Đăng nhập





Bài 1. TỌA ĐỘ CỦA VÉCTƠ

Học xong bài này các em có thể

  • Tìm được tọa độ của một véctơ, tọa độ của một điểm.
  • Biết cách tìm tọa độ của trung điểm, tọa độ của trọng tâm tam giác.
  • Biết cách tính độ dài của một véctơ, tính được khoảng cách giữa hai điểm.
  • Biết ứng dụng tích vô hướng bằng phương pháp tọa độ.

1. Tọa độ của véctơ đối với một hệ trục tọa độ

Trục tọa độ

Trục tọa độ là một đường thẳng mà trên đó đã xác định một điểm OO gọi là điểm gốc và một véctơ e\overrightarrow{e} có độ dài bằng 11 gọi là véctơ đơn vị của trục.

Ta kí hiệu trục như trên là (O,e)(O,\overrightarrow{e}).

Hệ trục tọa độ

Hệ trục tọa độ (O,i,j)(O,\overrightarrow{i},\overrightarrow{j}) gồm hai trục (O,i)(O,\overrightarrow{i})(O,j)(O,\overrightarrow{j}) vuông góc với nhau.

\bullet\quad Điểm OO gọi là gốc tọa độ.

\bullet\quad Trục (O,i)(O,\overrightarrow{i}) gọi là trục hoành và kí hiệu là OxOx, trục (O,j)(O,\overrightarrow{j}) gọi là trục tung và kí hiệu là OyOy.

\bullet\quad Hệ trục (O,i,j)(O,\overrightarrow{i},\overrightarrow{j}) còn được kí hiệu là OxyOxy.

Tọa độ của một véctơ

Trong mặt phẳng OxyOxy, cặp số (x;y)(x;y) trong biểu diễn a=xi+yj\overrightarrow{a}=x\overrightarrow{i}+y\overrightarrow{j} được gọi là tọa độ của véctơ a\overrightarrow{a}, kí hiệu a=(x;y)\overrightarrow{a}=(x;y), xx gọi là hoành độ, yy gọi là tung độ của véctơ a\overrightarrow{a}.

Nhận xét:

\bullet\quadi=1i+0j\overrightarrow{i}=1\cdot\overrightarrow{i}+0\cdot\overrightarrow{j} nên i=(1;0)\overrightarrow{i}=(1;0).

\bullet\quadj=0i+1j\overrightarrow{j}=0\cdot\overrightarrow{i}+1\cdot\overrightarrow{j} nên j=(0;1)\overrightarrow{j}=(0;1).

Chú ý.

\bullet\quad a=(x;y)a=xi+yj.\overrightarrow{a}=(x;y)\Leftrightarrow \overrightarrow{a}=x\overrightarrow{i}+y\overrightarrow{j}.

\bullet\quad Nếu cho a=(x;y)\overrightarrow{a}=(x;y)b=(x;y)\overrightarrow{b}=(x';y') thì a=b{x=xy=y.\overrightarrow{a}=\overrightarrow{b}\Leftrightarrow\begin{cases}x=x'\\ y=y'.\end{cases}

Tọa độ của một điểm

Trong mặt phẳng OxyOxy, cho điểm MM tùy ý. Tọa độ của véctơ OM\overrightarrow{OM} được gọi là tọa độ của điểm MM.

\bullet\quad Nếu OM=(x;y)\overrightarrow{OM}=(x;y) thì điểm MM có tọa độ là x;yx;y, kí hiệu M(x;y)M(x;y).

\bullet\quad M(x;y)OM=xi+yjM(x;y)\Leftrightarrow \overrightarrow{OM}=x\overrightarrow{i}+y\overrightarrow{j}.

Ví dụ 1. Cho các điểm AA, BB, CC, DD, EE, FF như hình vẽ bên.

a. Tìm tọa độ của các điểm AA, BB, CC, DD, EE, FF.

b. Biểu diễn các véctơ OA\overrightarrow{OA}, OB\overrightarrow{OB}, OC\overrightarrow{OC}, OD\overrightarrow{OD}, OE\overrightarrow{OE}, OF\overrightarrow{OF} qua hai véctơ i\overrightarrow{i}j\overrightarrow{j}. Từ đó suy ra tọa độ của các véctơ đó.

a. Tọa độ của các điểm A(2;3)A(2;3), B(3;2)B(-3;2), C(0;4)C(0;4), D(5;0)D(5;0), E(3;3)E(3;-3), F(1;0)F(1;0).

b. Dựa vào hình vẽ, ta có

OA=2i+3jOA=(2;3);OB=3i+2jOB=(3;2);OC=4jOC=(0;4);OD=5iOD=(5;0);OE=3i3jOE=(3;3);OF=1iOF=(1;0).\begin{aligned} &\overrightarrow{OA}=2\overrightarrow{i}+3\overrightarrow{j}&&\Rightarrow \overrightarrow{OA}=(2;3);\\ &\overrightarrow{OB}=-3\overrightarrow{i}+2\overrightarrow{j}&&\Rightarrow \overrightarrow{OB}=(-3;2);\\ &\overrightarrow{OC}=4\overrightarrow{j}&&\Rightarrow \overrightarrow{OC}=(0;4);\\ &\overrightarrow{OD}=5\overrightarrow{i}&&\Rightarrow \overrightarrow{OD}=(5;0);\\ &\overrightarrow{OE}=3\overrightarrow{i}-3\overrightarrow{j}&&\Rightarrow \overrightarrow{OE}=(3;-3);\\ &\overrightarrow{OF}=1\overrightarrow{i}&&\Rightarrow \overrightarrow{OF}=(1;0). \end{aligned}

Ví dụ 2. Trong mặt phẳng OxyOxy, cho các điểm A(1;3)A(-1;3), B(0;3)B(0;-3), C(4;0)C(4;0), D(3;2)D(-3;-2).

a. Vẽ các điểm AA, BB, CC, DD trên mặt phẳng OxyOxy.

b. Tìm tọa độ của các véctơ OA\overrightarrow{OA}, OB\overrightarrow{OB}, OC\overrightarrow{OC}, OD\overrightarrow{OD}.

a. Vẽ các điểm trên mặt phẳng OxyOxy.

b. Tìm tọa độ của các véctơ OA\overrightarrow{OA}, OB\overrightarrow{OB}, OC\overrightarrow{OC}, OD\overrightarrow{OD}.

