CĐ-1. CÁC DẠNG TOÁN VỀ TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ

Trong chuyên đề này, các em được ôn tập lại 2 thể loại toán vận dụng thường gặp về tính đơn điệu của hàm số. Đó là thể loại toán về tính đơn điệu của hàm ẩn và tính đơn điệu của hàm số chứa tham số.

\(\bullet\quad\) Thể loại toán thứ nhất có 4 dạng, được sắp xếp trong dấu vuông phía trên.

\(\bullet\quad\) Thể loại toán thứ hai cũng có 4 dạng, được sắp xếp trong dấu vuông phía dưới.

CÁC DẠNG TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒ THỊ CỦA ĐẠO HÀM

Dạng 1. Xác định tính đơn điệu của hàm \(f(x)\) khi biết \(f'(x)\)

Bài 1. Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có \(f'(x) = x(x-2)^2\). Hàm số nghịch biến trên khoảng nào sau đây?

A. \((0;2)\)

B. \((2;+\infty)\)

C. \((-\infty;0)\)

D. \(\mathbb{R}\)

Ta có \[f'(x)=0\Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &x=0\ (\text{đơn})\\ &x=2\ (\text{kép}) \end{aligned}\right.\]

Bảng xét dấu của đạo hàm

Vậy hàm số nghịch biến trên khoảng \((-\infty;0)\).

Bài 2. Cho hàm số \(f(x)\) có đạo hàm \(f'(x)=x(x+1)^2\). Hàm số đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \((0;+\infty)\)

B. \((-1;+\infty)\)

C. \((-\infty;-1)\)

D. \((-1;0)\)

Ta có \[f'(x)=0\Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &x=0\ (\text{đơn})\\ &x=-1\ (\text{kép}) \end{aligned}\right.\]

Bảng xét dấu của đạo hàm

Vậy hàm số đồng biến trên khoảng \((0;+\infty)\).

Bài 3. Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đạo hàm \(f'(x)=(1-x)^2(x+1)^3(3-x)\). Hàm số \(y=f(x)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \((-\infty;1)\)

B. \((-\infty;-1)\)

C. \((3;+\infty)\)

D. \((1;3)\)

Ta có \[f'(x)=0\Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &x=1\ (\text{kép})\\ &x=-1\ (\text{bội 3})\\ &x=3\ (\text{đơn}). \end{aligned}\right.\]

Bảng xét dấu của đạo hàm

Vậy hàm số đồng biến trên khoảng \((-1;3)\).

Bài 4. Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm \(f'(x)=\left( x^2-1 \right)(x+1)(5-x)\). Mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. \(f(4) < f(2) < f(1)\)

B. \(f(1) < f(2) < f(4)\)

C. \(f(2) < f(1) < f(4)\)

D. \(f(1) < f(4) < f(2)\)

Ta có \[f'(x)=0\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&x=\pm 1\\ &x=-1\\ &x=5\end{aligned}\right.\Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &x=-1\ (\text{kép})\\ &x=1\ (\text{đơn})\\ &x=5\ (\text{đơn}). \end{aligned}\right.\]

Bảng xét dấu của đạo hàm

Dựa vào bảng biến thiên ta có \(f(1) < f(2) < f(4)\).

Bài 5. Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm \(f'(x) = (x+1)^2(x-1)^3(2-x)\). Hàm số \(y=f(x)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \((2;+\infty)\)

B. \((-\infty;1)\)

C. \((1;2)\)

D. \((-1;1)\)

Ta có \[f'(x)=0\Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &x=-1\ (\text{kép})\\ &x=1\ (\text{bội 3})\\ &x=2\ (\text{đơn}). \end{aligned}\right.\]

Bảng xét dấu của đạo hàm

Vậy hàm số đồng biến trên hai khoảng \((-\infty;-1)\) và \((1;2)\).

Bài 6. Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm \(f'(x)=-x^2+5x-6,\forall x\in \mathbb{R}\). Hàm số \(g(x)=-5f(x)\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \((2;3)\)

B. \((-\infty;3)\)

C. \((-\infty;2)\) và \((3;+\infty)\)

D. \((2;+\infty)\)

Ta có \[g'(x)=-5f'(x)=-5(-x^2+5x-6)=5(x^2-5x+6).\]

Suy ra \[g'(x)=0\Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &x=2\ (\text{đơn})\\ &x=3\ (\text{đơn}) \end{aligned}\right.\]

Bảng xét dấu của đạo hàm

Vậy hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \((2;3)\).

Bài 7. Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định, liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đạo hàm \(f'(x)\). Biết rằng \(f'(x)\) có đồ thị như hình vẽ bên.

Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-1;+\infty)\)

B. \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((-\infty;-3)\)

C. \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-3;-2)\)

D. \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((-2;0)\)

Từ đồ thị của \(f'(x)\) ta thấy \(f'(x)\) có ba nghiệm \(x=-3\) (đơn), \(x=-2\) (đơn) và \(x=0\) (kép). Từ đó ta có bảng xét dấu của đạo hàm như sau

Vậy hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-1;+\infty)\).

Bài 8. Cho hàm số \(f(x)\) xác định trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị hàm số \(y=f'(x)\) là đường cong trong hình bên.

Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;2)\)

B. Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((-2;1)\)

C. Hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-1;1)\)

D. Hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((0;2)\)

Từ đồ thị của \(f'(x)\) ta thấy \(f'(x)\) có ba nghiệm đơn là \(x=-2\), \(x=0\) và \(x=2\). Từ đó ta có bảng xét dấu của đạo hàm như sau

Vậy hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((0;2)\).

Bài 9. Cho hàm số \( y=f(x) \) có đạo hàm trên \( \mathbb{R} \) và hàm số \( y=f'(x) \) có đồ thị như hình vẽ.

Hàm số \( y=f(x) \) nghịch biến trên khoảng nào sau đây?

A. \((4 ;+\infty)\)

B. \( (-1;0) \)

C. \( (0;1) \)

D. \( (1;4) \)

Từ đồ thị của \(f'(x)\) ta thấy \(f'(x)\) có ba nghiệm đơn là \(x=-1\), \(x=1\) và \(x=4\). Từ đó ta có bảng xét dấu của đạo hàm như sau

Vậy hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((1;4)\).

Bài 10. Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm liên tục trên \(\mathbb{R}\). Đồ thị của hàm số \(y=f'(x)\) được cho bởi hình vẽ bên.

Chọn khẳng định đúng.

A. \(f(x)\) đồng biến trên \((-1;1)\)

B. \(f(x)\) nghịch biến trên \((1;3)\)

C. \(f(x)\) đồng biến trên \((0;2)\)

D. \(f(x)\) đồng biến trên \((-1;1)\) và \((3;4)\)

Từ đồ thị của \(f'(x)\) ta thấy \(f'(x)\) có nghiệm đơn \(x=0\) và nghiệm kép \(x=3\). Từ đó ta có bảng xét dấu của đạo hàm như sau

Vậy hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((0;2)\).

Bài 11. Cho hàm số \(y=f(x)\). Biết rằng hàm số \(f(x)\) có đạo hàm là \(f'(x)\) và hàm số \(y=f'(x)\) có đồ thị như hình vẽ bên.

Khẳng định nào dưới đây sai?

A. Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((0;2)\)

B. Hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-1;2)\)

C. Hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((2;+\infty)\)

D. Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((-\infty;-1)\)

Từ đồ thị của \(f'(x)\) ta thấy \(f'(x)\) có nghiệm đơn \(x=-1\) và có nghiệm kép \(x=2\). Từ đó ta có bảng xét dấu của đạo hàm như sau

Vậy khẳng định sai là: hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((0;2)\).

Bài 12. Cho hàm số \(f(x)\) có đồ thị của hàm số \(f'(x)\) như hình vẽ bên. Khẳng định nào dưới đây đúng?

A. Hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-\infty;-4)\)

B. Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((-1;0)\)

C. Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((0;2)\)

D. Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((2;4)\)

Từ đồ thị của \(f'(x)\) ta thấy \(f'(x)\) có bốn nghiệm đơn là \(x=-4\), \(x=0\), \(x=2\) và \(x=4\). Từ đó ta có bảng xét dấu của đạo hàm như sau

Vậy hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((0;2)\).

Dạng 2. Tính đơn điệu của hàm \(f(u)\) khi biết đồ thị của \(f'(x)\)

Bài 1. Cho hàm số \(y = f(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\). Biết rằng hàm số \(y = f'(x)\) có đồ thị như hình vẽ.

Hàm số \(g(x) = f\left(x^2 - 5\right)\) nghịch biến trên khoảng nào sau đây?

A. \((-1; 0)\)

B. \((1; 2)\)

C. \((-1; 1)\)

D. \((0; 1)\)

\(\bullet\quad\) Từ đồ thị của \(f'(x)\) ta có \[f'(x)=(x+4)(x+1)(x-2).\]

\(\bullet\quad\) Từ đó suy ra \[g'(x)=2xf'(x^2-5)=2x(x^2-1)(x^2-4)(x^2-7).\]

\(\bullet\quad\) Bảng xét dấu của \(g'(x).\)

Vậy hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((0;1)\).

Bài 2. Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng xét dấu đạo hàm \(f'(x)\) như sau

Hàm số \(g(x)=f(x-1)+2\) nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng sau?

A. \((-2;-1)\)

B. \((-1;0)\)

C. \((3;+\infty)\)

D. \((1;4)\)

Từ bảng xét dấu của \(f'(x)\) ta có \[f'(x)=(x+2)(x+1)(x-2)(x-4).\]

Ta có \[g'(x)=f'(x-1)=(x+1)(x)(x-3)(x-5).\]

Bảng xét đâu của \(g'(x)\)

Vậy hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-1;0)\).

Bài 3. Cho hàm số \(y=f(x)\). Hàm số \(y=f'(x)\) có đồ thị như hình bên.

Hàm số \(y=f(3-2x)\) nghịch biến trên khoảng

A. \(\left(-1;+\infty\right)\)

B. \(\left(0;2\right)\)

C. \(\left(-\infty;-1\right)\)

D. \(\left(1;3\right)\)

\(\bullet\quad\) Từ đồ thị của \(f'(x)\) ta có \[f'(x)=(x+2)(x-2)(x-5).\]

\(\bullet\quad\) Từ đó suy ra \[g'(x)=-2f'(3-2x)=-2(5-2x)(1-2x)(-2-2x).\]

\(\bullet\quad\) Bảng xét dấu của \(g'(x).\)

Vậy hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-\infty;-1)\).

Bài 4. Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên sau

Hàm số \(g(x)=f\left(2x+7\right)\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \(\left(-5;-4\right)\)

B. \(\left(-3;0\right)\)

C. \(\left(-4;-3\right)\)

D. \(\left(-\infty;-5\right)\)

Từ bảng biến thiên của \(f(x)\) ta thấy \(f(x)\) có hệ số \(a < 0\), có ba cực trị là \(x=-1\), \(x=0\) và \(x=1\). Suy ra \[f'(x)=-(x+1)(x)(x-1).\]

Ta có \[g'(x)=2f'(2x+7)=-2(2x+8)(2x+7)(2x+6).\]

Bảng xét dấu của hàm \(g'(x)\)

Vậy hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-3;0)\).

Bài 5. Cho hàm số \(y=f(x)\). Hàm số \(y=f'(x)\) có đồ thị như hình vẽ bên.

Hàm số \(g(x)=f\left(x^2\right)\) đồng biến trên khoảng

A. \(\left(-\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2}\right)\)

B. \((0;2)\)

C. \(\left(-\displaystyle\frac{1}{2};0\right)\)

D. \((-2;-1)\)

\(\bullet\quad\) Từ đồ thị của \(f'(x)\) ta có \[f'(x)=-(x+1)(x-1)(x-4).\]

\(\bullet\quad\) Từ đó suy ra \[g'(x)=2xf'(x^2)=-2x(x^2+1)(x^2-1)(x^2-4).\]

\(\bullet\quad\) Bảng xét dấu của \(g'(x).\)

Vậy hàm số \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \(\left(-\displaystyle\frac{1}{2};0\right)\).

Bài 6. Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị \(y=f'(x)\) trên \(\mathbb{R}\) như hình vẽ bên. Đặt \(g(x)=f(1-x)\).

