Bài 2. ĐƯỜNG THẲNG TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
Học xong bài này các em có thể
- Biết viết phương trình đường thẳng ở dạng tham số.
- Biết viết phương trình đường thẳng ở dạng tổng quát
- Nhận biết được vị trí tương đối của hai đường thẳng.
- Tính được góc giữa hai đường thẳng và khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.
I. Phương trình đường thẳng
1. Véctơ chỉ phương và véctơ pháp tuyến của đường thẳng
Véctơ \(\overrightarrow{u}\) được gọi là véctơ chỉ phương của đường thẳng \(d\) nếu \(\overrightarrow{u}\neq \overrightarrow{0}\) và giá của \(\overrightarrow{u}\) song song hoặc trùng với \(d\).
Véctơ \(\overrightarrow{n}\) được gọi là véctơ pháp tuyến của đường thẳng \(d\) nếu \(\overrightarrow{n}\neq \overrightarrow{0}\) và giá của \(\overrightarrow{n}\) vuông góc với véctơ chỉ phương \(d\).
Chú ý.
\(\bullet\quad\) Nếu đường thẳng \(d\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(a;b)\) thì \(d\) sẽ nhận \(\overrightarrow{u}=(b;-a)\) hoặc \(\overrightarrow{u}=(-b;a)\) là một véctơ chỉ phương.
\(\bullet\quad\) Nếu \(\overrightarrow{u}\) là một véctơ chỉ phương của \(d\) thì \(k\overrightarrow{u}\) (với \(k\neq0\)) cũng là véctơ chỉ phương của \(d\).
\(\bullet\quad\) Nếu \(\overrightarrow{n}\) là véctơ pháp tuyến của \(d\) thì \(k\overrightarrow{n}\) (với \(k\neq0\)) cũng là véctơ pháp tuyến của \(d\).
Ví dụ 1. Cho đường thẳng \(d\) có véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left(\dfrac{2}{3};-\dfrac{1}{3}\right)\). Tìm hai véctơ chỉ phương khác của \(d\).
Từ đường thẳng \(d\) có một véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left(\dfrac{2}{3};-\dfrac{1}{3}\right)\), suy ra \(d\) có các véctơ chỉ phương là
\[\overrightarrow{u}_1=2\overrightarrow{u}=2\left(\dfrac{2}{3};-\dfrac{1}{3}\right)=\left(\dfrac{4}{3};-\dfrac{2}{3}\right),\quad \overrightarrow{u}_2=3\overrightarrow{u}=3\left(\dfrac{2}{3};-\dfrac{1}{3}\right)=\left(2;-1\right).\]
Ví dụ 2. Cho đường thẳng \(\Delta\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;-5)\). Tìm một véctơ chỉ phương của \(\Delta\).
Do đường thẳng \(\Delta\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;-5)\), nên \(\Delta\) có một véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(5;2)\).
2. Phương trình tham số của đường thẳng
Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(x_0;y_0)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(u_1;u_2)\). Khi đó đường thẳng \(d\) có phương trình \[\begin{cases}x=x_0+u_1t\\ y=y_0+u_2t\end{cases}\quad (\text{với}\ u_1^2+u_2^2>0,\ t\in\mathbb{R})\]
được gọi là phương trình tham số.
Chú ý.
\(\bullet\quad\) Để tìm một điểm thuộc đường thẳng \(d\), ta cho \(t\) một giá trị cụ thể.
\(\bullet\quad\) Mọi điểm \(M\) thuộc đường thẳng \(d\) đều có tọa độ dạng \(M(x_0+u_1t;y_0+u_2t)\).
Ví dụ 1. Cho đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A(3;5)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-2;9)\).
a. Viết phương trình tham số của \(d\).
b. Tìm hai điểm thuộc \(d\) khác với điểm \(A\).
a. Viết phương trình tham số của \(d\).
Do đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A(3;5)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-2;9)\) nên có phương trình tham số là \[\begin{cases}x=3-2t\\ y=5+9t.\end{cases}\]
b. Tìm hai điểm thuộc \(d\) khác với điểm \(A\).
Lần lượt cho \(t=1\) và \(t=2\), ta được hai điểm thuộc \(d\) là \(P(1;14)\), \(Q(-1;23)\).
Ví dụ 2. Cho đường thẳng \(\Delta\) có phương trình tham số \(\begin{cases}x=-1+2t\\ y=3-t\end{cases}\). Tìm tọa độ điểm \(M\) thuộc \(\Delta\), biết \(M\) có hoành độ bằng \(3\).
\(\bullet\quad\) Ta có \(M\in \Delta\Leftrightarrow M(-1+2t;3-t)\).
\(\bullet\quad\) Do \(M\) có hoành độ bằng \(3\) nên \(-1+2t=3\Leftrightarrow 2t=4\Leftrightarrow t=2\).
\(\bullet\quad\) Vậy \(M(3;1)\).
3. Phương trình tổng quát của đường thẳng
Trong mặt phẳng \(Oxy\), đường thẳng đi qua điểm \(M(x_0;y_0)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(a;b)\) có phương trình tổng quát là \[a(x-x_0)+b(y-y_0)=0.\]
Trong mặt phẳn \(Oxy\), mỗi đường thẳng đều có phương trình tổng quát dạng \[ax+by+c=0\] với \(a\) và \(b\) không đồng thời bằng \(0\).
Chú ý
\(\bullet\quad\) Mỗi phương trình \(ax+by+c=0\) (\(a\) và \(b\) không đồng thời bằng 0\) đều xác định một đường thẳng có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(a;b)\).
\(\bullet\quad\) Khi cho phương trình đường thẳng \(ax+by+c=0\), ta hiểu \(a\) và \(b\) không đồng thời bằng 0.
Ví dụ 1. Viết phương trình tham số và phương trình tổng quát của đường thẳng \(d\) trong những trường hợp sau:
a. Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A(2;1)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(3;2)\).
b. Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(B(3;3)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(5;-2)\).
c. Đường thẳng \(d\) đi qua hai điểm \(C(1;1)\) và \(D(3;5)\).
Lời giải
a. Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A(2;1)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(3;2)\).
+) Viết phương trình tham số.
\(\bullet\quad\) Do đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A(2;1)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(3;2)\) nên có phương trình tham số là \[\begin{cases}x=2+3t\\ y=1+2t.\end{cases}\]
+) Viết phương trình tổng quát.
\(\bullet\quad\) Do \(d\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(3;2)\) nên \(d\) có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2;-3)\).
\(\bullet\quad\) Vậy \(d\) đi qua điểm \(A(2;1)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;-3)\) nên có phương trình tổng quát là \[2(x-2)-3(y-1)=0\Leftrightarrow 2x-4-3y+3=0\Leftrightarrow 2x-3y-1=0.\]
b. Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(B(3;3)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(5;-2)\).
+) Viết phương trình tham số.
\(\bullet\quad\) Do \(d\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(5;-2)\) nên \(d\) có véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(2;5)\).
\(\bullet\quad\) Vậy đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(B(3;3)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2;5)\) nên có phương trình tham số là \[\begin{cases}x=3+2t\\ y=3+5t.\end{cases}\]
+) Viết phương trình tổng quát.
\(\bullet\quad\) Do \(d\) đi qua điểm \(B(3;3)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(5;-2)\) nên có phương trình tổng quát là \[5(x-3)-2(y-3)=0\Leftrightarrow 5x-15-2y+6=0\Leftrightarrow 5x-2y-9=0.\]
c. Đường thẳng \(d\) đi qua hai điểm \(C(1;1)\) và \(D(3;5)\).
+) Viết phương trình tham số.
\(\bullet\quad\) Do \(d\) đi qua hai điểm \(C\) và \(D\) nên \(d\) có véctơ chỉ phương là
\[\overrightarrow{CD}=(2;4)=2(1;2).\]
\(\bullet\quad\) Vậy \(d\) đi qua điểm \(C(1;1)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;2)\) nên có phương trình tham số là \[\begin{cases}x=1+t\\ y=1+2t.\end{cases}\]
+) Viết phương trình tổng quát.
\(\bullet\quad\) Vì \(d\) có overrightarrowtơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;2)\) nên có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2;-1)\).
\(\bullet\quad\) Vậy \(d\) đi qua điểm \(C(1;1)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;-1)\) nên có phương trình tổng quát là \[2(x-1)-1(y-1)=0\Leftrightarrow 2x-2-y+1=0\Leftrightarrow 2x-y-1=0.\]
Nhận xét
\(\bullet\quad\) Phương trình đường thẳng \(d\) đi qua hai điểm \(A(x_A;y_A)\) và \(B(x_B;y_B)\) có dạng: \[\dfrac{x-x_A}{x_B-x_A}=\dfrac{y-y_A}{y_B-y_A}\quad (\text{với }x_B\neq x_A,\ y_B\neq y_A).\]
\(\bullet\quad\) Nếu đường thẳng \(d\) cắt trục \(Ox\) và \(Oy\) tại \(A(a;0)\) và \(B(0;b)\) (\(a\), \(b\) khác 0) thì phương trình của \(d\) có dạng \[\dfrac{x}{a}+\dfrac{y}{b}=1.\]
Ví dụ 2. Viết phương trình đường thẳng \(d\) đi qua hai điểm \(A(3;0)\) và \(B(0;-2)\).
Ta thấy \(A(3;0)\in Ox\) và \(B(0;-2)\in Oy\) nên \(d\) qua hai điểm \(A\) và \(B\) có phương trình \[\dfrac{x}{3}+\dfrac{y}{-2}=1.\]
4. Liên hệ giữa đồ thị hàm bậc nhất và đường thẳng
Đồ thị hàm bậc nhất \(y=kx+y_0\Leftrightarrow kx-y+y_0=0\) là một đường thẳng đi qua điểm \(M(0;y_0)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(k;-1)\) hay có véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(1;k)\).
II. Vị trí tương đối của hai đường thẳng
Cho đường thẳng \(\Delta_1\colon a_1x+b_1y+c_1=0\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(a_1;b_1)\) và đường thẳng \(\Delta_2\colon a_2x+b_2y+c_2=0\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_2=(a_2;b_2)\).
\(\bullet\quad\) Nếu \(\overrightarrow{n}_1\) và \(\overrightarrow{n_2}\) cùng phương thì \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) song song hoặc trùng nhau.
\(\bullet\quad\) Để phân biệt, ta lấy một điểm \(M\) tùy ý thuộc \(\Delta_1\).
\(\quad\,\,\,\,\circ\quad\) Nếu \(M\in\Delta_2\) thì \(\Delta_1\equiv\Delta_2\).
\(\quad\,\,\,\,\circ\quad\) Nếu \(M\not\in\Delta_2\) thì \(\Delta_1\parallel\Delta_2\).
\(\bullet\quad\) Nếu \(\overrightarrow{n}_1\) và \(\overrightarrow{n_2}\) không cùng phương thì \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) cắt nhau.
\(\bullet\quad\) Để tìm tọa độ giao điểm, ta giải hệ phương trình:
\[\begin{cases}a_1x+b_1y+c_1=0\\ a_2x+b_2y+c_2=0.\end{cases}\]
Chú ý
\(\bullet\quad\) \(\Delta_1\perp \Delta_2 \Leftrightarrow \overrightarrow{n}_1 \perp \overrightarrow{n}_2\Leftrightarrow a_1a_2+b_1b_2=0.\)
\(\bullet\quad\) \(\Delta_1\parallel \Delta_2 \Rightarrow \overrightarrow{n}_1\, \overrightarrow{n}_2\, \text{cùng phương }\Leftrightarrow a_1b_2=a_2b_1\Leftrightarrow \dfrac{a_1}{a_2}=\dfrac{b_1}{b_2}\) (với \(a_2,b_2\neq 0\)).
Ví dụ 1. Xác định vị trí tương đối của cặp đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) trong những trường hợp sau:
a. \(\Delta_1\colon 2x+y-2=0\) và \(\Delta_2\colon x-2=0\).
b. \(\Delta_1\colon 2x+y-2=0\) và \(\Delta_2\colon x-y-1=0\).
a. \(\Delta_1\colon 2x+y-2=0\) và \(\Delta_2\colon x-2=0\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta_1\) có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1=(2;1)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta_2\) có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_2=(1;0)\).
Ta thấy \(\dfrac{1}{2}\neq \dfrac{0}{1}\Rightarrow \overrightarrow{n}_1\) và \(\overrightarrow{n}_2\) không cùng phương nên \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) cắt nhau.
b. \(\Delta_1\colon 2x+y-2=0\) và \(\Delta_2\colon x-y-1=0\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta_1\) có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1=(2;1)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta_2\) có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_2=(1;-1)\).
Ta thấy \(\dfrac{2}{1}\neq \dfrac{1}{-1}\Rightarrow \overrightarrow{n}_1\) và \(\overrightarrow{n}_2\) không cùng phương nên \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) cắt nhau.
Ví dụ 2. Xác định vị trí tương đối của cặp đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) trong những trường hợp sau:
a. \(\Delta_1\colon 2x+y-2=0\) và \(\Delta_2\colon 4x+2y+3=0\).
b. \(\Delta_1\colon 2x+y-2=0\) và \(\Delta_2\colon \begin{cases}x=3t\\ y=2-6t.\end{cases}\).
c. \(\Delta_1\colon \begin{cases}x=t\\ y=2-2t\end{cases}\) và \(\Delta_2\colon \begin{cases}x=1+2t\\ y=t.\end{cases}\).
a. \(\Delta_1\colon 2x+y-2=0\) và \(\Delta_2\colon 4x+2y+3=0\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta_1\) có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1=(2;1)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta_2\) có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_2=(4;2)\).
Ta thấy \(\dfrac{2}{4}= \dfrac{1}{2}\Rightarrow \overrightarrow{n}_1\) và \(\overrightarrow{n}_2\) cùng phương nên \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) song song hoặc trùng nhau.
\(\bullet\quad\) Để phân biệt, ta chọn điểm \(M(0;2)\in \Delta_1\) và thế vào phương trình của \(\Delta_2\) ta được \[4\cdot 0+2\cdot 2+3=0\Leftrightarrow 7=0\quad \text{vô lí}.\]
Suy ra \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) song song.
b. \(\Delta_1\colon 2x+y-2=0\) và \(\Delta_2\colon \begin{cases}x=3t\\ y=2-6t.\end{cases}\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta_1\) có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1=(2;1)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta_2\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(3;-6)\) hay có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_2=(6;3)\).
Ta thấy \(\dfrac{2}{6}= \dfrac{1}{3}\Rightarrow \overrightarrow{n}_1\) và \(\overrightarrow{n}_2\) cùng phương nên \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) song song hoặc trùng nhau.
\(\bullet\quad\) Để phân biệt, ta chọn điểm \(P(0;2)\in \Delta_2\) và thế vào phương trình của \(\Delta_1\) ta được \[2\cdot 0+2-2=0\Leftrightarrow 0=0\quad \text{đúng}.\]
Suy ra \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) trùng nhau.
c. \(\Delta_1\colon \begin{cases}x=t\\ y=2-2t\end{cases}\) và \(\Delta_2\colon \begin{cases}x=1+2t\\ y=t.\end{cases}\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta_1\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(1;-2)\) nên có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1=(2;1)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta_2\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(2;1)\) nên có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_2=(1;-2)\).
Ta thấy \(\dfrac{2}{1}\neq \dfrac{1}{-2}\Rightarrow \overrightarrow{n}_1\) và \(\overrightarrow{n}_2\) không cùng phương nên \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) cắt nhau.
Mặt khác, ta thấy \[\overrightarrow{n}_1\overrightarrow{n}_2=2\cdot 1+ 1\cdot (-2)=2-2=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_1\perp \overrightarrow{n}_2.\]
Vậy \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) vuông góc nhau.
III. Góc giữa hai đường thẳng
1. Khái niệm góc giữa hai đường thẳng
Hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\) cắt nhau tạo thành 4 góc.
\(\bullet\quad\) Nếu \(d_1\) không vuông góc với \(d_2\) thì góc nhọn trong bốn góc đó được gọi là góc giữa hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\).
\(\bullet\quad\) Nếu \(d_1\) vuông góc với \(d_2\) thì ta nói góc giữa \(d_1\) và \(d_2\) bằng \(90^{\circ}\).
\(\bullet\quad\) Kí hiệu góc giữa \(d_1\) và \(d_2\) là \((d_1,d_2)\). Ta có \(0^{\circ} \leq (d_1,d_2)\leq 90^{\circ}\).
Ví dụ. Cho hình vuông \(ABCD\). Tính số đo các góc \((AB,AC)\), \((AB,AD)\), \((AB,DC)\), \((AC,CD)\).
\(\bullet\quad\) \(\widehat{BAC}=45^\circ\Rightarrow (AB,AC)=45^\circ\).
\(\bullet\quad\) \(AB\perp AD\Rightarrow (AB,AC)=90^\circ\).
\(\bullet\quad\) \(AB\parallel DC\Rightarrow (AB,AC)=0^\circ\).
\(\bullet\quad\) \(\widehat{ACD}=45^\circ\Rightarrow (AC,CD)=45^\circ\).
2. Công thức tính góc giữa hai đường thẳng
Cho hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\) lần lượt có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1=(a_1;b_1)\), \(\overrightarrow{n}_2=(a_2;b_2)\). Khi đó góc giữa \(d_1\) và \(d_2\) được tính theo công thức \[\cos(d_1,d_2) = \left|\cos(\overrightarrow{n}_1,\overrightarrow{n}_2)\right|=\dfrac{\left|\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2\right|}{|\overrightarrow{n}_1|\cdot|\overrightarrow{n}_2|}=\dfrac{|a_1a_2+b_1b_2|}{\sqrt{a_1^2+b_1^2}\cdot\sqrt{a_2^2+b_2^2}}.\]
Nhận xét. Nếu \(d_1\) và \(d_2\) lần lượt có véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}_1\), \(\overrightarrow{u}_2\) thì \[\cos(d_1,d_2)=\left|\cos(\overrightarrow{u}_1,\overrightarrow{u}_2)\right|.\]
Ví dụ. Tính số đo góc giữa hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\) trong các trường hợp sau.
a. \(d_1\colon 2x+4y+5=0\) và \(d_2\colon 3x+y-1=0\).
b. \(d_1\colon x+2y+1=0\) và \(d_2\colon \begin{cases}x=t\\ y=-3+2t\end{cases}\).
c. \(d_1\colon \begin{cases}x=2+2t\\ y=3-7t\end{cases}\) và \(d_2\colon \begin{cases}x=-4+4t\\ y=1-14t\end{cases}\).
a. Góc giữa \(d_1\colon 2x+4y+5=0\) và \(d_2\colon 3x+y-1=0\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_1\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(2;4)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_2\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_2=(3;1)\).
\[\begin{aligned}\cos(d_1,d_2) =\ &\left|\cos(\overrightarrow{n}_1,\overrightarrow{n}_2)\right|=\dfrac{\left|\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2\right|}{|\overrightarrow{n}_1|\cdot|\overrightarrow{n}_2|}=\dfrac{|2\cdot3+4\cdot1|}{\sqrt{2^2+4^2}\cdot\sqrt{3^2+1^2}}=\dfrac{\sqrt{2}}{2}\\ \Rightarrow(d_1,d_2)=\ &45^\circ.\end{aligned}\]b. Góc giữa \(d_1\colon x+2y+1=0\) và \(d_2\colon \begin{cases}x=t\\ y=-3+2t\end{cases}\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_1\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(1;2)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_2\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(1;2)\) nên có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_2=(2;-1)\).
\[\begin{aligned}\cos(d_1,d_2) =\ &\left|\cos(\overrightarrow{n}_1,\overrightarrow{n}_2)\right|=\dfrac{\left|\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2\right|}{|\overrightarrow{n}_1|\cdot|\overrightarrow{n}_2|}=\dfrac{|1\cdot2+2\cdot(-1)|}{\sqrt{1^2+2^2}\cdot\sqrt{2^2+(-1)^2}}=0\\ \Rightarrow(d_1,d_2)=\ &90^\circ.\end{aligned}\]c. Góc giữa \(d_1\colon \begin{cases}x=2+2t\\ y=3-7t\end{cases}\) và \(d_2\colon \begin{cases}x=-4+4t\\ y=1-14t\end{cases}\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_1\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(2;-7)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_2\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(4;-14)\).
\[\begin{aligned}\cos(d_1,d_2) =\ &\left|\cos(\overrightarrow{u}_1,\overrightarrow{u}_2)\right|=\dfrac{\left|\overrightarrow{u}_1\cdot\overrightarrow{u}_2\right|}{|\overrightarrow{u}_1|\cdot|\overrightarrow{u}_2|}=\dfrac{|2\cdot4+(-7)\cdot(-14)|}{\sqrt{2^2+(-7)^2}\cdot\sqrt{4^2+(-14)^2}}=1\\ \Rightarrow(d_1,d_2)=\ &0^\circ.\end{aligned}\]IV. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
Khoảng cách từ điểm \(M(x_0;y_0)\) đến đường thẳng \(\Delta\colon ax+by+c=0\) được tính theo công thức \[\mathrm{d}(M,\Delta)=\dfrac{|ax_0+by_0+c|}{\sqrt{a^2+b^2}}.\]
Ví dụ. Tính khoảng cách từ các điểm \(O(0;0)\), \(M(1;2)\) đến đường thẳng \(\Delta\colon 4x+3y+5=0\).
\[\mathrm{d}(O,\Delta)=\dfrac{|4\cdot0+3\cdot0+5|}{\sqrt{4^2+3^2}}=1.\]
\[\mathrm{d}(M,\Delta)=\dfrac{|4\cdot1+3\cdot2+5|}{\sqrt{4^2+3^2}}=5.\]
BÀI TẬP
Bài 1. Viết phương trình tham số và phương trình tổng quát trong những trường hợp sau:
a. \(d\) đi qua điểm \(A(-1;5)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2;1)\).
b. \(d\) đi qua điểm \(B(4;-2)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(3;-2)\).
c. \(d\) đi qua điểm \(P(1;1)\) và có hệ số góc \(k=-2\).
d. \(d\) đi qua hai điểm \(Q(3;0)\) và \(T(0;2)\).
a. \(d\) đi qua điểm \(A(-1;5)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2;1)\).
\(\bullet\quad\) Do \(d\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2;1)\) nên có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(1;-2)\).
\(\bullet\quad\) Vậy \(d\) qua điểm \(A(-1;5)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2;1)\) nên có phương trình tham số là: \[\begin{cases}x=-1+2t\\ y=5+t.\end{cases}\]
\(\bullet\quad\) Và \(d\) qua điểm \(A(-1;5)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;-2)\) nên có phương trình tổng quát là: \[1(x+1)-2(y-5)=0\Leftrightarrow x+1-2y+10=0\Leftrightarrow x-2y+11=0.\]
b. \(d\) đi qua điểm \(B(4;-2)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(3;-2)\).
\(\bullet\quad\) Do \(d\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(3;-2)\) nên có véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(2;3)\).