\bullet\quad OA=(1;3)\overrightarrow{OA}=(-1;3),

\bullet\quad OB=(0;3)\overrightarrow{OB}=(0;-3),

\bullet\quad OC=(4;0)\overrightarrow{OC}=(4;0),

\bullet\quad OD=(3;2)\overrightarrow{OD}=(-3;-2).

2. Biểu thức tọa độ của các phép toán véctơ

Cho hai véctơ a=(a1;a2)\overrightarrow{a}=(a_1;a_2), b=(b1;b2)\overrightarrow{b}=(b_1;b_2) và số thực kk. Khi đó:

1. a+b=(a1+b1;a2+b2)\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=(a_1+b_1;a_2+b_2).

2. ab=(a1b1;a2b2)\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}=(a_1-b_1;a_2-b_2).

3. ka=k(a1;a2)=(ka1;ka2)k\overrightarrow{a}=k(a_1;a_2)=(ka_1;ka_2).

4. ab=a1b1+a2b2\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}=a_1b_1+a_2b_2.

Ví dụ 1. Cho hai véctơ a=(2;4)\overrightarrow{a}=(2;4), b=(3;5)\overrightarrow{b}=(3;-5).

a. Tìm tọa độ của các véctơ a+b\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}, ab\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}, 2ab2\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}, 3a2b3\overrightarrow{a}-2\overrightarrow{b}.

b. Tính các tích vô hướng ab\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}, (2a)(b)(2\overrightarrow{a})\cdot(-\overrightarrow{b}), (a)(4b)(-\overrightarrow{a})\cdot(4\overrightarrow{b}).

a. Tìm tọa độ của các véctơ a+b\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}, ab\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}, 2ab2\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}, 3a2b3\overrightarrow{a}-2\overrightarrow{b}.

a+b=(2+3;45)=(5;1),ab=(23;4+5)=(1;9),2ab=(223;24+5)=(1;13),3a2b=(3223;342(5))=(0;22).\begin{aligned} &\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}= (2+3;4-5)=(5;-1),\\ &\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}=(2-3;4+5)=(-1;9),\\ &2\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}=(2\cdot2-3;2\cdot4+5)=(1;13),\\ &3\overrightarrow{a}-2\overrightarrow{b}=(3\cdot2-2\cdot3;3\cdot4-2\cdot(-5))=(0;22). \end{aligned}

b. Tính các tích vô hướng ab\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}, (2a)(b)(2\overrightarrow{a})\cdot(-\overrightarrow{b}), (a)(4b)(-\overrightarrow{a})\cdot(4\overrightarrow{b}).

ab=23+4(5)=14,(2a)(b)=(22)(3)+(24)5=28,(a)(4b)=(2)(43)+(4)[4(5)]=24+80=56.\begin{aligned} &\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}=2\cdot 3+4\cdot(-5)=-14,\\ &(2\overrightarrow{a})\cdot(-\overrightarrow{b})=(2\cdot2)\cdot(-3)+(2\cdot4)\cdot5=28,\\ &(-\overrightarrow{a})\cdot(4\overrightarrow{b})=(-2)(4\cdot3)+(-4)[4\cdot(-5)]=-24+80=56. \end{aligned}

Ví dụ 2. Cho ba véctơ a=(1;4)\overrightarrow{a}=(-1;4), b=(3;2)\overrightarrow{b}=(3;-2)c=(2x+3y;xy)\overrightarrow{c}=(2x+3y;x-y). Tìm xx, yy để c=a+2b\overrightarrow{c}=\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}.

Ta có a+2b=(1+23;4+2(2))=(5;0)\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}=(-1+2\cdot3;4+2\cdot(-2))=(5;0).

Từ đó

c=a+2b{2x+3y=5xy=0{x=1y=1.\overrightarrow{c}=\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}\Leftrightarrow \begin{cases}2x+3y=5\\ x-y=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x=1\\ y=1.\end{cases}

Ví dụ 3.

Một thiết bị thăm dò đáy biển đang lặn với vận tốc v=(10;8)\overrightarrow{v}=(10;-8). Cho biết vận tốc của dòng hải lưu vùng biển là w=(4;0)\overrightarrow{w}=(4;0). Tìm tọa độ của véctơ tổng hai vận tốc v\overrightarrow{v}w\overrightarrow{w}.

Ta có v+w=(10+4;8+0)=(14;8).\overrightarrow{v}+\overrightarrow{w}= (10+4;-8+0)=(14;-8).

3. Áp dụng của tọa độ véctơ

Liên hệ giữa tọa độ của điểm và tọa độ của véctơ trong mặt phẳng

Cho hai điểm A(xA;yA)A(x_A;y_A), B(xB;yB)B(x_B;y_B). Ta có AB=(xBxA;yByA).\overrightarrow{AB}=(x_B-x_A;y_B-y_A).

Ví dụ 1. Cho ba điểm A(2;1)A(2;-1), B(3;5)B(-3;5), C(0;4)C(0;-4). Tìm tọa độ của các véctơ AB\overrightarrow{AB}, BC\overrightarrow{BC}CA\overrightarrow{CA}.

Ta có

AB=(xBxA;yByA)=(32;5+1)=(5;6),BC=(xCxB;yCyB)=(0+3;45)=(3;9),CA=(xCxA;yCyA)=(20;1+4)=(2;3).\begin{aligned} &\overrightarrow{AB}=(x_B-x_A;y_B-y_A)=(-3-2;5+1)=(-5;6),\\ &\overrightarrow{BC}=(x_C-x_B;y_C-y_B)=(0+3;-4-5)=(3;-9),\\ &\overrightarrow{CA}=(x_C-x_A;y_C-y_A)=(2-0;-1+4)=(2;3). \end{aligned}

Ví dụ 2. Cho hình bình hành ABCDABCD biết tọa độ các điểm A(1;3)A(1;-3), B(2;0)B(-2;0)C(4;2)C(4;2). Tìm tọa độ điểm DD.

ABCDABCD là hình bình hành nên

AB=DC {21=4xD0+3=2yD{xD=7yD=1.\begin{aligned} \overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}\Leftrightarrow\ &\begin{cases}-2-1=4-x_D\\ 0+3=2-y_D\end{cases} \Leftrightarrow\begin{cases}x_D=7\\ y_D=-1.\end{cases} \end{aligned}

Vậy D(7;1)D(7;-1).

Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác

Cho hai điểm A(xA;yA)A(x_A;y_A)B(xB;yB)B(x_B;y_B). Tọa độ trung điểm M(xM;yM)M(x_M;y_M) của đoạn thẳng ABAB

xM=xA+xB2,yM=yA+yB2.x_M=\dfrac{x_A+x_B}{2},\quad y_M=\dfrac{y_A+y_B}{2}.