Chọn khẳng định đúng

A. \(g(x)\) đồng biến trên \((-3;0)\)

B. \(g(x)\) đồng biến trên \((-4;-3)\)

C. \(g(x)\) nghịch biến trên \((-1;0)\)

D. \(g(x)\) đồng biến trên \((-4;-3)\) và \((0;2)\)

\(\bullet\quad\) Từ đồ thị của \(f'(x)\) ta có \[f'(x)=-(x+1)(x-1)(x-2)(x-4).\]

\(\bullet\quad\) Từ đó suy ra \[g'(x)=-f'(1-x)=(2-x)(x)(-1-x)(-3-x).\]

\(\bullet\quad\) Bảng xét dấu của \(g'(x).\)

Vậy hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-1;0)\).

Bài 7. Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị hàm số \(y=f'(x)\) như hình bên.

Hàm số \(g(x)=f(1+x^2)\) nghịch biến trên khoảng nào?

A. \((0;1)\)

B. \((-4;-2)\)

C. \((-2;-1)\)

D. \((-1;0)\)

\(\bullet\quad\) Từ đồ thị của \(f'(x)\) ta có \[f'(x)=-(x+2)(x)^2(x-2).\]

\(\bullet\quad\) Từ đó suy ra \[g'(x)=2xf'(1+x^2)=-2x(3+x^2)(1+x^2)^2(x^2-1).\]

\(\bullet\quad\) Bảng xét dấu của \(g'(x).\)

Vậy hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-1;0)\).

Bài 8. Cho hàm số \(y=f(x)\), đồ thị hàm số \(y=f'(x-2)+2\) như hình vẽ bên.

Hàm số \(y=f(x)\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \((2;+\infty)\)

B. \((-1;1)\)

C. \((1;3)\)

D. \(\left(\displaystyle\frac{3}{2};\displaystyle\frac{5}{2} \right)\)

\(\bullet\quad\) Đây là đồ thị của hàm số bậc hai \(y=ax^2+bx+c\), đi qua điểm \(A(1;2)\) và có đỉnh \(I(2;-1)\).

\(\bullet\quad\) Từ đó suy ra

\[\begin{cases}2=a1^2+b1+c\\ -1=a2^2+b2+c\\ -\dfrac{b}{2a}=2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a+b+c=2\\ 4a+2b+c=-1\\ -4a-b=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}a=3\\ b=-12\\ c=11.\end{cases}\]

\(\bullet\quad\) Vậy đồ thị trên có phương trình là \(y=3x^2-12x+11\).

\(\bullet\quad\) Theo giả thiết suy ra \[f'(x-2)+2=3x^2-12x+11.\]

\(\bullet\quad\) Đặt \(t=x-2\Rightarrow x=t+2\), thu được

\[f'(t)+2=3(t+2)^2-12(t+2)+11\Leftrightarrow f'(t)=3t^2-3.\]

\(\bullet\quad\) Thay \(t\) bởi \(x\), ta được \(f'(x)=3x^2-3\).

\(\bullet\quad\) Bảng xét dấu của \(f'(x).\)

Vậy hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-1;1)\).

Bài 9. Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị của hàm \(y=f'(1-x)-2\) như hình vẽ bên.

Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \((-\infty;-1)\)

B. \(\left(0;\dfrac{1}{2}\right)\)

C. \(\left(1;+\infty\right)\)

D. \(\left(\dfrac{1}{2};1\right)\)

\(\bullet\quad\) Đây là đồ thị của hàm số bậc ba \(y=ax^3+bx^2+cx+d\), đi qua các điểm \(A(0;-2)\), \(B(2;0)\) và có hai cực trị là \(x=-1\), \(x=1\).

\(\bullet\quad\) Ta có \(y'=3ax^2+2bx+c\). Suy ra

\[\begin{cases}-2=a0^3+b0^2+c0+d\\ 0=a2^3+b2^2+c2+d\\ 3a(-1)^2+2b(-1)+c=0\\ 3a1+2b1+c=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}d=-2\\ 8a+4b+2c=2\\ 3a-2b+c=0\\ 3a+2b+c=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}d=-2\\ a=1\\ b=0\\ c=-3\end{cases}\]

\(\bullet\quad\) Vậy phương trình của đồ thị đã cho là \(y=x^3-3x-2\).

\(\bullet\quad\) Từ giả thiết suy ra \(f'(1-x)-2=x^3-3x-2\).

\(\bullet\quad\) Đặt \(t=1-x\Leftrightarrow x=1-t\), thu được

\[f'(t)-2=(1-t)^3-3(1-t)-2\Leftrightarrow f'(t)=-t^3-3t^2+6t-2.\]

\(\bullet\quad\) Thay \(t\) bởi \(x\), ta được \(f'(x)=-x^3-3x^2+6x-2\).

\[f'(x)=0\Leftrightarrow -x^3-3x^2+6x-2=0\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&x=1\\ &x\approx -4{,}4\\ &x\approx 0{,}4.\end{aligned}\right.\]

\(\bullet\quad\) Bảng xét dấu của \(f'(x).\)

Vậy hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \(\left(\dfrac{1}{2};1\right)\).

Bài 10. Cho hàm số \(f(x)\) có đồ thị của đạo hàm \(f'(x)\) như hình vẽ.

Biết \(f(-1)=f(3)=0\). Hàm số \(g(x)=[f(x)]^2\) nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng sau?

A. \((-2;1)\)

B. \((1;2)\)

C. \((0;4)\)

D. \((-2;2)\)

\(\bullet\quad\) Ta có \(g'(x)=2f(x)f'(x).\)

\(\bullet\quad\) Bảng biến thiên của hàm \(f(x)\)

\(\bullet\quad\) Do \(f(-1)=f(3)=0\) nên từ bảng biến thiên suy ra \(f(x)\leq 0,\ \forall x\in\mathrm{R}\).

\(\bullet\quad\) Suy ra dấu của \(g'(x)\) trái dấu với dấu của \(f'(x)\).

\(\bullet\quad\) Bảng xét dấu của \(g'(x)\)

Vậy hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \((1;2)\).

Dạng 3. Tính đơn điệu của hàm \(f(x)+v\) khi biết đồ thị của \(f'(x)\)

Bài 1. Cho hàm số bậc năm \(f(x)\) có đồ thị của hàm số \(f'(x)\) như hình vẽ bên. Hàm số \(g(x)=f(x)-2x+1\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \((-3;-1)\)

B. \((1;2)\)

C. \((-1;0)\)

D. \((0;1)\)

Ta có \(g'(x)=f'(x)-2\). Suy ra \(g'(x)=0\Leftrightarrow f'(x)=2\).

Dựa vào đồ thị ta thấy phương trình này có bốn nghiệm đơn

\(x=a\in (-3;-2)\),

\(x=b\in (-1;0)\),

\(x=c\in (0;1)\),

\(x=d\in (2;3)\).

Bảng xét dấu của \(g'(x)\)

Vậy \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \((1;2)\subset (c;d)\).

Bài 2. Cho hàm số \(f(x)\) có đồ thị của hàm \(f'(x)\) như hình vẽ bên. Hàm số \(g(x)=f(x)-2x+3\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \((-\infty;-1)\)

B. \((2;+\infty)\)

C. \((0;2)\)

D. \((-1;0)\)

Ta có \(g'(x)=f'(x)-2\).

Suy ra \(g'(x)=0\Leftrightarrow f'(x)=2\).

Phương trình trên có hai nghiệm đơn \(x=-1\), \(x=0\) và có một nghiệm kép \(x=2\).

Bảng xét dấu của \(g'(x)\)

Vậy \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((-1;0)\).

Bài 3. Cho hàm số \(f(x)=ax^3+bx^2+cx+d\) có đồ thị của hàm số \(f'(x)\) như hình vẽ bên. Hàm số \(g(x)=\displaystyle\frac{1}{2}x^2-x-f(x)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \((-1;1)\)

B. \((0;2)\)

C. \((1;3)\)

D. \((2;4)\)

Ta có \(g'(x)=x-1-f'(x)\).

Suy ra \(g'(x)=0\Leftrightarrow f'(x)=x-1\).

Phương trình này có ba nghiệm đơn \(x=0\), \(x=2\) và \(x=4\).

Bảng xét dấu của \(g'(x)\)

Vậy \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((2;4)\).

Bài 4. Cho hàm số \(f(x)=ax^4+bx^2+c\) có đồ thị của hàm số \(f'(x)\) như hình vẽ bên. Hàm số \(g(x)=f(x)+\displaystyle\frac{2}{3}x^3-2x+1\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \((-\infty;-1)\)

B. \((-1;1)\)

C. \((1;2)\)

D. \((2;+\infty)\)

Ta có \(g'(x)=f'(x)+2x^2-2\).

Suy ra \(g'(x)=0\Leftrightarrow f'(x)=-2x^2+2\).

Dựa vào đồ thị ta thấy phương trình này có hai nghiệm đơn \(x=-1\), \(x=1\).

Bảng xét dấu của \(g'(x)\)

Vậy \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-1;1)\).

Dạng 4. Tính đơn điệu của hàm \(f(u)+v\) khi biết đồ thị của \(f'(x)\)

Bài 1. Cho hàm số \(f(x)\) có đồ thị của hàm \(f'(x)\) như hình vẽ bên.

Hàm số \(g(x)=f(x-2)-\displaystyle\frac{x^2}{2}+x-1\) đồng biến trên khoảng nào trong các khoảng dưới đây?

A. \((1;2)\)

B. \((-1;0)\)

C. \((0;1)\)

D. \((2;4)\)

Ta có \(g'(x)=f'(x-2)-x+1\). Suy ra \[g'(x)=0\Leftrightarrow f'(x-2)=x-1.\]

Đặt \(t=x-2\Rightarrow x=t+2\). Thu được phương trình \[f'(t)=t+1\Leftrightarrow t=-1,\ t=1,\ t=3.\]

Suy ra phương trình \(g'(x)=0\) có 3 nghiệm \(x=1\), \(x=3\), \(x=5\).

Bảng xét dấu của \(g'(x)\) (căn cứ \(g'(0)=f'(-2)+1 < 0\))

Vậy \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;2)\).

Bài 2. Cho hàm số \(f(x)\) có đồ thị của hàm \(f'(x)\) như hình vẽ bên.

Hàm số \(g(x)=f(x-1)+\displaystyle\frac{1}{2}x^2-4x\) nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng dưới đây?

A. \((4;5)\)

B. \((1;3)\)

C. \((-1;1)\)

D. \((3;4)\)

Ta có \(g'(x)=f'(x-1)+x-4\). Suy ra

\[g'(x)=0\Leftrightarrow f'(x-1)=-x+4.\]Đặt \(t=x-1\Rightarrow x= t+1\), thu được \[f'(t)=-t+3\Leftrightarrow t=0,\ t=2,\ t=4.\]

Suy ra \(g'(x)=0\Leftrightarrow x=1,\ x=3,\ x=5\).

Bảng xét dấu của \(g'(x)\) (căn cứ \(g'(2)=f'(1)-2 < 0\))

Vậy \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \((1;3)\).

Bài 3. Cho hàm số bậc năm \(f(x)\) có đồ thị của \(f'(x)\) như hình vẽ.

Hàm số \(g(x)=\displaystyle\frac{1}{2}f(2x-1)-\displaystyle\frac{4}{3}x^3+2x^2-x\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \((0;1)\)

B. \((1;2)\)

C. \((-1;0)\)

D. \((-2;-1)\)

Ta có \(g'(x)=f'(2x-1)-4x^2+4x-1\). Suy ra

\[g'(x)=0\Leftrightarrow f'(2x-1)=4x^2-4x+1.\]

Đặt \(t=2x-1\), thu được

\[f'(t)=t^2\Leftrightarrow t=a < -3,\ t=-1,\ t=1,\ t=b > 3.\]

Suy ra

\[g'(x)=0\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{a+1}{2} < -1,\ x=0,\ x=1,\ x=\displaystyle\frac{b+1}{2} > 2.\]

Bảng xét dấu của \(g'(x)\) (ta có \(g'(2)=f'(3)-9 =-6 < 0\))

Vậy hàm số \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((0;1)\).

CÁC DẠNG TOÁN CÓ CHỨA THAM SỐ

Dạng 1. Tìm \(m\) để hàm số bậc ba đơn điệu trên \(\mathbb{R}\)

Bài 1. Số các giá trị nguyên của tham số \(m\in[0;2019]\) để hàm số \(y=x^3-3mx^2+\left({9m-6}\right)x\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\) là

A. \(2\)

B. \(2018\)

C. \(2020\)

D. \(0\)

Ta có \(y'=3x^2-6mx+9m-6\).

Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi \[y'\geqslant 0, \forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow \begin{cases}3 > 0 \\ \Delta '=9m^2-27m+18\le 0 \end{cases}\Leftrightarrow 1\le m\le 2.\]

Vì \(m\) nguyên và \(m\in[0;2019]\) nên \(m=1\) hoặc \(m=2\).

Bài 2. Tập tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để hàm số \(y=x^3-(m-1)x^2+3x+1\) đồng biến trên khoảng \((-\infty;+\infty)\) là

A. \((-2;4)\)

B. \((-\infty;-2)\cup(4;+\infty)\)

C. \([-2;4]\)

D. \((-\infty;-2]\cup[4;+\infty)\)

Ta có \(y'=3x^2-2(m-1)x+3\). Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi \[y'\ge0,\,\forall x\in\mathbb{R}\Leftrightarrow\begin{cases}a=3 > 0\\ \Delta=4(m-1)^2-36\le 0\end{cases}\Leftrightarrow m^2-2m-8\le0\Leftrightarrow-2\le m\le4.\]

Bài 3. Cho hàm số \( y=\displaystyle\frac{1}{3}x^3-mx^2+3mx+1 \). Tìm điều kiện của \( m \) để hàm số đồng biến trên \( \mathbb{R} \).

A. \( m\in (-\infty;0)\cup(3;+\infty) \)

B. \( m\in (-\infty;0]\cup [3;+\infty) \)

C. \( m\in [0;3] \)

D. \( m\in (-3;0) \)

Ta có \( y'=x^2-2mx+3m, \forall x\in \mathbb{R} \).

Yêu cầu bài toán tương đương với \( \Delta'=m^2-3m\leq 0\Leftrightarrow 0\leq m\leq 3 \).

Bài 4. Có bao nhiêu giá trị \(m\) nguyên thuộc đoạn \([-10;10]\) để hàm số \(y=x^3-2x^2-(2m-5)x+5\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\)?

A. \(12\)

B. \(13\)

C. \(9\)

D. \(10\)

Đạo hàm \(y'=3x^2-4x-(2m-5)\).

Hàm số đã cho đồng biến trên \(\mathbb{R}\) \[\Leftrightarrow y'\ge 0, \forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow 2^2+3(2m-5)\le 0\Leftrightarrow 6m-11\le 0\Leftrightarrow m\le \displaystyle\frac{11}{6}.\]

Các giá trị nguyên của \(m\) thuộc đoạn \([-10;10]\) là \(-10;-9;\ldots;2\), có \(13\) giá trị.

Bài 5. Giá trị lớn của \( m \) để hàm số \( y=\displaystyle\frac{1}{3}x^{3}-mx^{2}+(8-2m)x+m+3 \) đồng biến trên \( \mathbb{R} \) là

A. \( m=-4 \)

B. \( m=6 \)

C. \( m=-2 \)

D. \( m=2 \)

Ta có \( y'=x^{2}-2mx+8-2m \). Để hàm số đồng biến trên \( \mathbb{R} \) thì \( y'\geq 0 \) với mọi \( x \)

\[\Leftrightarrow \begin{cases}a > 0\\ \Delta'\leq 0 \end{cases}\Leftrightarrow m^{2}+2m-8\leq 0\Leftrightarrow -4\leq m\leq 2.\]

Bài 6. Số giá trị nguyên của tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{3}x^3-2mx^2+4x-5\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\) là

A. \(3\)

B. \(0\)

C. \(2\)

D. \(1\)

Ta có \(y'=x^2-4mx+4\).

Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\[y'\ge 0,\forall x\in \mathbb{R} \Leftrightarrow \heva{&a>0\\&\Delta'\le 0}\Leftrightarrow \begin{cases} a=1 > 0\\ 4m^2-4\le 0\end{cases}\Leftrightarrow-1\le m\le 1.\]

Do \(m\) là số nguyên nên \(m\in \{-1;0;1\}\).

Bài 7. Tổng tất cả các giá trị nguyên của \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{3}x^3-(m-1)x^2+x-m\) đồng biến trên tập xác định bằng

A. \(3\)

B. \(2\)

C. \(4\)

D. \(1\)

Ta có \(y'=x^2-2(m-1)x+1\).

Hàm số đồng biến trên tập xác định khi và chỉ khi \[y'\ge 0,\,\forall x\in \mathbb{R} \Leftrightarrow \begin{cases}a > 0\\ \Delta' \le 0\end{cases} \Leftrightarrow (m-1)^2-1\le 0 \Leftrightarrow 0\le m\le 2.\]

Vì \(m\in \mathbb{Z}\) nên \(m\in \{0;1;2\}\).

Vậy tổng tất cả các giá trị nguyên của \(m\) là \(0+1+2=3\).

Bài 8. Tìm tham số \(m\) sao cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{3}x^3-mx^2+3mx-1\) đồng biến trên \((-\infty;+\infty )\).

A. \(m\in (0;3)\)

B. \(m\in (-\infty;0]\cup [3;+\infty )\)

C. \(m\in [0,3]\)

D. \(m\in (-\infty;0)\cup (3;+\infty )\)

Ta có \(y'=x^2-2mx+3m\).

Hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{3}x^3-mx^2+3mx-1\) đồng biến trên \((-\infty;+\infty )\)

\[\Leftrightarrow y'\ge 0,\ \forall x\in \mathbb{R} \Leftrightarrow \Delta'\le 0 \Leftrightarrow m^2-3m\le 0\Leftrightarrow 0\le m\le 3.\]

Bài 9. Tập hợp \(S\) gồm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) sao cho hàm số \(y = -\displaystyle\frac{1}{3}x^3 - mx^2 + \left(2m - 3\right)x - m + 2\) luôn nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) là

A. \(S = \left(-\infty; - 3\right]\cup\left[1; +\infty\right)\)

B. \(S = \left[- 3; 1\right]\)

C. \(S = \left(-\infty; 1\right]\)

D. \(S = \left(- 3; 1\right)\)

Ta có \(y' = - x^2 - 2mx + \left(2m - 3\right)\).

Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi \(y'\leq 0,\ \forall x\in\mathbb{R}\)

\[\Leftrightarrow \Delta'\leq 0\Leftrightarrow m^2 + 2m - 3\leq 0\Leftrightarrow - 3\leq m\leq 1.\]

Vậy tập hợp \(S = \left[-3; 1\right]\).

Bài 10. Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để hàm số \(y = \displaystyle\frac{x^3}{3} - (m - 1)x^2 + 2(m - 1)x + 2\) đồng biến trên tập xác định của nó.

A. \(1 < m < 3\)

B. \(m \geq 1\)

C. \(1 \leq m \leq 3\)

D. \(m \leq 3\)

Ta có \(y' = x^2 - 2(m - 1)x + 2(m - 1)\).

Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi \(y' \geq 0 \,\, \forall x \in \mathbb{R}\). \[\Leftrightarrow\Delta' = (m - 1)^2 - 2(m - 1) \leq 0 \Leftrightarrow (m - 1)(m - 3) \leq 0 \Leftrightarrow 1 \leq m \leq 3.\]

Bài 11. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) sao cho hàm số \(y=-\displaystyle\frac{1}{3}x^3-2mx^2+mx+1\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).

A. \(m > 0\) hoặc \(m < -\displaystyle\frac{1}{4}\)

B. \(m\geq -\displaystyle\frac{1}{4}\) hoặc \(m\leq 0\)

C. \(-\displaystyle\frac{1}{4} < m < 0\)

D. \(-\displaystyle\frac{1}{4}\leq m\leq 0\)

Ta có \(y'=-x^2-4mx+m\), \(\Delta'=4m^2+m\).

Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\[\Delta'\leq 0\Leftrightarrow 4m^2+m\leq 0\Leftrightarrow -\displaystyle\frac{1}{4}\leq m\leq 0.\]

Bài 12. Cho hàm số \(y=-x^3-mx^2+(4m+9)x+5\). Có bao nhiêu giá trị nguyên của \(m\) để hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).

A. \(4\)

B. \(7\)

C. \(5\)

D. \(6\)

Ta có \(y'=-3x^2-2mx+(4m+9)\).

Hàm số đã cho nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\[ \Delta'\le 0 \Leftrightarrow m^2+12m+27\le 0 \Leftrightarrow -9\le m\le -3. \]

Vậy có tất cả \(7\) giá trị nguyên của \(m\) thỏa mãn bài toán.

Bài 13. Cho hàm số \(y=-\displaystyle\frac{1}{3}x^3+mx^2+(3m+2)x+1\). Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).

A. \(m > -1\) hoặc \(m < -2\)

B. \(m\geq -1\) hoặc \(m\leq -2\)

C. \(-2 < m < -1\)

D. \(-2\leq m\leq -1\)

Ta có \(y'=-x^2+2mx+3m+2\) có biệt thức \(\Delta'=m^2+3m+2\).

Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\[\begin{cases}\Delta'\leq 0\\ a < 0\end{cases}\Leftrightarrow m^2+3m+2\leq 0\Leftrightarrow -2\leq m\leq -1.\]

Bài 14. Cho hàm số \(y=mx^3+mx^2-(m+1)x+1\). Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để hàm số nghịch biến trên \((-\infty;+\infty)\).

A. \(-\displaystyle\frac{3}{4} < m < 0\)

B. \(-\displaystyle\frac{3}{4}\leq m\leq 0\)

C. \(m\leq -\displaystyle\frac{3}{4}\)

D. \(m\leq 0\)

Ta có \(y'=3mx^2+2mx-(m+1)\).

\(\bullet\quad\) Với \(m=0\), ta có \(y'=-1 < 0\), \(\forall x\in\mathbb{R}\). Hàm số đã cho luôn nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) (thỏa mãn) \(\Rightarrow\) nhận \(m=0\).

\(\bullet\quad\) Với \(m\neq 0\). Hàm số đã cho nghịch biến trên \(\mathbb{R} \Leftrightarrow y'\leq 0\), \(\forall x\in\mathbb{R}\).

\[\Leftrightarrow \begin{cases} m < 0\\ 4m^2+3m\leq 0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} m < 0\\ -\displaystyle\frac{3}{4}\leq m\leq 0\end{cases} \Leftrightarrow -\displaystyle\frac{3}{4}\leq m < 0.\]

Vậy \(-\displaystyle\frac{3}{4}\leq m\leq 0\).

Bài 15. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\in \left[ -2019;2019 \right]\) để hàm số \(y=\left( m-1 \right){x^3}+3m{x^2}+\left( 4m+4 \right)x+1\) đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty ;+\infty \right)?\)

A. \(4036\)

B. \(2017\)

C. \(2018\)

D. \(4034\)

Ta có \(y'=3(m-1)x^2+6mx+4 m+4\).

\(\bullet\quad\) TH1. \(m-1=0 \Leftrightarrow m=1 \Rightarrow y'=6 x+8\). Do đó hàm số không đồng biến trên \(\mathbb{R}\).

\(\bullet\quad\) TH2. \(m\ne 1\). Để hàm số \(y=(m-1)x^3+3mx^2+(4m+4)x+1\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\) thì

\[\begin{aligned}y' \geq 0, \forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}a>0 \\ \Delta' \leq 0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m-1>0 \\ 9 m^2-3(m-1)(4 m+4) \leq 0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} m>1 \\ -3 m^2+12 \leq 0\end{cases}\Leftrightarrow m \in[2;+\infty).\end{aligned}\]

\(\bullet\quad\) Vì \(m\in \mathbb{Z}\) và \(m\in [-2019;2019]\) nên có \(2018\) giá trị cần tìm.

Bài 16. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số thực \( m \) để hàm số \( y = (m - 1)x^3 + (m - 1)x^2 + x + m \) đồng biến trên \( \mathbb{R} \).

A. \( 5 \)

B. \( 3 \)

C. \( 2 \)

D. \( 4 \)

Ta có \( y'=3(m-1)x^2+2(m-1)x+1 \).

Để hàm số đồng biến trên \( \mathbb{R} \) thì \( y'\geqslant 0 \;\forall x\in \mathbb{R} \).

\(\bullet\quad\) TH1. \( m=1 \) thì \( y'=1 > 0 \), suy ra \( m=1 \) thỏa mãn yêu cầu đề bài.