\(\bullet\quad\) Vậy \(d\) qua điểm \(B(4;-2)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2;3)\) nên có phương trình tham số là: \[\begin{cases}x=4+2t\\ y=-2+3t.\end{cases}\]
\(\bullet\quad\) Và \(d\) qua điểm \(B(4;-2)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(3;-2)\) nên có phương trình tổng quát là: \[3(x-4)-2(y+2)=0\Leftrightarrow 3x-12-2y-4=0\Leftrightarrow 3x-2y-16=0.\]
c. \(d\) đi qua điểm \(P(1;1)\) và có hệ số góc \(k=-2\).
Đường thẳng \(d\) có phương trình \(y=-2(x-1)+1\Leftrightarrow y=-2x+3\Leftrightarrow 2x+y-3=0.\)
Suy ra \(d\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;1)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;-2)\).
+) Phương trình tham số của \(d\) là \(\begin{cases}x=1+t\\ y=1-2t.\end{cases}\)
+) Phương trình tổng quát của \(d\) là \(2(x-1)+1(y-1)=0\Leftrightarrow 2x+y-3=0.\)
d. \(d\) đi qua hai điểm \(Q(3;0)\) và \(T(0;2)\).
\(d\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{QT}=(-3;2)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;3)\).
+) Phương trình tham số của \(d\) là \(\begin{cases}x=3-3t\\ y=2t.\end{cases}\)
+) Phương trình tổng quát của \(d\) là \(2(x-3)+3(y-0)=0\Leftrightarrow 2x+3y-6=0.\)
Bài 2. Cho tam giác \(ABC\) với \(A(2;5)\), \(B(1;2)\), \(C(5;-4)\).
a. Lập phương trình tổng quát của đường thẳng \(BC\).
b. Lập phương trình tham số của trung tuyến \(AM\).
c. Lập phương trình của đường cao \(AH\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(BC\) có véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow{BC}=(4;-6)=2(2;-3)\) hay có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(3;2)\).
\(\bullet\quad\) Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng \(BC\) là \[3(x-1)+2(y-2)=0\Leftrightarrow 3x-3+2y-4=0\Leftrightarrow 3x+2y-7=0.\]
\(\bullet\quad\) Tọa độ điểm \(M\) \[x_M=\dfrac{1+5}{2}=3,\quad y_M=\dfrac{2+(-4)}{2}=-1\Rightarrow M\left(3;-1\right).\]
\(\bullet\quad\) Véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{AM}=\left(1;-4\right)\)
\(\bullet\quad\) Phương trình tham số của trung tuyến \(AM\) là \(\begin{cases}x=2+t\\ y=5-4t.\end{cases}\)
\(\bullet\quad\) Véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{BC}=(-4;-6)=-2(2;3)\).
\(\bullet\quad\) Phương trình tổng quát của đường cao \(AH\) \[2(x-2)+3(y-5)=0\Leftrightarrow 2x-4+3y-15=0\Leftrightarrow 2x+3y-19=0.\]
Bài 3. Lập phương trình tham số và phương trình tổng quát của đường thẳng \(d\) trong các trường hợp sau:
a. \(d\) đi qua \(A(2;1)\) và song song với đường thẳng \(3x+y+9=0\).
b. \(d\) đi qua \(B(-1;4)\) và vuông góc với đường thẳng \(2x-y-2=0\).
a. \(d\) đi qua \(A(2;1)\) và song song với đường thẳng \(3x+y+9=0\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d'\colon 3x+y+9=0\) có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(3;1)\).
\(\bullet\quad\) Do \(d\parallel d'\) nên \(d\) nhận véctơ \(\overrightarrow{n}\) làm véctơ pháp tuyến. Từ đó suy ra \(d\) có véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(1;-3)\).
\(\bullet\quad\) Vậy phương trình tham số của \(d\) là \(\begin{cases}x=2+t\\ y=1-3t.\end{cases}\)
\(\bullet\quad\) Và phương trình tổng quát của \(d\) là \[3(x-2)+1(y-1)=0\Leftrightarrow 3x+y-7=0.\]
b. \(d\) đi qua \(B(-1;4)\) và vuông góc với đường thẳng \(2x-y-2=0\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d'\colon 2x-y-2=0\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;-1)\).
\(\bullet\quad\) Do \(d\perp d'\) nên \(d\) nhận \(\overrightarrow{n}=(2;-1)\) làm véctơ chỉ phương. Suy ra \(d\) có véctơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_d=(1;2)\).
\(\bullet\quad\) Vậy phương trình tham số của \(d\) là: \(\begin{cases}x=-1+2t\\ y=4-t.\end{cases}\).
\(\bullet\quad\) Và phương trình tổng quát của \(d\) là: \[1(x+1)+2(y-4)=0\Leftrightarrow x+2y-7=0.\]
Bài 4. Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\) sau đây:
a. \(d_1\colon x-y+2=0\) và \(d_2\colon x+y+4=0\).
b. \(d_1\colon \begin{cases}x=1+2t\\ y=3+5t\end{cases}\) và \(d_2\colon 5x-2y+9=0\).
c. \(d_1\colon \begin{cases}x=2-t\\ y=5+3t\end{cases}\) và \(d_2\colon 3x+y-11=0\).
a. \(d_1\colon x-y+2=0\) và \(d_2\colon x+y+4=0\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_1\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(1;-1)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_2\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_2=(1;1)\).
\(\bullet\quad\) Ta thấy \(\dfrac{1}{1}\neq \dfrac{1}{-1}\Rightarrow\) \(\overrightarrow{n}_1\) và \(\overrightarrow{n}_2\) không cùng phương. Suy ra \(d_1\) và \(d_2\) cắt nhau.
Mặt khác \(\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2=1\cdot 1+(-1)\cdot1=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_1\perp\overrightarrow{n}_2\). Suy ra \(d_1\perp d_2\).
b. \(d_1\colon \begin{cases}x=1+2t\\ y=3+5t\end{cases}\) và \(d_2\colon 5x-2y+9=0\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_1\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(2;5)\) nên có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(5;-2)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_2\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_2=(5;-2)\).
\(\bullet\quad\) Ta thấy \(\dfrac{5}{5}= \dfrac{-2}{-2}\Rightarrow\) \(\overrightarrow{n}_1\) và \(\overrightarrow{n}_2\) cùng phương. Suy ra \(d_1\) và \(d_2\) song song hoặc trùng nhau.
\(\bullet\quad\) Chọn điểm \(A(1;3)\in d_1\). Thay vào phương trình của \(d_2\) ta được \[5\cdot 1 -2\cdot 3+9=0\Leftrightarrow 8=0\quad (\text{sai}).\] Suy ra \(d_1\parallel d_2\).
c. \(d_1\colon \begin{cases}x=2-t\\ y=5+3t\end{cases}\) và \(d_2\colon 3x+y-11=0\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_1\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(-1;3)\) nên có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(3;1)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_2\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_2=(3;1)\).
\(\bullet\quad\) Ta thấy \(\dfrac{3}{3}= \dfrac{1}{1}\Rightarrow\) \(\overrightarrow{n}_1\) và \(\overrightarrow{n}_2\) cùng phương. Suy ra \(d_1\) và \(d_2\) song song hoặc trùng nhau.
\(\bullet\quad\) Chọn điểm \(A(2;5)\in d_1\). Thay vào phương trình của \(d_2\) ta được \[3\cdot 2 + 5 -11=0\Leftrightarrow 0=0\quad (\text{đúng}).\] Suy ra \(d_1\equiv d_2\).
Bài 5. Cho đường thẳng \(d\) có phương trình tham số \(\begin{cases}x=2-t\\ y=5+3t\end{cases}\). Tìm giao điểm của \(d\) với hai trục tọa độ.
\(\bullet\quad\) Để tìm giao điểm với trục hoành \(Ox\), ta cho \(y=0\). Khi đó \[\begin{cases}x=2-t\\ 0=5+3t\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x=2-t\\ t=-\dfrac{5}{3}\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x=\dfrac{11}{3}\\ t=-\dfrac{5}{3}\end{cases}\]
Vậy \(d\) cắt trục hoành tại điểm \(A\left(\dfrac{11}{3};0\right)\).
\(\bullet\quad\) Để tìm giao điểm với trục tung \(Oy\), ta cho \(x=0\). Khi đó \[\begin{cases}0=2-t\\ y=5+3t\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}t=2\\ y=5+3t\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}t=2\\ y=11\end{cases}\]
Vậy \(d\) cắt trục tung tại điểm \(B\left(0;11\right)\).
Bài 6. Tính số đo của góc giữa hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\) trong các trường hợp sau:
a. \(d_1\colon x-2y+3=0\) và \(d_2\colon 3x-y-11=0\).
b. \(d_1\colon \begin{cases}x=t\\ y=3+5t\end{cases}\) và \(d_2\colon x+5y-5=0\).
c. \(d_1\colon \begin{cases}x=3+2t\\ y=7+4t\end{cases}\) và \(d_2\colon \begin{cases}x=t\\ y=-9+2t\end{cases}\).
a. Góc giữa \(d_1\colon x-2y+3=0\) và \(d_2\colon 3x-y-11=0\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_1\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(1;-2)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_2\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_2=(3;-1)\).
Góc giữa hai đường thẳng được tính bằng công thức
\[\begin{aligned} \cos(d_1,d_2)=\ &\left|\cos(\overrightarrow{n}_1,\overrightarrow{n}_2)\right|=\dfrac{|\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2|}{|\overrightarrow{n}_1|\cdot|\overrightarrow{n}_2|}=\dfrac{|1\cdot3+(-2)\cdot (-1)|}{\sqrt{1^2+(-2)^2}\cdot \sqrt{3^2+(-1)^2}}=\dfrac{\sqrt{2}}{2}\\ \Rightarrow (d_1,d_2)=\ &45^\circ. \end{aligned}\]
b. Góc giữa \(d_1\colon \begin{cases}x=t\\ y=3+5t\end{cases}\) và \(d_2\colon x+5y-5=0\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_1\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(1;5)\) nên có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(5;-1)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_2\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_2=(1;5)\).
Góc giữa hai đường thẳng được tính bằng công thức
\[\begin{aligned} \cos(d_1,d_2)=\ &\left|\cos(\overrightarrow{n}_1,\overrightarrow{n}_2)\right|=\dfrac{|\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2|}{|\overrightarrow{n}_1|\cdot|\overrightarrow{n}_2|}=\dfrac{|5\cdot1+(-1)\cdot 5|}{\sqrt{5^2+(-1)^2}\cdot \sqrt{1^2+5^2}}=0\\ \Rightarrow (d_1,d_2)=\ &90^\circ. \end{aligned}\]
c. Góc giữa \(d_1\colon \begin{cases}x=3+2t\\ y=7+4t\end{cases}\) và \(d_2\colon \begin{cases}x=t\\ y=-9+2t\end{cases}\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_1\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(2;4)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(d_2\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(1;2)\).
Góc giữa hai đường thẳng được tính bằng công thức
\[\begin{aligned} \cos(d_1,d_2)=\ &\left|\cos(\overrightarrow{u}_1,\overrightarrow{u}_2)\right|=\dfrac{|\overrightarrow{u}_1\cdot\overrightarrow{u}_2|}{|\overrightarrow{u}_1|\cdot|\overrightarrow{u}_2|}=\dfrac{|2\cdot1+4\cdot 2|}{\sqrt{2^2+4^2}\cdot \sqrt{1^2+2^2}}=1\\ \Rightarrow (d_1,d_2)=\ &0^\circ. \end{aligned}\]
Bài 7. Tính khoảng cách từ điểm \(M\) đến đường thẳng \(\Delta\) trong các trường hợp sau:
a. \(M(1;2)\) và \(\Delta\colon 3x-4y+12=0\).
b. \(M(4;4)\) và \(\Delta\colon \begin{cases}x=t\\ y=-t\end{cases}\).
c. \(M(0;5)\) và \(\Delta\colon \begin{cases}x=t\\ y=-\dfrac{19}{4}\end{cases}\).
d. \(M(0;0)\) và \(\Delta\colon 3x+4y-25=0\).
a. \(M(1;2)\) và \(\Delta\colon 3x-4y+12=0\).
Khoảng cách từ điểm \(M\) đến đường thẳng \(\Delta\) được tính theo công thức
\[\mathrm{d}(M,\Delta)=\dfrac{|ax_0+by_0+c|}{\sqrt{a^2+b^2}}=\dfrac{|3\cdot 1 - 4\cdot 2+12|}{\sqrt{3^2+(-4)^2}}=\dfrac{7}{5}.\]
b. \(M(4;4)\) và \(\Delta\colon \begin{cases}x=t\\ y=-t\end{cases}\).
Đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A(0;0)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;-1)\) hay có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;1)\) nên có phương trình tổng quát
\[1(x-0)+1(y-0)=0\Leftrightarrow x+y=0.\]
Khoảng cách từ điểm \(M\) đến đường thẳng \(\Delta\) được tính theo công thức
\[\mathrm{d}(M,\Delta)=\dfrac{|ax_0+by_0+c|}{\sqrt{a^2+b^2}}=\dfrac{|4 + 4|}{\sqrt{1^2+1^2}}=4\sqrt{2}.\]
c. \(M(0;5)\) và \(\Delta\colon \begin{cases}x=t\\ y=-\dfrac{19}{4}\end{cases}\).
Đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A\left(0;-\dfrac{19}{4}\right)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;0)\) hay có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(0;1)\) nên có phương trình tổng quát
\[0(x-0)+1\left(y+\dfrac{19}{4}\right)=0\Leftrightarrow y+\dfrac{19}{4}=0\Leftrightarrow y+4{,}75=0.\]
Khoảng cách từ điểm \(M\) đến đường thẳng \(\Delta\) được tính theo công thức
\[\mathrm{d}(M,\Delta)=\dfrac{|ax_0+by_0+c|}{\sqrt{a^2+b^2}}=\dfrac{|0 + 5+4{,}75|}{\sqrt{0^2+1^2}}=\dfrac{39}{4}.\]
d. \(M(0;0)\) và \(\Delta\colon 3x+4y-25=0\).
Khoảng cách từ điểm \(M\) đến đường thẳng \(\Delta\) được tính theo công thức
\[\mathrm{d}(M,\Delta)=\dfrac{|ax_0+by_0+c|}{\sqrt{a^2+b^2}}=\dfrac{|3\cdot 0 + 4\cdot 0- 25|}{\sqrt{3^2+4^2}}=5.\]
Bài 8. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(\Delta\colon 3x+4y-10=0\) và \(\Delta'\colon 6x+8y-1=0\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(3;4)\).
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta'\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_2=(6;8)\).
\(\bullet\quad\) Ta thấy \(\dfrac{3}{6}=\dfrac{4}{8}\) nên \(\overrightarrow{n}_1\) và \(\overrightarrow{n}_2\) cùng phương. Suy ra \(\Delta\) và \(\Delta'\) song song hoặc trùng nhau.
\(\bullet\quad\) Chọn điểm \(A(-2;4)\in \Delta\). Thay vào phương trình của \(\Delta'\) ta được
\[6\cdot(-2)+8\cdot4-1=0\Leftrightarrow 19=0\quad (\text{sai})\Rightarrow A\not\in \Delta'.\]
\(\bullet\quad\) Vậy \(\Delta\parallel \Delta'\).
\(\bullet\quad\) Từ đó suy ra
\[\mathrm{d}(\Delta,\Delta')=\mathrm{d}(A,\Delta')=\dfrac{|6\cdot (-2)+8\cdot 4-1|}{\sqrt{6^2+8^2}}=\dfrac{19}{10}.\]
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Dạng 1. Tìm véctơ chỉ phương và véctơ pháp tuyến. Điểm thuộc đường thẳng
Ví dụ 1. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng song song với trục \(Ox?\)
A. \(\overrightarrow{u_1}=\left(1;0\right)\)
B. \(\overrightarrow{u_2}=\left(0;- 1\right)\)
C. \(\overrightarrow{u_3}=\left(- 1;1\right)\)
D. \(\overrightarrow{u_4}=\left(1; 1\right)\)
Trục \(Ox \colon y=0\) có VTCP \(\overrightarrow{i}\left(1;0\right)\) nên một đường thẳng song song với \(Ox\) cũng có VTCP là \(\overrightarrow{i}\left(1;0\right).\)
Ví dụ 2. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng song song với trục \(Oy?\)
A. \(\overrightarrow{u_1}=\left(1;-1\right)\)
B. \(\overrightarrow{u_2}=\left(0;1\right)\)
C. \(\overrightarrow{u_3}=\left(1;0\right)\)
D. \(\overrightarrow{u_4}=\left(1;1\right)\)
Trục \(Oy \colon x=0\) có VTCP \(\overrightarrow{j}\left(0;1\right)\) nên một đường thẳng song song với \(Oy\) cũng có VTCP là \(\overrightarrow{j}\left(0;1\right).\)
Ví dụ 3. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left(-3;2\right)\) và \(B\left(1;4\right)?\)
A. \(\overrightarrow{u_1}=\left(-1;2\right)\)
B. \(\overrightarrow{u_2}=\left(2;1\right)\)
C. \(\overrightarrow{u_3}=\left(-2;6\right)\)
D. \(\overrightarrow{u_4}=\left(1;1\right)\)
Đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left(-3;2\right)\) và \(B\left(1;4\right)\) có VTCP là \(\overrightarrow{AB}=\left(4;2\right)\) hoặc \(\overrightarrow{u}\left(2;1\right).\)
Ví dụ 4. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng đi qua gốc tọa độ \(O\left(0;0\right)\) và điểm \(M\left(a;b\right)?\)
A. \(\overrightarrow{u}_1=\left(0;a+b\right)\)
B. \(\overrightarrow{u}_2=\left(a;b\right)\)
C. \(\overrightarrow{u}_3=\left(a;-b\right)\)
D. \(\overrightarrow{u}_4=\left(-a;b\right)\)
\(\overrightarrow{OM}=\left(a;b\right)\) suy ra đường thẳng \(OM\) có VTCP \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{OM}=\left(a;b\right).\)
Ví dụ 5. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left(a;0\right)\) và \(B\left(0;b\right)?\)
A. \(\overrightarrow{u_1}=\left(a;-b\right)\)
B. \(\overrightarrow{u_2}=\left(a;b\right)\)
C. \(\overrightarrow{u_3}=\left(b;a\right)\)
D. \(\overrightarrow{u_4}=\left(-b;a\right)\)
\(\overrightarrow{AB}=\left(-a;b\right)\) suy ra đường thẳng AB có VTCP \(\overrightarrow{AB}=\left(-a;b\right)\) hoặc \(\overrightarrow{u}=-\overrightarrow{AB}=\left(a;-b\right).\)
Ví dụ 6. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ chỉ phương của đường phân giác góc phần tư thứ nhất?
A. \(\overrightarrow{u_1}=\left(1;1\right)\)
B. \(\overrightarrow{u_2}=\left(0;-1\right)\)
C. \(\overrightarrow{u_3}=\left(1;0\right)\)
D. \(\overrightarrow{u_4}=\left(-1;1\right)\)
Đường phân giác góc phần tư thứ nhất là \(x-y=0\) suy ra VTPT \(\overrightarrow{n}\left(1;-1\right)\).
Suy ra VTCP \(\overrightarrow{u}\left(1;1\right).\)
Ví dụ 7. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của đường thẳng song song với trục \(Ox?\)
A. \(\overrightarrow{n_1}=\left(0;1\right)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=\left(1;0\right)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=\left(-1;0\right)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=\left(1;1\right)\)
Đường thẳng song song với \(Ox\colon y+m=0\left(m\ne0\right)\) suy ra VTPT \(\overrightarrow{n}\left(0;1\right).\)
Ví dụ 8. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của đường thẳng song song với trục \(Oy?\)
A. \(\overrightarrow{n_1}=\left(1;1\right)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=\left(0;1\right)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=\left(-1;1\right)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=\left(1;0\right)\)
Đường thẳng song song với \(Oy \colon x+m=0\) với \(( m\ne 0 )\) VTPT \(\overrightarrow{n}\left(1;0\right).\)
Ví dụ 9. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left(2;3\right)\) và \(B\left(4;1\right)?\)
A. \(\overrightarrow{n_1}=\left(2;-2\right)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=\left(2;- 1\right)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=\left(1;1\right)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=\left(1;-2\right)\)
\(\overrightarrow{AB}=\left(2;-2\right)\), suy ra đường thẳng AB có VTCP \(\overrightarrow{u}\left(1;-1\right)\), suy ra VTPT \(\overrightarrow{n}\left(1;1\right).\)
Ví dụ 10. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và điểm \(A\left(a;b\right)?\)
A. \(\overrightarrow{n_1}=\left(-a;b\right)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=\left(1;0\right)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=\left(b;-a\right)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=\left(a;b\right)\)
\(\overrightarrow{OA}=\left(a;b\right)\), suy ra đường thẳng \(OA\) có VTCP \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{OA}=\left(a;b\right)\), suy ra VTPT \(\overrightarrow{n}\left(b;-a\right).\)
Ví dụ 11. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt \(A\left(a;0\right)\) và \(B\left(0;b\right)?\)
A. \(\overrightarrow{n_1}=\left(b;-a\right)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=\left(-b;a\right)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=\left(b;a\right)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=\left(a;b\right)\)
\(\overrightarrow{AB}=\left(-a;b\right)\), suy ra đường thẳng AB có VTCP \(\overrightarrow{u}=\left(-a;b\right)\), suy ra VTPT \(\overrightarrow{n}=\left(b;a\right).\)
Ví dụ 12. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của đường phân giác góc phần tư thứ hai?
A. \(\overrightarrow{n_1}=\left(1;1\right)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=\left(0;1\right)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=\left(1;0\right)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=\left(-1;1\right)\)
Đường phân giác góc phần tư thứ hai \(x+y=0\), suy ra VTPT \(\overrightarrow{n}=\left(1;1\right).\)
Ví dụ 13. Đường thẳng \(d\) có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left(2;-1\right)\). Trong các véc-tơ sau, véc-tơ nào là một véc-tơ pháp tuyến của \(d\)?
A. \(\overrightarrow{n_1}=\left(-1;2\right)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=\left(1;-2\right)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=\left(-3;6\right)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=\left(3;6\right)\)
Đường thẳng \( d \) có VTCP \(\overrightarrow{u}\left(2;-1\right)\), suy ra VTPT \(\overrightarrow{n}\left(1;2\right)\) hoặc \(3\overrightarrow{n}=\left(3;6\right).\)
Ví dụ 14. Đường thẳng \(d\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left(4;-2\right)\). Trong các véc-tơ sau, véc-tơ nào là một véc-tơ chỉ phương của \(d\)?