Cho tam giác ABCABC với A(xA;yA)A(x_A;y_A), B(xB;yB)B(x_B;y_B)C(xC;yC)C(x_C;y_C). Tọa độ trọng tâm G(xG;yG)G(x_G;y_G) của tam giác ABCABC

xG=xA+xB+xC3,yG=yA+yB+yC3.x_G=\dfrac{x_A+x_B+x_C}{3},\quad y_G=\dfrac{y_A+y_B+y_C}{3}.

Ví dụ 3. Cho ba điểm A(4;1)A(4;1), B(2;5)B(-2;5)C(3;7)C(3;-7). Gọi MM, NNKK lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng ABAB, BCBCCACA. Tìm tọa độ của các điểm MM, NNKK.

Ta có

xM=xA+xB2=422=1;yM=yA+yB2=1+52=3M(1;3),xN=xB+xC2=2+32=12;yN=yB+yC2=572=1N(12;1),xK=xC+xA2=3+42=72;yK=yC+yA2=7+12=3K(72;3).\begin{aligned} &x_M=\dfrac{x_A+x_B}{2}=\dfrac{4-2}{2}=1;&& y_M=\dfrac{y_A+y_B}{2}=\dfrac{1+5}{2}=3&& \Rightarrow M(1;3),\\ &x_N=\dfrac{x_B+x_C}{2}=\dfrac{-2+3}{2}=\dfrac{1}{2};&& y_N=\dfrac{y_B+y_C}{2}=\dfrac{5-7}{2}=-1&& \Rightarrow N\left(\dfrac{1}{2};-1\right),\\ &x_K=\dfrac{x_C+x_A}{2}=\dfrac{3+4}{2}=\dfrac{7}{2};&& y_K=\dfrac{y_C+y_A}{2}=\dfrac{-7+1}{2}=-3&& \Rightarrow K\left(\dfrac{7}{2};-3\right). \end{aligned}

Ví dụ 4. Cho tam giác MNPMNP biết M(5;2)M(5;-2), N(1;2)N(-1;2), P(2;3)P(2;-3). Tìm tọa độ trọng tâm GG của tam giác MNPMNP.

Ta có

xG=xM+xN+xP3=51+23=2;yG=yM+yN+yP3=2+233=1G(2;1).x_G=\dfrac{x_M+x_N+x_P}{3}=\dfrac{5-1+2}{3}=2;\quad y_G=\dfrac{y_M+y_N+y_P}{3}=\dfrac{-2+2-3}{3}=-1 \Rightarrow G\left(2;-1\right).

Ứng dụng biểu thức tọa độ của các phép toán véctơ

Cho hai véctơ a=(a1;a2)\overrightarrow{a}=(a_1;a_2), b=(b1;b2)\overrightarrow{b}=(b_1;b_2) và hai điểm A(xA;yA)A(x_A;y_A), B(xB;yB)B(x_B;y_B). Ta có

\bullet\quad aba1b1+a2b2=0\overrightarrow{a}\perp \overrightarrow{b}\Leftrightarrow a_1b_1+a_2b_2=0.

\bullet\quad a\overrightarrow{a}b\overrightarrow{b} cùng phương a1b2a2b1=0\Leftrightarrow a_1b_2-a_2b_1=0.

\bullet\quad a=a12+a22\left|\overrightarrow{a}\right|=\sqrt{a_1^2+a_2^2}.

\bullet\quad AB=(xBxA)2+(yByA)2AB=\sqrt{(x_B-x_A)^2+(y_B-y_A)^2}.

\bullet\quad cos(a,b)=abab=a1b1+a2b2a12+a22b12+b22\cos\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)=\dfrac{\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right|\cdot\left|\overrightarrow{b}\right|}=\dfrac{a_1b_1+a_2b_2}{\sqrt{a_1^2+a_2^2}\cdot\sqrt{b_1^2+b_2^2}}.

Ví dụ 5. Cho tam giác ABCABCA(3;1)A(-3;1), B(1;2)B(-1;-2)C(5;2)C(5;2).

a. Tính chu vi của tam giác ABCABC. Làm tròn tới hàng phần mười.

b. Chứng minh rằng tam giác ABCABC vuông. Từ đó tính diện tích của tam giác.

a. Tính chu vi

AB=(2;3)AB=22+(3)2=13,BC=(6;4)BC=62+42=213,AC=(8;1)AC=82+12=65.\begin{aligned} &\overrightarrow{AB}=(2;-3) &&\Rightarrow AB=\sqrt{2^2+(-3)^2}=\sqrt{13},\\ &\overrightarrow{BC}=(6;4) &&\Rightarrow BC=\sqrt{6^2+4^2}=2\sqrt{13},\\ &\overrightarrow{AC}=(8;1) &&\Rightarrow AC=\sqrt{8^2+1^2}=\sqrt{65}. \end{aligned}

Vậy chu vi của tam giác ABCABC bằng CvABC=AB+BC+AC=13+213+6518,9.Cv_{ABC}=AB+BC+AC=\sqrt{13}+2\sqrt{13}+\sqrt{65}\approx 18{,}9.

b. Chứng minh tam giác ABCABC vuông và tính diện tích

Cách 1. (Sử dụng Pitago)

Ta có

AB2=(13)2=13;BC2=(213)2=52;AC2=(65)2=65.AB^2=\left(\sqrt{13}\right)^2=13;\quad BC^2=\left(2\sqrt{13}\right)^2=52;\quad AC^2=\left(\sqrt{65}\right)^2=65.

Nhận thấy 13+52=6513+52=65 hay AB2+BC2=AC2AB^2+BC^2=AC^2 nên tam giác ABCABC vuông tại BB.

Cách 2. (Sử dụng véctơ)

Ta có AB=(2;3),BC=(6;4)\overrightarrow{AB}=(2;-3),\quad \overrightarrow{BC}=(6;4).

Suy ra ABBC=26+(3)4=0ABBC\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{BC}=2\cdot 6+(-3)\cdot4=0\Rightarrow \overrightarrow{AB}\perp \overrightarrow{BC} hay tam giác ABCABC vuông tại BB.

Diện tích tam giác ABCABC: SABC=12ABBC=1213213=13.S_{ABC}=\dfrac{1}{2}AB\cdot BC=\dfrac{1}{2}\cdot \sqrt{13}\cdot2\sqrt{13}=13.