\(\bullet\quad\) TH2. \( m\ne 1 \) thì yêu cầu bài toán tương đương với \[ \begin{cases}m-1 > 0\\ (m-1)^2-3(m-1)\leqslant 0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}m > 1\\ 1\leqslant m\leqslant 4.\end{cases}\]

Vì \( m \) nguyên nên \( m\in \{1;2;3;4\} \).

Bài 17. Cho hàm số \(y=(m-7)x^3+(m-7)x^2-2mx-1\) (với \(m\) là tham số). Có bao nhiêu giá trị nguyên của \(m\) để hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).

A. \(6\)

B. \(4\)

C. \(9\)

D. \(7\)

Ta có \(y'=3(m-7)x^2+2(m-7)x-2m\).

Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) \(\Leftrightarrow y'\le 0\), \(\forall x\in \mathbb{R}\).

\(\bullet\quad\) TH1. \(m=7\). Khi đó \(y'=-14 < 0\) nên hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) \(\Rightarrow\) nhận \(m=7\).

\(\bullet\quad\) TH2. \(m\ne 7\). Khi đó \(y'\le 0\), \(\forall x\in \mathbb{R}\) \[\Leftrightarrow \begin{cases}a < 0\\ \Delta' \le 0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}m-7 < 0\\ 7m^2-56m+49\le 0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}m < 7\\ 1\le m \le 7\end{cases} \Leftrightarrow 1\le m < 7.\]

Vậy kết hợp \(2\) trường hợp ta được \(7\) giá trị \(m\) thỏa đề.

Bài 18. Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{3}(m^2-2m)x^3+mx^2+3x\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\).

A. \(m < 0\)

B. \(m < 0\) hoặc \(m\ge 3\)

C. \(m\le 0\) hoặc \(m\ge 3\)

D. \(1 < m\le 3\)

Ta có: \(y'=\left(m^2-2m\right)x^2+2mx+3\).

\(\bullet\quad\) TH1. \(m^2-2m=0 \Leftrightarrow m=0\ \vee\ m=2\).

\(\quad\,\,\,\circ\) Với \(m=0\) thì \(y'=3 > 0,\ \forall x\in\mathbb{R}\) nên hàm số luôn đồng biến trên \(\mathbb{R}\).

\(\quad\,\,\,\circ\) Với \(m=2\) thì \(y=2x^2+3x\) là hàm bậc chẵn nên không thỏa mãn yêu cầu bài toán.

\(\bullet\quad\) TH2. \(m^2-2m \neq 0\). Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned}y' \geq 0 \, , \forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m^2-2m > 0\\ m^2-3(m^2-2m)\leq 0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m^2-2m > 0\\ -2m^2+6m \leq 0\end{cases} \Leftrightarrow m < 0\ \vee\ m \geq 3.\end{aligned}\]

Vậy \(m\le 0\) hoặc \(m\ge 3\).

Bài 19. Cho hàm số \(y=(m-1)x^3 + (m-1)x^2 -2x+5\) với \(m\) là tham số. Có bao nhiêu giá trị nguyên của \(m\) để hàm số nghịch biến trên khoảng \((-\infty;+\infty)\)?

A. \(7\)

B. \(5\)

C. \(6\)

D. \(8\)

\(\bullet\quad\) TH1. \(m-1=0 \Leftrightarrow m=1\) khi đó \(y=-2x+5\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\). Do đó nhận \(m=1\).

\(\bullet\quad\) TH2. \(m-1\ne 0 \Leftrightarrow m\ne 1\). Ta có \(y'=3(m-1)x^2+2(m-1)x-2\). Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\[\begin{cases} 3(m-1) < 0 \\ (m-1)^2-3(m-1)\cdot (-2) \le 0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} m < 1 \\ -5 \le m \le 1\end{cases} \Leftrightarrow -5 \le m < 1.\]

Do \(m \in \mathbb{Z} \Rightarrow m\in \{-5;-4;-3;-2;-1;0\}\).

Vậy cả \(2\) trường hợp thì ta có tất cả \(7\) giá trị \(m\) thỏa yêu cầu bài toán là \(\{-5;-4;-3;-2;-1;0;1\}\).

Dạng 2. Tìm \(m\) để hàm phân thức \(y=\dfrac{ax+b}{cx+d}\) đơn điệu trên một khoảng

Bài 1. Tìm các giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y = \displaystyle\frac{x-m}{x+1}\) đồng biến trên các khoảng xác định của nó.

A. \( m \in [-1;+\infty) \)

B. \( m\in (-\infty; -1) \)

C. \( m \in (-\infty; -1] \)

D. \( m \in (-1;+\infty) \)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\{-1\}\).

Đạo hàm \(y'=\displaystyle\frac{1+m}{(x+1)^2}\).

Hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y' > 0\Leftrightarrow 1+m > 0\Leftrightarrow m > -1. \end{aligned}\]

Bài 2. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) sao cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{mx+9}{x+m}\) nghịch biến trên từng khoảng xác định

A. \(-3\le m\le3\)

B. \(-3 < m < 3\)

C. \(-3\le m < 3\)

D. \(-3 < m\le3\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\{-m\}\).

Đạo hàm \(y'=\displaystyle\frac{m^2-9}{(x+m)^2}\).

Hàm số nghịch biến trên từng khoảng xác định khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y' < 0\Leftrightarrow m^2-9 < 0\Leftrightarrow -3 < m < 3. \end{aligned}\]

Bài 3. Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{mx+2}{2x+m}\) đồng biến trên mọi khoảng xác định của hàm số.

A. \(-2 < m < 2\)

B. \(-2\le m\le 2\)

C. \(m\le -2\) hoặc \(m\ge 2\)

D. \(m < -2\) hoặc \(m > 2\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\left\{-\dfrac{m}{2}\right\}\).

Đạo hàm \(y'=\displaystyle\frac{m^2-4}{(2x+m)^2}\).

Hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y' > 0\Leftrightarrow m^2-4 > 0\Leftrightarrow m < -2\ \text{hoặc}\ m > 2. \end{aligned}\]

Bài 4. Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{x+2}{x+m}\) đồng biến trên khoảng \((-\infty;-8)\)?

A. \(8\)

B. \(5\)

C. \(7\)

D. \(6\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\{-m\}\).

Đạo hàm \(y'=\displaystyle\frac{m-2}{(x+m)^2}\).

Hàm số đồng biến trên khoảng \((-\infty;-8)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &\begin{cases}y' > 0\\ (-\infty;-8)\subset D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m-2 > 0\\ -m\not\in (-\infty;-8)\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m > 2\\ -m \geq -8\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m > 2\\ m \leq 8\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &2 < m \leq 8. \end{aligned}\]

Vì \(m\) nguyên nên \(m\in \{3;4;5;6;7;8\}\). Vậy có 6 giá trị nguyên thỏa mãn.

Bài 5. Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{mx+1}{x+m}\) đồng biến trên khoảng \((-\infty;-3)\)?

A. \(3\)

B. \(2\)

C. \(4\)

D. \(1\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\{-m\}\).

Đạo hàm \(y'=\displaystyle\frac{m^2-1}{(x+m)^2}\).

Hàm số đồng biến trên khoảng \((-\infty;-3)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &\begin{cases}y' > 0\\ (-\infty;-3)\subset D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m^2-1 > 0\\ -m\not\in (-\infty;-3)\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}\left[\begin{aligned}&m < -1\\ &m > 1\end{aligned}\right.\\ -m \geq -3\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}\left[\begin{aligned}&m < -1\\ &m > 1\end{aligned}\right.\\ m \leq 3\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&m < -1\\ &1 < m \leq 3.\end{aligned}\right. \end{aligned}\]

Vì \(m\) nguyên dương nên \(m\in \{2;3\}\). Vậy có 2 giá trị nguyên dương thỏa mãn.

Bài 6. Cho hàm số \(f(x)=\displaystyle\frac{2x-m+3}{x-m}\). Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((1;+\infty)\)?

A. \(4\)

B. \(3\)

C. \(2\)

D. Vô số

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\{m\}\).

Đạo hàm \(y'=\displaystyle\frac{-2m-(-m+3)}{(x-m)^2}=\dfrac{-m-3}{(x-m)^2}\).

Hàm số nghịch biến trên khoảng \((1;+\infty)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &\begin{cases}y' < 0\\ (1;+\infty)\subset D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-m-3 < 0\\ m\not\in (1;+\infty)\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m > -3\\ m\leq 1\end{cases}\Leftrightarrow -3 < m \leq 1. \end{aligned}\]

Vì \(m\) nguyên nên \(m\in \{-2;-1;0;1\}\). Vậy có 4 giá trị nguyên thỏa mãn.

Bài 7. Tìm \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{2x-1}{x-m}\) đồng biến trên \((0,+\infty)\).

A. \(m < \displaystyle\frac{1}{2}\)

B. \(m\le 0\)

C. \(m\le \displaystyle\frac{1}{2}\)

D. \(0\le m < \displaystyle\frac{1}{2}\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\{m\}\).

Đạo hàm \(y'=\displaystyle\frac{1-2m}{(x-m)^2}\).

Hàm số đồng biến trên khoảng \((0;+\infty)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &\begin{cases}y' > 0\\ (0;+\infty)\subset D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}1-2m > 0\\ m\not\in (0;+\infty)\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m < \dfrac{1}{2}\\ m\leq 0\end{cases}\Leftrightarrow m\leq 0. \end{aligned}\]

Bài 8. Tìm tập hợp tất cả các giá trị của \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{4+mx}{x+m}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( 1;+\infty\right)\).

A. \(\left[ -2;2\right] \)

B. \(\left[ -1;2\right) \)

C. \(\left[ -1;0\right) \)

D. \(\left( -2;2\right) \)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\{-m\}\).

Đạo hàm \(y'=\displaystyle\frac{m^2-4}{(x+m)^2}\).

Hàm số nghịch biến trên khoảng \((1;+\infty)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &\begin{cases}y' < 0\\ (1;+\infty)\subset D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m^2-4 < 0\\ -m \not\in (1;+\infty)\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}-2 < m < 2\\ -m \leq 1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-2 < m < 2\\ m\geq -1\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &-1\leq m < 2. \end{aligned}\]

Bài 9. Cho hàm số \( y=\displaystyle\frac{x+m}{x+2} \). Tập hợp tất cả các giá trị của \( m \) để hàm số đồng biến trên khoảng \( \left(0;+\infty\right) \) là

A. \( \left(2;+\infty\right) \)

B. \(\left(-\infty;2\right) \)

C. \( \left[2;+\infty\right) \)

D. \( \left(-\infty;2\right ] \)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\{-2\}\).

Đạo hàm \(y'=\displaystyle\frac{2-m}{(x+2)^2}\).

Hàm số đồng biến trên khoảng \((0;+\infty)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &\begin{cases}y' > 0\\ (0;+\infty)\subset D\end{cases}\Leftrightarrow 2-m > 0\Leftrightarrow m < 2. \end{aligned}\]

Bài 10. Gọi \(S\) là tập hợp các giá trị nguyên của tham số \(m\) sao cho hàm số \(y = \displaystyle\frac{x - 1}{x - m}\) nghịch biến trên khoảng \(\left(4; + \infty\right)\). Tính tổng \(P\) của các giá trị \(m\) của \(S\).

A. \(P = 10\)

B. \(P = 9\)

C. \(P = - 9\)

D. \(P = - 10\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\{m\}\).

Đạo hàm \(y'=\dfrac{-m+1}{(x-m)^2}\).

Hàm số nghịch biến trên khoảng \((4;+\infty)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &\begin{cases}y' < 0\\ (4;+\infty)\subset D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-m+1 < 0\\ m\not\in (4;+\infty)\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m > 1\\ m\leq 4\end{cases}\Leftrightarrow 1 < m \leq 4. \end{aligned}\]

Vì \(m\) nguyên nên \(m\in \{2;3;4\}=S\). Vậy \(P=9\).

Bài 11. Có bao nhiêu giá trị nguyên của \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{mx+4}{x+m}\) nghịch biến trên khoảng \((-1;1)\)?

A. \(4\)

B. \(2\)

C. \(5\)

D. \(0\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\{-m\}\).

Đạo hàm \(y'=\dfrac{m^2-4}{(x+m)^2}\).