A. \(\overrightarrow{u_1}=\left(2;-4\right)\)
B. \(\overrightarrow{u_2}=\left(-2;4\right)\)
C. \(\overrightarrow{u_3}=\left(1;2\right)\)
D. \(\overrightarrow{u_4}=\left(2;1\right)\)
Đường thẳng \( d \) có VTPT \(\overrightarrow{n}\left(4;-2\right)\), suy ra VTCP \(\overrightarrow{u}\left(2;4\right)\) hoặc \(\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{u}=\left(1;2\right).\)
Ví dụ 15. Đường thẳng \(d\) có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left(3;-4\right)\). Đường thẳng \(\Delta \) vuông góc với \(d\) có một véc-tơ pháp tuyến là
A. \(\overrightarrow{n_1}=\left(4;3\right)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=\left(-4;-3\right)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=\left(3;4\right)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=\left(3;-4\right)\)
\[\begin{cases} \overrightarrow{u}_d=\left(3;-4\right) \\ \Delta \perp d\end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{n}_{\Delta}=\overrightarrow{u}_d=\left(3;-4\right).\]
Ví dụ 16. Đường thẳng \(d\) có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left(3;-4\right)\). Đường thẳng \(\Delta \) song song với \(d\) có một véc-tơ pháp tuyến là
A. \(\overrightarrow{n_1}=\left(4;3\right)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=\left(-4;3\right)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=\left(3;4\right)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=\left(3;-4\right)\)
\[\begin{cases}\overrightarrow{u}_d=\left(3;-4\right) \\ \Delta \parallel d\end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{u}_{\Delta}=\overrightarrow{u}_d=\left(3;-4\right)\Rightarrow \overrightarrow{n}_{\Delta}=\left(4;3\right).\]
Ví dụ 17. Đường thẳng \(d\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left(-2;-5\right)\). Đường thẳng \(\Delta \) song song với \(d\) có một véc-tơ chỉ phương là
A. \(\overrightarrow{u_1}=\left(5;-2\right)\)
B. \(\overrightarrow{u_2}=\left(-5;-2\right)\)
C. \(\overrightarrow{u_3}=\left(2;5\right)\)
D. \(\overrightarrow{u_4}=\left(2;-5\right)\)
\[\begin{cases}\overrightarrow{n}_d=\left(-2;-5\right) \\ \Delta \parallel d\end{cases} \Rightarrow \overrightarrow{n}_{\Delta}=\overrightarrow{n}_d=\left(-2;-5\right)\Rightarrow \overrightarrow{u}_{\Delta}=\left(5;-2\right).\]
Ví dụ 18. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(d\colon\begin{cases} x=2 \\ y=-1+6t\end{cases}\)?
A. \(\overrightarrow{u_1}=(6;0)\)
B. \(\overrightarrow{u_2}=(-6;0)\)
C. \(\overrightarrow{u_3}=(2;6)\)
D. \(\overrightarrow{u_4}=(0;1)\)
\[d\colon\begin{cases}x=2 \\ y=-1+6t\end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{u}=(0;6)=6(0;1).\]
Ví dụ 19. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(\Delta\colon\begin{cases} x=5-\displaystyle\frac{1}{2}t \\ y=-3+3t\end{cases}\)?
A. \(\overrightarrow{u_1}=(-1;6)\)
B. \(\overrightarrow{u_2}=\left(\displaystyle\frac{1}{2};3\right)\)
C. \(\overrightarrow{u_3}=(5;-3)\)
D. \(\overrightarrow{u_4}=(-5;3)\)
\[\Delta\colon\begin{cases} x=5-\displaystyle\frac{1}{2}t \\ y=-3+3t\end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{u}= \left(-\displaystyle\frac{1}{2};3\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\left(-1;6\right).\]
Ví dụ 20. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của \(d\colon x-2y+2017=0\)?
A. \(\overrightarrow{n_1}=(0;-2)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=(1;-2)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=(-2;0)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=(2;1)\)
\[d\colon x-2y+2017=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_d=(1;-2).\]
Ví dụ 21. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của \(d\colon -3x+y+2017=0\)?
A. \(\overrightarrow{n_1}=(-3;0)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=(-3;-1)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=(6;2)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=(6;-2)\)
\[d\colon -3x+y+2017=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_d=(-3;1)\quad \text{hay chọn}\quad -2\overrightarrow{n}_d=(6;-2)\]
Ví dụ 22. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của \(d\colon \begin{cases} x=-1+2t \\ y=3-t\end{cases}\)?
A. \(\overrightarrow{n_1}=(2;-1)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=(-1;2)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=(1;-2)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=(1;2)\)
\[d\colon \begin{cases}x=-1+2t \\ y=3-t\end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{u}_d=(2;-1)\Rightarrow \overrightarrow{n}_d=(1;2).\]
Ví dụ 23. Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ chỉ phương của \(d\colon 2x-3y+2018=0\)?
A. \(\overrightarrow{u_1}=(-3;-2)\)
B. \(\overrightarrow{u_2}=(2;3)\)
C. \(\overrightarrow{u_3}=(-3;2)\)
D. \(\overrightarrow{u_4}=(2;-3)\)
\[d\colon 2x-3y+2018=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_d=(2;-3)\Rightarrow \overrightarrow{u}_d=(-3;-2)\]
Ví dụ 24. Đường trung trực của đoạn \(AB\) với \(A(-3;2)\), \(B(-3;3)\) có một véc-tơ pháp tuyến là
A. \(\overrightarrow{n_1}=(6;5)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=(0;1)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=(-3;5)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=(-1;0)\)
Gọi \(d\) là trung trực đoạn \(AB\), ta có
\[\begin{cases} \overrightarrow{AB}=(0;1) \\ d\perp AB \end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{n}_d=\overrightarrow{AB}=(0;1).\]
Ví dụ 25. Cho đường thẳng \(\Delta\colon x-3y-2=0\). Véc-tơ nào sau đây không phải là véc-tơ pháp tuyến của \(\Delta \)?
A. \(\overrightarrow{n_1}=(1;-3)\)
B. \(\overrightarrow{n_2}=(-2;6)\)
C. \(\overrightarrow{n_3}=\left(\displaystyle\frac{1}{3};-1\right)\)
D. \(\overrightarrow{n_4}=(3;1)\)
Ta có
\[\Delta\colon x-3y-2=0\Rightarrow \overrightarrow{n}=(1;-3)=\overrightarrow{n}_1\]
và
\[\overrightarrow{n}_2=(-2;6)=-2\overrightarrow{n},\quad \overrightarrow{n}_3=\left(\dfrac{1}{3};-1\right)=\dfrac{1}{3}\overrightarrow{n}\]
nên \(\overrightarrow{n}_1,\ \overrightarrow{n_2},\ \overrightarrow{n}_3\) cũng là các véctơ pháp tuyến.
Do không tồn tại số \(k\) để \(\overrightarrow{n}_4=k\overrightarrow{n}\) nên \(\overrightarrow{n}_4\) không phải là véctơ pháp tuyến.
Ví dụ 26. Đường thẳng \(d\colon 51x-30y+11=0\) đi qua điểm nào sau đây?
A. \(M\left(-1;-\displaystyle\frac{4}{3}\right)\)
B. \(N\left(-1;\displaystyle\frac{4}{3}\right)\)
C. \(P\left(1;\displaystyle\frac{3}{4}\right)\)
D. \(Q\left(-1;-\displaystyle\frac{3}{4}\right)\)
Thử từng tọa độ của các điểm \(M\), \(N\), \(P\), \(Q\) ta thấy tọa độ của \(M\) thỏa mãn.
Ví dụ 27. Điểm nào sau đây thuộc đường thẳng \(d\colon \begin{cases} x=1+2t \\ y=3-t\end{cases}\)?
A. \(M\left(2;1\right)\)
B. \(N\left(7;0\right)\)
C. \(P\left(3;5\right)\)
D. \(Q\left(3; 2\right)\)
Ta có \(d\colon \begin{cases} x=1+2t \\ y=3-t\end{cases}\Leftrightarrow x+2y-7=0\).
Thử từng tọa độ của các điểm \(M, N, P, Q\) ta thấy tọa độ của \(Q\) thỏa mãn.
Ví dụ 28. Đường thẳng \(12x-7y+5=0\) không đi qua điểm nào sau đây?
A. \(M(1;1)\)
B. \(P\left(-\displaystyle\frac{5}{12};0\right)\)
C. \(N(-1;-1)\)
D. \(Q\left(1;\displaystyle\frac{17}{7}\right)\)
Thay tọa độ của các điểm \(M, N, P, Q\) ta thấy điểm \(M\) không thuộc đường thẳng.
Ví dụ 29. Điểm nào sau đây không thuộc đường thẳng \(\begin{cases} x=-1+2t \\ y=3-5t\end{cases}\)?
A. \(M(-1;3)\)
B. \(N(1;-2)\)
C. \(P(3;1)\)
D. \(Q(-3;8)\)
Ta có \(\begin{cases} x=-1+2t \\ y=3-5t\end{cases}\Leftrightarrow 5x+2y-1=0\).
Thay tọa độ của các điểm \(M, N, P, Q\) ta thấy điểm \(P\) không thuộc đường thẳng.
Dạng 2: Viết phương trình đường thẳng
Ví dụ 1. Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(1;-2\right)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=\left(3;5\right)\) có phương trình tham số là
A. \(d\colon \begin{cases} x=3+t \\ y=5-2t \end{cases}\)
B. \(d\colon \begin{cases} x=1+3t \\ y=-2+5t \end{cases}\)
C. \(d\colon \begin{cases} x=1+5t \\ y=-2-3t \end{cases}\)
D. \(d\colon \begin{cases} x=3+2t \\ y=5+t \end{cases}\)
\[\begin{cases} M\left(1;-2\right)\in d \\ \overrightarrow{u}_d=\left(3;5\right) \end{cases} \Rightarrow d\colon \begin{cases} x=1+3t \\ y=-2+5t \end{cases}.\]
Ví dụ 2. Đường thẳng \(d\) đi qua gốc tọa độ \(O\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-1;2)\) có phương trình tham số là
A. \(d\colon\begin{cases} x=-1 \\ y=2 \end{cases}\)
B. \(d\colon\begin{cases} x=2t \\ y=t \end{cases}\)
C. \(d\colon\begin{cases} x=t \\ y=-2t\end{cases}\)
D. \(d\colon\begin{cases} x=-2t \\ y=t \end{cases}\)
\[\begin{cases} O(0;0)\in d \\ \overrightarrow{u}_d=-\overrightarrow{u}=(1;-2)\end{cases}\Rightarrow d\colon\begin{cases} x=t \\ y=-2t\end{cases}\]
Ví dụ 3. Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(0;-2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(3;0)\) có phương trình tham số là
A. \(d\colon\begin{cases} x=3+2t \\ y=0\end{cases}\)
B. \(d\colon\begin{cases} x=0 \\ y=-2+3t\end{cases}\)
C. \(d\colon\begin{cases} x=3 \\ y=-2t\end{cases}\)
D. \(d\colon\begin{cases} x=3t \\ y=-2\end{cases}\)
\[\begin{cases} M(0;-2)\in d \\ \overrightarrow{u}_d=\overrightarrow{u}=(3;0)\end{cases}\Rightarrow d\colon\begin{cases} x=3t \\ y=-2.\end{cases}\]
Ví dụ 4. Viết phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm \(A(2;-1)\) và \(B(2;5)\).
A. \(\begin{cases} x=2 \\ y=-1+6t\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=2t \\ y=-6t\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=2+t \\ y=5+6t\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=1 \\ y=2+6t\end{cases}\)
\[\begin{cases} A(2;-1)\in AB \\ \overrightarrow{u}_{AB}=\overrightarrow{AB}=(0;6)\end{cases}\Rightarrow AB\colon\begin{cases} x=2 \\ y=-1+6t\end{cases}\]
Ví dụ 5. Viết phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm \(A(-1;3)\) và \(B(3;1)\).
A. \(\begin{cases} x=-1+2t \\ y=3+t\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=-1-2t \\ y=3-t\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=3+2t \\ y=-1+t\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=-1-2t \\ y=3+t\end{cases}\)
\[\begin{cases} A(-1;3)\in AB \\ \overrightarrow{u}_{AB}=\overrightarrow{AB}=(4;-2)=-2(-2;1)\end{cases}\Rightarrow AB\colon\begin{cases} x=-1-2t \\ y=3+t\end{cases}\]
Ví dụ 6. Đường thẳng đi qua hai điểm \(A(1;1)\) và \(B(2;2)\) có phương trình tham số là
A. \(\begin{cases} x=1+t \\ y=2+2t\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=1+t \\ y=1+2t\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=2+2t \\ y=1+t\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=t \\ y=t\end{cases}\)
\[\begin{cases} A(1;1)\in AB \\ \overrightarrow{u}_{AB}=\overrightarrow{AB}=(1;1) \end{cases} \Rightarrow AB\colon \begin{cases} x=1+t \\ y=1+t\end{cases}\]
Cho \(t=-1\), ta được \(x=0,\ y=0\). Do đó \(AB\) qua điểm \(O(0;0)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;1)\). Suy ra \[AB\colon \begin{cases} x=t \\ y=t\end{cases}\]
Ví dụ 7. Đường thẳng đi qua hai điểm \(A(3;-7)\) và \(B(1;-7)\) có phương trình tham số là
A. \(\begin{cases} x=t \\ y=-7\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=t \\ y=-7-t\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=3-t \\ y=1-7t\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=t \\ y=7\end{cases}\)
\[\begin{cases} A(3;-7)\in AB \\ \overrightarrow{u}_{AB}=\overrightarrow{AB}=(-2;0)=-2(1;0) \end{cases}\Rightarrow AB\colon\begin{cases} x=3+t \\ y=-7\end{cases}\]
Cho \(t=-3\), ta được \(x=0,\ y=-7\). Do đó \(AB\) qua điểm \(M(0;-7)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;0)\). Vậy \(AB\) có phương trình \(AB\colon \begin{cases} x=t \\ y=-7.\end{cases}\)
Ví dụ 8. Phương trình nào dưới đây không phải là phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm \(O(0;0)\) và \(M(1;-3)\)?
A. \(\begin{cases} x=1-t \\ y=3t\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=1+t \\ y=-3-3t\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=1-2t \\ y=-3+6t\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=-t \\ y=3t\end{cases}\)
Thay tọa độ điểm \(O(0;0)\) vào từng đường thẳng, nhận thấy đường thẳng không đi qua điểm \(O\) là \(\begin{cases}x=1-t \\ y=3t.\end{cases}\)
Ví dụ 9. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho ba điểm \(A(2;0)\)¸ \(B(0;3)\) và \(C(-3;-1)\). Đường thẳng đi qua điểm \(B\) và song song với \(AC\) có phương trình tham số là
A. \(\begin{cases} x=5t \\ y=3+t\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=5 \\ y=1+3t\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=t \\ y=3-5t\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=3+5t \\ y=t\end{cases}\)
Gọi \(d\) là đường thẳng qua \(B\) và song song với \(AC\).
Ta có
\[\begin{cases} B(0;3)\in d \\ \overrightarrow{u}_d=\overrightarrow{AC}=(-5;-1)=-1\cdot (5;1) \end{cases}\Rightarrow d\colon \begin{cases} x=5t \\ y=3+t\end{cases}\]
Ví dụ 10. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho ba điểm \(A(3;2)\)¸ \(P(4;0)\) và \(Q(0;-2)\). Đường thẳng đi qua điểm \(A\) và song song với \(PQ\) có phương trình tham số là
A. \(\begin{cases} x=3+4t \\ y=2-2t\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=3-2t \\ y=2+t\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=-1+2t \\ y=t\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=-1+2t \\ y=-2+t\end{cases}\)
Gọi \(d\) là đường thẳng qua \(A\) và song song với \(PQ\).
Ta có
\[\begin{cases} A(3;2)\in d \\ \overrightarrow{u}_d=\overrightarrow{PQ}=(-4;-2)=-2(2;1) \end{cases} \Rightarrow d\colon\begin{cases} x=3+2t \\ y=2+t\end{cases}\quad \text{hay}\quad \begin{cases} x=-1+2t \\ y=t\end{cases}\]
Ví dụ 11. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hình bình hành \(ABCD\) có đỉnh \(A(-2;1)\) và phương trình đường thẳng chứa cạnh \(CD\) là \(\begin{cases} x=1+4t \\ y=3t\end{cases}\). Viết phương trình tham số của đường thẳng chứa cạnh \(AB\).
A. \(\begin{cases} x=-2+3t \\ y=-2-2t\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=-2-4t \\ y=1-3t\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=-2-3t \\ y=1-4t\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=-2-3t \\ y=1+4t\end{cases}\)
\[\begin{cases} A(-2;1)\in AB,\overrightarrow{u}_{CD}=(4;3) \\ AB\parallel CD \Rightarrow\overrightarrow{u}_{AB}=-\overrightarrow{u}_{CD}=(-4;-3)\end{cases} \Rightarrow AB\colon \begin{cases} x=-2-4t \\ y=1-3t\end{cases}\]
Ví dụ 12. Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(-3;5)\) và song song với đường phân giác của góc phần tư thứ nhất.
A. \(\begin{cases} x=-3+t \\ y=5-t\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=-3+t \\ y=5+t\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=3+t \\ y=-5+t\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=5-t \\ y=-3+t\end{cases}\)
Đường phân giác của góc phần tư thứ nhất là \(x-y=0\Rightarrow \overrightarrow{n}=(1;-1)\Rightarrow \overrightarrow{u}=(1;-1)\).
Do \(d\) song song với đường phân giác của góc phần tư thứ nhất nên \(\overrightarrow{u}_d =\overrightarrow{u}=(1;-1)\).
Vậy phương trình của đường thẳng \(d\) là \(\begin{cases} x=-3+t \\ y=5+t.\end{cases}\)
Ví dụ 13. Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(4;-7)\) và song song với trục \(Ox\).
A. \(\begin{cases} x=1+4t \\ y=-7t\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=4 \\ y=-7+t\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=-7+t \\ y=4\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=t \\ y=-7\end{cases}\)
\(\overrightarrow{u}_{Ox}=(1;0)\Rightarrow \overrightarrow{u}_d=(1;0)\).
Phương trình của \(d\)
\[d\colon \begin{cases} x=4+t \\ y=-7\end{cases} \quad \text{hay}\quad d\colon \begin{cases}x=t \\ y=-7.\end{cases}\]
Ví dụ 14. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A(1;4)\), \(B(3;2)\) và \(C(7;3)\). Viết phương trình tham số của đường trung tuyến \(CM\) của tam giác \(ABC\).
A. \(\begin{cases} x=7 \\ y=3+5t\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=3-5t \\ y=-7\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=7+t \\ y=3\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=2 \\ y=3-t\end{cases}\)
\(M\) là trung điểm của \(AB\) nên \(M(2;3)\). Vậy
\[\begin{cases} C(7;3)\in CM\\ \overrightarrow{u}_{MC}= \overrightarrow{MC}=(5;0)=5(1;0)\end{cases} \Rightarrow CM\colon\begin{cases} x=7+t \\ y=3\end{cases}\]
Ví dụ 15. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A(2;4)\), \(B(5;0)\) và \(C(2;1)\). Trung tuyến \(BM\) của tam giác đi qua điểm \(N\) có hoành độ bằng \(20\) thì tung độ bằng
A. \(-12\)
B. \(-\displaystyle\frac{25}{2}\)
C. \(-13\)
D. \(-\displaystyle\frac{27}{2}\)
Tọa độ trung điểm \(M\) của \(AC\) là \(M\left(2;\dfrac{5}{2}\right)\). Suy ra
\[\begin{cases} B(5;0) \in BM \\ \overrightarrow{MB}=\left(3;-\dfrac{5}{2}\right)=\dfrac{1}{2}(6;-5)\Rightarrow\overrightarrow{u}=(6;-5)\end{cases} \Rightarrow MB\colon\begin{cases}x=5+6t \\ y=-5t.\end{cases}\]
Ta có \(N(20;y_N)\in BM\Rightarrow\begin{cases} 20=5+6t \\ y_N=-5t\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} t=\dfrac{5}{2} \\ y_N=-\dfrac{25}{2}.\end{cases}\)
Ví dụ 16. Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A(1;-2)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-2;4)\) có phương trình tổng quát là
A. \(d\colon x+2y+4=0\)
B. \(d\colon x-2y-5=0\)
C. \(d\colon -2x+4y=0\)
D. \(d\colon x-2y+4=0\)
\[\begin{aligned}&\begin{cases} A(1;-2)\in d \\ \overrightarrow{n}_d=(-2;4)=-2(1;-2)\end{cases}\\ \Rightarrow\ &d \colon (x-1)-2(y+2)=0\\ \Leftrightarrow\ &-2x+4y+10=0\Leftrightarrow x-2y-5=0.\end{aligned}\]
Ví dụ 17. Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(0;-2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(3;0)\) có phương trình tổng quát là
A. \(d\colon x=0\)
B. \(d\colon y+2=0\)
C. \(d\colon y-2=0\)
D. \(d\colon x-2=0\)
\[\begin{cases} M(0;-2)\in d \\ \overrightarrow{u}_d=(3;0)=3(1;0)\Rightarrow \overrightarrow{n}_d=(0;1).\end{cases}\]
Phương trình của \(d\)
\[d\colon y+2=0\]
Ví dụ 18. Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A\left(-4;5\right)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left(3;2\right)\) có phương trình tham số là
A. \(\begin{cases} x=-4-2t \\ y=5+3t \end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=-2t \\ y=1+3t \end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=1+2t \\ y=3t \end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=5-2t \\ y=-4+3t \end{cases}\)
\[\begin{cases} A\left(-4;5\right)\in d \\ \overrightarrow{n}_d=\left(3;2\right)\Rightarrow \overrightarrow{u}_d=\left(-2;3\right)\end{cases} \Rightarrow d\colon \begin{cases} x=-4-2t \\ y=5+3t.\end{cases}\]
Ví dụ 19. Phương trình nào sau đây là phương trình tổng quát của đường thẳng \(d\colon \begin{cases} x=3-5t \\ y=1+4t.\end{cases}\)?
A. \(4x+5y+17=0\)
B. \(4x-5y+17=0\)
C. \(4x+5y-17=0\)
D. \(4x-5y-17=0\)
Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A(3;1)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-5;4)\).
Suy ra véctơ pháp tuyến của \(d\) là \(\overrightarrow{n}=(4;5)\).
Phương trình của \(d\)
\[4\left(x-3\right)+5\left(y-1\right)=0\Leftrightarrow d:4x+5y-17=0.\]
Ví dụ 20. Phương trình nào sau đây là phương trình tổng quát của đường thẳng \(d\colon \begin{cases} x=15 \\ y=6+7t \end{cases}\)?
A. \(x-15=0\)
B. \(x+15=0\)
C. \(6x-15y=0\)
D. \(x-y-9=0\)
Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A(15;6)\) và có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(0;7)=7(0;1)\).
Suy ra véctơ pháp tuyến của \(d\) là \(\overrightarrow{n}=(1;0)\).
Phương trình của \(d\) là \(1(x-15)+0(y-6)=0\Leftrightarrow x-15=0\).
Ví dụ 21. Phương trình nào sau đây là phương trình tham số của đường thẳng \(d\colon x-y+3=0\)?