Ví dụ 6. Cho hai điểm A(1;2)A(-1;2)B(5;4)B(5;4).

a. Tìm tọa độ của điểm MM thuộc trục OxOx sao cho tam giác ABMABM vuông tại MM.

b. Tìm tọa độ của điểm NN thuộc trục OyOy sao cho ba điểm AA, BB, NN thẳng hàng.

a. Tìm tọa độ điểm MM

\bullet\quad Do MOxM\in Ox nên M(x;0)M(x;0).

\bullet\quad Ta có AM=(x+1;2)\overrightarrow{AM}=(x+1;-2), BM=(x5;4)\overrightarrow{BM}=(x-5;-4).

\bullet\quad Do AMBM\overrightarrow{AM}\perp\overrightarrow{BM} nên

AMBM=0(x+1)(x5)+(2)(4)=0x24x+3=0x=1; x=3.\overrightarrow{AM}\cdot\overrightarrow{BM}=0\Leftrightarrow (x+1)(x-5)+(-2)(-4)=0\Leftrightarrow x^2-4x+3=0\Leftrightarrow x=1;\ x=3.

Vậy có hai điểm MM thỏa mãn yêu cầu bài toán là M(1;0)M(1;0) hoặc M(3;0)M(3;0).

b. Tìm tọa độ điểm NN

\bullet\quad Do NOyN\in Oy nên N(0;y)N(0;y).

\bullet\quad Ta có AN=(1;y2)\overrightarrow{AN}=(1;y-2), BN=(5;y4)\overrightarrow{BN}=(-5;y-4).

\bullet\quad Do hai véctơ AN\overrightarrow{AN}BN\overrightarrow{BN} cùng phương nên

1(y4)(y2)(5)=0y4+5y10=06y14=0y=73.1\cdot(y-4)-(y-2)(-5)=0\Leftrightarrow y-4+5y-10=0\Leftrightarrow 6y-14=0\Leftrightarrow y=\dfrac{7}{3}.

Vậy N(0;73)N\left(0;\dfrac{7}{3}\right).

Ví dụ 7. Cho tam giác ABCABC với A(2;2)A(2;2), B(6;2)B(6;2), C(2;6)C(2;6).

a. Tìm tọa độ điểm HH là chân đường cao của tam giác ABCABC kẻ từ đỉnh AA.

b. Giải tam giác ABCABC.

a. Tìm tọa độ chân đường cao HH

\bullet\quad Gọi H(x;y)H(x;y). Ta có

AH=(x2;y2), BH=(x6;y2), BC=(4;4).\overrightarrow{AH}=(x-2;y-2),\ \overrightarrow{BH}=(x-6;y-2),\ \overrightarrow{BC}=(-4;4).

\bullet\quadAHBC\overrightarrow{AH}\perp \overrightarrow{BC} nên

(x2)(4)+(y2)4=04x+4y=0 x+y=0.(1)\begin{aligned} &(x-2)(-4)+(y-2)4=0\Leftrightarrow -4x+4y=0\\ \Leftrightarrow\ &-x+y=0. \quad (1) \end{aligned}

\bullet\quadBH\overrightarrow{BH}BC\overrightarrow{BC} cùng phương nên

(x6)4(y2)(4)=04x+4y32=0 x+y8=0.(2)\begin{aligned} &(x-6)4-(y-2)(-4)=0\Leftrightarrow 4x+4y-32=0\\ \Leftrightarrow\ &x+y-8=0.\quad (2) \end{aligned}

Từ (1)(1)(2)(2) ta có hệ {x+y=0x+y8=0{x=4y=4H(4;4)\begin{cases}-x+y=0\\ x+y-8=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x=4\\ y=4\end{cases}\Rightarrow H(4;4).

b. Giải tam giác

Tính độ dài các cạnh

AB=(4;0)AB=42+02=4,BC=(4;4)BC=(4)2+42=42,AC=(0;4)AC=02+42=4.\begin{aligned} &\bullet\quad \overrightarrow{AB}=(4;0) && \Rightarrow AB=\sqrt{4^2+0^2}=4,\\ &\bullet\quad \overrightarrow{BC}=(-4;4) && \Rightarrow BC=\sqrt{(-4)^2+4^2}=4\sqrt{2},\\ &\bullet\quad \overrightarrow{AC}=(0;4) && \Rightarrow AC=\sqrt{0^2+4^2}=4. \end{aligned}

Tính số đo các góc

cosA=cos(AB,AC)=ABACABAC=40+0444=0A^=90,cosB=cos(BA,BC)=BABCBABC=(4)(4)+04442=22B^=45,C^=90B^=45.\begin{aligned} &\bullet\quad \cos A=\cos\left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right)=\dfrac{\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AC}}{AB\cdot AC}= \dfrac{4\cdot0 + 0\cdot4}{4\cdot 4}=0 && \Rightarrow \widehat{A}=90^\circ,\\ &\bullet\quad \cos B=\cos\left(\overrightarrow{BA},\overrightarrow{BC}\right)=\dfrac{\overrightarrow{BA}\cdot\overrightarrow{BC}}{BA\cdot BC}= \dfrac{(-4)\cdot(-4) + 0\cdot4}{4\cdot 4\sqrt{2}}=\dfrac{\sqrt{2}}{2} && \Rightarrow \widehat{B}=45^\circ,\\ &\bullet\quad \Rightarrow \widehat{C}=90^\circ-\widehat{B}=45^\circ. \end{aligned}

BÀI TẬP

Dạng 1. Xác định tọa độ của điểm, tọa độ của véctơ

Ví dụ 1. Trên trục (O,e)(O,\overrightarrow{e}) cho các điểm AA, BB, CC, DD có tọa độ lần lượt là 44, 1-1, 5-5, 00.

a. Vẽ trục và biểu diễn các điểm đã cho trên trục đó.

b. Hai véctơ AB\overrightarrow{AB}CD\overrightarrow{CD} cùng hướng hay ngược hướng.

a. Vẽ trục và biểu diễn các điểm đã cho trên trục đó.

b. Hai véctơ AB\overrightarrow{AB}CD\overrightarrow{CD} ngược hướng.

Ví dụ 2. Trên mặt phẳng OxyOxy cho các điểm A(3;4)A(3;4), B(2;0)B(-2;0), C(1;2)C(-1;-2), D(4;4)D(4;-4), E(0;3)E(0;-3), F(2;2)F(2;2).

a. Biểu diễn các điểm đã cho trên mặt phẳng OxyOxy.

b. Trong các điểm đã cho, tìm điểm thuộc trục hoành, điểm thuộc trục tung, điểm thuộc đường phân giác của góc phần tư thứ nhất.

a. Biểu diễn các điểm đã cho trên mặt phẳng OxyOxy.

b. Tìm điểm thuộc trục hoành, điểm thuộc trục tung, điểm thuộc đường phân giác của góc phần tư thứ nhất.