Hàm số nghịch biến trên khoảng \((-1;1)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &\begin{cases}y' < 0\\ (-1;1)\subset D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m^2-4 < 0\\ -m\not\in (-1;1)\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}-2 < m < 2\\ \left[\begin{aligned}&-m\leq -1\\ &-m\geq 1\end{aligned}\right.\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-2 < m < 2\\ \left[\begin{aligned}&m\geq 1\\ &m\leq -1\end{aligned}\right.\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&-2 < m\leq -1\\ &1\leq m < 2\end{aligned}\right. \end{aligned}\]

Vì \(m\) nguyên nên \(m\in \{-1;1\}\). Vậy có 2 giá trị nguyên thỏa mãn.

Bài 12. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{mx+9}{4x+m}\) nghịch biến trên khoảng \((0;4)\)?

A. \(6\)

B. \(7\)

C. \(5\)

D. \(11\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\left\{-\dfrac{m}{4}\right\}\).

Đạo hàm \(y'=\dfrac{m^2-36}{(4x+m)^2}\).

Hàm số nghịch biến trên khoảng \((0;4)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &\begin{cases}y' < 0\\ (0;4)\subset D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m^2-36 < 0\\ -\dfrac{m}{4}\not\in (0;4)\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}-6 < m < 6\\ \left[\begin{aligned}&-\dfrac{m}{4}\leq 0\\ &-\dfrac{m}{4}\geq 4\end{aligned}\right.\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-6 < m < 6\\ \left[\begin{aligned}&m\geq 0\\ &m\leq -16\end{aligned}\right.\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &0\leq m < 6. \end{aligned}\]

Vì \(m\) nguyên nên \(m\in \{0;1;2;3;4;5\}\). Vậy có 6 giá trị nguyên thỏa mãn.

Bài 13. Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để hàm số \(y = \displaystyle\frac{mx + 4m - 3}{x+m}\) nghịch biến trên khoảng \((-1;4)\).

A. \(3 \)

B. \( 6 \)

C. \( 1 \)

D. \(2\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\{-m\}\).

Đạo hàm \(y'=\dfrac{m^2 -4m + 3}{(x+m)^2}\).

Hàm số nghịch biến trên khoảng \((-1;4)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &\begin{cases}y' < 0\\ (-1;4)\subset D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m^2 -4m + 3 < 0\\ -m\not\in (-1;4)\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}1 < m < 3\\ -m\leq -1\ \text{hoặc}\ -m \geq 4\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}1 < m < 3\\ m\geq 1\ \text{hoặc}\ m\leq -4\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ & 1 < m < 3. \end{aligned}\]

Vì \(m\) nguyên nên \(m\in \{2\}\). Vậy có 1 giá trị nguyên thỏa mãn.

Bài 14. Cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{(m+1)x-2}{x-m}\). Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hàm số đồng biến trên khoảng \((0;6)\).

A. \(m > 1\) hoặc \(m < -2\)

B. \(m\ge 1\) hoặc \(m \le -2\)

C. \(-2 < m < 1\)

D. \(-2 < m\le 0\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\setminus\{m\}\).

Đạo hàm \(y'=\dfrac{-m^2 -m + 2}{(x-m)^2}\).

Hàm số đồng biến trên khoảng \((0;6)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &\begin{cases}y' > 0\\ (0;6)\subset D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-m^2 -m + 2 > 0\\ m\not\in (0;6)\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}-2 < m < 1\\ m\leq 0\ \text{hoặc}\ m \geq 6\end{cases} \Leftrightarrow -2 < m \leq 0. \end{aligned}\]

Dạng 3. Tìm \(m\) để hàm số đơn điệu trên tập \(K\) cho trước

Bài 1. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để hàm số \(y = -x^3 -6x^2 +(4m -12)x+4\) nghịch biến trên khoảng \((-\infty;-1)\) là

A. \(\left[ - \displaystyle\frac{3}{4}; + \infty\right)\)

B. \([0 ; + \infty)\)

C. \(( - \infty ; 0]\)

D. \(\left( - \infty ; - \displaystyle\frac{3}{4}\right]\)

Ta có \(y'=-3x^2-12x+4m-12\).

Hàm số nghịch biến trên \((-\infty;-1)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned}y' \leq 0, \ \forall x \in (-\infty;-1) \Leftrightarrow\ &-3x^2 - 12x + 4m-12 \leq 0,\ \forall x \in (-\infty;-1)\\ \Leftrightarrow\ &m\leq \dfrac{3}{4}x^2+3x+3=g(x),\ \forall x \in (-\infty;-1).\end{aligned}\]

Ta có \(g'(x)=\dfrac{3}{2}x+3\). Suy ra \(g'(x)=0\Leftrightarrow x=-2.\)

Bảng biến thiên của hàm \(g(x)\)

Dựa vào bảng biến thiên, ta có giá trị \(m\) cần tìm là \(m \leq 0\).

Bài 2. Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y=-\displaystyle\frac{1}{3}x^3+(m-1)x^2+(m+3)x-4\) đồng biến trên khoảng \((0;3)\).

A. \(m\ge \displaystyle\frac{1}{7} \)

B. \(m\ge \displaystyle\frac{4}{7} \)

C. \(m\ge \displaystyle\frac{8}{7} \)

D. \(m\ge \displaystyle\frac{12}{7} \)

Ta có \(y'=-x^2+2(m-1)x+m+3\).

Hàm số đồng biến trên khoảng \((0;3)\) khi và chỉ khi \(y'\ge 0,\forall x\in(0;3)\). Điều này tương đương với

\[\begin{aligned} &-x^2+2(m-1)x+m+3\geq 0,\ \forall x\in (0;3)\\ \Leftrightarrow\ &-x^2-2x+3+m(2x+1)\geq 0,\ \forall x\in (0;3)\\ \Leftrightarrow\ &m\geq \dfrac{x^2+2x-3}{2x+1}=g(x),\ \forall x\in (0;3) \end{aligned}\]

Ta có \(g'(x)=\dfrac{(2x+2)(2x+1)-2(x^2+2x-3)}{(2x+1)^2}=\dfrac{2x^2+2x+8}{(2x+1)^2} > 0,\ \forall x\in (0;3).\) Suy ra hàm số \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((0;3)\).

Từ đó suy ra \(m\geq g(3)=\dfrac{12}{7}\).

Bài 3. Gọi \(T\) là tập hợp tất cả các giá trị nguyên dương của tham số \(m\) để hàm số \(y=x^4-2mx^2+1\) đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\). Tổng giá trị các phần tử của \(T\) là

A. \(8\)

B. \(10\)

C. \(4\)

D. \(6\)

Ta có \(y'=4x^3-4mx=4x(x^2-m)\).

Hàm số đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\) khi và chỉ khi \(y'\geq 0,\forall x>2\). Điều này tương đương với

\[\begin{aligned}4x(x^2-m)\geq 0,\forall x>2\Leftrightarrow\ &x^2-m\geq 0,\ \forall x>2\\ \Leftrightarrow\ &m\leq x^2=g(x),\ \forall x>2.\end{aligned}\]

Ta có \(g'(x)=2x > 0,\ \forall x > 2\) nên \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\).

Từ đó suy ra \(m\leq g(2)=4\).

Lại có \(m\) nguyên dương nên \(T=\{1;2;3;4\}\).

Do đó tổng giá trị các phần tử của \(T\) là \(10\).

Bài 4. Tìm tất cả các giá trị của tham số thực \( m \) để hàm số \(y=x^3+mx^2+2m -1\) đồng biến trên \((0; + \infty)\).

A. \( m > 0 \)

B. \( m \leq 0 \)

C. \( m \in \varnothing \)

D. \( m \geq 0 \)

Ta có \(y'=3x^2+2mx\).

Hàm số đồng biến trên \((0;+\infty)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &y'\geq 0,\ \forall x > 0\Leftrightarrow 3x^2+2mx\geq 0,\ \forall x > 0\\ \Leftrightarrow\ & 3x+2m \geq 0,\ \forall x > 0\\ \Leftrightarrow\ &m\geq -\dfrac{3}{2}x=g(x),\ \forall x > 0\Rightarrow m\geq g(0)=0. \end{aligned}\]

Bài 5. Tất cả các giá trị của \(m\) sao cho hàm số \(y=x^3-3mx^2+2m\) nghịch biến trên khoảng \((0;6)\) là

A. \(m > 3\)

B. \(m\geq 6\)

C. \(m\geq 3\)

D. \(0 < m < 6\)

Ta có \(y'=3x^2-6mx\).

Hàm số nghịch biến trên khoảng \((0;6)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} & y'\leq 0,\ \forall x\in (0;6)\Leftrightarrow 3x^2-6mx\leq 0,\ \forall x\in (0;6)\\ \Leftrightarrow\ &x-2m\leq 0,\ \forall x\in (0;6)\Leftrightarrow m\geq \dfrac{x}{2}=g(x),\ \forall x\in (0;6)\\ \Leftrightarrow\ &m\geq g(6)=3. \end{aligned}\]

Bài 6. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để hàm số \(y = - x^3 -3x^2 + 3mx + 2\) nghịch biến trên khoảng \((-\infty; 0)\).

A. \(m \leq -1\)

B. \(m \geq - 1\)

C. \(m \geq - 3\)

D. \(m \leq - 3\)

\(\bullet\quad\) Ta có \(y' = -3x^2 -6x+ 3m\).

\(\bullet\quad\) Hàm số nghịch biến trên \((-\infty; 0)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &-3x^2-3x+3m \leq 0,\ \forall x \in (-\infty; 0)\\ \Leftrightarrow\ &m \leq x^2 + 2x=g(x),\ \forall x \in (-\infty; 0). \end{aligned}\]

Ta có \(g'(x)=2x+2\). Suy ra \(g'(x)=0\Leftrightarrow x=-1\).

Bảng biến thiên của \(g(x)\)

Vậy giá trị cần tìm của \(m\) là \(m\leq -1\).

Bài 7. Có bao nhiêu giá trị nguyên \(m\in \left(-10;10\right)\) để hàm số \(y=m^2x^4-2\left(4m-1\right)x^2+1\) đồng biến trên khoảng \(\left(1;+\infty\right)\)?

A. \(15\)

B. \(6\)

C. \(7\)

D. \(16\)

\(\bullet\quad\) TH1. \(m=0\). Hàm số trở thành \(y=2x^2+1\) đồng biến trên \(\left(0;+\infty\right)\) nên hàm số cũng đồng biến trên khoảng \(\left(1;+\infty\right)\). Do đó \(m=0\) thỏa mãn.

\(\bullet\quad\) TH2. Với \(m\ne 0\). Hàm số đã cho là hàm số trùng phương với hệ số \(a=m^2 > 0\). Ta có:

\[y'=4m^2x^3-4\left(4m-1\right)x=4x\left(m^2x^2-4m+1\right).\]

Hàm số đồng biến trên khoảng \((1;+\infty)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y'\geq 0,\ \forall x > 1\Leftrightarrow\ & 4x(m^2x^2-4m+1) \geq 0,\ \forall x > 1\\ \Leftrightarrow\ &m^2x^2-4m+1 \geq 0,\ \forall x > 1\\ \Leftrightarrow\ & x^2\geq \dfrac{4m-1}{m^2},\ \forall x > 1. \end{aligned}\]

Do hàm số \(g(x)=x^2\) có \(g'(x)=2x > 0,\ \forall x > 1\) nên \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;+\infty)\). Vậy nên từ bất phương trình trên suy ra

\[\dfrac{4m-1}{m^2} \leq g(1)=1\Leftrightarrow \dfrac{4m-1-m^2}{m^2}\leq 0\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m\leq 2-\sqrt{3}\quad (m\neq 0)\\ &m\geq 2+\sqrt{3}.\end{aligned}\right.\]

Kết hợp cả hai trường hợp, ta được \(\left[\begin{aligned}&m\leq 2-\sqrt{3}\\ &m\geq 2+\sqrt{3}.\end{aligned}\right.\)

Vì \(m\) nguyên và \(m\in(-10;10)\) nên \(m\in \left\{-9,-8,\ldots ,0,4,5,\ldots ,9\right\}\). Vậy có \(16\) giá trị thỏa mãn.

Bài 8. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) sao cho hàm số \(y=x^4-2(m-1)x^2+m-2\) đồng biến trên khoảng \((1;3)\).

A. \(m\in (-\infty;-5)\)

B. \(m\in (2;+\infty) \)

C. \(m\in [-5;2) \)

D. \(m\in (-\infty;2] \)

Ta có \(y'=4x^3-4(m-1)x\). Hàm số đồng biến trên khoảng \((1;3)\) \(\Leftrightarrow y'\ge 0\), \(\forall x\in (1;3)\).