A. \(\begin{cases} x=t \\ y=3+t\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=t \\ y=3-t\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=3 \\ y=t\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=2+t \\ y=1+t\end{cases}\)
\[d:x-y+3=0\Rightarrow \begin{cases} x=0\Rightarrow y=3 \\ \overrightarrow{n}_d=\left(1;-1\right) \end{cases}\Rightarrow \begin{cases}A\left(0;3\right)\in d \\ \overrightarrow{u}_d=\left(1;1\right) \end{cases}\Rightarrow d:\begin{cases}x=t \\ y=3+t. \end{cases}\]
Ví dụ 22. Phương trình nào sau đây là phương trình tham số của đường thẳng \(d:3x-2y+6=0?\)
A. \(\begin{cases} x=3t \\ y=2t+3\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=t \\ y=\displaystyle\frac{3}{2}t+3\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=t \\ y=-\displaystyle\frac{3}{2}t+3\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=2t \\ y=\displaystyle\frac{3}{2}t+3\end{cases}\)
\[d:3x-2y+6=0\Rightarrow \begin{cases} x=0\Rightarrow y=3 \\ \overrightarrow{n}_d=\left(3;-2\right)\end{cases} \Rightarrow \begin{cases} A\left(0;3\right)\in d \\ \overrightarrow{u}_d=\left(2;3\right)=2\left(1;\displaystyle\frac{3}{2}\right). \end{cases}\]
Phương trình của \(d\) là \(d:\begin{cases}x=t \\ y=3+\displaystyle\frac{3}{2}t. \end{cases}\)
Ví dụ 23. Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(1;2\right)\) và song song với đường thẳng \(\Delta\colon2x+3y-12=0\) có phương trình tổng quát là
A. \(2x+3y-8=0\)
B. \(2x+3y+8=0\)
C. \(4x+6y+1=0\)
D. \(4x-3y-8=0\)
\[\begin{cases}M\left(1;2\right)\in d \\ d\parallel\Delta\colon2x+3y-12=0 \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} M\left(1;2\right)\in d \\ d\colon2x+3y+c=0 \left(c\ne -12\right) \end{cases}\]
Suy ra \(2\cdot 1+3\cdot 2+c=0\Leftrightarrow c=-8\).
Vậy \(d\colon2x+3y-8=0.\)
Cách 2.
\(\bullet\quad\) Đường thẳng \(\Delta\) có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{\Delta}=)2;3)\).
\(\bullet\quad\) Do \(d\) song song với \(\Delta\) nên \(d\) nhận \(\overrightarrow{n}_{\Delta}\) làm véctơ pháp tuyến.
\(\bullet\quad\) Vậy \(d\) qua điểm \(M(1;2)\) và có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_d=(2;3)\) nên có phương trình
\[2(x-1)+3(y-2)=0\Leftrightarrow 2x-2+3y-6=0\Leftrightarrow 2x+3y-8=0.\]
Ví dụ 24. Phương trình tổng quát của đường thẳng \(d\) đi qua \(O\) và song song với đường thẳng \(\Delta\colon 6x-4x+1=0\) là
A. \(3x-2y=0\)
B. \(4x+6y=0\)
C. \(3x+12y-1=0\)
D. \(6x-4y-1=0\)
\[\begin{cases} O\left(0;0\right)\in d \\ d\parallel\Delta\colon6x-4x+1=0 \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} O\left(0;0\right)\in d \\ d\colon6x-4x+c=0 \left(c\ne 1\right) \end{cases}\]
Suy ra \(6\cdot 0-4\cdot 0+c=0\Leftrightarrow c=0\).
Vậy \(d\colon6x-4y=0\Leftrightarrow 3x-2y=0.\)
Ví dụ 25. Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(-1;2\right)\) và vuông góc với đường thẳng \(\Delta\colon2x+y-3=0\) có phương trình tổng quát là
A. \(2x+y=0\)
B. \(x-2y-3=0\)
C. \(x+y-1=0\)
D. \(x-2y+5=0\)
\[\begin{cases} M\left(-1;2\right)\in d \\ d\perp \Delta\colon2x+y-3=0 \end{cases}\Rightarrow\begin{cases}M\left(-1;2\right)\in d\\ d\colon x-2y+c=0\end{cases}\]
Suy ra \(-1-2\cdot 2+c=0\Leftrightarrow c=5\).
Vậy \(d\colon x-2y+5=0.\)
Ví dụ 26. Viết phương trình đường thẳng \(\Delta \) đi qua điểm \(A\left(4;-3\right)\) và song song với đường thẳng \(d\colon\begin{cases} x=3-2t \\ y=1+3t \end{cases}\).
A. \(3x+2y+6=0\)
B. \(-2x+3y+17=0\)
C. \(3x+2y-6=0\)
D. \(3x-2y+6=0\)
\[\begin{aligned} & \begin{cases} A\left(4;-3\right)\in d \\ \overrightarrow{u}_d=\left(-2;3\right) \\ \Delta \parallel d \end{cases}\Rightarrow \begin{cases}A\left(4;-3\right)\in d \\ \overrightarrow{u}_{\Delta}=\left(-2;3\right)\Rightarrow \overrightarrow{n}_{\Delta}=\left(3;2\right) \end{cases} \\ \Rightarrow\ &\Delta\colon3\left(x-4\right)+2\left(y+3\right)=0 \Leftrightarrow \Delta\colon 3x+2y-6=0. \end{aligned}\]
Ví dụ 27. Cho tam giác \(ABC\) có \(A\left(2;0\right)\), \(B\left(0;3\right)\), \(C\left(3;1\right)\). Đường thẳng \(d\) đi qua \(B\) và song song với \(AC\) có phương trình tổng quát là
A. \(5x+y+3=0\)
B. \(5x+y-3=0\)
C. \(x+5y-15=0\)
D. \(x-15y+15=0\)
\[\begin{aligned} & \begin{cases} B\left(0;3\right)\in d \\ \overrightarrow{u}_{AC}=\overrightarrow{AC}=\left(-5;1\right) \\ d\parallel AC \end{cases}\Rightarrow \begin{cases}B\left(0;3\right)\in d \\ \overrightarrow{n}_d=\left(1;5\right) \end{cases} \\ \Rightarrow\ &d\colon 1\left(x-0\right)+5\left(y-3\right)=0 \Leftrightarrow d\colon x+5y-15=0. \end{aligned}\]
Ví dụ 28. Viết phương trình tổng quát của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(-1;0\right)\) và vuông góc với đường thẳng \(\Delta\colon\begin{cases} x=t \\ y=-2t \end{cases}.\)
A. \(2x+y+2=0\)
B. \(2x-y+2=0\)
C. \(x-2y+1=0\)
D. \(x+2y+1=0\)
\[\begin{aligned}&\begin{cases} M\left(-1;0\right)\in d \\ \overrightarrow{u}_{\Delta}=\left(1;-2\right) \\ d\perp \Delta \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} M\left(-1;0\right)\in d \\ \overrightarrow{n}_d=\left(1;-2\right) \end{cases}\\ \Rightarrow\ &d\colon 1\left(x+1\right)-2\left(y-0\right)=0\Leftrightarrow d\colon x-2y+1=0.\end{aligned}\]
Ví dụ 29. Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(-2;1\right)\) và vuông góc với đường thẳng \(\Delta\colon\begin{cases}x=1-3t \\ y=-2+5t\end{cases}\) có phương trình tham số là
A. \(\begin{cases} x=-2-3t \\ y=1+5t\end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=-2+5t \\ y=1+3t\end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=1-3t \\ y=2+5t\end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=1+5t \\ y=2+3t\end{cases}\)
\[\begin{aligned} &\begin{cases} M\left(-2;1\right)\in d \\ \overrightarrow{u}_{\Delta}=\left(-3;5\right) \\ d\perp \Delta \end{cases}\Rightarrow \begin{cases}M\left(-2;1\right)\in d \\ \overrightarrow{n}_d=\left(-3;5\right)\Rightarrow \overrightarrow{u}_d=\left(5;3\right) \end{cases}\\ \Rightarrow\ &d\colon\begin{cases}x=-2+5t \\ y=1+3t \end{cases}\end{aligned}\]
Ví dụ 30. Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A\left(-1;2\right)\) và song song với đường thẳng \(\Delta\colon3x-13y+1=0\).
A. \(\begin{cases} x=-1+13t \\ y=2+3t \end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=1+13t \\ y=-2+3t \end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=-1-13t \\ y=2+3t \end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=1+3t \\ y=2-13t \end{cases}\)
\[\begin{aligned}&\begin{cases} A\left(-1;2\right)\in d \\ \overrightarrow{n}_{\Delta}=\left(3;-13\right) \\ d\parallel\Delta \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} A\left(-1;2\right)\in d \\ \overrightarrow{n}_d=\left(3;-13\right)\Rightarrow \overrightarrow{u}_d=\left(13;3\right) \end{cases}\\ \Rightarrow\ &d\colon\begin{cases} x=-1+13t \\ y=2+3t \end{cases}.\end{aligned}\]
Ví dụ 31. Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\) qua điểm \(A\left(-1;2\right)\) và vuông góc với đường thẳng \(\Delta\colon2x-y+4=0\).
A. \(\begin{cases} x=-1+2t \\ y=2-t \end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=t \\ y=4+2t \end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=-1+2t \\ y=2+t \end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=1+2t \\ y=2-t \end{cases}\)
\[\begin{cases} A\left(-1;2\right)\in d \\ \overrightarrow{n}_{\Delta}=\left(2;-1\right) \\ d\perp \Delta \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} A\left(-1;2\right)\in d \\ \overrightarrow{u}_d=\left(2;-1\right) \end{cases}\Rightarrow d\colon\begin{cases} x=-1+2t \\ y=2-t.\end{cases}\]
Ví dụ 32. Viết phương trình tổng quát của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(-2;-5\right)\) và song song với đường phân giác góc phần tư thứ nhất.
A. \(x+y-3=0\)
B. \(x-y-3=0\)
C. \(x+y+3=0\)
D. \(2x-y-1=0\)
\[\begin{aligned}&\begin{cases} M\left(-2;-5\right)\in d \\ (I)\colon x-y=0\left(\Delta \right) \\ d\parallel\Delta \end{cases} \Rightarrow \begin{cases} M\left(-2;-5\right)=0 \\ d\colon x-y+c=0\left(c\ne 0\right) \end{cases}\\ \Rightarrow\ &-2-\left(-5\right)+c=0\Leftrightarrow c=-3.\end{aligned}\]
Vậy \(d\colon x-y-3=0.\).
Ví dụ 33. Viết phương trình tổng quát của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(3;-1\right)\) và vuông góc với đường phân giác góc phần tư thứ hai.
A. \(x+y-4=0\)
B. \(x-y-4=0\)
C. \(x+y+4=0\)
D. \(x-y+4=0\)
Đường phân giác của góc phần tư thứ hai là \(\Delta\colon x+y=0\).
\[\begin{aligned} & \begin{cases} M\left(3;-1\right)\in d \\ \Delta\colon x+y=0 \\ d\perp \Delta \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} M\left(3;-1\right) \\ d\colon x-y+c=0 \end{cases} \\ \Rightarrow\ &3-\left(-1\right)+c=0\Leftrightarrow c=-4\Rightarrow d\colon x-y-4=0. \end{aligned}\]
Ví dụ 34. Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(-4;0\right)\) và vuông góc với đường phân giác góc phần tư thứ hai.
A. \(\begin{cases} x=t \\ y=-4+t \end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=-4+t \\ y=-t \end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=t \\ y=4+t \end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=t \\ y=4-t \end{cases}\)
Đường phân giác của góc phần tư thứ hai là \(\Delta\colon x+y=0\).
\[\begin{aligned} & \begin{cases} M\left(-4;0\right)\in d \\ \Delta\colon x+y=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_{\Delta}=\left(1;1\right) \\ d\perp \Delta \Rightarrow \overrightarrow{u}_d=\left(1;1\right) \end{cases} \Rightarrow d\colon \begin{cases} x=-4+t \\ y=t \end{cases}\\ \Rightarrow\ &d\colon\begin{cases} x=t \\ y=4+t \end{cases}\end{aligned}\]
Ví dụ 35. Phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left(3;-1\right)\) và \(B\left(1;5\right)\) là
A. \(-x+3y+6=0\)
B. \(3x-y+10=0\)
C. \(3x-y+6=0\)
D. \(3x+y-8=0\)
\[\begin{aligned} & \begin{cases} A\left(3;-1\right)\in AB \\ \overrightarrow{u}_{AB}=\overrightarrow{AB}=\left(-2;6\right) \Rightarrow \overrightarrow{n}_{AB}=\left(3;1\right) \end{cases} \\ \Rightarrow\ &AB\colon 3\left(x-3\right)+1\left(y+1\right)=0 \Leftrightarrow 3x+y-8=0.\end{aligned}\]
Ví dụ 36. Phương trình đường thẳng cắt hai trục tọa độ tại \(A\left(2;0\right)\) và \(B\left(0;3\right)\) là
A. \(2x-3y+4=0\)
B. \(3x2y+6=0\)
C. \(3x2y-6=0\)
D. \(2x3y-4=0\)
\[\begin{cases} A\left(-2;0\right)\in Ox \\ B\left(0;3\right)\in Oy \end{cases}\Rightarrow AB\colon\displaystyle\frac{x}{-2}+\displaystyle\frac{y}{3}=1\Leftrightarrow 3x-2y+6=0.\]
Ví dụ 37. Phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left(2;-1\right)\) và \(B\left(2;5\right)\) là
A. \(x+y-1=0\)
B. \(2x-7y+9=0\)
C. \(x+2=0\)
D. \(x-2=0\)
\[\begin{cases} A\left(2;-1\right)\in AB \\ \overrightarrow{u}_{AB}=\overrightarrow{AB}=\left(0;6\right) \Rightarrow \overrightarrow{n}_{AB}=\left(1;0\right) \end{cases} \Rightarrow AB\colon x-2=0.\]
Ví dụ 38. Phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left(3;-7\right)\) và \(B\left(1;-7\right)\) là
A. \(y-7=0\)
B. \(y+7=0\)
C. \(x+y+4=0\)
D. \(x+y+6=0\)
\[\begin{cases} A\left(3;-7\right)\in AB \\ \overrightarrow{u}_{AB}=\overrightarrow{AB}=\left(-4;0\right) \Rightarrow \overrightarrow{n}_{AB}=\left(0;1\right) \end{cases}\Rightarrow AB\colon y+7=0.\]
Ví dụ 39. Cho tam giác \(ABC\) có \(A\left(1;1\right)\), \(B(0;-2), C\left(4;2\right).\) Lập phương trình đường trung tuyến của tam giác \(ABC\) kẻ từ \(A.\)
A. \(x+y-2=0\)
B. \(2x+y-3=0\)
C. \(x+2y-3=0\)
D. \(x-y=0\)
Gọi \( M \) là trung điểm của \( BC \). Ta có \(M(2;0)\).
\[\begin{cases} A\left(1;1\right) \\ \overrightarrow{u}_{AM}=\overrightarrow{AM}=\left(1;-1\right) \Rightarrow \overrightarrow{n}_{AM}=\left(1;1\right)\end{cases} \Rightarrow AM\colon x+y-2=0.\]
Ví dụ 40. Đường trung trực của đoạn \(AB\) với \(A\left(1;-4\right)\) và \(B\left(5;2\right)\) có phương trình là
A. \(2x+3y-3=0\)
B. \(3x+2y+1=0\)
C. \(3x-y+4=0\)
D. \(x+y-1=0\)
Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB\) và \(d\) là trung trực đoạn \(AB\). Ta có \(I(3;-1)\)
\[\begin{cases} I\left(3;-1\right)\in d \\ d\bot AB\Rightarrow \overrightarrow{n}_d =\overrightarrow{AB}=\left(4;6\right)=2\left(2;3\right)\end{cases} \Rightarrow d:2x+3y-3=0.\]
Ví dụ 41. Đường trung trực của đoạn \(AB\) với \(A\left(4;-1\right)\) và \(B\left(1;-4\right)\) có phương trình là
A. \(x+y=1\)
B. \(x+y=0\)
C. \(y-x=0\)
D. \(x-y=1\)
Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB\) và \(d\) là trung trực đoạn \(AB\). Ta có \(I\left(\displaystyle\frac{5}{2};-\displaystyle\frac{5}{2}\right)\).
\[\begin{cases} I\left(\displaystyle\frac{5}{2};-\displaystyle\frac{5}{2}\right)\in d \\ d\bot AB\Rightarrow \overrightarrow{n}_d=\overrightarrow{AB}=\left(-3;-3\right)=-3\left(1;1\right) \end{cases} \Rightarrow d:x+y=0.\]
Ví dụ 42. Đường trung trực của đoạn \(AB\) với \(A\left(1;-4\right)\) và \(B\left(1;2\right)\) có phương trình là
A. \(y+1=0\)
B. \(x+1=0\)
C. \(y-1=0\)
D. \(x-4y=0\)
Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB\) và \(d\) là trung trực đoạn \(AB\). Ta có \(I\left(1;-1\right)\)
\[\begin{cases} I\left(1;-1\right)\in d \\ d\bot AB\Rightarrow \overrightarrow{n}_d =\overrightarrow{AB}=\left(0;6\right)=6\left(0;1\right) \end{cases}\Rightarrow d:y+1=0.\]
Ví dụ 43. Đường trung trực của đoạn \(AB\) với \(A\left(1;-4\right)\) và \(B\left(3;-4\right)\) có phương trình là
A. \(y+4=0\)
B. \(x+y-2=0\)
C. \(x-2=0\)
D. \(y-4=0\)
Gọi \(I\) là trung điểm của AB và \(d\) là trung trực đoạn \(AB\). Ta có \(I\left(2;-4\right)\).
\[\begin{cases} I\left(2;-4\right)\in d \\ d\bot AB\Rightarrow \overrightarrow{n}_d =\overrightarrow{AB}=\left(2;0\right)=2\left(1;0\right) \end{cases}\Rightarrow d:x-2=0.\]
Ví dụ 44. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A\left(2;-1\right), B\left(4;5\right)\) và \(C\left(-3;2\right)\). Lập phương trình đường cao của tam giác \(ABC\) kẻ từ \(A.\)
A. \(7x+3y-11=0\)
B. \(-3x+7y+13=0\)
C. \(3x+7y+1=0\)
D. \(7x+3y+13=0\)
Gọi \(h_A\) là đường cao kẻ từ \(A\) của tam giác \(ABC\).
\[\begin{cases} A\left(2;-1\right)\in h_A \\ h_A\bot BC\Rightarrow \overrightarrow{n}_{h_A} =\overrightarrow{BC}=\left(-7;-3\right)=-\left(7;3\right) \end{cases}\Rightarrow h_A: 7x+3y-11=0.\]
Ví dụ 45. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A\left(2;-1\right), B\left(4;5\right)\) và \(C\left(-3;2\right).\) Lập phương trình đường cao của tam giác \(ABC\) kẻ từ \(B\).
A. \(3x-5y-13=0\)
B. \(3x+5y-20=0\)
C. \(3x+5y-37=0\)
D. \(5x-3y-5=0\)
Gọi \(h_B\) là đường cao kẻ từ \(B\) của tam giác ABC.
\[\begin{cases} B\left(4;5\right)\in h_B \\ h_B\bot AC \Rightarrow \overrightarrow{n}_{h_B} =\overrightarrow{AC}=\left(-5;3\right)=-\left(5;-3\right) \end{cases}\Rightarrow h_B:5x-3y-5=0.\]
Ví dụ 46. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A\left(2;-1\right), B\left(4;5\right)\) và \(C\left(-3;2\right).\) Lập phương trình đường cao của tam giác \(ABC\) kẻ từ \(C.\)
A. \(x+y-1=0\)
B. \(x+3y-3=0\)
C. \(3x+y+11=0\)
D. \(3x-y+11=0\)
Gọi \(h_C\) là đường cao kẻ từ \(C\) của tam giác \(ABC\).
\[\begin{cases} C\left(-3;2\right)\in h_C \\ h_C\bot AB\Rightarrow \overrightarrow{n}_{h_C} =\overrightarrow{AB}=\left(2;6\right)=2\left(1;3\right) \end{cases}\Rightarrow h_C:x+3y-3=0.\]
Dạng 3. Vị trí tương đối của hai đường thẳng
Ví dụ 1. Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng \(d_1:x-2y+1=0\) và \(d_2:-3x+6y-10=0\).
A. Trùng nhau
B. Song song
C. Vuông góc với nhau
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau
\[\begin{cases} d_1:x-2y+1=0 \\ d_2:-3x+6y-10=0 \end{cases}\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{-3}=\displaystyle\frac{-2}{6}\ne\displaystyle\frac{1}{-10}\Rightarrow d_1\parallel d_2.\]
Ví dụ 2. Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng \(d_1:3x-2y-6=0\) và \(d_2:6x-2y-8=0\).
A. Trùng nhau
B. Song song
C. Vuông góc với nhau
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau
\[\begin{cases} d_1:3x-2y-6=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_1=\left(3;-2\right) \\ d_2:6x-2y-8=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(6;-2\right) \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} \displaystyle\frac{3}{6}\ne\displaystyle\frac{-2}{-2} \\ \overrightarrow{n}_1\cdot \overrightarrow{n}_2\ne0 \end{cases}\]
Suy ra \(d_1,\ d_2\) cắt nhau nhưng không vuông góc.
Ví dụ 3. Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng \(d_1:\displaystyle\frac{x}{3}-\displaystyle\frac{y}{4}=1\) và \(d_2:3x+4y-10=0\).
A. Trùng nhau
B. Song song
C. Vuông góc với nhau
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau
\[\begin{cases} d_1:\displaystyle\frac{x}{3}-\displaystyle\frac{y}{4}=1\Rightarrow \overrightarrow{n}_1 =\left(\displaystyle\frac{1}{3};-\displaystyle\frac{1}{4}\right) \\ d_2:3x+4y-10=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(3;4\right) \end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{n}_1\cdot \overrightarrow{n}_2=0\Rightarrow d_1\bot d_2.\]
Ví dụ 4. Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng \(d_1:\begin{cases} x=-1+t \\ y=-2-2t \end{cases}\) và \(d_2:\begin{cases} x=2-2{t}' \\ y=-8+4{t}' \end{cases}\).
A. Trùng nhau
B. Song song
C. Vuông góc với nhau
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau
\[\left. \begin{aligned} & d_1:\begin{cases} x=-1+t \\ y=-2-2t \end{cases}\Rightarrow {{\overrightarrow{u}}}_1=\left(1;-2\right) \\ & d_2:\begin{cases} x=2-2{t}' \\ y=-8+4{t}' \end{cases}\Rightarrow B\left(2;-8\right)\in d_2,{\overrightarrow{u}}_2=\left(-2;4\right) \\ \end{aligned}\right\}\Rightarrow \begin{cases} \displaystyle\frac{1}{-2}=\displaystyle\frac{-2}{4} \\ B\in d_1\ (t=3)\end{cases}\Rightarrow d_1\equiv d_2.\]
Ví dụ 5. Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng \(d_1:\begin{cases} x=-3+4t \\ y=2-6t \end{cases}\) và \(d_2:\begin{cases} x=2-2{t}' \\ y=-8+4{t}' \end{cases}\).