\bullet\quad Điểm thuộc trục hoành: BB.

\bullet\quad Điểm thuộc trục tung: EE.

\bullet\quad Điểm thuộc đường phân giác của góc phần tư thứ nhất: FF.

Ví dụ 3. Trên mặt phẳng OxyOxy, tìm tọa độ của các véctơ sau: a=2i+5j\overrightarrow{a}=2\overrightarrow{i}+5\overrightarrow{j}, b=i+3j\overrightarrow{b}=-\overrightarrow{i}+3\overrightarrow{j}, c=5i\overrightarrow{c}=-5\overrightarrow{i}, d=3j\overrightarrow{d}=-3\overrightarrow{j}, v=2i3j\overrightarrow{v}=\sqrt{2}\overrightarrow{i}-\sqrt{3}\overrightarrow{j}.

a=2i+5ja=(2;5),b=i+3jb=(1;3),c=5ic=(5;0),d=3jd=(0;3),v=2i3jv=(2;3).\begin{aligned} &\overrightarrow{a}=2\overrightarrow{i}+5\overrightarrow{j} &&\Rightarrow \overrightarrow{a}=(2;5),\\ &\overrightarrow{b}=-\overrightarrow{i}+3\overrightarrow{j} &&\Rightarrow \overrightarrow{b}=(-1;3),\\ &\overrightarrow{c}=-5\overrightarrow{i} &&\Rightarrow \overrightarrow{c}=(-5;0),\\ &\overrightarrow{d}=-3\overrightarrow{j} &&\Rightarrow \overrightarrow{d}=(0;-3),\\ &\overrightarrow{v}=\sqrt{2}\overrightarrow{i}-\sqrt{3}\overrightarrow{j} &&\Rightarrow \overrightarrow{v}=(\sqrt{2};-\sqrt{3}). \end{aligned}

Ví dụ 4. Trên mặt phẳng OxyOxy, tìm tọa độ của các điểm AA, BB, CC biết OA=i+2j\overrightarrow{OA}=-\overrightarrow{i}+2\overrightarrow{j}, OB=i5j\overrightarrow{OB}=\overrightarrow{i}-5\overrightarrow{j}, OC=j\overrightarrow{OC}=-\overrightarrow{j}.

OA=i+2jA(1;2),OB=i5jB(1;5),OC=jC(0;1).\begin{aligned} &\overrightarrow{OA}=-\overrightarrow{i}+2\overrightarrow{j} &&\Rightarrow A(-1;2),\\ &\overrightarrow{OB}=\overrightarrow{i}-5\overrightarrow{j} &&\Rightarrow B(1;-5),\\ &\overrightarrow{OC}=-\overrightarrow{j} &&\Rightarrow C(0;-1). \end{aligned}

Ví dụ 5. Trên mặt phẳng OxyOxy cho điểm M(x0;y0)M(x_0;y_0). Tìm tọa độ:

a. Điểm HH là hình chiếu vuông góc của điểm MM trên trục OxOx.

b. Điểm M1M_1 đối xứng với điểm MM qua trục OxOx.

c. Điểm KK là hình chiếu vuông góc của điểm MM trên trục OyOy.

d. Điểm M2M_2 đối xứng với điểm MM qua trục OyOy.

e. Điểm CC đối xứng với điểm MM qua gốc tọa độ OO.

Tọa độ của các điểm như sau:

\bullet\quad H(x0;0)H(x_0;0).

\bullet\quad M1(x0;y0)M_1(x_0;y_0).

\bullet\quad K(0;y0)K(0;y_0).

\bullet\quad M2(x0;y0)M_2(-x_0;y_0).

\bullet\quad C(x0;y0)C(-x_0;-y_0).

Ví dụ 6. Cho tam giác ABCABC biết A(3;4)A(-3;4), B(5;2)B(5;-2)C(1;7)C(1;7).

a. Tìm tọa độ của các điểm MM, NN theo thứ tự là trung điểm của đoạn ABAB, ACAC.

b. Tìm tọa độ của trọng tâm GG của tam giác ABCABC.

a. Tìm tọa độ điểm MMNN

xM=xA+xB2=3+52=1; yM=yA+yB2=422=1M(1;1),xN=xA+xC2=3+12=1; yN=yA+yC2=4+72=112N(1;112).\begin{aligned} &x_M=\dfrac{x_A+x_B}{2}=\dfrac{-3+5}{2}=1;\ y_M=\dfrac{y_A+y_B}{2}=\dfrac{4-2}{2}=1 &&\Rightarrow M(1;1),\\ &x_N=\dfrac{x_A+x_C}{2}=\dfrac{-3+1}{2}=-1;\ y_N=\dfrac{y_A+y_C}{2}=\dfrac{4+7}{2}=\dfrac{11}{2} &&\Rightarrow N\left(1;\dfrac{11}{2}\right). \end{aligned}

b. Tìm tọa độ trọng tâm GG của tam giác ABCABC

xG=xA+xB+xC3=3+5+13=1; yG=yA+yB+yC3=42+73=3G(1;3).\begin{aligned} &x_G=\dfrac{x_A+x_B+x_C}{3}=\dfrac{-3+5+1}{3}=1;\ y_G=\dfrac{y_A+y_B+y_C}{3}=\dfrac{4-2+7}{3}=3 \Rightarrow G(1;3). \end{aligned}

Ví dụ 7. Cho ba véctơ a=(6;2)\overrightarrow{a}=(-6;2), b=(3;1)\overrightarrow{b}=(3;-1), c=(1;3)\overrightarrow{c}=(1;3).

a. Chứng minh rằng hai véctơ a\overrightarrow{a}b\overrightarrow{b} cùng phương.

b. Chứng minh rằng hai véctơ a\overrightarrow{a}c\overrightarrow{c} vuông góc.

a. Chứng minh rằng hai véctơ a\overrightarrow{a}b\overrightarrow{b} cùng phương.

Ta có a=(6;2)=2(3;1)a=2b\overrightarrow{a}=(-6;2)=-2(3;-1)\Rightarrow \overrightarrow{a}=-2\overrightarrow{b}. Do đó a\overrightarrow{a}b\overrightarrow{b} cùng phương (ngược hướng).

b. Chứng minh rằng hai véctơ a\overrightarrow{a}c\overrightarrow{c} vuông góc.