Tiếp tục biến đổi, ta được

\[\begin{aligned}&4x^3-4(m-1)x\ge0,\ \forall x\in (1;3)\\ \Leftrightarrow\ &4x^3+4x\geq 4mx,\ \forall x\in (1;3)\\ \Leftrightarrow\ &x^2+1\geq m,\ \forall x\in (1;3).\end{aligned}\]

Vì hàm số \(g(x)=x^2+1\) có \(g'(x)=2x > 0,\ \forall x\in (1;3)\) nên \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;3)\). Vậy nên bất phương trình trên tương đương

\[m\leq g(1)=2.\]

Bài 9. Tập hợp các giá trị của \( m \) để hàm số \( y=x^3-3(2m-3)x^2-72mx+12m^2 \) nghịch biến trên đoạn \( [-2;4] \) là

A. \( [2;5] \)

B. \( [2;+\infty) \)

C. \( [1;+\infty) \)

D. \( (-\infty;3] \)

Đạo hàm \( y'=3x^2-6(2m-3)x-72m \).

Hàm số nghịch biến trên đoạn \([-2;4]\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} &3x^2-6(2m-3)x-72m \leq 0,\ \forall x \in [-2;4]\\ \Leftrightarrow\ &3x^2-12mx+18x - 72m \leq 0,\ \forall x\in [-2;4]\\ \Leftrightarrow\ & 3x^2+18x-3m(4x+24)\leq 0,\ \forall x\in [-2;4]\\ \Leftrightarrow\ & \dfrac{x^2+6x}{4x+24} \leq m, \forall x\in [-2;4]\quad (\text{do}\ 4x+24 > 0,\ \forall x\in [-2;4])\\ \Leftrightarrow\ &\dfrac{x(x+6)}{4(x+6)} \leq m,\ \forall x\in[-2;4]\\ \Leftrightarrow\ &\dfrac{x}{4}\leq m,\ forall x\in [-2;4]\\ \Leftrightarrow\ &m \geq \dfrac{4}{4}=1. \end{aligned}\]

Vậy \(m\in [1;+\infty)\).

Bài 10. Cho hàm số \(f(x)=mx^4+2x^2-1\) với \(m\) là tham số thực. Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của \(m\) thuộc khoảng \((-2018;2018)\) sao cho hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \(\left(0;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\)?

A. \(2022\)

B. \(4032\)

C. \(4\)

D. \(2014\)

\(\bullet\quad\) TH1. \(m=0\). Khi đó \(y=2x^2-1\), hàm số đồng biến trên \((0;+\infty)\) nên đồng biến trên \(\left(0;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\). Suy ra \(m=0\) nhận.

\(\bullet\quad\) TH2. \(m\neq 0\). Khi đó, hàm số đã cho là hàm trùng phương có \(y'=4mx^3+4x\).

Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left(0;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y'\geq 0,\ \forall x\in \left(0;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\Leftrightarrow\ &4mx^3+4x \geq 0,\ \forall x\in \left(0;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\\ \Leftrightarrow\ &mx^2+1\geq 0,\ \forall x\in \left(0;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\\ \Leftrightarrow\ &m\geq -\dfrac{1}{x^2},\ \forall x\in \left(0;\displaystyle\frac{1}{2}\right). \end{aligned}\]

Ta có hàm \(g(x)=-\dfrac{1}{x^2}\) có \(g'(x)=\dfrac{2x}{x^4} > 0,\ \forall x\in\left(0;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\) nên \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \(\left(0;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\). Do đó bất phương trình trên tương đương

\[m\geq g\left(\dfrac{1}{2}\right)=-4.\]

Mặt khác, do \(m\) nguyên và \(m\in (-2018;2018)\) nên \(m\in \{-4;-3;\ldots;2017\}\).

Suy ra có \(2017-(-4)+1=2022\) giá trị nguyên.

Bài 11. Gọi \(S\) là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của tham số \(m\) số \(y=x^3-3(m+1)x^2+3m(m+2)x\) nghịch biến trên đoạn \([0; 1]\). Tính tổng các phần tử của \(S\).

A. \(0\)

B. \(1\)

C. \(-2\)

D. \(-1\)

Ta có \(y'=3x^2-6(m+1)x+3m(m+2)\) có hệ số \(a > 0\) và phương trình \(y'=0\) có hai nghiệm \(x_1=m,\ x_2=m+2\).

Do đó hàm số nghịch biến trên đoạn \([0;1]\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y'\leq 0,\ \forall x\in[0;1]\Leftrightarrow\ & x_1\le 0 < 1\le x_2\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m\le 0\\ 1\le m+2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m\le 0\\ m \ge -1\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &-1\le m\le 0. \end{aligned}\]

Suy ra \(S=\{-1;0\}\). Vậy tổng các phần tử của \(S\) bằng \(-1\).

Bài 12. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{3}x^3-mx^2+\left(m^2-1\right)x-2\) nghịch biến trên khoảng \((0; 1)\)?

A. \(0\)

B. \(2\)

C. \(1\)

D. \(3\)

Ta có \(y'=x^2-2mx+m^2-1\) có hệ số \(a > 0\) và phương trình \(y'=0\) có hai nghiệm \(x_1=m-1\) và \(x_2=m+1\) (chú ý \(x_1 < x_2\)).

Do đó hàm số nghịch biến trên đoạn \([0;1]\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} x_1\leq 0 < 1 \leq x_2\Leftrightarrow\ &\begin{cases}m-1 \leq 0\\ m+1\geq 1\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m\leq 1\\ m\geq 0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &0\leq m\leq 1. \end{aligned}\]

Vì \(m\) nguyên nên \(m\in\{0;1\}\). Vậy có 2 giá trị nguyên.

Bài 13. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để hàm số \(y=x^3-3(m+2)x^2+3(m^2+4m)x+1\) nghịch biến trên khoảng \((0; 1)\)?

A. \(1\)

B. \(4\)

C. \(3\)

D. \(2\)

Ta có \(y'=3x^2-6(m+2)x+3(m^2+4m)\) có hệ số \(a > 0\) và phương trình \(y'=0\) có hai nghiệm \(x_1=m\), \(x_2=m+4\).

Do đó hàm số nghịch biến trên khoảng \((0;1)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} x_1\leq 0 < 1 \leq x_2\Leftrightarrow\ &\begin{cases}m \leq 0\\ m+4\geq 1\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m\leq 0\\ m\geq -3\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &-3\leq m\leq 0. \end{aligned}\]

Vậy có 4 giá trị nguyên là \(m\in\{-3;-2;-1;0\}\).

Bài 14. Cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{x^4}{4}-\displaystyle\frac{3}{2}mx^2+2x+\displaystyle\frac{2}{x^2}\). Gọi \(S\) là tập hợp tất cả các giá trị nguyên dương của tham số thực \(m\) sao cho hàm số đã cho đồng biến trên nửa khoảng \([1;+\infty)\). Số phần tử của tập \(S\) là

A. \(1\)

B. \(2\)

C. \(0\)

D. \(6\)

Ta có \(y' = x^3-3mx+2 - \displaystyle\frac{4}{x^3}\). Hàm số đồng biến trên nửa khoảng \([1;+\infty)\) khi \(y' \geq 0,\ \forall x \geq 1.\) Điều này tương đương với

\[x^3-3mx+2 - \displaystyle\frac{4}{x^3} \geq 0,\ \forall x \geq 1 \Leftrightarrow x^2+\displaystyle\frac{2}{x}-\displaystyle\frac{4}{x^4} \geq 3m,\ \forall x\geq 1.\]

Hàm số \(g(x)=x^2+\dfrac{2}{x}-\dfrac{4}{x^4}\) có đạo hàm \(g'(x)=2x-\dfrac{2}{x^2}+\dfrac{16}{x^5}=\dfrac{2}{x^2}(x^3-1)+\dfrac{16}{x^5} > 0\) với mọi \(x\geq 1\) nên \(g(x)\) đồng biến trên \([1;+\infty)\).

Do đó từ bất phương trình trên suy ra \(3m\leq g(1)=-1\Leftrightarrow m\leq -\dfrac{1}{3}\). Suy ra \(S\) có 0 phần tử.

Bài 15. Cho hàm số \(y= \displaystyle\frac{3}{4} x^4 - (m-1) x^2 - \displaystyle\frac{1}{4x^4}\). Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số \( m \) để hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \( (0;+\infty) \)?

A. \( 1 \)

B. \( 2 \)

C. \( 3 \)

D. \( 4 \)

Ta có \(y' = 3x^3-2(m-1)x+\displaystyle\frac{1}{x^5}\). Hàm số đồng biến trên nửa khoảng \((0;+\infty)\) khi \(y' \geq 0,\ \forall x > 0.\) Điều này tương đương với

\[3x^3-2(m-1)x+\displaystyle\frac{1}{x^5} \geq 0,\ \forall x > 0 \Leftrightarrow 3x^2+2 +\displaystyle\frac{1}{x^6} \geq 2m,\ \forall x > 0.\]

Ta có \[3x^2+2+\dfrac{1}{x^6}=x^2+x^2+x^2+\dfrac{1}{x^6}+2\geq 4\sqrt[4]{x^2x^2x^2\dfrac{1}{x^6}}+2=6.\]

Dấu "=" xảy ra khi \(x^2=\dfrac{1}{x^6}\Leftrightarrow x=1\).

Do đó từ bất phương trình trên suy ra \(2m\leq 6\Leftrightarrow m\leq 3\). Suy ra \(S=\{1;2;3\}\) có 3 phần tử.

Bài 16. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để hàm số \(y = (2m-3)x - (3m+1) \cos x\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)?

A. \(1\)

B. \(5\)

C. \(0\)

D. \(4\)

Ta có \(y'=2m-3+(3m+1)\sin x\).

Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y'\leq 0,\ \forall x\in\mathbb{R}\Leftrightarrow\ &2m-3+(3m+1)\sin x\leq 0,\ \forall x\\ \Leftrightarrow\ &(3m+1)\sin x\leq 3-2m,\ \forall x\\ \Leftrightarrow\ &|3m+1|\leq 3-2m\\ \Leftrightarrow\ &-(3-2m)\leq 3m+1\leq 3-2m\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}-3+2m\leq 3m+1\\ 3m+1\leq 3-2m\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m\geq -4\\ m\leq \dfrac{2}{5}\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &-4\leq m\leq \dfrac{2}{5}. \end{aligned}\]

Do \(m\) nguyên nên \(m\in\{-4;-3;-2;-1;0\}\). Vậy có 5 giá trị nguyên thỏa mãn.

Bài 17. Có bao nhiêu giá trị nguyên của \( m \) để hàm số \( y = (2m + 3)\sin x + (2 - m)x \) đồng biến trên \( \mathbb{R} \)?

A. \( 4 \)

B. \( 5 \)

C. \( 3 \)

D. \( 6 \)

Ta có \( y' = (2m+3)\cos x + (2-m) \).

Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y'\geq 0,\ forall x\Leftrightarrow\ &(2m+3)\cos x + (2-m)\geq 0,\ \forall x\\ \Leftrightarrow\ &(2m+3)\cos x\geq m-2,\ \forall x\\ \Leftrightarrow\ &-|2m+3|\geq m-2\\ \Leftrightarrow\ &|2n+3|\leq 2-m\\ \Leftrightarrow\ &-(2-m) \leq 2m+3 \leq 2-m\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}-2+m\leq 2m+3\\ 2m+3\leq 2-m\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m\geq -5\\ m\leq -\dfrac{1}{3}\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &-5\leq m\leq -\dfrac{1}{3}. \end{aligned}\]

Do \(m\) nguyên nên \(m\in\{-5;-4;-3;-2;-1\}\). Vậy có 5 giá trị nguyên thỏa mãn.

Bài 18. Cho hàm số \(y=(2m-1)x-(3m+2)\cos x\). Gọi \(X\) là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của tham số \(m\) sao cho hàm số đã cho nghịch biến trên \(\mathbb{R}\). Tổng giá trị tất cả các phần tử của \(X\) bằng

A. \(6\)

B. \(-6\)

C. \(0\)

D. \(-3\)

Ta có \(y'=(2m-1)+(3m+2)\sin x\).

Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y'\leq 0,\ \forall x\Leftrightarrow\ &(2m-1)+(3m+2)\sin x\leq 0,\ \forall x\\ \Leftrightarrow\ &(3m+2)\sin x\leq 1-2m,\ \forall x\\ \Leftrightarrow\ &|3m+2|\leq 1-2m\\ \Leftrightarrow\ &-1+2m\leq 3m+2\leq 1-2m\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}-1+2m\leq 3m+2\\ 3m+2\leq 1-2m\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m\geq -3\\ m\leq -\dfrac{1}{5}\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &-3\leq m\leq -\dfrac{1}{5}. \end{aligned}\]

Do \(m\) nguyên nên \(m\in\{-3;-2;-1\}=X\). Vậy tổng các phần tử của \(X\) bằng \(-6\).

Bài 19. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để hàm số \(y=(m+1)\sin x-3\cos x-5x\) luôn nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)?

A. \(9\)

B. \(8\)

C. \(10\)

D. Vô số

Ta có \(y'=(m+1)\cos x+3\sin x-5\).

Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y'\leq 0,\ \forall x\Leftrightarrow\ &(m+1)\cos x+3\sin x-5\leq 0,\ \forall x\\ \Leftrightarrow\ &(m+1)\cos x+3\sin x\leq 5,\ \forall x\\ \Leftrightarrow\ &\sqrt{(m+1)^2+3^2}\leq 5\\ \Leftrightarrow\ &(m+1)^2+9\leq 25\\ \Leftrightarrow\ &m^2+2m-15\leq 0\\ \Leftrightarrow\ &-5\leq m \leq 3. \end{aligned}\]

Do \(m\) nguyên nên \(m\in\{-5;-4;\ldots;3\}\). Vậy có \(3-(-5)+1=9\) giá trị nguyên thỏa mãn.

Bài 20. Có bao nhiêu giá trị nguyên \(m\) để hàm số \(y=3x+m(\sin x+\cos x+m)\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\)?

A. \(5\)

B. \(4\)

C. \(3\)

D. Vô số

Ta có \(y'=3+m\cos x-m\sin x\).

Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y'\geq 0,\ \forall x\Leftrightarrow\ &3+m\cos x-m\sin x \geq 0,\ \forall x\\ \Leftrightarrow\ &m\sin x-m\cos x\leq 3,\ \forall x\\ \Leftrightarrow\ &\sqrt{m^2+(-m)^2}\leq 3\\ \Leftrightarrow\ &2m^2\leq 9\Leftrightarrow -\sqrt{\dfrac{9}{2}}\leq m\leq \sqrt{\dfrac{9}{2}}. \end{aligned}\]

Do \(m\) nguyên nên \(m\in\{-2;-1;0;1;2\}\). Vậy có \(5\) giá trị nguyên thỏa mãn.

Dạng 4. Tính đơn điệu của hàm hợp chứa tham số

Bài 1. Tìm \(m\) để hàm số \(g(x)=\displaystyle\frac{\cos x-2}{\cos x-m}\) nghịch biến trên khoảng \(\left(0;\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\).

A. \(m\ge 2\) hoặc \(m\le -2\)

B. \(m > 2 \)

C. \(m\le 0\) hoặc \(1\le m < 2\)

D. \(-1 < m < 1 \)

\(\bullet\quad\) Với \(x\in \left(0;\dfrac{\pi}{2}\right)\) thì \(\cos x\in (0;1)\).

\(\bullet\quad\) Hàm số \(u(x)=\cos x\) nghịch biến trên khoảng \(\left(0;\dfrac{\pi}{2}\right)\).

\(\bullet\quad\) Đặt \(f(x)=\dfrac{x-2}{x-m}\). Ta có \(g(x)=f(u)\).

\(\bullet\quad\) Suy ra hàm số \(g(x)\) đã cho nghịch biến trên \(\left(0;\dfrac{\pi}{2}\right)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)=\dfrac{x-2}{x-m}\) đồng biến trên khoảng \((0;1)\).

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x) > 0\\ m\not\in (0;1)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-m+2 > 0\\ m\leq 0\ \text{hoặc}\ m\geq 1\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &m \leq 0\ \text{hoặc}\ 1\leq m < 2. \end{aligned}\]

Bài 2. Tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để hàm số \(S=\displaystyle\frac{m\cos x+1}{\cos x+m}\) đồng biến trên \(\left(0;\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)\).

A. \((-1;1) \)

B. \(\left[\displaystyle\frac{-1}{2};1\right) \)

C. \((-\infty;-1) \cup (1;+\infty) \)

D. \(\left(-1;\displaystyle\frac{-1}{2}\right) \)

\(\bullet\quad\) Với \(x\in \left(0;\dfrac{\pi}{3}\right)\) thì \(\cos x\in \left(\dfrac{1}{2};1\right)\).

\(\bullet\quad\) Hàm số \(u(x)=\cos x\) nghịch biến trên khoảng \(\left(0;\dfrac{\pi}{3}\right)\).

\(\bullet\quad\) Đặt \(f(x)=\dfrac{mx+1}{x+m}\). Ta có \(g(x)=f(u)\).

\(\bullet\quad\) Suy ra hàm số \(g(x)\) đã cho đồng biến trên \(\left(0;\dfrac{\pi}{3}\right)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)=\dfrac{mx+1}{x+m}\) nghịch biến trên khoảng \(\left(\dfrac{1}{2};1\right)\).

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x) < 0\\ -m\not\in \left(\dfrac{1}{2};1\right)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m^2-1 < 0\\ -m\leq \dfrac{1}{2}\ \text{hoặc}\ -m\geq 1\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}-1 < m < 1\\ m\geq -\dfrac{1}{2}\ \text{hoặc}\ m\leq -1\end{cases}\Leftrightarrow -\dfrac{1}{2} \leq m < 1. \end{aligned}\]

Bài 3. Tìm tất cả giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{\cot x-2}{\cot x-m}\) nghịch biến trên khoảng \(\left(\displaystyle\frac{\pi}{4};\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\).

A. \(m > 2\)

B. \(m \leq 0\) \(1\leq m < 2\)

C. \(1 \leq m < 2\)

D. \(m \leq 0\)

\(\bullet\quad\) Với \(x\in \left(\dfrac{\pi}{4};\dfrac{\pi}{2}\right)\) thì \(\cot x\in \left(0;1\right)\).

\(\bullet\quad\) Hàm số \(u(x)=\cot x\) nghịch biến trên khoảng \(\left(\dfrac{\pi}{4};\dfrac{\pi}{2}\right)\).

\(\bullet\quad\) Đặt \(f(x)=\dfrac{x-2}{x-m}\). Ta có \(g(x)=f(u)\).

\(\bullet\quad\) Suy ra hàm số \(g(x)\) đã cho nghịch biến trên \(\left(\dfrac{\pi}{4};\dfrac{\pi}{2}\right)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)=\dfrac{x-2}{x-m}\) đồng biến trên khoảng \(\left(0;1\right)\).

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x) > 0\\ m\not\in \left(0;1\right)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-m+2 > 0\\ m\leq 0\ \text{hoặc}\ m\geq 1\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ & m\leq 0\ \text{hoặc}\ 1 \leq m < 2. \end{aligned}\]

Bài 4. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sin x -m}{m\sin x -4}\) đồng biến trên khoảng \(\left(\displaystyle\frac{\pi}{2};\pi\right)\)?

A. \(5\)

B. \(3\)

C. \(7\)

D. Vô số

\(\bullet\quad\) Với \(x\in \left(\dfrac{\pi}{2};\pi\right)\) thì \(\sin x\in \left(0;1\right)\).

\(\bullet\quad\) Hàm số \(u(x)=\sin x\) nghịch biến trên khoảng \(\left(\dfrac{\pi}{2};\pi\right)\).

\(\bullet\quad\) Đặt \(f(x)=\dfrac{x-m}{mx-4}\). Ta có \(g(x)=f(u)\).

\(\bullet\quad\) Suy ra hàm số \(g(x)\) đã cho đồng biến trên \(\left(\dfrac{\pi}{2};\pi\right)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)=\dfrac{x-m}{mx-4}\) nghịch biến trên khoảng \(\left(0;1\right)\).

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x) < 0\\ m\not\in \left(0;1\right)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-4+m^2 < 0\\ m\leq 0\ \text{hoặc}\ m\geq 1\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}-2 < m < 2\\ m\leq 0\ \text{hoặc}\ m\geq 1\end{cases}\Leftrightarrow -2 < m\leq 0\ \text{hoặc}\ 1 \leq m < 2. \end{aligned}\]

Vì \(m\) nguyên nên \(m\in\{-1;0;1\}\). Vậy có 3 giá trị nguyên thỏa mãn.

Bài 5. Có bao nhiêu số nguyên dương của tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sin x-3}{\sin x-m}\) đồng biến trên khoảng \(\left(0;\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\).

A. \(2\)

B. \(3\)

C. \(1\)

D. Vô số

\(\bullet\quad\) Với \(x\in \left(0;\dfrac{\pi}{4}\right)\) thì \(\sin x\in \left(0;\dfrac{\sqrt{2}}{2}\right)\).

\(\bullet\quad\) Hàm số \(u(x)=\sin x\) đồng biến trên khoảng \(\left(0;\dfrac{\pi}{4}\right)\).

\(\bullet\quad\) Đặt \(f(x)=\dfrac{x-3}{x-m}\). Ta có \(g(x)=f(u)\).

\(\bullet\quad\) Suy ra hàm số \(g(x)\) đã cho đồng biến trên \(\left(0;\dfrac{\pi}{4}\right)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)=\dfrac{x-3}{x-m}\) đồng biến trên khoảng \(\left(0;\dfrac{\sqrt{2}}{2}\right)\).

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x) > 0\\ m\not\in \left(0;\dfrac{\sqrt{2}}{2}\right)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-m+3 > 0\\ m\leq 0\ \text{hoặc}\ m\geq \dfrac{\sqrt{2}}{2}\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m < 3\\ m\leq 0\ \text{hoặc}\ m\geq \dfrac{\sqrt{2}}{2}\end{cases}\Leftrightarrow m\leq 0\ \text{hoặc}\ \dfrac{\sqrt{2}}{2} \leq m < 3. \end{aligned}\]

Vì \(m\) nguyên dương nên \(m\in\{1;2\}\). Vậy có 2 giá trị nguyên dương thỏa mãn.

Bài 6. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) sao cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{\tan x-2}{\tan x-m}\) đồng biến trên khoảng \(\left(-\displaystyle\frac{\pi}{4};0\right).\)

A. \(-1 \le m <2\)

B. \(m < 2\)

C. \(m \ge 2\)

D. \(m\le -1\) hoặc \(0 \le m < 2\)

\(\bullet\quad\) Với \(x\in \left(-\dfrac{\pi}{4};0\right)\) thì \(\tan x\in \left(-1;0\right)\).

\(\bullet\quad\) Hàm số \(u(x)=\tan x\) đồng biến trên khoảng \(\left(-\dfrac{\pi}{4};0\right)\).

\(\bullet\quad\) Đặt \(f(x)=\dfrac{x-2}{x-m}\). Ta có \(g(x)=f(u)\).

\(\bullet\quad\) Suy ra hàm số \(g(x)\) đã cho đồng biến trên \(\left(-\dfrac{\pi}{4};0\right)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)=\dfrac{x-2}{x-m}\) đồng biến trên khoảng \(\left(-1;0\right)\).

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x) > 0\\ m\not\in \left(-1;0\right)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-m+2 > 0\\ m\leq -1\ \text{hoặc}\ m\geq 0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ & m\leq -1\ \text{hoặc}\ 0 \leq m < 2. \end{aligned}\]

Bài 7. Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{-\cos x+m}{\cos x+m}\) nghịch biến trên khoảng \(\left(\pi; \displaystyle\frac{3\pi}{2}\right)\).

A. \(m\geq 0\)

B. \(m\leq -1\)

C. \(m\geq 1\)

D. \(m < 0\)

\(\bullet\quad\) Với \(x\in \left(\pi;\dfrac{3\pi}{2}\right)\) thì \(\cos x\in \left(-1;0\right)\).

\(\bullet\quad\) Hàm số \(u(x)=\cos x\) đồng biến trên khoảng \(\left(\pi;\dfrac{3\pi}{2}\right)\).

\(\bullet\quad\) Đặt \(f(x)=\dfrac{-x+m}{x+m}\). Ta có \(g(x)=f(u)\).

