Tính \[\begin{aligned}F(x)=\ &\displaystyle\int\dfrac{1}{ax+b}\mathrm{d}x=\dfrac{1}{a}\ln|ax+b|+C\\ =\ &\begin{cases}\dfrac{1}{a}\ln(ax+b)+C_1& \text{nếu}\ ax+b > 0\\ \dfrac{1}{a}\ln(-ax-b)+C_2& \text{nếu}\ ax+b < 0.\end{cases}\end{aligned}\]

B2. Sử dụng hai giả thiết \(F(x_1)=p\) và \(F(x_2)=q\) sẽ tìm được \(C_1\) và \(C_2\).

B3. Với \(C_1\) và \(C_2\) tìm được, ta có được công thức hoàn chỉnh của \(F(x)\).

Dạng 9. Tìm nguyên hàm bằng phương pháp đổi biến số

Phương pháp giải

STT Dấu hiệu Đổi biến số
1 \(\displaystyle\int f\left(x^{n+1}\right)\cdot x^n\mathrm{d}x\) \(t=x^{n+1}\)
2 \(\displaystyle\int f\left(\sin x\right)\cdot \cos x\mathrm{d}x\) \(t=\sin x\)
3 \(\displaystyle\int f\left(\cos x\right)\cdot \sin x\mathrm{d}x\) \(t=\cos x\)
4 \(\displaystyle\int f\left(\tan x\right)\cdot \dfrac{1}{\cos^2x}\mathrm{d}x\) \(t=\tan x\)
5 \(\displaystyle\int f\left(\cot x\right)\cdot \dfrac{1}{\sin^2x}\mathrm{d}x\) \(t=\cot x\)
6 \(\displaystyle\int f\left(\ln x\right)\cdot \dfrac{1}{x}\mathrm{d}x\) \(t=\ln x\)

Ví dụ minh họa

Tính \(I=\displaystyle\int \dfrac{2\ln x-1}{x}\mathrm{d}x\).

Lời giải

Ta viết thành \(I=\displaystyle\int \dfrac{2\ln x-1}{x}\mathrm{d}x=\displaystyle\int (2\ln x-1)\cdot \dfrac{1}{x}\mathrm{d}x\).

Đặt \(t=\ln x\Rightarrow dt=\dfrac{1}{x}dx\). Suy ra

\[I=\displaystyle\int (2t-1)\mathrm{d}t=t^2-t+C=\ln^2x-\ln x+C.\]

Dạng 10. Tìm nguyên hàm bằng phương pháp nguyên hàm từng phần

Lý thuyết

Công thức \(\displaystyle\int udv=uv-\displaystyle\int vdu.\)

STT Dấu hiệu Cách đặt
1 \(\displaystyle\int P(x)\sin x\mathrm{d}x\) \(\begin{cases}u=P(x)\\ dv=\sin x\mathrm{d}x\end{cases}\)
2 \(\displaystyle\int P(x)\cos x\mathrm{d}x\) \(\begin{cases}u=P(x)\\ dv=\cos x\mathrm{d}x\end{cases}\)
3 \(\displaystyle\int P(x)e^x\mathrm{d}x\) \(\begin{cases}u=P(x)\\ dv=e^x\mathrm{d}x\end{cases}\)
4 \(\displaystyle\int P(x)\ln x\mathrm{d}x\) \(\begin{cases}u=\ln x\\ dv=P(x)\mathrm{d}x\end{cases}\)

Ví dụ minh họa

Tính \(I=\displaystyle\int (2x-3)\ln x\mathrm{d}x\).

Lời giải

Đặt \(\begin{cases}u=\ln x\\ dv=2x-3\end{cases}\Rightarrow \begin{cases}du=\dfrac{1}{x}\\ v=x^2-3x.\end{cases}\)

Suy ra \[\begin{aligned}I=\ &(x^2-3x)\ln x-\displaystyle\int(x^2-3x)\dfrac{1}{x}\mathrm{d}x\\ =\ &(x^2-3x)\ln x-\displaystyle\int (x-3)\mathrm{d}x\\ =\ &(x^2-3x)\ln x-\dfrac{x^2}{2}+3x+C.\end{aligned}\]

Dạng 11. Nguyên hàm của hàm ẩn

Phương pháp giải

\(\bullet\quad\) Sử dụng công thức nguyên hàm \[\text{Nếu}\quad F'(x)=f(x)\quad \text{thì}\quad F(x)\in\displaystyle\int f(x)\mathrm{d}x.\]

\(\bullet\quad\) Chý ý một số công thức đạo hàm

\(\qquad \circ\quad\) \((uv)'=u'v+uv'.\)

\(\qquad \circ\quad\) \(\left(\dfrac{u}{v}\right)'=\dfrac{u'v-uv'}{v^2}.\)

\(\qquad \circ\quad\) \(\left(\dfrac{1}{v}\right)'=-\dfrac{v'}{v^2}.\)

\(\qquad \circ\quad\) \(\left(ue^v\right)'=u'e^v+uv'e^v.\)

Ví dụ minh họa

Cho hàm số \(f(x)\) thỏa mãn \(f(2)=-\dfrac{1}{9}\) và \(f'(x)=2x\left[f(x)\right]^2\) với mọi \(x\in\mathbb{R}\). Tìm \(f(x)\).

Lời giải

Ta có \[f'(x)=2x\left[f(x)\right]^2\Leftrightarrow \dfrac{f'(x)}{\left[f(x)\right]^2}=2x\Leftrightarrow \left[\dfrac{1}{f(x)}\right]'=-2x.\]

Suy ra \(\dfrac{1}{f(x)}=\displaystyle\int (-2x)dx=-x^2+C.\)

Từ \(f(2)=-\dfrac{1}{9}\Leftrightarrow -4+C=-9\Leftrightarrow C=-5.\)

Vậy \(\dfrac{1}{f(x)}=-x^2-5\Leftrightarrow f(x)=\dfrac{1}{-x^2-5}\).