Ta có ac=(6)1+23=0ac\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{c}=(-6)1+2\cdot3=0\Rightarrow \overrightarrow{a}\perp\overrightarrow{c}.

Ví dụ 8. Chứng minh rằng:

a. a=(4;6)\overrightarrow{a}=(4;-6)b=(2;3)\overrightarrow{b}=(-2;3) là hai véctơ ngược hướng.

b. a=(2;3)\overrightarrow{a}=(-2;3)b=(8;12)\overrightarrow{b}=(-8;12) là hai véctơ cùng hướng.

c. a=(0;4)\overrightarrow{a}=(0;4)b=(0;4)\overrightarrow{b}=(0;-4) là hai véctơ đối nhau.

d. a=(1;3)\overrightarrow{a}=(1;-3)b=(6;2)\overrightarrow{b}=(6;2) là hai véctơ vuông góc.

a. a=(4;6)\overrightarrow{a}=(4;-6)b=(2;3)\overrightarrow{b}=(-2;3) là hai véctơ ngược hướng.

Ta có (4;6)=2(2;3)a=2b(4;-6)=-2(-2;3)\Rightarrow \overrightarrow{a}=-2\overrightarrow{b}. Từ đó suy ra a\overrightarrow{a}b\overrightarrow{b} ngược hướng.

b. a=(2;3)\overrightarrow{a}=(-2;3)b=(8;12)\overrightarrow{b}=(-8;12) là hai véctơ cùng hướng.

Ta có (8;12)=4(2;3)b=4a(-8;12)=4(-2;3)\Rightarrow \overrightarrow{b}=4\overrightarrow{a}. Từ đó suy ra a\overrightarrow{a}b\overrightarrow{b} cùng hướng.

c. a=(0;4)\overrightarrow{a}=(0;4)b=(0;4)\overrightarrow{b}=(0;-4) là hai véctơ đối nhau.

Ta có a+b=(0+0;44)=(0;0)=0\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=(0+0;4-4)=(0;0)=\overrightarrow{0}. Suy ra a\overrightarrow{a}b\overrightarrow{b} đối nhau.

d. a=(1;3)\overrightarrow{a}=(1;-3)b=(6;2)\overrightarrow{b}=(6;2) là hai véctơ vuông góc.

Ta có ab=16+(3)2=0ab\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}=1\cdot6+(-3)\cdot2=0\Rightarrow \overrightarrow{a}\perp\overrightarrow{b}.

Dạng 2. Toán liên quan đến độ dài véctơ và góc giữa hai véctơ

Ví dụ 1. Cho hai véctơ a=(4;2)\overrightarrow{a}=(4;2), b=(6;2)\overrightarrow{b}=(6;-2).

a. Tính độ dài của các véctơ a\overrightarrow{a}b\overrightarrow{b}.

b. Tính góc giữa hai véctơ a\overrightarrow{a}b\overrightarrow{b}.

a. Tính độ dài

a=(4;2)a=42+22=25,b=(6;2)b=62+(2)2=210.\begin{aligned} &\overrightarrow{a}=(4;2)&& \Rightarrow\left|\overrightarrow{a}\right|=\sqrt{4^2+2^2}=2\sqrt{5},\\ &\overrightarrow{b}=(6;-2)&& \Rightarrow\left|\overrightarrow{b}\right|=\sqrt{6^2+(-2)^2}=2\sqrt{10}. \end{aligned}

b. Tính góc

cos(a,b)=abab=46+2(2)25210=22(a,b)=45.\begin{aligned} &\cos\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)= \dfrac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right|\cdot\left|\overrightarrow{b}\right|} = \dfrac{4\cdot 6+2\cdot(-2)}{2\sqrt{5}\cdot2\sqrt{10}}=\dfrac{\sqrt{2}}{2} \Rightarrow \left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)= 45^\circ. \end{aligned}

Ví dụ 2. Tính góc giữa hai véctơ a\overrightarrow{a}b\overrightarrow{b} trong các trường hợp sau:

a. a=(2;3)\overrightarrow{a}=(2;-3), b=(6;4)\overrightarrow{b}=(6;4).

b. a=(3;2)\overrightarrow{a}=(3;2), b=(5;1)\overrightarrow{b}=(5;-1).

c. a=(2;23)\overrightarrow{a}=(-2;-2\sqrt{3}), b=(3;3)\overrightarrow{b}=(3;\sqrt{3}).

a. Tính góc giữa hai véctơ a=(2;3)\overrightarrow{a}=(2;-3), b=(6;4)\overrightarrow{b}=(6;4).

cos(a,b)=abab=26+(3)422+(3)262+42=0(a,b)=90.\begin{aligned} &\cos\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)= \dfrac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right|\cdot\left|\overrightarrow{b}\right|} = \dfrac{2\cdot 6+(-3)\cdot 4}{\sqrt{2^2+(-3)^2}\cdot\sqrt{6^2+4^2}}=0 &&\Rightarrow \left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)= 90^\circ. \end{aligned}

b. Tính góc giữa hai véctơ a=(3;2)\overrightarrow{a}=(3;2), b=(5;1)\overrightarrow{b}=(5;-1).

cos(a,b)=abab=35+2(1)32+2252+(1)2=22(a,b)=45.\begin{aligned} &\cos\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)= \dfrac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right|\cdot\left|\overrightarrow{b}\right|} = \dfrac{3\cdot5+2\cdot(-1)}{\sqrt{3^2+2^2}\cdot\sqrt{5^2+(-1)^2}}=\dfrac{\sqrt{2}}{2} &&\Rightarrow \left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)= 45^\circ. \end{aligned}

c. Tính góc giữa hai véctơ a=(2;23)\overrightarrow{a}=(-2;-2\sqrt{3}), b=(3;3)\overrightarrow{b}=(3;\sqrt{3}).

cos(a,b)=abab=(2)3+(23)3(2)2+(23)232+(3)2=32(a,b)=150.\begin{aligned} &\cos\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)= \dfrac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right|\cdot\left|\overrightarrow{b}\right|} = \dfrac{(-2)\cdot3+(-2\sqrt{3})\cdot\sqrt{3}}{\sqrt{(-2)^2+(-2\sqrt{3})^2}\cdot\sqrt{3^2+(\sqrt{3})^2}}=-\dfrac{\sqrt{3}}{2}\Rightarrow \left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)= 150^\circ. \end{aligned}

Ví dụ 3. Cho tam giác ABCABC với A(2;1)A(2;1), B(4;3)B(-4;3), C(4;3)C(4;-3).