A. Trùng nhau
B. Song song
C. Vuông góc với nhau
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau
\[\left. \begin{aligned} & d_1:\begin{cases} x=-3+4t \\ y=2-6t \end{cases}\Rightarrow A\left(-3;2\right)\in d_1,{{\overrightarrow{u}}}_1=\left(2;-3\right) \\ & d_2:\begin{cases} x=1-2{t}' \\ y=4+3{t}' \end{cases}\Rightarrow {{\overrightarrow{u}}}_2=\left(-2;3\right) \\ \end{aligned}\right\}\Rightarrow \begin{cases} \displaystyle\frac{2}{-2}=\displaystyle\frac{-3}{3} \\ A\notin d_2 \end{cases}\Rightarrow d_1\parallel d_2.\]
Ví dụ 6. Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(\Delta_1:\begin{cases} x=3+\displaystyle\frac{3}{2}t \\ y=-1+\displaystyle\frac{4}{3}t \end{cases}\) và \({\Delta}_2:\begin{cases} x=\displaystyle\frac{9}{2}+9{t}' \\ y=\displaystyle\frac{1}{3}+8{t}' \end{cases}\).
A. Trùng nhau
B. Song song
C. Vuông góc với nhau
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau
\[\begin{aligned}&\left\{\begin{aligned} & {\Delta}_1:\begin{cases} x=3+\displaystyle\frac{3}{2}t \\ y=-1+\displaystyle\frac{4}{3}t \end{cases}\Rightarrow A\left(3;-1\right)\in {\Delta}_1,{{\overrightarrow{u}}}_1=\left(\displaystyle\frac{3}{2};\displaystyle\frac{4}{3}\right) \\ & {\Delta}_2:\begin{cases} x=\displaystyle\frac{9}{2}+9{t}' \\ y=\displaystyle\frac{1}{3}+8{t}' \end{cases}\Rightarrow {{\overrightarrow{u}}}_2=\left(9;8\right) \\ \end{aligned}\right.\\ \Rightarrow\ &\begin{cases} \displaystyle\frac{\displaystyle\frac{3}{2}}{9}=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{4}{3}}{8} \\ A\in {\Delta}_2\leftrightarrow {t}'=-\displaystyle\frac{1}{6} \end{cases}\Rightarrow {\Delta}_1\equiv {\Delta}_2.\end{aligned}\]
Ví dụ 7. Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \({\Delta}_1:7x+2y-1=0\) và \({\Delta}_2:\begin{cases} x=4+t \\ y=1-5t \end{cases}.\)
A. Trùng nhau
B. Song song
C. Vuông góc với nhau
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau
\[\left. \begin{aligned} & {\Delta}_1:7x+2y-1=0\Rightarrow {{\overrightarrow{n}}}_1=\left(7;2\right) \\ & {\Delta}_2:\begin{cases} x=4+t \\ y=1-5t \end{cases}\Rightarrow {{\overrightarrow{u}}}_2=\left(1;-5\right)\Rightarrow {{\overrightarrow{n}}}_2=\left(5;1\right) \\ \end{aligned}\right\}\Rightarrow \begin{cases} \displaystyle\frac{7}{5}\ne\displaystyle\frac{2}{1} \\ {{\overrightarrow{n}}}_1\cdot {{\overrightarrow{n}}}_2\ne0 \end{cases}\]
Suy ra \({\Delta}_1,\ {\Delta}_2\) cắt nhau nhưng không vuông góc.
Ví dụ 8. Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng \(d_1:\begin{cases} x=4+2t \\ y=1-3t \end{cases}\) và \)d_2:3x+2y-14=0\).
A. Trùng nhau
B. Song song
C. Vuông góc với nhau
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau
\[\left. \begin{aligned} & d_1:\begin{cases} x=4+2t \\ y=1-3t \end{cases}\Rightarrow A\left(4;1\right)\in d_1,{{\overrightarrow{u}}}_1=\left(2;-3\right) \\ & d_2:3x+2y-14=0\Rightarrow {{\overrightarrow{n}}}_2=\left(3;2\right)\Rightarrow {{\overrightarrow{u}}}_2=\left(2;-3\right) \\ \end{aligned}\right\}\Rightarrow \begin{cases} {{\overrightarrow{u}}}_1={{\overrightarrow{u}}}_2 \\ A\in d_2 \end{cases}\Rightarrow d_1\equiv d_2.\]
Ví dụ 9. Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng \(d_1:\begin{cases} x=4+2t \\ y=1-5t \end{cases}\) và \(d_2:5x+2y-14=0\).
A. Trùng nhau
B. Song song
C. Vuông góc với nhau
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau
\[\left. \begin{aligned} & d_1:\begin{cases} x=4+2t \\ y=1-5t \end{cases}\Rightarrow A\left(4;1\right)\in d_1,{{\overrightarrow{u}}}_1=\left(2;-5\right) \\ & d_2:5x+2y-14=0\Rightarrow {{\overrightarrow{n}}}_2=\left(5;2\right)\Rightarrow {{\overrightarrow{u}}}_2=\left(2;-5\right) \\ \end{aligned}\right\}\Rightarrow \begin{cases} {{\overrightarrow{u}}}_1={{\overrightarrow{u}}}_2 \\ A\notin d_2 \end{cases}\Rightarrow d_1\parallel d_2.\]
Ví dụ 10. Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng \(d_1:\begin{cases} x=2+3t \\ y=-2t \end{cases}\) và \(d_2:\begin{cases} x=2{t}' \\ y=-2+3{t}' \end{cases}\).
A. Trùng nhau
B. Song song
C. Vuông góc với nhau
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau
\[\left. \begin{aligned} & d_1:\begin{cases} x=2+3t \\ y=-2t \end{cases}\Rightarrow {{\overrightarrow{u}}}_1=\left(3;-2\right) \\ & d_2:\begin{cases} x=2{t}' \\ y=-2+3{t}' \end{cases}\Rightarrow {{\overrightarrow{u}}}_2=\left(2;3\right) \\ \end{aligned}\right\}\Rightarrow {\overrightarrow{u}}_1\cdot {\overrightarrow{u}}_2=0\Rightarrow d_1\bot d_2.\]
Ví dụ 11. Cho hai đường thẳng \(d_1:\begin{cases} x=2+t \\ y=-3+2t \end{cases}\) và \(d_2: \begin{cases} x=5-t_1 \\ y=-7+3t_1 \end{cases}\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. \(d_1\) song song \(d_2\)
B. \(d_1\) và \(d_2\) cắt nhau tại \(M\left(1;3\right)\)
C. \(d_1\) trùng với \( d_2\)
D. \(d_1\) và \(d_2\) cắt nhau tại \(M\left(3;1\right)\)
\[\left. \begin{aligned} & d_1:\begin{cases} x=2+t \\ y=-3+2t \end{cases}\Rightarrow d_1:2x-y-7=0 \\ & d_2:\begin{cases} x=5-t_1 \\ y=-7+3t_1 \end{cases}\Rightarrow d_2:3x+y-8=0 \\ \end{aligned}\right\}\Rightarrow \begin{cases} d_1:2x-y-7=0 \\ d_2:3x+y-8=0 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=3 \\ y=-1 \end{cases}\\ \Rightarrow d_1\cap d_2=M\left(3;-1\right).\]
Ví dụ 12. Cho hai đường thẳng \(d_1:\begin{cases} x=1-t \\ y=5+3t \end{cases}\) và \(d_2: x-2y+1=0\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. \(d_1\) song song \(d_2\)
B. \(d_2\) cắt trục \(Oy\) tại \(M\left(0;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\)
C. \(d_2\) song song với trục \(Ox\)
D. \(d_1\) và \(d_2\) cắt nhau tại \(M\left(\displaystyle\frac{1}{8};\displaystyle\frac{3}{8}\right)\)
\(d_1:\begin{cases} x=1-t \\ y=5+3t \end{cases}\Rightarrow d_1:3x+y-8=0\)
Xét hệ
\[\begin{cases} d_1:3x+y-8=0 \\ d_2: x-2y+1=0 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=\displaystyle\frac{15}{7} \\ y=\displaystyle\frac{11}{7} \end{cases}\]
\(\Rightarrow A,\ B,\ D\) sai.
Mặc khác: \(Oy\cap d_2: x-2y+1=0\leftrightarrow x=0\Rightarrow y=\displaystyle\frac{1}{2}\Rightarrow d_2\cap Oy=M\left(0;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\).
Ví dụ 13. Cho bốn điểm \(A\left(4;-3\right)\), \(B\left(5;1\right)\), \(C\left(2;3\right)\) và \(D\left(-2;~2\right)\). Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\).
A. Trùng nhau
B. Song song
C. Vuông góc với nhau
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau
Ta có \(\overrightarrow{AB}=\left(1;4\right)\), \(\overrightarrow{CD}=\left(-4;-1\right)\). Suy ra \(AB\) và \(CD\) cắt nhau nhưng không vuông góc.
Ví dụ 14. Cho bốn điểm \(A\left(1;2\right)\), \(B\left(4;0\right)\), \(C\left(1;-3\right)\) và \(D\left(7;-7\right)\). Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\).
A. Trùng nhau
B. Song song
C. Vuông góc với nhau
D. Cắt nhau nhưng không vuông góc nhau
Vì \(\overrightarrow{AB}=\left(3;-2\right)\), \(\overrightarrow{CD}=\left(6;-4\right)\) và \(\overrightarrow{AC}=\left(0;-5\right)\) nên \(AB\parallel CD.\)
Ví dụ 15. Các cặp đường thẳng nào sau đây vuông góc với nhau?
A. \(d_1:\begin{cases} x=t \\ y=-1-2t \end{cases}\) và \(d_2:2x+y+1=0\)
B. \(d_1:2x-y+3=0\) và \(d_2:x-2y+1=0\)
C. \(d_1:x-2=0\) và \(d_2:\begin{cases} x=t \\ y=0 \end{cases}\)
D. \(d_1:2x-y+3=0\) và \(d_2:4x-2y+1=0\)
(i) \(\begin{cases} d_1:\begin{cases} x=t \\ y=-1-2t \end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{u}_1=\left(1;-2\right) \\ d_2:2x+y1=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(2;1\right)\Rightarrow {{\overrightarrow{u}}}_2=\left(1;-2\right) \end{cases}\Rightarrow {\overrightarrow{u}}_1\cdot {\overrightarrow{u}}_2\ne0\Rightarrow \) loại A.
(ii) \(\begin{cases} d_1:x-2=0\Rightarrow {{\overrightarrow{n}}}_1=\left(1;0\right) \\ d_2:\begin{cases} x=t \\ y=0 \end{cases}\Rightarrow {{\overrightarrow{u}}}_2=\left(1;0\right)\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(0;1\right) \end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{n}_1\cdot \overrightarrow{n}_2=0\Rightarrow d_1\bot d_2.\)
Tương tự, kiểm tra và loại các đáp án C, D.
Ví dụ 16. Đường thẳng nào sau đây song song với đường thẳng \(2x+3y-1=0\)?
A. \(2x+3y+1=0\)
B. \(x-2y+5=0\)
C. \(2x-3y+3=0\)
D. \(4x-6y-2=0\)
Xét đáp án A: \(\begin{cases} d:2x+3y-1=0 \\ d_A:2x+3y+1=0 \end{cases}\Rightarrow \displaystyle\frac{2}{2}=\displaystyle\frac{3}{3}\ne\displaystyle\frac{-1}{-1}\Rightarrow d \parallel d_A.\)
Để ý rằng một đường thẳng song song với \(2x+3y-1=0\) sẽ có dạng \(2x+3y+c=0 \left(c\ne-1\right).\) Do đó kiểm tra chỉ thấy có đáp án A thỏa mãn, các đáp án còn lại không thỏa mãn.
Ví dụ 17. Đường thẳng nào sau đây không có điểm chung với đường thẳng \(x-3y+4=0\)?
A. \(\begin{cases} x=1+t \\ y=2+3t \end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=1-t \\ y=2+3t \end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=1-3t \\ y=2+t \end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=1-3t \\ y=2-t \end{cases}\)
Kí hiệu \(d:x-3y+4=0\Rightarrow {\overrightarrow{n}}_d=\left(1;-3\right).\)
(i) Xét đáp án A: \(d_1:\begin{cases} x=1+t \\ y=2+3t \end{cases}\Rightarrow {\overrightarrow{n}}_1=\left(1;3\right)\Rightarrow {\overrightarrow{n}}_1,\overrightarrow{n}\) không cùng phương nên loại A.
(ii) Xét đáp án B: \(d_2:\begin{cases} x=1-t \\ y=2+3t \end{cases}\Rightarrow {\overrightarrow{n}}_2=\left(3;1\right)\Rightarrow {\overrightarrow{n}}_2,\overrightarrow{n}\) không cùng phương nên loại B.
(iii) Xét đáp án C: \(d_3:\begin{cases} x=1-3t \\ y=2+t \end{cases}\Rightarrow {\overrightarrow{n}}_3=\left(1;3\right)\Rightarrow {\overrightarrow{n}}_3,\overrightarrow{n}\) không cùng phương nên loại C.
(iv) Xét đáp án D: \(d_4:\begin{cases} x=1-3t \\ y=2-t \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} M\left(1;2\right)\in d_4 \\ {{\overrightarrow{n}}}_4=\left(1;-3\right) \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} {{\overrightarrow{n}}}_4=\overrightarrow{n} \\ M\notin d \end{cases}\Rightarrow d\parallel d_4.\)
Ví dụ 18. Đường thẳng nào sau đây vuông góc với đường thẳng \(4x-3y+1=0\)?
A. \(\begin{cases} x=4t \\ y=-3-3t \end{cases}\)
B. \(\begin{cases} x=4t \\ y=-3+3t \end{cases}\)
C. \(\begin{cases} x=-4t \\ y=-3-3t \end{cases}\)
D. \(\begin{cases} x=8t \\ y=-3+t \end{cases}\)
Kí hiệu \(d:4x-3y+1=0\Rightarrow {\overrightarrow{n}}_d=\left(4;-3\right).\)
(i) Xét đáp án A: \(d_1:\begin{cases} x=4t \\ y=-3-3t \end{cases}\Rightarrow {\overrightarrow{n}}_1=\left(3;4\right)\Rightarrow {\overrightarrow{n}}_1\cdot {\overrightarrow{n}}_d=0\).
(ii) Tương tự kiểm tra và loại các đáp án B, C, D.
Ví dụ 19. Đường thẳng nào sau đây có đúng một điểm chung với đường thẳng \(\begin{cases} x=-2+3t \\ y=5-7t \end{cases}\)?
A. \(7x+3y-1=0\)
B. \(7x+3y+1=0\)
C. \(3x-7y+2018=0\)
D. \(7x+3y+2018=0\)
Ta cần tìm đường thẳng cắt.
\(d\colon \begin{cases} x=-2+3t \\ y=5-7t \end{cases} \Rightarrow d\colon 7x+3y-1=0\) và \(d_1\colon 7x+3y-1=0 \Rightarrow d_1 \equiv d\) nên loại \(d_1\).
Ta có \(d_2\colon 7x+3y+1=0,\ d_3\colon 7x+3y+2018=0\), suy ra \(d_2\parallel d\) và \(d_3\parallel d\) nên loại \(d_2, d_3\).
Ví dụ 20. Với giá trị nào của \(m\) thì hai đường thẳng \(d_1\colon 3x+4y+10=0\) và \(d_2\colon (2m-1)x+m^2y+10=0\) trùng nhau?
A. \(m\pm 2\)
B. \(m=\pm 1\)
C. \(m=2\)
D. \(m=-2\)
Ta có \(\begin{cases} d_2:(2m-1)x+m^2y+10=0 \\ d_1:3x+4y+10=0.\end{cases}\)
Khi đó \(d_1\equiv d_2\Leftrightarrow \displaystyle\frac{2m-1}{3}=\dfrac{m^2}{4}=\displaystyle\frac{10}{10} \Leftrightarrow \begin{cases} 2m-1=3 \\ m^2=4\end{cases}\Leftrightarrow m=2.\)
Ví dụ 21. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai đường thẳng có phương trình \(d_1 \colon mx+(m-1)y+2m=0\) và \(d_2 \colon 2x+y-1=0\). Nếu \(d_1\) song song \(d_2\) thì
A. \(m=2\)
B. \(m=-1\)
C. \(m=-2\)
D. \(m=1\)
Ta có \(\begin{cases} d_1\colon mx+\left(m-1\right)y+2m=0 \\ d_2 \colon 2x+y-1=0.\end{cases}\)
Khi đó \(d_1 \parallel d_2 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{m}{2} =\dfrac{m-1}{1} \neq \displaystyle\frac{2m}{-1} \Leftrightarrow \begin{cases}m \neq 0 \\ m=2m-2\end{cases}\Leftrightarrow m=2. \)
Ví dụ 22. Tìm \(m\) để hai đường thẳng \(d_1 \colon 2x-3y+4=0\) và \(d_2 \colon \begin{cases} x=2-3t \\ y=1-4mt\end{cases}\) cắt nhau.
A. \(m\ne-\displaystyle\frac{1}{2}\)
B. \(m\ne 2\)
C. \(m\ne \displaystyle\frac{1}{2}\)
D. \(m=\displaystyle\frac{1}{2}\)
Ta có \(d_1 \colon 2x-3y+4=0\) và \(d_2 \colon \begin{cases} x=2-3t \\ y=1-4mt\end{cases}\), suy ra \(\begin{cases} \overrightarrow{n}_1=(2;-3) \\ \overrightarrow{n}_2=(4m;-3).\end{cases}\)
Khi đó \( d_1\cap d_2=M \Leftrightarrow \displaystyle\frac{4m}{2} \neq \dfrac{-3}{-3} \Leftrightarrow m \neq \displaystyle\frac{1}{2}.\)
Ví dụ 23. Với giá trị nào của \(a\) thì hai đường thẳng \(d_1 \colon 2x-4y+1=0\) và \(d_2\colon \begin{cases} x=-1+at \\ y=3-(a+1)t \end{cases}\) vuông góc với nhau?
A. \(a=-2\)
B. \(a=2\)
C. \(a=-1\)
D. \(a=1\)
Ta có \(d_1 \colon 2x-4y+1=0\) và \(d_2\colon \begin{cases} x=-1+at \\ y=3-(a+1)t \end{cases}\) nên \(\begin{cases} \overrightarrow{n}_1=(1;-2) \\ \overrightarrow{n}_2=(a+1;a).\end{cases} \)
Khi đó \(d_1 \perp d_2 \Leftrightarrow \overrightarrow{n}_1\cdot \overrightarrow{n}_2=0 \Leftrightarrow a+1-2a=0\Leftrightarrow a=1.\)
Ví dụ 24. Với giá trị nào của \(m\) thì hai đường thẳng \(d_1\colon \begin{cases} x=-2+2t \\ y=-3t\end{cases}\) và \(d_2\colon \begin{cases} x=2+mt \\ y=-6+(1-2m)t\end{cases}\) trùng nhau?
A. \(m=\displaystyle\frac{1}{2}\)
B. \(m=-2\)
C. \(m=2\)
D. \(m\neq \pm 2\)
Ta có
\(\bullet\quad\) \(d_1\colon \begin{cases} x=-2+2t \\ y=-3t \end{cases} \Rightarrow \overrightarrow{u}_1=(2;-3),\ d_1\colon 3x+2y+6=0.\)
\(\bullet\quad\) \(d_2\colon \begin{cases} x=2+mt \\ y=-6+(1-2m)t \end{cases}\Rightarrow A (2;-6)\in d_2,\ \overrightarrow{u}_2=(m;1-2m).\)
Khi đó \(d_1\equiv d_2 \Leftrightarrow \begin{cases} A\in d_1 \\ \displaystyle\frac{m}{2}=\displaystyle\frac{1-2m}{-3}\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} 3 \cdot 2+2\cdot (-6)+6=0 \text{ (Đúng)} \\ m=2\end{cases}\Leftrightarrow m=2.\)
Ví dụ 25. Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để hai đường thẳng \(d_1\colon \begin{cases}x=2+2t \\ y=1+mt\end{cases}\) và \(d_2\colon 4x-3y+m=0\) trùng nhau.
A. \(m=-3\)
B. \(m=1\)
C. \(m=\displaystyle\frac{4}{3}\)
D. \(m\in \varnothing \)
Ta có
\(\bullet\quad\) \(d_1\colon \begin{cases}x=2+2t \\y=1+mt\end{cases}\Rightarrow A(2;1)\in d_1,\ \overrightarrow{u}_1=(2;m).\)
\(\bullet\quad\) \( d_2:4x-3y+m=0 \Rightarrow \overrightarrow{u}_2=(3;4).\)
Khi đó \(d_1\equiv d_2 \Leftrightarrow \begin{cases} A\in d_2 \\ \displaystyle\frac{2}{3}=\displaystyle\frac{m}{4} \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} 5+m=0 \\ m=\displaystyle\frac{8}{3} \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} m=-5 \\ m=\displaystyle\frac{8}{3} \end{cases}\Leftrightarrow m\in \varnothing.\)
Ví dụ 26. Với giá trị nào của \(m\) thì hai đường thẳng \(d_1\colon 2x+y+4-m=0\) và \(d_2\colon (m+3)x+y+2m-1=0\) song song?
A. \(m=1\)
B. \(m=-1\)
C. \(m=2\)
D. \(m=3\)
Với \(m=4 \Rightarrow\begin{cases} d_1:2x+y=0 \\ d_2:7x+y+7=0\end{cases}\Rightarrow d_1\cap d_2\neq \varnothing\) nên loại \(m=4.\)
Với \(m \neq 4\) thì \(\begin{cases} d_1\colon 2x+y+4-m=0 \\ d_2\colon (m+3)x+y-2m-1=0\end{cases}\)
Suy ra \(d_1\parallel d_2\) khi
\[\displaystyle\frac{m+3}{2}=\displaystyle\frac{1}{1}\neq \displaystyle\frac{-2m-1}{4-m}\Leftrightarrow \begin{cases} m=-1 \\ m \neq -5\end{cases}\Leftrightarrow m=-1.\]
Ví dụ 27. Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để hai đường thẳng \(\Delta_1\colon 2x-3my+10=0\) và \(\Delta_2\colon mx+4y+1=0\) cắt nhau.
A. \(1 < m < 10\)
B. \(m=1\)
C. \(m\in\varnothing\)
D. \(\forall m\in\mathbb{R}\)
\(\bullet\quad\) Với \(m=0\) ta có \(\begin{cases} \Delta_1:x+5=0 \\ \Delta_2:4y+1=0\end{cases}\Rightarrow m=0\) (thoả mãn).
\(\bullet\quad\) Với \(m \neq 0\) ta có \(\Delta_1\cap \Delta_2=M \Leftrightarrow \displaystyle\frac{2}{m} \neq \displaystyle\frac{-3m}{4}\Leftrightarrow \forall m \neq 0.\)
Ví dụ 28. Với giá trị nào của \(m\) thì hai đường thẳng \(\Delta_1\colon mx+y-19=0\) và \(\Delta_2\colon (m-1)x+(m+1)y-20=0\) vuông góc?