a. Tính độ dài các cạnh ABABACAC.

b. Tính số đo của góc A^\widehat{A}.

c. Tính diện tích tam giác ABCABC.

a. Tính độ dài ABAB, ACAC

AB=(6;2)AB=(6)2+22=210,AC=(2;4)AC=22+(4)2=25.\begin{aligned} &\overrightarrow{AB}=(-6;2) &&\Rightarrow AB=\sqrt{(-6)^2+2^2}=2\sqrt{10},\\ &\overrightarrow{AC}=(2;-4) &&\Rightarrow AC=\sqrt{2^2+(-4)^2}=2\sqrt{5}. \end{aligned}

b. Tính số đo của góc A^\widehat{A}.

cosA= cos(AB,AC)=ABACABAC= (6)2+2(4)21025=22A^= 135.\begin{aligned} \cos A=\ &\cos\left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right)=\dfrac{\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{AC}}{\left|\overrightarrow{AB}\right|\cdot\left|\overrightarrow{AC}\right|}\\ =\ &\dfrac{(-6)2+2(-4)}{2\sqrt{10}\cdot2\sqrt{5}}=-\dfrac{\sqrt{2}}{2}\\ \Rightarrow \widehat{A}=\ &135^\circ. \end{aligned}

c. Tính diện tích tam giác ABCABC.

SABC=12ABACsinA=1221025sin135=10.S_{ABC}=\dfrac{1}{2}AB\cdot AC\sin A=\dfrac{1}{2}\cdot2\sqrt{10}\cdot 2\sqrt{5}\cdot\sin135^\circ=10.

Ví dụ 4. Cho ba điểm A(2;2)A(2;2), B(3;5)B(3;5), C(5;5)C(5;5).

a. Tìm tọa độ điểm DD sao cho ABCDABCD là hình bình hành.

b. Tìm tọa độ giao điểm II của hai đường chéo của hình bình hành ABCDABCD.

c. Giải tam giác ABCABC.

a. Tìm tọa độ điểm DD sao cho ABCDABCD là hình bình hành.

Do ABCDABCD là hình bình hành nên

AB=DC{xBxA=xCxDyByA=yCyD{32=5xD52=5yD{xD=4yD=2D(4;2).\begin{aligned} &\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}\Leftrightarrow \begin{cases}x_B-x_A=x_C-x_D\\ y_B-y_A=y_C-y_D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}3-2=5-x_D\\ 5-2=5-y_D\end{cases} \Leftrightarrow\begin{cases}x_D=4\\ y_D=2\end{cases}\Rightarrow D(4;2). \end{aligned}

b. Tìm tọa độ giao điểm II của hai đường chéo của hình bình hành ABCDABCD.

II là giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành nên II là trung điểm của đường chéo ACAC. Suy ra xI=xA+xC2=2+52=72; yI=yA+yC2=2+52=72I(72;72).x_I=\dfrac{x_A+x_C}{2}=\dfrac{2+5}{2}=\dfrac{7}{2};\ y_I=\dfrac{y_A+y_C}{2}=\dfrac{2+5}{2}=\dfrac{7}{2}\Rightarrow I\left(\dfrac{7}{2};\dfrac{7}{2}\right).

c. Giải tam giác ABCABC.

Độ dài các cạnh

AB=(1;3)AB=12+32=10,BC=(2;0)BC=22+02=2,AC=(3;3)AC=32+32=32.\begin{aligned} &\overrightarrow{AB}=(1;3)&&\Rightarrow AB=\sqrt{1^2+3^2}=\sqrt{10},\\ &\overrightarrow{BC}=(2;0)&&\Rightarrow BC=\sqrt{2^2+0^2}=2,\\ &\overrightarrow{AC}=(3;3)&&\Rightarrow AC=\sqrt{3^2+3^2}=3\sqrt{2}. \end{aligned}

Số đo các góc

cosA=cos(AB,AC)=ABACABAC=13+331032=255A^27,cosB=cos(BA,BC)=BABCBABC=(1)2+(3)0102=1010B^108,C^=180(A^+B^)45.\begin{aligned} &\cos A=\cos\left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right)=\dfrac{\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AC}}{AB\cdot AC}=\dfrac{1\cdot3+3\cdot3}{\sqrt{10}\cdot3\sqrt{2}}=\dfrac{2\sqrt{5}}{5}&&\Rightarrow \widehat{A}\approx 27^\circ,\\ &\cos B=\cos\left(\overrightarrow{BA},\overrightarrow{BC}\right)=\dfrac{\overrightarrow{BA}\cdot\overrightarrow{BC}}{BA\cdot BC}=\dfrac{(-1)\cdot2+(-3)\cdot0}{\sqrt{10}\cdot2}=-\dfrac{\sqrt{10}}{10}&&\Rightarrow \widehat{B}\approx 108^\circ,\\ &\Rightarrow \widehat{C}=180^\circ-(\widehat{A}+\widehat{B})\approx 45^\circ. \end{aligned}

Ví dụ 5. Cho tam giác ABCABC có hai đỉnh A(1;3)A(-1;3)B(2;2)B(-2;-2). Biết M(2;1)M(2;-1) là trung điểm của cạnh BCBC.

a. Tìm tọa độ đỉnh CC.

b. Tính độ dài các cạnh của tam giác ABCABC.

a. Tìm tọa độ đỉnh CC.

Do MM là trung điểm của BCBC nên

xM=xB+xC2xC=2xMxB=22+2=6,yM=yB+yC2yC=2yMyB=2(1)+2=0.\begin{aligned} &x_M=\dfrac{x_B+x_C}{2}\Rightarrow x_C=2x_M-x_B=2\cdot2+2=6,\\ &y_M=\dfrac{y_B+y_C}{2}\Rightarrow y_C=2y_M-y_B=2\cdot(-1)+2=0. \end{aligned}

Vậy C(6;0)C(6;0).

b. Tính độ dài các cạnh của tam giác ABCABC.

AB=(1;5)AB=(1)2+(5)2=26,BC=(8;2)BC=(8)2+(2)2=217,AC=(7;3)AB=(7)2+(3)2=58.\begin{aligned} &\overrightarrow{AB}=(-1;-5)&&\Rightarrow AB=\sqrt{(-1)^2+(-5)^2}=\sqrt{26},\\ &\overrightarrow{BC}=(8;2)&&\Rightarrow BC=\sqrt{(8)^2+(2)^2}=2\sqrt{17},\\ &\overrightarrow{AC}=(7;-3)&&\Rightarrow AB=\sqrt{(7)^2+(-3)^2}=\sqrt{58}. \end{aligned}

Ví dụ 6. Cho tam giác ABCABC có các điểm M(2;2)M(2;2), N(3;4)N(3;4), P(5;3)P(5;3) lần lượt là trung điểm của các cạnh ABAB, BCBCCACA.

a. Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác ABCABC.

b. Chứng minh trọng tâm của các tam giác ABCABCMNPMNP trùng nhau.

c. Giải tam giác ABCABC.

a. Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác ABCABC.