A. \(\forall m\in\mathbb{R}\)
B. \(m=2\)
C. \(m\in\varnothing\)
D. \(m=\pm 1\)
Ta có \(\begin{cases} \Delta_1\colon mx+y-19=0 \Rightarrow \overrightarrow{n}_1=(m;1) \\ \Delta_2\colon (m-1)x+(m+1)y-20=0 \Rightarrow \overrightarrow{n}_2=(m-1;m+1).\end{cases}\)
Khi đó \(\Delta_1 \perp \Delta_2 \Leftrightarrow m(m-1)+1(m+1)=0\Leftrightarrow m\in \varnothing\).
Ví dụ 29. Với giá trị nào của \(m\) thì hai đường thẳng \(d_1\colon 3mx+2y+6=0\) và \(d_2\colon (m^2+2)x+2my+6=0\) cắt nhau?
A. \(m\ne-1\)
B. \(m\ne 1\)
C. \(m\in \mathbb{R}\)
D. \(m \neq 1\) và \(m\neq -1\)
Ta có \(\begin{cases} d_1\colon 3mx+2y+6=0 \Rightarrow \overrightarrow{n}_1=(3m;2) \\ d_2\colon (m^2+2)x+2my+6=0 \Rightarrow \overrightarrow{n}_2=(m^2+2;2m).\end{cases}\)
Suy ra
\(\bullet\quad\) \( m=0\), khi đó \(\begin{cases} d_1\colon y+3=0 \\ d_2\colon x+y+3=0 \end{cases}\Rightarrow m=0\) (thoả mãn điều kiện).
\(\bullet\quad\) \(m \neq 0\), khi đó \(d_1\cap d_2=M \Leftrightarrow \displaystyle\frac{m^2+2}{3m} \neq \displaystyle\frac{2m}{2}\Leftrightarrow m \neq \pm 1\).
Ví dụ 30. Với giá trị nào của \(m\) thì hai đường thẳng \(d_1\colon 2x-3y-10=0\) và \(d_2\colon \begin{cases} & x=2-3t \\ & y=1-4mt\end{cases}\) vuông góc?
A. \(m=\displaystyle\frac{1}{2}\)
B. \(m=\displaystyle\frac{9}{8}\)
C. \(m=-\displaystyle\frac{9}{8}\)
D. \(m=-\displaystyle\frac{5}{4}\)
Ta có \(\begin{cases} d_1\colon 2x-3y-10=0 \Rightarrow \overrightarrow{n}_1=(2;-3) \\ d_2\colon \begin{cases}x=2-3t \\ y=1-4mt\end{cases} \Rightarrow \overrightarrow{n}_2=(4m;-3)\end{cases}\)
Khi đó \(d_1 \perp d_2 \Leftrightarrow \overrightarrow{n}_1 \cdot \overrightarrow{n}_2=0 \Leftrightarrow 2.4m+(-3)\cdot (-3)=0\Leftrightarrow m=-\displaystyle\frac{9}{8}.\)
Ví dụ 31. Với giá trị nào của \(m\) thì hai đường thẳng \(d_1\colon 4x-3y+3m=0\) và \(d_2 \colon \begin{cases} x=1+2t \\ y=4+mt \end{cases}\)rùng nhau?
A. \(m=-\displaystyle\frac{8}{3}\)
B. \(m=\displaystyle\frac{8}{3}\)
C. \(m=-\displaystyle\frac{4}{3}\)
D. \(m=\displaystyle\frac{4}{3}\)
\(\begin{cases} d_1\colon 4x-3y+3m=0 \Rightarrow \overrightarrow{n}_1=(4;-3). \\ d_2 \colon \begin{cases} x=1+2t \\ y=4+mt\end{cases}\Rightarrow A (1;4)\in d_2, \overrightarrow{n}_2=(m;-2)\end{cases}.\)
Khi đó \(d_1 \equiv d_2 \Leftrightarrow \begin{cases} A\in d_1 \\ \overrightarrow{n}_1 \text{ cùng phương với } \overrightarrow{n}_2\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} A\in d_1 \\ \displaystyle\frac{m}{4}=\displaystyle\frac{-2}{-3}\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} 3m-8=0 \\ m=\displaystyle\frac{8}{3} \end{cases} \Leftrightarrow m=\displaystyle\frac{8}{3}.\)
Ví dụ 32. Với giá trị nào của \(m\) thì hai đường thẳng \(d_1\colon 3mx+2y-6=0\) và \(d_2\colon \left(m^2+2\right)x+2my-3=0\) song song?
A. \(m=1;\ m=-1\)
B. \(m\in \varnothing \)
C. \(m=2\)
D. \(m=-1\)
Ta có \(\begin{cases} d_1\colon 3mx+2y-6=0 \Rightarrow \overrightarrow{n}_1=(3m;2) \\ d_2\colon \left(m^2+2\right)x+2my-3=0 \Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left( m^2+2;2m\right).\end{cases}\)
\(\bullet\quad\) \(m=0 \Rightarrow \begin{cases} d_1\colon y-3=0 \\ d_2\colon 2x+2y-3=0\end{cases} \Rightarrow m=0\) không thỏa mãn.
\(\bullet\quad\) \( m \neq 0\), khi đó \( d_1\parallel d_2 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{m^2+2}{3m}=\displaystyle\frac{2m}{2}\neq \displaystyle\frac{-3}{-6} \Leftrightarrow m=\pm 1.\)
Ví dụ 33. Với giá trị nào của \(m\) thì hai đường thẳng \(d_1\colon \begin{cases} x=8-(m+1)t \\ y=10+t\end{cases}\) và \(d_2\colon mx+2y-14=0\) song song?
A. \(m=1\) hoặc \(m=-2\)
B. \(m=1\)
C. \(m=-2\)
D. \(m\in \varnothing \)
Ta có \(\begin{cases} d_1\colon \begin{cases} x=8-(m+1)t\\ y=10+t\end{cases}\Rightarrow A\left(8;10\right)\in d_1, \overrightarrow{n}_1=(1;m+1) \\ d_2\colon mx+2y-14=0 \Rightarrow \overrightarrow{n}_2=(m;2).\end{cases}\)
Khi đó \(d_1\parallel d_2\) khi và chỉ khi \(\begin{cases} A \notin d_2 \\ \overrightarrow{n}_1 \text{ cùng phương với } \overrightarrow{n}_2=(0;2).\end{cases}\)
\(\bullet\quad\) Với \(m=0\) ta có \(\begin{cases} A \notin d_2 \\ \overrightarrow{n}_1=(1;1), \overrightarrow{n}_2=(0;2)\end{cases}\). Suy ra \(m=0\) không thỏa mãn.
\(\bullet\quad\) Với \(m \neq 0\) ta có \(\begin{cases} A \notin d_2 \\ \displaystyle\frac {1}{m} = \displaystyle\frac{m+1}{2}.\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} 8m+6 \neq 0 \\ m^2+m-2=0 \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} m \neq -\displaystyle\frac{3}{4} \\ m=1;m=-2 \end{cases} \Leftrightarrow m=1\ \vee\ m=-2.\)
Ví dụ 34. Với giá trị nào của \(m\) thì hai đường thẳng \(d_1\colon (m-3)x+2y+m^2-1=0\) và \(d_2\colon -x+my+m^2-2m+1=0\) cắt nhau?
A. \(m\ne 1\)
B. \(\begin{cases} m \neq 1 \\ m \neq 2 \end{cases}\)
C. \(m\ne 2\)
D. \(m \neq 1\) hoặc \(m \neq 2\)
Ta có \(\begin{cases} d_1\colon (m-3)x+2y+m^2-1=0\\ d_2\colon -x+my+m^2-2m+1=0.\end{cases}\).
Khi đó \(d_1\cap d_2=M\) khi và chỉ khi
\(\bullet\quad\) Với \(m=0\) ta có \(\begin{cases} d_1:-3x+2y-1=0 \\ d_2:-x+1=0 \end{cases}\) (thoả mãn).
\(\bullet\quad\) Với \(m \neq 0\) ta có \(\displaystyle\frac{m-3}{-1} \not = \displaystyle\frac{2}{m}\Leftrightarrow \begin{cases} m\neq1 \\ m \neq 2. \end{cases}\)
Ví dụ 35. Với giá trị nào của \(m\) thì hai đường thẳng \(\Delta_1\colon \begin{cases} x=m+2t \\ y=1+(m^2+1)t \end{cases}\) và \(\Delta_2 \colon \begin{cases} x=1+mt \\ y=m+t \end{cases}\) trùng nhau?
A. \(m=\displaystyle\frac{4}{3}\)
B. \(m\in\varnothing\)
C. \(m=1\)
D. \(m=-3\)
Ta có \(\begin{cases} \Delta_1\colon \begin{cases} x=m+2t \\ y=1+(m^2+1)t \end{cases}\Rightarrow A(m;1) \in d_1, \overrightarrow{u}_1= (2;m^2+1). \\ \Delta_2 \colon \begin{cases} x=1+mt \\ y=m+t \end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{u}_2=(m;1).\end{cases}\)
Khi đó \(d_1\equiv d_2\) khi và chỉ khi
\[\begin{aligned}&\begin{cases} A \in d_2 \\ \displaystyle\frac{m}{2}=\displaystyle\frac{1}{m^2+1} \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} m=1+mt \\ 1=m+t \\ m^3+m-2=0 \end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} m=1+m(1-m) \\ (m-1)(m^2+m+2)=0 \end{cases} \Leftrightarrow\begin{cases} m^2-1=0 \\ m-1=0 \end{cases} \Leftrightarrow m=1.\end{aligned}\]
Ví dụ 36. Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng \(\Delta\colon 5x+2y-10=0\) và trục hoành.
A. \((0;2)\)
B. \((0;5)\)
C. \((2;0)\)
D. \((-2;0)\)
Tọa độ giao điểm của đường thẳng \(\Delta\) với trục hoành là nghiệm của hệ phương trình
\[\begin{cases} y=0 \\ 5x+2y-10=0\end{cases} \Leftrightarrow begin{cases} x=2 \\ y=0.\end{cases}\]
Ví dụ 37. Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng \(d:\begin{cases} x=2t \\ y=-5+15t\end{cases}\) và trục tung.
A. \(\left(\displaystyle\frac{2}{3};0\right)\)
B. \((-5;0)\)
C. \((0;-5)\)
D. \((0;5)\)
Gọi \(M(x;y)\) là giao điểm của đường thẳng \(d\) với trục tung.
Khi đó tọa độc của \(M\) là nghiệm của hệ
\[\begin{cases} x=2t \\ y=-5+15t\\ y=0 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=\displaystyle\frac{2}{3}\\ y=0\\ t=\displaystyle\frac{1}{3}\end{cases} \Rightarrow M\left(\displaystyle\frac{2}{3};0\right).\]
Ví dụ 38. Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng \(7x-3y+16=0\) và \(x+10=0\).
A. \((-10;-18)\)
B. \((10;18)\)
C. \((-10;18)\)
D. \((10;-18)\)
Tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là nghiệm của hệ \[\begin{cases}7x-3y+16=0 \\ x+10=0 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=-10 \\ y=-18.\end{cases}\]
Ví dụ 39. Tìm toạ độ giao điểm của hai đường thẳng \(d_1\colon\begin{cases}x=-3+4t \\y=2+5t\end{cases}\) và \(d_2\colon\begin{cases}x=1+4t' \\ y=7-5t'.\end{cases}\)
A. \((1;7)\)
B. \((-3;2)\)
C. \((2;-3)\)
D. \((5;1)\)
Xét hệ phương trình \(\begin{cases}-3+4t=1+4t' \\ 2+5t=7-5t'\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} t-t'=1 \\ t+t'=1\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} t=1\\ t'=0.\end{cases}\)
Thay \(t=1\) vào đường thẳng \(d_1\) ta được \(\begin{cases} x=1 \\ y=7.\end{cases}\)
Ví dụ 40. Cho hai đường thẳng \(d_1\colon 2x+3y-19=0\) và \(d_2\colon \begin{cases}x=22+2t \\ y=55+5t\end{cases}\). Tìm toạ độ giao điểm của hai đường thẳng đã cho.
A. \((2;5)\)
B. \((10;25)\)
C. \((-1;7)\)
D. \((5;2)\)
Gọi \(M(x;y)\) là giao điểm của hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\).
Khi đó tọa độ giao điểm của \(M\) là nghiệm của hệ
\[\begin{cases}2x+3y-19=0 \\ x=22+2t \\ y=55+5t\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases} x=2 \\ y=5 \\ t=-10\end{cases}\Rightarrow M(2;5).\]
Ví dụ 41. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(A(2;0)\), \(B(1;4)\) và đường thẳng \(d\colon\begin{cases} x=-t \\ y=2-t\end{cases}\). Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng \(AB\) và \(d\).
A. \((2;0)\)
B. \((-2;0)\)
C. \((0;2)\)
D. \((0;-2)\)
Phương trình đường thẳng \(AB\) có dạng \(4x-3y+8=0\).
Gọi \(M(x;y)\) là giao điểm của \(AB\) với \(d\).
Khi đó tọa độ của \(M\) là nghiệm của hệ
\[\begin{cases}4x-3y+8=0\\ x=-t \\ y=2-t\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} x=-2 \\ y=0 \\ t=2\end{cases}\Rightarrow M(-2;0).\]
Ví dụ 42. Xác định \(a\) để hai đường thẳng \(d_1\colon ax+3y-4=0\) và \(d_2\colon\begin{cases} x=-1+t \\ y=3+3t\end{cases}\) cắt nhau tại một điểm nằm trên trục hoành.
A. \(a=1\)
B. \(a=-1\)
C. \(a=2\)
D. \(a=-2\)
Gọi \(A(x;y)\) là giao điểm của đường thẳng \(d_2\) với trục \(Ox\). Khi đó tọa độ của \(A\) là nghiệm của hệ
\[\begin{cases} x=-1+t \\ y=3+3t\\ y=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=-2 \\ y=0 \\ t=-1\end{cases}\Rightarrow A(-2;0).\]
Vì \(A\in d_1\Rightarrow -2a-4=0\Leftrightarrow a=-2.\)
Ví dụ 43. Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hai đường thẳng \(d_1\colon 4x+3my-m^2=0\) và \(d_2\colon\begin{cases} x=2+t \\ y=6+2t\end{cases}\) cắt nhau tại một điểm thuộc trục tung.
A. \(m=0\) hoặc \(m=-6\)
B. \(m=0\) hoặc \(m=2\)
C. \(m=0\) hoặc \(m=-2\)
D. \(m=0\) hoặc \(m=6\)
Gọi \(A(x;y)\) là giao điểm của đường thẳng \(d_2\) với trục \(Oy\). khi đó tọa độ của \(A\) là nghiệm của hệ
\[\begin{cases}x=2+t \\ y=6+2t \\ x=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=0 \\ y=2 \\ t=-2\end{cases}\Rightarrow A(0;2).\]
Vì \(A\in d_1\Rightarrow 6m-m^2=0\Leftrightarrow m=0 \ \vee\ m=6.\)
Ví dụ 44. Cho ba đường thẳng \(d_1\colon 3x-2y+5=0\), \(d_2\colon 2x+4y-7=0\), \(d_3\colon 3x+4y-1=0\). Phương trình đường thẳng \(d\) đi qua giao điểm của \(d_1\) và \(d_2\), và song song với \(d_3\) là
A. \(24x+32y-53=0\)
B. \(24x+32y+53=0\)
C. \(24x-32y+53=0\)
D. \(24x-32y-53=0\)
Gọi \(A(x;y)\) là giao điểm của hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\) nên tọa độ của nó là nghiệm của hệ
\(\begin{cases}3x-2y+5=0 \\ 2x+4y-7=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=-\displaystyle\frac{3}{8} \\ y=\displaystyle\frac{31}{16}\end{cases}\Rightarrow A\left(-\displaystyle\frac{3}{8};\displaystyle\frac{31}{16}\right).\)
Đường thẳng \(d\) song song với \(d_3\) nên \(d\colon 3x+4y+c=0\).
Vì \(A\in d \Rightarrow -\displaystyle\frac{9}{8}+\displaystyle\frac{31}{4}+c=0\Leftrightarrow c=-\displaystyle\frac{53}{8}.\)
Vậy \(d:3x+4y-\displaystyle\frac{53}{8}=0\Leftrightarrow d\colon24x+32y-53=0.\)
Ví dụ 45. Lập phương trình đường thẳng \(\Delta \) đi qua giao điểm của hai đường thẳng \(d_1\colon x+3y-1=0\), \(d_2\colon x-3y-5=0\) và vuông góc với đường thẳng \(d_3\colon 2x-y+7=0\).
A. \(3x+6y-5=0\)
B. \(6x+12y-5=0\)
C. \(6x+12y+10=0\)
D. \(x+2y+10=0\)
Gọi \(A(x;y)\) là giao điểm của \(d_1\) và \(d_2\) nên tọa độ của nó là nghiệm của hệ
\[\begin{cases}x+3y-1=0 \\ x-3y-5=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=3 \\ y=-\displaystyle\frac{2}{3}\end{cases}\Rightarrow A\left(3;-\displaystyle\frac{2}{3}\right).\]
Đường thẳng \(\Delta\perp d_3\) nên \(\Delta\colon x+2y+c=0\).
Vì \(A\in \Delta \Rightarrow 3+2.\left(-\displaystyle\frac{2}{3}\right)+c=0\Leftrightarrow c=-\displaystyle\frac{5}{3}.\)
Vậy \(\Delta\colon x+2y-\displaystyle\frac{5}{3}=0\Leftrightarrow \Delta\colon 3x+6y-5=0.\)
Ví dụ 46. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho ba đường thẳng lần lượt có phương trình \(d_1\colon 3x-4y+15=0\), \(d_2\colon 5x+2y-1=0\) và \(d_3\colon mx-\left(2m-1\right)y+9m-13=0\). Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để ba đường thẳng đã cho cùng đi qua một điểm.
A. \(m=\displaystyle\frac{1}{5}\)
B. \(m=-5\)
C. \(m=-\displaystyle\frac{1}{5}\)
D. \(m=5\)
Gọi \(A(x;y)\) là giao điểm của \(d_1\) và \(d_2\) nên tọa độ của nó là nghiệm của hệ
\[\begin{cases}3x-4y+15=0 \\ 5x+2y-1=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=-1 \\ y=3\end{cases}\Rightarrow A(-1;3).\]
Vì \(A\in d_3\Rightarrow-m-6m+3+9m-13=0\Leftrightarrow m=5.\)
Ví dụ 47. Nếu ba đường thẳng \(d_1\colon 2x+y-4=0\), \(d_2\colon 5x-2y+3=0\) và \(d_3\colon mx+3y-2=0\) đồng quy thì \(m\) nhận giá trị nào sau đây?
A. \(\displaystyle\frac{12}{5}\)
B. \(-\displaystyle\frac{12}{5}\)
C. \(12\)
D. \(-12\)
Gọi \(A(x;y)\) là giao điểm của \(d_1\) và \(d_2\) nên tọa độ của nó là nghiệm của hệ
\[\begin{cases}2x+y-4=0 \\ 5x-2y+3=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=\displaystyle\frac{5}{9} \\ y=\displaystyle\frac{26}{9} \end{cases}\Rightarrow A\left(\displaystyle\frac{5}{9};\displaystyle\frac{26}{9}\right).\]
Vì \(A\in d_3\Rightarrow \displaystyle\frac{5m}{9}+\displaystyle\frac{26}{3}-2=0 \Leftrightarrow m=-12.\)
Ví dụ 48. Với giá trị nào của \(m\) thì ba đường thẳng \(d_1\colon 3x-4y+15=0\), \(d_2\colon 5x+2y-1=0\) và \(d_3\colon mx-4y+15=0\) đồng quy?
A. \(m=-5\)
B. \(m=5\)
C. \(m=3\)
D. \(m=-3\)
Gọi \(A(x;y)\) là giao điểm của \(d_1\) và \(d_2\) nên tọa độ của nó là nghiệm của hệ
\[\begin{cases}3x-4y+15=0 \\ 5x+2y-1=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=-1 \\ y=3\end{cases}\Rightarrow A(-1;3).\]
Vì \(A\in d_3\Rightarrow -m-12+15=0\Leftrightarrow m=3.\)
Ví dụ 49. Với giá trị nào của \(m\) thì ba đường thẳng \(d_1\colon 2x+y-1=0\), \(d_2\colon x+2y+1=0\) và \(d_3\colon mx-y-7=0\) đồng quy?
A. \(m=-6\)
B. \(m=6\)
C. \(m=-5\)
D. \(m=5\)
Gọi \(A(x;y)\) là giao điểm của \(d_1\) và \(d_2\) nên tọa độ của nó là nghiệm của hệ
\[\begin{cases}2x+y1=0 \\ x+2y+1=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=1 \\ y=-1\end{cases}\Rightarrow A(1;-1).\]
Vì \(A\in d_3\Rightarrow m+1-7=0\Leftrightarrow m=6.\)
Dạng 4. Tính góc giữa hai đường thẳng
Ví dụ 1. Tính góc tạo bởi giữa hai đường thẳng \(d_1\colon 2x-y-10=0\) và \(d_2\colon x-3y+9=0\)
A. \({30}^{\circ}\)
B. \(45^{\circ}\)
C. \(60^{\circ}\)
D. \(135^{\circ}\)
Ta có \(\begin{cases} d_1\colon 2x-y-10=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_1=\left(2;-1\right) \\ d_2\colon x-3y+9=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(1;-3\right) \end{cases}\)
\(\Rightarrow \cos\left(d_1;d_2\right)=\cos \varphi =\displaystyle\frac{\left| 2\cdot 1+\left(-1\right)\cdot \left(-3\right)\right|}{\sqrt{2^2+{\left(-1\right)^2}}\cdot\sqrt{1^2+{\left(-3\right)}^2}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\)
\(\Rightarrow \varphi ={45}^{\circ}\).
Ví dụ 2. Tính góc tạo bởi giữa hai đường thẳng \(d_1\colon 7x-3y+6=0\) và \(d_2\colon 2x-5y-4=0\).
A. \(\displaystyle\frac{\pi}{4}\)
B. \(\displaystyle\frac{\pi}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{2\pi}{3}\)
D. \(\displaystyle\frac{3\pi}{4}\)
Ta có \(\begin{cases} d_1\colon 7x-3y+6=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_1=\left(7;-3\right) \\ d_2\colon 2x-5y-4=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(2;-5\right) \end{cases}\)
\(\xrightarrow{\varphi =\left(d_1;d_2\right)}\cos \varphi =\displaystyle\frac{\left| 14+15\right|}{\sqrt{49+9}.\sqrt{4+25}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\)
\(\Rightarrow \varphi =\displaystyle\frac{\pi}{4}.\)
Ví dụ 3. Tính góc tạo bởi giữa hai đường thẳng \(d_1\colon 2x+2\sqrt{3}y+5=0\) và \(d_2\colon y-6=0.\)
A. \({30}^{\circ}\)
B. \(45^{\circ}\)
C. \(60^{\circ}\)
D. \(90^{\circ}\)
Ta có \(\begin{cases} d_1\colon 2x+2\sqrt 3 y+5=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_1=\left(1;\sqrt{3}\right) \\ d_2\colon y-6=0 \Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(0;1\right) \end{cases}\)
\(\xrightarrow{\varphi =\left(d_1;d_2\right)}\cos \varphi =\displaystyle\frac{\left| \sqrt{3}\right|}{\sqrt{1+3}\cdot \sqrt{0+1}}=\displaystyle\frac{\sqrt 3}{2}\)
\(\Rightarrow \varphi ={30}^{\circ}.\)
Ví dụ 4. Tính góc tạo bởi giữa hai đường thẳng \(d_1\colon x+\sqrt{3}y=0\) và \(d_2\colon x+10=0.\)
A. \(30^{\circ}\)
B. \(45^{\circ}\)
C. \(60^{\circ}\)
D. \(90^{\circ}\)
\(\begin{cases} d_1\colon x+\sqrt{3}y=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_1=\left(1;\sqrt{3}\right) \\ d_2\colon x+10=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(1;0\right) \end{cases}\)
\(\xrightarrow{\varphi =\left(d_1;d_2\right)}\cos \varphi =\displaystyle\frac{\left| 1+0\right|}{\sqrt{1+3}\cdot \sqrt{1+0}}=\displaystyle\frac{1}{2}\)
\(\Rightarrow \varphi ={60}^{\circ}.\)
Ví dụ 5. Tính góc tạo bởi giữa hai đường thẳng \(d_1\colon 6x-5y+15=0\) và \(d_2\colon \begin{cases} x=10-6t \\ y=1+5t \end{cases}.\)
A. \(30^{\circ}\)
B. \(45^{\circ}\)
C. \(60^{\circ}\)
D. \(90^{\circ}\)
\(\begin{cases} d_1\colon 6x-5y+15=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_1=\left(6;-5\right) \\ d_2\colon \begin{cases} x=10-6t \\ y=1+5t \end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(5;6\right) \end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{n}_1\cdot \overrightarrow{n}_2=0\xrightarrow{\varphi =\left(d_1;d_2\right)}\varphi =90^{\circ}.\)
Ví dụ 6. Cho đường thẳng \(d_1\colon x+2y-7=0\) và \(d_2\colon 2x-4y+9=0\). Tính cosin của góc tạo bởi giữa hai đường thẳng đã cho.
A. \(-\displaystyle\frac{3}{5}\)
B. \(\displaystyle\frac{2}{\sqrt{5}}\)
C. \(\displaystyle\frac{3}{5}\)
D. \(\displaystyle\frac{3}{\sqrt{5}}\)
\(\begin{cases} d_1\colon x+2y-7=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_1=\left(1;2\right) \\ d_2\colon 2x-4y+9=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(1;-2\right) \end{cases}\xrightarrow{\varphi =\left(d_1;d_2\right)}\cos \varphi =\displaystyle\frac{\left| 1-4\right|}{\sqrt{1+4}\cdot \sqrt{1+4}}=\displaystyle\frac{3}{5}.\)
Ví dụ 7. Cho đường thẳng \(d_1\colon x+2y-2=0\) và \(d_2\colon x-y=0\). Tính cosin của góc tạo bởi giữa hai đường thẳng đã cho.
A. \(\displaystyle\frac{\sqrt{10}}{10}\)
B. \(\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{3}\)
C. \(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\)
D. \(\sqrt{3}\)
\(\begin{cases} d_1\colon x+2y-2=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_1=\left(1;2\right) \\ d_2\colon x-y=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(1;-1\right) \end{cases}\xrightarrow{\varphi =\left(d_1;d_2\right)}\cos \varphi =\displaystyle\frac{\left| 1-2\right|}{\sqrt{1+4}\cdot\sqrt{1+1}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{10}}.\)
Ví dụ 8. Cho đường thẳng \(d_1\colon 10x+5y-1=0\) và \(d_2\colon\begin{cases} x=2+t \\ y=1-t \\ \end{cases}\). Tính cosin của góc tạo bởi giữa hai đường thẳng đã cho.
A. \(\displaystyle\frac{3\sqrt{10}}{10}\)
B. \(\displaystyle\frac{3}{5}\)
C. \(\displaystyle\frac{\sqrt{10}}{10}\)
D. \(\displaystyle\frac{3}{10}\)
\(\begin{cases} d_1\colon 10x+5y-1=0\Rightarrow {{\overrightarrow{n}}}_1=\left(2;1\right) \\ d_2\colon \left\{\begin{matrix} x=2+t \\ y=1-t \\ \end{matrix}\right.\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(1;1\right) \end{cases}\xrightarrow{\varphi =\left(d_1;d_2\right)}\cos \varphi =\displaystyle\frac{\left| 2+1\right|}{\sqrt{4+1}\cdot \sqrt{1+1}}=\displaystyle\frac{3}{\sqrt{10}}.\)
Ví dụ 9. Cho đường thẳng \(d_1\colon 3x+4y+1=0\) và \(d_2\colon \begin{cases} x=15+12t \\ y=1+5t \end{cases}\). Tính cosin của góc tạo bởi giữa hai đường thẳng đã cho.
A. \(\displaystyle\frac{56}{65}\)
B. \(-\displaystyle\frac{33}{65}\)
C. \(\displaystyle\frac{6}{65}\)
D. \(\displaystyle\frac{33}{65}\)
\(\begin{cases} d_1\colon 3x+4y+1=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_1=\left(3;4\right) \\ d_2\colon \begin{cases} x=15+12t \\ y=1+5t \end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(5;-12\right) \end{cases}\xrightarrow{\varphi =\left(d_1;d_2\right)}\cos \varphi =\displaystyle\frac{\left| 15-48\right|}{\sqrt{9+16}.\sqrt{25+144}}=\displaystyle\frac{33}{65}.\)
Ví dụ 10. Cho đường thẳng \(d_1\colon 2x+3y+{m}^2-1=0\) và \(d_2\colon \begin{cases} x=2m-1+t \\ y=m^4-1+3t \end{cases}\). Tính cosin của góc tạo bởi giữa hai đường thẳng đã cho.
A. \(\displaystyle\frac{3}{\sqrt{130}}\)
B. \(\displaystyle\frac{2}{5\sqrt{5}}\)
C. \(\displaystyle\frac{3}{\sqrt{5}}\)
D. \(-\displaystyle\frac{1}{2}\)
\(\begin{cases} d_1\colon 2x+3y+m^2-1=0\Rightarrow {{\overrightarrow{n}}}_1=\left(2;3\right) \\ d_2\colon \begin{cases} x=2m-1+t \\ y={m}^4-1+3t \end{cases}\Rightarrow {{\overrightarrow{n}}}_2=\left(3;-1\right) \end{cases}\xrightarrow{\varphi =\left(d_1;d_2\right)}\cos \varphi =\displaystyle\frac{\left| 6-3\right|}{\sqrt{4+9}\cdot \sqrt{9+1}}=\displaystyle\frac{3}{\sqrt{130}}.\)
Ví dụ 11. Cho hai đường thẳng \(d_1\colon 3x+4y+12=0\) và \(d_2\colon \begin{cases} x=2+at \\ y=1-2t \end{cases}\). Tìm các giá trị của tham số \(a\) để \(d_1\) và \(d_2\) hợp với nhau một góc bằng \(45^0.\)
A. \(a=\displaystyle\frac{2}{7}\) hoặc \(a=-14\)
B. \(a=\displaystyle\frac{7}{2}\) hoặc \(a=14\)
C. \(a=5\) hoặc \(a=-14\)
D. \(a=\displaystyle\frac{2}{7}\) hoặc \(a=5\)
\(\begin{cases} d_1\colon 3x+4y+12=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_1=\left(3;4\right) \\ d_2\colon \begin{cases} x=2+at \\ y=1-2t \end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=\left(2;a\right) \end{cases}\)
\(\xrightarrow{\varphi =\left(d_1;d_2\right)=45^{\circ}} \displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}=\cos {45}^{\circ}=\cos \varphi =\displaystyle\frac{\left| 6+4a\right|}{\sqrt{25}\cdot \sqrt{a^2+4}}\)
\(\Leftrightarrow 25\left(a^2+4\right)=8\left(4a^2+12a+9\right)\Leftrightarrow 7a^2+96a-28=0\Leftrightarrow a=-14 \ \vee\ a=\displaystyle\frac{2}{7}.\)
Ví dụ 12. Đường thẳng \(\Delta \) đi qua giao điểm của hai đường thẳng \(d_1\colon 2x+y-3=0\) và \(d_2\colon x-2y+1=0\) đồng thời tạo với đường thẳng \(d_3\colon y-1=0\) một góc \(45^{\circ}\) có phương trình:
A. \(x+(1-\sqrt{2})y=0\) hoặc \(x-y-1=0\)
B. \(x+2y=0\) hoặc \(x-4y=0\)
C. \(x-y=0\) hoặc \(x+y-2=0\)
D. \(2x+1=0\) hoặc \(y+5=0\)
\(\begin{cases} d_1\colon 2x+y-3=0 \\ d_2\colon x-2y+1=0 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=1 \\ y=1 \end{cases}\Rightarrow d_1\cap d_2=A\left(1;1\right)\in \Delta.\)
Ta có \(d_3\colon y-1=0\Rightarrow \overrightarrow{n}_3=\left(0;1\right),\) gọi \({\overrightarrow{n}}_{\Delta}=\left(a;b\right),\ \varphi =\left(\Delta;d_3\right)\).
Khi đó \(\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}=\cos \varphi =\displaystyle\frac{\left| b\right|}{\sqrt {a^2+b^2}\cdot \sqrt{0+1}}\)
\(\Leftrightarrow a^2+b^2=2b^2\Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &a=b\Rightarrow a=b=1 \Rightarrow \Delta\colon x+y-2=0\\ &a=-b\Rightarrow a=1,\ b=-1\Rightarrow \Delta\colon x-y=0.\end{aligned}\right.\)
Ví dụ 13. Đường thẳng \(\Delta \) tạo với đường thẳng \(d\colon x+2y-6=0\) một góc \(45^{\circ}\). Tìm hệ số góc \(k\) của đường thẳng \(\Delta \).
A. \(k=\displaystyle\frac{1}{3}\) hoặc \(k=-3\)
B. \(k=-\displaystyle\frac{1}{3}\) hoặc \(k=-3\)
C. \(k=\displaystyle\frac{1}{3}\) hoặc \(k=3\)
D. \(k=-\displaystyle\frac{1}{3}\) hoặc \(k=3\)
\(d\colon x+2y-6=0\Rightarrow {\overrightarrow{n}}_d=\left(1;2\right),\) gọi \({\overrightarrow{n}}_{\Delta}=\left(a;b\right)\Rightarrow k_{\Delta}=-\displaystyle\frac{a}{b}.\)
Ta có \(\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}=\cos {45}^{\circ}=\displaystyle\frac{\left| a+2b\right|}{\sqrt{a^2+b^2}\cdot\sqrt{5}}\Leftrightarrow 5\left(a^2+b^2\right)=2a^2+8ab+8b^2\)
\(\Leftrightarrow 3a^2-8ab-3b^2=0\Leftrightarrow a=-\displaystyle\frac{1}{3}b\Rightarrow k_{\Delta}=\displaystyle\frac{1}{3} \ \vee\ a=3b\Rightarrow k_{\Delta}=-3.\)
Ví dụ 14. Biết rằng có đúng hai giá trị của tham số \(k\) để đường thẳng \(d\colon y=kx\) tạo với đường thẳng \(\Delta\colon y=x\) một góc \(60^\circ\). Tổng hai giá trị của \(k\) bằng
A. \(-8\)
B. \(-4\)
C. \(-1\)
D. \(-1\)
\(\begin{cases} d\colon y=kx\Rightarrow \overrightarrow{n}_d=\left(k;-1\right) \\ \Delta \colon y=x\Rightarrow \overrightarrow{n}_{\Delta}=\left(1;-1\right) \end{cases}\)
\(\Rightarrow\displaystyle\frac{1}{2}=\cos{60^\circ}=\displaystyle\frac{\left| k+1\right|}{\sqrt{k^2+1}}\cdot\sqrt{2}\Leftrightarrow k^2+1=2k^2+4k+2\)
\( \Leftrightarrow k^2+4k+1=0\)
\(\xrightarrow{sol:k=k_1,k=k_2}k_1+k_2=-4.\)
Ví dụ 15. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho đường thẳng \(d\colon 3x+4y-5=0\) và hai điểm \(A\left(1;3\right)\), \(B\left(2;m\right)\). Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để \(A\) và \(B\) nằm cùng phía đối với \(d\).
A. \(m < 0\)
B. \(m > -\displaystyle\frac{1}{4}\)
C. \(m > -1\)
D. \(m=-\displaystyle\frac{1}{4}\)
\(A\left(1;3\right)\), \(B\left(2;m\right)\) nằm cùng phía với \(d\colon 3x+4y-5=0\) khi và chỉ khi
\(\left(3x_A+4y_A-5\right)\left(3x_B+4y_B-5\right) > 0\Leftrightarrow 10\left(1+4m\right) > 0\Leftrightarrow m > -\displaystyle\frac{1}{4}.\)
Ví dụ 16. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho đường thẳng \(d\colon 4x-7y+m=0\) và hai điểm \(A\left(1;2\right)\), \(B\left(-3;4\right)\). Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để \(d\) và đoạn thẳng \(AB\) có điểm chung.
A. \(10\le m\le 40\)
B. \(m > 40\) hoặc \(m < 10\)
C. \(10 < m < 40\)
D. \(m < 10\)
Đoạn thẳng \(AB\) và \(d\colon 4x-7y+m=0\) có điểm chung khi và chỉ khi
\(\left(4x_A-7y_A+m\right)\left(4x_B-7y_B+m\right)\le 0\Leftrightarrow \left(m-10\right)\left(m-40\right)\le 0\Leftrightarrow 10\le m\le 40.\)
Ví dụ 17. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho đường thẳng \(d\colon \begin{cases} x=2+t \\ y=1-3t \end{cases}\) và hai điểm \(A\left(1;2\right)\), \(B\left(-2;m\right)\). Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để \(A\) và \(B\) nằm cùng phía đối với \(d\).
A. \(m > 13\)
B. \(m\ge 13\)
C. \(m < 13\)
D. \(m = 13\)
\(d\colon \begin{cases} x=2+t \\ y=1-3t \end{cases}\Rightarrow d\colon 3x+y-7=0.\)
Khi đó điều kiện bài toán trở thành
\(\left(3x_A+y_A-7\right)\left(3x_B+y_B-7\right) > 0\Leftrightarrow-2\left(m-13\right) > 0\Leftrightarrow m < 13.\)
Ví dụ 18. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho đường thẳng \(d\colon \begin{cases} x=m+2t \\ y=1-t \end{cases}\) và hai điểm \(A\left(1;2\right)\), \(B\left(-3;4\right)\). Tìm \(m\) để \(d\) cắt đoạn thẳng \(AB\).
A. \(m < 3\)
B. \(m=3\)
C. \(m > 3\)
D. \(m\in\varnothing\)
\(d\colon \begin{cases} x=m+2t \\ y=1-t \end{cases}\Rightarrow d:x+2y-m-2=0.\)
Đoạn thẳng \(AB\) cắt \(d\) khi và chỉ khi
\(\left(x_A+2y_A-m-2\right)\left(x_B+2y_B-m-2\right)\le 0\Leftrightarrow {\left(3-m\right)}^2\le 0\Leftrightarrow m=3.\)
Ví dụ 19. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A\left(1;3\right)\), \(B\left(-2;4\right)\) và \(C\left(-1;5\right)\). Đường thẳng \(d\colon 2x-3y+6=0\) cắt cạnh nào của tam giác đã cho?
A. Cạnh \(AC\)
B. Cạnh \(AB\)
C. Cạnh \(BC\)
D. Không cạnh nào
Đặt \(f\left(x;y\right)=2x-3y+6\Rightarrow\begin{cases} f\left(A\left(1;3\right)\right)=-1 < 0 \\ f\left(B\left(-2;4\right)\right)=-10 < 0 \\ f\left(C\left(-1;5\right)\right)=-11 < 0 \end{cases}\)
\(\Rightarrow d\) không cắt cạnh nào của tam giác \(ABC\).
Ví dụ 20. Cặp đường thẳng nào dưới đây là phân giác của các góc hợp bởi hai đường thẳng \(\Delta_1\colon x+2y-3=0\) và \(\Delta_2\colon 2x-y+3=0\).
A. \(3x+y=0\) và \(x-3y=0\)
B. \(3x+y=0\) và \(x+3y-6=0\)
C. \(3x+y=0\) và \(-x+3y-6=0\)
D. \(3x+y+6=0\) và \(x-3y-6=0\)
Điểm \(M\left(x;y\right)\) thuộc đường phân giác của các góc tạo bởi \({\Delta}_1;{\Delta}_2\) khi và chỉ khi
\(d\left(M;{\Delta}_1\right)=d\left(M;{\Delta}_2\right)\Leftrightarrow \displaystyle\frac{\left| x+2y-3\right|}{\sqrt{5}}=\displaystyle\frac{\left| 2x-y+3\right|}{\sqrt{5}}\Leftrightarrow 3x+y=0 \quad \text{hoặc}\quad x-3y+6=0.\)
Ví dụ 21. Cặp đường thẳng nào dưới đây là phân giác của các góc hợp bởi đường thẳng \(\Delta\colon x+y=0\) và trục hoành.
A. \(\left(1+\sqrt{2}\right)x+y=0\); \(x-\left(1-\sqrt{2}\right)y=0\)
B. \(\left(1+\sqrt{2}\right)x+y=0\); \(x+\left(1-\sqrt{2}\right)y=0\)
C. \(\left(1+\sqrt{2}\right)x-y=0\); \(x+\left(1-\sqrt{2}\right)y=0\)
D. \(x+\left(1+\sqrt{2}\right)y=0\); \(x+\left(1-\sqrt{2}\right)y=0\)
Điểm \(M\left(x;y\right)\) thuộc đường phân giác của các góc tạo bởi \(\Delta;Ox\colon y=0\) khi và chỉ khi
\(d\left(M;\Delta\right)=d\left(M;Ox\right)\Leftrightarrow \displaystyle\frac{\left| x+y\right|}{\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{\left| y\right|}{\sqrt{1}}\Leftrightarrow x+\left(1+\sqrt{2}\right)y=0 \quad \text{hoặc}\quad x+\left(1-\sqrt{2}\right)y=0.\)
Ví dụ 22. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A\left(\displaystyle\frac{7}{4};3\right)\), \(B\left(1;2\right)\) và \(C\left(-4;3\right)\). Phương trình đường phân giác trong của góc \(A\) là:
A. \(4x+2y-13=0\)
B. \(4x-8y+17=0\)
C. \(4x-2y-1=0\)
D. \(4x+8y-31=0\)
\[\begin{cases} A\left(\displaystyle\frac{7}{4};3\right),B\left(1;2\right)\Rightarrow AB\colon 4x-3y+2=0 \\ A\left(\displaystyle\frac{7}{4};3\right),C\left(-4;3\right)\Rightarrow AC\colon y-3=0 \end{cases}.\]
Suy ra các đường phân giác góc \(A\) là
\[\displaystyle\frac{\left| 4x-3y+2\right|}{5}=\displaystyle\frac{\left| y-3\right|}{1}\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&4x+2y-13=0\\ &4x-8y+17=0.\end{aligned}\right.\]
Đặt \(f\left(x;y\right)=4x+2y-13\). Ta có
\[\begin{cases} f\left(B\left(1;2\right)\right)=-5 < 0 \\ f\left(C\left(-4;3\right)\right)=-23 < 0 \end{cases}\]
Suy ra đường phân giác trong góc \(A\) là \(4x-8y+17=0.\)
Ví dụ 23. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A\left(1;5\right)\), \(B\left(-4;-5\right)\) và \(C\left(4;-1\right)\). Phương trình đường phân giác ngoài của góc \(A\) là:
A. \(y+5=0\)
B. \(y-5=0\)
C. \(x+1=0\)
D. \(x-1=0\)
\[\begin{cases} A\left(1;5\right),B\left(-4;-5\right)\Rightarrow AB:2x-y+3=0 \\ A\left(1;5\right),C\left(4;-1\right)\Rightarrow AC:2x+y-7=0 \end{cases}.\]
Suy ra các đường phân giác góc \(A\) là:
\[\displaystyle\frac{\left| 2x-y+3\right|}{\sqrt{5}}=\displaystyle\frac{\left| 2x+y-7\right|}{\sqrt{5}}\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& x-1=0\Rightarrow f\left(x;y\right)=x-1 \\ & y-5=0 \end{aligned}\right.\]
\[\Rightarrow \begin{cases} f\left(B\left(-4;-5\right)\right)=-5 < 0 \\ f\left(C\left(4;-1\right)\right)=3>0 \end{cases}\]
Suy ra đường phân giác trong góc \(A\) là \(y-5=0.\)
Ví dụ 24. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai đường thẳng \(d_1\colon 3x-4y-3=0\) và \(d_2\colon 12x+5y-12=0\). Phương trình đường phân giác góc nhọn tạo bởi hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\) là:
A. \(3x+11y-3=0\)
B. \(11x-3y-11=0\)
C. \(3x-11y-3=0\)
D. \(11x+3y-11=0\)
Các đường phân giác của các góc tạo bởi \(d_1\colon 3x-4y-3=0\) và \(d_2\colon 12x+5y-12=0\) là:
\[\displaystyle\frac{\left| 3x-4y-3\right|}{5}=\displaystyle\frac{\left| 12x+5y-12\right|}{13}\Leftrightarrow \left[\begin{aligned} & 3x+11y-3=0 \\ & 11x-3y-11=0.\end{aligned}\right.\]
Gọi \(I=d_1\cap d_2\Rightarrow I\left(1;0\right);d\colon 3x+11y-3=0\Rightarrow M\left(-10;3\right)\in d\).
Gọi \(H\) là hình chiếu của \(M\) lên \(d_1.\)
Ta có: \(IM=\sqrt{130},MH=\displaystyle\frac{\left|-30-12-3\right|}{5}=9,\) suy ra
\[\sin MIH=\displaystyle\frac{MH}{IM}= \displaystyle\frac{9}{\sqrt{130}} \Rightarrow MIH > 52\Rightarrow 2MIH > 90.\]
Suy ra \(d\colon 3x+11y-3=0\) là đường phân giác góc tù, suy ra đường phân giác góc nhọn là \(11x-3y-11=0\).