Ta có

xA+xB2=xMxA+xB=2xMxA+xB=4,xB+xC2=xNxB+xC=2xNxB+xC=6,xA+xC2=xPxA+xC=2xPxA+xC=10.\begin{aligned} &\dfrac{x_A+x_B}{2}=x_M\Leftrightarrow x_A+x_B=2x_M\Leftrightarrow x_A+x_B=4,\\ &\dfrac{x_B+x_C}{2}=x_N\Leftrightarrow x_B+x_C=2x_N\Leftrightarrow x_B+x_C=6,\\ &\dfrac{x_A+x_C}{2}=x_P\Leftrightarrow x_A+x_C=2x_P\Leftrightarrow x_A+x_C=10. \end{aligned}

Giải hệ gồm ba phương trình trên ta được xA=4x_A=4, xB=0x_B=0, xC=6x_C=6.

Tương tự

yA+yB2=yMyA+yB=2yMyA+yB=4,yB+yC2=yNyB+yC=2yNyB+yC=8,yA+yC2=yPyA+yC=2yPyA+yC=6.\begin{aligned} &\dfrac{y_A+y_B}{2}=y_M\Leftrightarrow y_A+y_B=2y_M\Leftrightarrow y_A+y_B=4,\\ &\dfrac{y_B+y_C}{2}=y_N\Leftrightarrow y_B+y_C=2y_N\Leftrightarrow y_B+y_C=8,\\ &\dfrac{y_A+y_C}{2}=y_P\Leftrightarrow y_A+y_C=2y_P\Leftrightarrow y_A+y_C=6. \end{aligned}

Giải hệ gồm ba phương trình trên ta được yA=1y_A=1, yB=3y_B=3, yC=5y_C=5.

Vậy tọa độ các đỉnh là A(4;1)A(4;1), B(0;3)B(0;3), C(6;5)C(6;5).

b. Chứng minh trọng tâm của các tam giác ABCABCMNPMNP trùng nhau.

\bullet\quad Gọi GG là trọng tâm của tam giác ABCABC. Ta có

xG=xA+xB+xC3=4+0+63=103; yG=yA+yB+yC3=1+3+53=3G(103;3).\begin{aligned} &x_G=\dfrac{x_A+x_B+x_C}{3}=\dfrac{4+0+6}{3}=\dfrac{10}{3};\ y_G=\dfrac{y_A+y_B+y_C}{3}=\dfrac{1+3+5}{3}=3 \Rightarrow G\left(\dfrac{10}{3};3\right). \end{aligned}

\bullet\quad Gọi GG' là trọng tâm của tam giác MNPMNP. Ta có

xG=xM+xN+xP3=2+3+53=103; yG=yM+yN+yP3=2+4+33=3G(103;3).\begin{aligned} &x_G'=\dfrac{x_M+x_N+x_P}{3}=\dfrac{2+3+5}{3}=\dfrac{10}{3};\ y_G'=\dfrac{y_M+y_N+y_P}{3}=\dfrac{2+4+3}{3}=3 \Rightarrow G'\left(\dfrac{10}{3};3\right). \end{aligned}

Suy ra GGG'\equiv G. Vậy trọng tâm của hai tam giác ABCABCMNPMNP trùng nhau.

c. Giải tam giác ABCABC.

Tính độ dài các cạnh

AB=(4;2)AB=(4)2+22=25,BC=(6;2)BC=(6)2+22=210,AC=(2;4)AC=(2)2+42=25.\begin{aligned} &\overrightarrow{AB}=(-4;2)&&\Rightarrow AB=\sqrt{(-4)^2+2^2}=2\sqrt{5},\\ &\overrightarrow{BC}=(6;2)&&\Rightarrow BC=\sqrt{(6)^2+2^2}=2\sqrt{10},\\ &\overrightarrow{AC}=(2;4)&&\Rightarrow AC=\sqrt{(2)^2+4^2}=2\sqrt{5}. \end{aligned}

Tính số đo các góc

cosA=cos(AB,AC)=ABACABAC=(4)2+242525=0A^=90,cosB=cos(BA,BC)=BABCBABC=(4)6+(2)225210=22B^=45,C^=A^B^=45.\begin{aligned} &\cos A=\cos\left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right)=\dfrac{\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AC}}{AB\cdot AC}=\dfrac{(-4)2+2\cdot4}{2\sqrt{5}\cdot2\sqrt{5}}=0&&\Rightarrow \widehat{A}=90^\circ,\\ &\cos B=\cos\left(\overrightarrow{BA},\overrightarrow{BC}\right)=\dfrac{\overrightarrow{BA}\cdot\overrightarrow{BC}}{BA\cdot BC}=\dfrac{(4)6+(-2)\cdot2}{2\sqrt{5}\cdot2\sqrt{10}}=\dfrac{\sqrt{2}}{2}&&\Rightarrow \widehat{B}=45^\circ,\\ &\widehat{C}=\widehat{A}-\widehat{B}=45^\circ. \end{aligned}

Ví dụ 7. Cho hai điểm A(1;3)A(1;3)B(4;2)B(4;2).

a. Tìm tọa độ điểm DD thuộc trục OxOx sao cho DA=DBDA=DB.

b. Tính chu vi tam giác OABOAB.

c. Chứng minh rằng OAOA vuông góc với ABAB và từ đó tính diện tích tam giác OABOAB.

Ví dụ 8. Cho bốn điểm A(7;3)A(7;-3), B(8;4)B(8;4), C(1;5)C(1;5)D(0;2)D(0;-2). Chứng minh rằng ABCDABCD là hình vuông.

Dạng 3. Ứng dụng thực tế

Ví dụ 1. Một máy bay đang hạ cánh với vận tốc v=(210;42)\overrightarrow{v}=(-210;-42). Cho biết vận tốc của gió là w=(12;4)\overrightarrow{w}=(-12;-4) và một đơn vị trên hệ trục tọa độ tương ứng với 1km1km. Tìm độ dài véctơ tổng hai vận tốc v\overrightarrow{v}w\overrightarrow{w}.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.

jjkkm