Dạng 5. Bài toán về khoảng cách
Ví dụ 1. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho điểm \(M\left(x_0;y_0\right)\) và đường thẳng \(\Delta\colon ax+by+c=0\). Khoảng cách từ điểm \(M\) đến \(\Delta\) được tính bằng công thức:
A. \(d\left(M,\Delta \right)=\displaystyle\frac{\left| \left. ax_0+by_0\right|\right.}{\sqrt {a^2+b^2}}\)
B. \(d\left(M,\Delta \right)=\displaystyle\frac{ax_0+by_0}{\sqrt{a^2+b^2}}\)
C. \(d\left(M,\Delta \right)=\displaystyle\frac{\left| \left. ax_0+by_0+c\right|\right.}{\sqrt{a^2+b^2}}\)
D. \(d\left(M,\Delta \right)=\displaystyle\frac{ax_0+by_0+c}{\sqrt{a^2+b^2}}\)
Khoảng cách từ điểm \(M\left(x_0;y_0\right)\) đến đường thẳng \(\Delta\colon ax+by+c=0\) được tính theo công thức
\[d\left(M,\Delta \right)=\displaystyle\frac{\left| \left. ax_0+by_0+c\right|\right.}{\sqrt{a^2+b^2}}\]
Ví dụ 2. Khoảng cách từ điểm \(M\left(-1;1\right)\) đến đường thẳng \(\Delta\colon 3x-4y-3=0\) bằng:
A. \(\displaystyle\frac{2}{5}\)
B. \(2\)
C. \(\displaystyle\frac{4}{5}\)
D. \(\displaystyle\frac{4}{25}\)
\(d\left(M;\Delta \right)=\displaystyle\frac{\left|-3-4-3\right|}{\sqrt{9+16}}=2.\)
Ví dụ 3. Khoảng cách từ giao điểm của hai đường thẳng \(x-3y+4=0\) và \(2x+3y-1=0\) đến đường thẳng \(\Delta\colon 3x+y+4=0\) bằng:
A. \(2\sqrt{10}\)
B. \(\displaystyle\frac{3\sqrt{10}}{5}\)
C. \(\displaystyle\frac{\sqrt{10}}{5}\)
D. \(2\)
\(\begin{cases} x-3y+4=0 \\ 2x+3y-1=0 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=-1 \\ y=1 \end{cases}\Rightarrow A\left(-1;1\right)\)
\(\Rightarrow d\left(A;\Delta \right)=\displaystyle\frac{\left|-3+1+4\right|}{\sqrt{9+1}}=\displaystyle\frac{2}{\sqrt{10}}.\)
Ví dụ 4. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A\left(1;2\right),B\left(0;3\right)\) và \(C\left(4;0\right)\). Chiều cao của tam giác kẻ từ đỉnh \(A\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{1}{5}\)
B. \(3\)
C. \(\displaystyle\frac{1}{25}\)
D. \(\displaystyle\frac{3}{5}\)
Phương trình đường thẳng \(BC\) là \(\displaystyle\frac{x}{4}+\displaystyle\frac{y}{3}=1\Leftrightarrow 3x+4y-12=0\).
Khi đó \[h_A=\mathrm{d}\left(A;BC\right)=\displaystyle\frac{\left| 3+8-12\right|}{\sqrt{9+16}}=\displaystyle\frac{1}{5}.\]
Ví dụ 5. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A\left(3;-4\right)\),\(B\left(1;5\right)\) và \(C\left(3;1\right)\). Tính diện tích tam giác \(ABC\).
A. \(10\)
B. \(5\)
C. \(\sqrt{26}\)
D. \(2\sqrt{5}\)
Ta có \(\begin{cases} A\left(3;-4\right) \\ B\left(1;5\right),\ C\left(3;1\right) \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} A\left(3;-4\right) \\ BC=2\sqrt{5} \\ BC \colon 2x+y-7=0 \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} BC=2\sqrt{5} \\ h_A=\mathrm{d}\left(A;BC\right)=\sqrt{5}. \end{cases}\)
Suy ra \(S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{2} 2\sqrt{5} \sqrt{5}=5.\)
Ví dụ 6. Khoảng cách từ điểm \(M\left(0;3\right)\) đến đường thẳng \(\Delta \colon x\cos \alpha+y\sin \alpha+3\left(2-\sin \alpha \right)=0\) bằng
A. \(\sqrt{6}\)
B. \(6\)
C. \(3\sin \alpha\)
D. \(\displaystyle\frac{3}{\cos \alpha+\sin \alpha}\)
Áp dụng công thức ta có \[\mathrm{d}\left(M;\Delta \right)=\displaystyle\frac{\left| 3\sin \alpha+3\left(2-\sin \alpha \right)\right|}{\sqrt{\cos^2\alpha+\sin^2\alpha}}=6.\]
Ví dụ 7. Khoảng cách từ điểm \(M\left(2;0\right)\) đến đường thẳng \(\Delta \colon \begin{cases}x=1+3t\\ y=2+4t\end{cases}\) bằng
A. \(2\)
B. \(\displaystyle\frac{2}{5}\)
C. \(\displaystyle\frac{10}{\sqrt{5}}\)
D. \(\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{2}\)
Từ \(\Delta \colon \begin{cases} x=1+3t\\ y=2+4t\end{cases}\) suy ra phương trình tổng quát của \(\Delta \colon 4x-3y+2=0\).
Khi đó \[\mathrm{d}\left(M;\Delta \right)=\displaystyle\frac{\left| 8+0+2\right|}{\sqrt{16+9}}=2.\]
Ví dụ 8. Khoảng cách nhỏ nhất từ điểm \(M\left(15;1\right)\) đến một điểm bất kì thuộc đường thẳng \(\Delta \colon \begin{cases} x=2+3t \\ y=t\end{cases}\) bằng
A. \(\sqrt{10}\)
B. \(\displaystyle\frac{1}{\sqrt{10}}\)
C. \(\sqrt{5}\)
D. \(\displaystyle\frac{16}{\sqrt{5}}\)
Ta có \(\Delta \colon \begin{cases} x=2+3t \\ y=t \end{cases}\) suy ra phương trình tổng quát \(\Delta \colon x-3y-2=0.\)
Gọi \(N\in \Delta\) thì \[MN_{\min}=\mathrm{d}\left(M;\Delta \right)=\displaystyle\frac{\left|15-3-2\right|}{\sqrt{1+9}}=\sqrt{10}.\]
Ví dụ 9. Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để khoảng cách từ điểm \(A\left(-1;2\right)\) đến đường thẳng \(\Delta \colon mx+y-m+4=0\) bằng \(2\sqrt{5}\).
A. \(m=2\)
B. \(m=-2\) hoặc \(m=\displaystyle\frac{1}{2}\)
C. \(m=-\displaystyle\frac{1}{2}\)
D. \(m\in \varnothing\)
Ta có \(\mathrm{d}\left(A;\Delta \right)= 2\sqrt{5}\)
\[\begin{aligned} &\Leftrightarrow \displaystyle\frac{\left|-m+2-m+4\right|}{\sqrt{m^2+1}}=2\sqrt{5}\\ &\Leftrightarrow \left| m-3\right|=\sqrt{5} \cdot \sqrt{m^2+1}\\ &\Leftrightarrow 4m^2+6m-4=0\\ &\Leftrightarrow m=-2 \quad \text{hoặc}\quad m=\displaystyle\frac{1}{2}. \end{aligned}\]
Ví dụ 10. Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để khoảng cách từ giao điểm của hai đường thẳng \(d_1 \colon \begin{cases} x=t \\ y=2-t \end{cases}\) và \(d_2 \colon x-2y+m=0\) đến gốc toạ độ bằng \(2\).
A. \(m=-4\) hoặc \(m=2\)
B. \(m=-4\) hoặc \(m=-2\)
C. \(m=4\) hoặc \(m=2\)
D. \(m=4\) hoặc \(m=-2\)
Từ \(d_1 \colon \begin{cases} x=t \\ y=2-t \end{cases}\) suy ra phương trình tổng quát của \(d_1 \colon x+y-2=0\).
Gọi \(M\) là giao điểm của \(d_1\) và \(d_2\) thì tọa độ \(M\) là nghiệm của hệ
\[\begin{cases} x+y-0 \\ x-2y+m=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=4-m \\ y=m-2 \end{cases}\Rightarrow M\left(4-m;m-2\right).\]
Khi đó: \[OM=2\Leftrightarrow {\left(4-m\right)}^2+{\left(m-2\right)}^2=4\Leftrightarrow m^2-6m+8=0\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& m=2 \\ & m=4.\end{aligned}\right.\]
Ví dụ 11. Đường tròn \((C)\) có tâm là gốc tọa độ \(O\left(0;0\right)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta \colon 8x+6y+100=0\). Bán kính \(R\) của đường tròn \((C)\) bằng
A. \(R=4\)
B. \(R=6\)
C. \(R=8\)
D. \(R=10\)
\[R=\mathrm{d}\left(O;\Delta \right)=\displaystyle\frac{\left| 100\right|}{\sqrt{64+36}}=10.\]
Ví dụ 12. Đường tròn \((C)\) có tâm \(I\left(-2;-2\right)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta \colon 5x+12y-10=0\). Bán kính \(R\) của đường tròn \((C)\) bằng
A. \(R=\displaystyle\frac{44}{13}\)
B. \(R=\displaystyle\frac{24}{13}\)
C. \(R=44\)
D. \(R=\displaystyle\frac{7}{13}\)
Ta có \(R=\mathrm{d}\left(I;\Delta \right)=\displaystyle\frac{\left|-10-24-10\right|}{\sqrt{25+144}}=\displaystyle\frac{44}{13}.\)
Ví dụ 13. Với giá trị nào của \(m\) thì đường thẳng \(\Delta \colon \displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}x-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}y+m=0\) tiếp xúc với đường tròn \((C) \colon x^2+y^2=1\)?
A. \(m=1\)
B. \(m=0\)
C. \(m=\sqrt{2}\)
D. \(m=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\)
Gọi \(I\) và \(R\) lần lượt là tâm và bán kính của đường tròn \((C)\).
Khi đó \(I=O\left(0;0\right)\) và \(R=1\).
Ta có \(\left(\Delta \right)\) tiếp xúc đường tròn \((C)\) khi và chỉ khi
\[\mathrm{d}\left(I;\Delta \right)=R\Leftrightarrow \displaystyle\frac{\left| m\right|}{\sqrt{1}}=1\Leftrightarrow m=\pm 1.\]
Ví dụ 14. Cho đường thẳng \(d\colon 21x-11y-10=0.\) Trong các điểm \(M\left(21;-3\right)\), \(N\left(0;4\right)\), \(P\left(-19;5\right)\) và \(Q\left(1;5\right)\) điểm nào gần đường thẳng \(d\) nhất?
A. \(M\)
B. \(N\)
C. \(P\)
D. \(Q\)
Đặt \(f\left(x;y\right)=\left| 21x-11y-10\right|\).
Khi đó \[\begin{cases} f(M)=464 \\ f(N)=54 \\ f(P)=464 \\ f(Q)=44. \end{cases}\]
Ví dụ 15. Cho đường thẳng \(d\colon 7x+10y-15=0.\) Trong các điểm \(M\left(1;-3\right)\), \(N\left(0;4\right)\), \(P\left(-19;5\right)\) và \(Q\left(1;5\right)\) điểm nào cách xa đường thẳng \(d\) nhất?
A. \(M\)
B. \(N\)
C. \(P\)
D. \(Q\)
Đặt \(f\left(x;y\right)=\left| 7x+10y-15\right|\)
Khi đó \[\begin{cases} f(M)=38 \\ f(N)=25 \\ f(P)=98 \\ f(Q)=42. \end{cases}\]
Ví dụ 16. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(A\left(2;3\right)\) và \(B\left(1;4\right)\). Đường thẳng nào sau đây cách đều hai điểm \(A\) và \(B\)?
A. \(x-y+2=0\)
B. \(x+2y=0\)
C. \(2x-2y+10=0\)
D. \(x-y+100=0\)
\(\bullet\quad\) Xét \(\Delta \colon x-y+2=0 \). Ta có \(\mathrm{d}(A;\Delta)=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\) và \(\mathrm{d}(B;\Delta)=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\) nên \(x-y+2=0\) thỏa mãn.
\(\bullet\quad\) Xét \(\Delta \colon x+2y=0 \). Ta có \(\mathrm{d}(A;\Delta)=\displaystyle\frac{8}{\sqrt{5}}\) và \(\mathrm{d}(B;\Delta)=\displaystyle\frac{9}{\sqrt{5}}\) nên \(x+2y=0\) không thỏa mãn.
\(\bullet\quad\) Xét \(\Delta \colon 2x-2y+10=0 \). Ta có \(\mathrm{d}(A;\Delta)=\displaystyle\frac{4}{\sqrt{2}}\) và \(\mathrm{d}(B;\Delta)=\displaystyle\frac{2}{\sqrt{2}}\) nên \(2x-2y+10=0\) không thỏa mãn.
\(\bullet\quad\) Xét \(\Delta \colon x-y+100=0 \). Ta có \(\mathrm{d}(A;\Delta)=\displaystyle\frac{99}{\sqrt{2}}\) và \(\mathrm{d}(B;\Delta)=\displaystyle\frac{97}{\sqrt{2}}\) nên \(x-y+100=0\) không thỏa mãn.
Ví dụ 17. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho ba điểm \(A\left(0;1\right),B\left(12;5\right)\) và \(C\left(-3;0\right).\) Đường thẳng nào sau đây cách đều ba điểm \(A,B\) và \(C\).
A. \(x-3y+4=0\)
B. \(-x+y+10=0\)
C. \(x+y=0\)
D. \(5x-y+1=0\)
Ta có \(\overrightarrow{AB}=\left(12;4\right)\) và \(\overrightarrow{AC}=\left(-3;-1\right)\) rõ ràng \(\overrightarrow{AB}=-4\overrightarrow{AC}\) nên \(A\), \(B\), \(C\) là ba điểm thẳng hàng.
Do đó ta chỉ cần kiểm tra \(\mathrm{d}(A;\Delta)=\mathrm{d}(B;\Delta)\).
\(\bullet\quad\) Xét \(\Delta \colon x-3y+4=0 \). Ta có \(\mathrm{d}(A;\Delta)=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{10}}\) và \(\mathrm{d}(B;\Delta)=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{10}}\) nên \(x-3y+4=0\) thỏa mãn.
\(\bullet\quad\) Xét \(\Delta \colon -x+y+10=0 \). Ta có \(\mathrm{d}(A;\Delta)=\displaystyle\frac{11}{\sqrt{2}}\) và \(\mathrm{d}(B;\Delta)=\displaystyle\frac{3}{\sqrt{2}}\) nên \(-x+y+10=0\) không thỏa mãn.
\(\bullet\quad\) Xét \(\Delta \colon x+y=0 \). Ta có \(\mathrm{d}(A;\Delta)=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\) và \(\mathrm{d}(B;\Delta)=\displaystyle\frac{17}{\sqrt{2}}\) nên \(x+y=0\) không thỏa mãn.
\(\bullet\quad\) Xét \(\Delta \colon 5x-y+1=0 \). Ta có \(\mathrm{d}(A;\Delta)=0\) và \(\mathrm{d}(B;\Delta)=\displaystyle\frac{56}{\sqrt{26}}\) nên \(5x-y+1=0\) không thỏa mãn.
Ví dụ 18. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(A\left(1;1\right)\), \(B\left(-2;4\right)\) và đường thẳng \(\Delta \colon mx-y+3=0\). Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để \(\Delta \) cách đều hai điểm \(A\), \(B\).
A. \(m=1\) hoặc \(m=-2\)
B. \(m=1\) hoặc \(m=2\)
C. \(m=1\) hoặc \(m=-1\)
D. \(m=2\) hoặc \(m=-2\)
Gọi \(I\) là trung điểm đoạn \(AB\) thì \(I\left(\displaystyle\frac{-1}{2};\displaystyle\frac{5}{2}\right)\) và VTPT của \(AB\) là \(\overrightarrow{n}=(1;1)\).
Khi đó: \(\Delta \colon mx-y+3=0\left(\overrightarrow{n}_{\Delta}=\left(m;-1\right)\right)\) cách đều \(A,B\) khi và chỉ khi
\[\left[\begin{aligned}& I\in \Delta \\ & \displaystyle\frac{m}{1}=\displaystyle\frac{-1}{1}\end{aligned}\right.\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&-\displaystyle\frac{m}{2}-\displaystyle\frac{5}{2}+3=0 \\ & m=-1\end{aligned}\right.\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& m=1 \\ & m=-1.\end{aligned}\right.\]
Ví dụ 19. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song \({\Delta}_1 \colon 6x-8y+3=0\) và \({\Delta}_2 \colon 3x-4y-6=0\) bằng
A. \(\displaystyle\frac{1}{2}\)
B. \(\displaystyle\frac{3}{2}\)
C. \(2\)
D. \(\displaystyle\frac{5}{2}\)
Lấy \(A\left(2;0\right)\in {\Delta}_2\) do \(\Delta_1 \parallel \Delta_2\) nên \[\mathrm{d}\left({\Delta}_1;{\Delta}_2\right)=\mathrm{d}\left(A;\Delta_1\right)=\displaystyle\frac{\left| 12+3\right|}{\sqrt{100}}=\displaystyle\frac{3}{2}.\]
Ví dụ 20. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(d \colon 7x+y-3=0\) và \(\Delta \colon \begin{cases}x=-2+t\\ y=2-7t\end{cases}\).
A. \(\displaystyle\frac{3\sqrt{2}}{2}\)
B. \(15\)
C. \(9\)
D. \(\displaystyle\frac{9}{\sqrt{50}}\)
Từ \(\Delta \colon \begin{cases} x=-2+t\\ y=2-7t\end{cases}\) ta có phương trình tổng quát \(\Delta \colon 7x+y+12=0\). Dễ thấy \(d \parallel \Delta\).
Lấy \(A\left(-2;2\right)\in \Delta\) thì \[\mathrm{d}\left(d;\Delta \right)=athrm{d}\left(A;d\right)=\displaystyle\frac{\left|-14+2-3\right|}{\sqrt{50}}=\displaystyle\frac{3}{\sqrt{2}}.\]
Ví dụ 21. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song \(d_1 \colon 6x-8y-101=0\) và \(d_2 \colon 3x-4y=0\) bằng
A. \(10{,}1\)
B. \(1{,}01\)
C. \(101\)
D. \(\sqrt{101}\)
Ta có \(\displaystyle\frac{6}{3}=\displaystyle\frac{-8}{-4}\) nên \(d_1 \parallel d_2\).
Lấy \(A\left(4;3\right)\in d_2\) khi đó \[\mathrm{d}\left(d_1;d_2\right)=\mathrm{d}(A;d_1)\displaystyle\frac{\left| 24-24-101\right|}{\sqrt{100}}=\displaystyle\frac{101}{10}=10{,}1.\]
Ví dụ 22. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(A\left(1;1\right)\), \(B\left(4;-3\right)\) và đường thẳng \(d \colon x-2y-1=0\). Tìm điểm \(M\) thuộc \(d\) có tọa độ nguyên và thỏa mãn khoảng cách từ \(M\) đến đường thẳng \(AB\) bằng \(6\).
A. \(M\left(3;7\right)\)
B. \(M\left(7;3\right)\)
C. \(M\left(-43;-27\right)\)
D. \(M\left(3;-\displaystyle\frac{27}{11}\right)\)
Ta có \(M\in d \colon x-2y-1=0\Rightarrow M\left(2m+1;m\right),m\in \mathbb{Z}\).
Phương trình đường thẳng \(AB\) là \(\displaystyle\frac{x-1}{3}=\displaystyle\frac{y-1}{-4}\Leftrightarrow 4x+3y-7=0\).
Ta có \[\begin{aligned} 6=\mathrm{d}\left(M;AB\right) &\Leftrightarrow 6 =\displaystyle\frac{\left| 8m+4+3m-7\right|}{5}\\ &\Leftrightarrow \left| 11m-3\right|=30\\ &\Leftrightarrow m=3 \quad \text{hoặc}\quad m=\displaystyle\frac{27}{11}\left(l\right) \end{aligned}\]
Khi đó \(M\left(7;3\right)\).
Ví dụ 23. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho điểm \(A\left(0;1\right)\) và đường thẳng \(d \colon \begin{cases} x=2+2t \\ y=3+t \end{cases}\). Tìm điểm \(M\) thuộc \(d\) và cách \(A\) một khoảng bằng \(5\), biết \(M\) có hoành độ âm.
A. \(M\left(4;4\right)\)
B. \(M\left(-4;4\right)\) hoặc \(M\left(-\displaystyle\frac{24}{5};-\displaystyle\frac{2}{5}\right)\)
C. \(M\left(-4;4\right)\)
D. \(M\left(-\displaystyle\frac{24}{5};-\displaystyle\frac{2}{5}\right)\)
Vì \(M\in d\) nên \( M\left(2+2t;3+t\right)\) với \(2+2t < 0\Leftrightarrow t < -1.\) Khi đó
\[\begin{aligned} 5=AM & \Leftrightarrow \left(2t+2\right)^2+\left(t+2\right)^2=25\\ & \Leftrightarrow 5t^2+12t-17=0\\ & \Leftrightarrow t=1\ (L) \quad\text{hoặc}\quad t=-\displaystyle\frac{17}{5}. \end{aligned}\]
Khi đó \(M\left(-\displaystyle\frac{24}{5};-\displaystyle\frac{2}{5}\right).\)
Ví dụ 24. Biết rằng có đúng hai điểm thuộc trục hoành và cách đường thẳng \(\Delta \colon 2x-y+5=0\) một khoảng bằng \(2\sqrt{5}\). Tích hoành độ của hai điểm đó bằng
A. \(-\displaystyle\frac{75}{4}\)
B. \(-\displaystyle\frac{25}{4}\)
C. \(-\displaystyle\frac{225}{4}\)
D. \(-\displaystyle\frac{125}{4}\)
Gọi \(M\left(x;0\right)\in Ox\) thì hoành độ của hai điểm đó là nghiệm của phương trình
\begin{aligned} \mathrm{d}\left(M;\Delta \right)=2\sqrt{5}& \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\left| 2x+5\right|}{\sqrt{5}}=2\sqrt{5}\\ &\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{5}{2}=x_1 \quad\text{hoặc}\quad x=-\displaystyle\frac{15}{2}=x_2. \end{aligned}
Khi đó \( x_1\cdot x_2=-\displaystyle\frac{75}{4}.\)
Ví dụ 25. Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(A\left(3;-1\right)\) và \(B\left(0;3\right)\). Tìm điểm \(M\) thuộc trục hoành sao cho khoảng cách từ \(M\) đến đường thẳng \(AB\) bằng \(1\).
A. \(M\left(\displaystyle\frac{7}{2};0\right)\) hoặc \(M\left(1;0\right)\)
B. \(M\left(\displaystyle\frac{14}{3};0\right)\) hoặc \(M\left(\displaystyle\frac{4}{3};0\right)\)
C. \(M\left(-\displaystyle\frac{7}{2};0\right)\) hoặc \(M\left(-1;0\right)\)
D. \(M\left(-\displaystyle\frac{14}{3};0\right)\) hoặc \(M\left(-\displaystyle\frac{4}{3};0\right)\)
Phương trình đường thẳng \(AB\) là \(4x+3y-9=0\).
Giả sử \(M\left(x;0\right) \in Ox\). Khi đó
\[\begin{aligned} &1=\mathrm{d}\left(M;AB\right)\Leftrightarrow 1=\displaystyle\frac{\left| 4x-9\right|}{5}\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{7}{2}\\ \Rightarrow\ & M\left(\displaystyle\frac{7}{2};0\right) \quad\text{hoặc}\quad x=1\Rightarrow M\left(1;0\right). \end{aligned}\]