\(\bullet\quad\) Suy ra hàm số \(g(x)\) đã cho nghịch biến trên \(\left(\pi;\dfrac{3\pi}{2}\right)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)=\dfrac{-x+m}{x+m}\) nghịch biến trên khoảng \(\left(-1;0\right)\).

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x) < 0\\ -m\not\in \left(-1;0\right)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-2m < 0\\ -m\leq -1\ \text{hoặc}\ -m\geq 0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ & \begin{cases}m > 0\\ m\geq 1\ \text{hoặc}\ m\leq 0\end{cases}\Leftrightarrow m\geq 1. \end{aligned}\]

Bài 8. Cho hàm số \(g(x)=\left|3x^4-4x^3-12x^2+m \right|\). Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) nhỏ hơn \(10\) để hàm số đã cho nghịch biến trên \((-\infty;-1)\)?

A. \(6\)

B. \(4\)

C. \(3\)

D. \(5\)

\(\bullet\quad\) Xét hàm số \(f(x)\) bên trong dấu giá trị tuyệt đối: \(f(x)=3x^4-4x^3-12x^2+m\).

\(\bullet\quad\) Hàm số đã cho \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-\infty;-1)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-\infty;-1)\) và \(f(-1)\geq 0\).

\(\bullet\quad\) Ta có \[f(-1)\geq 0\Leftrightarrow 3+4-12+m\geq 0\Leftrightarrow m\geq 5.\]

\(\bullet\quad\) Đạo hàm \(f'(x)=12x^3-12x^2-24x=0\Leftrightarrow x=0;\ x=-1;\ x=2.\)

\(\bullet\quad\) Bảng xét dấu của \(f'(x)\)

Suy ra \(f(x)\) luôn nghịch biến trên khoảng \((-\infty;-1)\) với mọi \(m\).

Vậy giá trị \(m\) cần tìm là \(m\geq 5\).

Do \(m\) nguyên và nhỏ hơn 10 nên \(m\in\{5;6;7;8;9\}\). Tức có 5 giá trị nguyên thỏa mãn.

Bài 9. Có bao nhiêu số nguyên dương \(m\) để hàm số \(g(x)=\left| 4x^3-mx+1 \right|\) đồng biến trên khoảng \(\left(1; +\infty \right)\).

A. \(11\)

B. \(12\)

C. \(4\)

D. \(5\)

\(\bullet\quad\) Xét hàm số \(f(x)\) bên trong dấu giá trị tuyệt đối: \(f(x)=4x^3-mx+1\).

\(\bullet\quad\) Hàm số đã cho \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;+\infty)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;+\infty)\) và \(f(1)\geq 0\).

\(\qquad\circ\quad\) Ta có \[f(1)\geq 0\Leftrightarrow 4-m+1\geq 0\Leftrightarrow m\leq 5.\]

\(\qquad\circ\quad\) Đạo hàm \(f'(x)=12x^2-m.\) Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;+\infty)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y' \geq 0,\ \forall x\in (1;+\infty)\Leftrightarrow\ &12x^2-m\geq 0,\ \forall x > 1\\ \Leftrightarrow\ &12x^2 \geq m,\ \forall x > 1. \end{aligned}\]

Hàm số \(h(x)=12x^2\) có đạo hàm \(h'(x)=24x > 0,\ \forall x > 1\) nên \(h(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;+\infty)\).

Do đó từ bất phương trình trên suy ra \(m\leq h(1)=12\).

\(\bullet\quad\) Kết hợp hai trường hợp ta được \(m\leq 5\).

\(\bullet\quad\) Vì \(m\) nguyên dương nên \(m\in\{1;2;3;4;5\}\). Vậy có 5 giá trị nguyên dương thỏa mãn.

Bài 10. Có bao nhiêu số nguyên dương của tham số \(m\) để hàm số \(g(x)= \left|x^3-3x^2+mx \right|\) đồng biến trên khoảng \(\left(2;+\infty \right)\)?

A. \(0\)

B. \(1\)

C. \(2\)

D. Vô số

\(\bullet\quad\) Xét hàm số \(f(x)\) bên trong dấu giá trị tuyệt đối: \(f(x)=x^3-3x^2+mx\).

\(\bullet\quad\) Hàm số đã cho \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\) và \(f(2)\geq 0\).

\(\qquad\circ\quad\) Ta có \[f(2)\geq 0\Leftrightarrow 8-12+2m\geq 0\Leftrightarrow m\geq 2.\]

\(\qquad\circ\quad\) Đạo hàm \(f'(x)=3x^2-6x+m.\) Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y' \geq 0,\ \forall x\in (2;+\infty)\Leftrightarrow\ &3x^2-6x+m\geq 0,\ \forall x > 2\\ \Leftrightarrow\ &m \geq -3x^2+6x,\ \forall x > 2. \end{aligned}\]

Hàm số \(h(x)=-3x^2+6x\) có đạo hàm \(h'(x)=-6x+6=-6(x-1) < 0,\ \forall x > 2\) nên \(h(x)\) nghịch biến trên khoảng \((2;+\infty)\).

Do đó từ bất phương trình trên suy ra \(m\geq h(2)=0\).

\(\bullet\quad\) Kết hợp hai trường hợp ta được \(m\geq 2\).

\(\bullet\quad\) Vậy có vô số giá trị nguyên dương của \(m\) thỏa mãn bài toán.

Bài 11. Có bao nhiêu số nguyên dương của tham số \(m\) để hàm số \(y= \left|x^3-3x^2-mx \right|\) đồng biến trên khoảng \(\left(2;+\infty \right)\)?

A. \(0\)

B. \(1\)

C. \(2\)

D. Vô số

\(\bullet\quad\) Xét hàm số \(f(x)\) bên trong dấu giá trị tuyệt đối: \(f(x)=x^3-3x^2-mx\).

\(\bullet\quad\) Hàm số đã cho \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\) và \(f(2)\geq 0\).

\(\qquad\circ\quad\) Ta có \[f(2)\geq 0\Leftrightarrow 8-12-2m\geq 0\Leftrightarrow m\leq -2.\]

\(\qquad\circ\quad\) Đạo hàm \(f'(x)=3x^2-6x-m.\) Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y' \geq 0,\ \forall x\in (2;+\infty)\Leftrightarrow\ &3x^2-6x-m\geq 0,\ \forall x > 2\\ \Leftrightarrow\ &m \leq 3x^2-6x,\ \forall x > 2. \end{aligned}\]

Hàm số \(h(x)=3x^2-6x\) có đạo hàm \(h'(x)=6x-6=6(x-1) > 0,\ \forall x > 2\) nên \(h(x)\) đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\).

Do đó từ bất phương trình trên suy ra \(m\leq h(2)=0\).

\(\bullet\quad\) Kết hợp hai trường hợp ta được \(m\leq -2\).

\(\bullet\quad\) Vậy không có giá trị nguyên dương của \(m\) thỏa mãn bài toán.

Bài 12. Cho hàm số \(y=\left|x^3-mx+1\right|\). Gọi \(S\) là tập tất cả các số tự nhiên \(m\) sao cho hàm số đồng biến trên \([1;+\infty)\). Tìm tổng các phần tử của \(S\).

A. \(3\)

B. \(1\)

C. \(9\)

D. \(10\)

\(\bullet\quad\) Xét hàm số \(f(x)\) bên trong dấu giá trị tuyệt đối: \(f(x)=x^3-mx+1\).

\(\bullet\quad\) Hàm số đã cho \(g(x)\) đồng biến trên nửa khoảng \([1;+\infty)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)\) đồng biến trên nửa khoảng \([1;+\infty)\) và \(f(1)\geq 0\).

\(\qquad\circ\quad\) Ta có \[f(1)\geq 0\Leftrightarrow 1-m+1\geq 0\Leftrightarrow m\leq 2.\]

\(\qquad\circ\quad\) Đạo hàm \(f'(x)=3x^2-m.\) Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên nửa khoảng \([1;+\infty)\) khi và chỉ khi

\[\begin{aligned} y' \geq 0,\ \forall x\in [1;+\infty)\Leftrightarrow\ &3x^2-m\geq 0,\ \forall x \geq 1\\ \Leftrightarrow\ &m \leq 3x^2,\ \forall x \geq 1. \end{aligned}\]

Hàm số \(h(x)=3x^2\) có đạo hàm \(h'(x)=6x > 0,\ \forall x \geq 1\) nên \(h(x)\) đồng biến trên nửa khoảng \([1;+\infty)\).

Do đó từ bất phương trình trên suy ra \(m\leq h(1)=3\).

\(\bullet\quad\) Kết hợp hai trường hợp ta được \(m\leq 2\).

\(\bullet\quad\) Vì \(m\in\mathbb{N}\) nên \(m\in\{0;1;2\}\). Vậy có 3 giá trị \(m\) thỏa mãn bài toán.

Bài 13. Cho hàm số \(g(x)=|x^4-2(m-1)x^2+m-2|\). Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số \(m\in [1;20]\) sao cho hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((1;3)\)?

A. \(10\)

B. \(11\)

C. \(12\)

D. \(13\)

\(\bullet\quad\) Xét hàm số \(f(x)\) bên trong dấu giá trị tuyệt đối: \(f(x)=x^4-2(m-1)x^2+m-2\).

\(\bullet\quad\) Hàm số đã cho \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;3)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;3)\) và \(f(1)\geq 0\) hoặc hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((1;3)\) và \(f(1)\leq 0\).

\(\qquad\circ\quad\) TH1. Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;3)\) và \(f(1)\geq 0\)

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x)\geq0,\ \forall x\in (1;3)\\ f(1)\geq 0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}4x^3-4(m-1)x \geq 0,\ \forall x\in (1;3)\\ 1-2(m-1)+m-2\geq 0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}x^2-(m-1)\geq 0,\ \forall x\in (1;3)\\ 1-2m+2+m-2\geq0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}m\leq x^2+1,\ \forall x\in (1;3)\\ m\leq 1\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m\leq 2\\ m\leq 1\end{cases}\Leftrightarrow m\leq 1. \end{aligned}\]

\(\qquad\circ\quad\) TH2. Hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((1;3)\) và \(f(1)\leq 0\)

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x)\leq 0,\ \forall x\in (1;3)\\ f(1)\leq 0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}4x^3-4(m-1)x \leq 0,\ \forall x\in (1;3)\\ 1-2(m-1)+m-2\leq 0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}x^2-(m-1)\leq 0,\ \forall x\in (1;3)\\ 1-2m+2+m-2\leq0 \end{cases} \Leftrightarrow\begin{cases}m\geq x^2+1,\ \forall x\in (1;3)\\ m\geq 1\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m\geq 10\\ m\geq 1\end{cases}\Leftrightarrow m\geq 10. \end{aligned}\]

\(\bullet\quad\) Kết hợp hai trường hợp ta được \(m\leq 1\) hoặc \(m\geq 10\).

\(\bullet\quad\) Vì \(m\in\mathbb{N^*}\) nên \(m\in\{1;10;11;\ldots;20\}\). Vậy có 12 giá trị \(m\) thỏa mãn bài toán.

Bài 14. Cho hàm số \(g(x)=\left|\displaystyle\frac{1}{3}x^3-(m-1)x^2-(m+3)x+4\right|\). Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\in (-10;10)\) để hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((0;3)\)?

A. \(m\ge \displaystyle\frac{1}{7} \)

B. \(m\ge \displaystyle\frac{4}{7} \)

C. \(m\ge \displaystyle\frac{8}{7} \)

D. \(m\ge \displaystyle\frac{12}{7} \)

\(\bullet\quad\) Xét hàm số \(f(x)\) bên trong dấu giá trị tuyệt đối: \(f(x)=\dfrac{1}{3}x^3-(m-1)x^2-(m+3)x+4\).

\(\bullet\quad\) Hàm số đã cho \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;3)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;3)\) và \(f(1)\geq 0\) hoặc hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((1;3)\) và \(f(1)\leq 0\).

\(\qquad\circ\quad\) TH1. Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;3)\) và \(f(1)\geq 0\)

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x)\geq0,\ \forall x\in (1;3)\\ f(1)\geq 0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x^2-2(m-1)x-(m+3) \geq 0,\ \forall x\in (1;3)\\ \dfrac{1}{3}-(m-1)-(m+3)+4\geq 0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}x^2-2mx+2x-m-3\geq 0,\ \forall x\in (1;3)\\ -\dfrac{7}{3} -2m\geq 0 \end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m\leq \dfrac{x^2+2x-3}{2x+1},\ \forall x\in (1;3)\\ m\leq \dfrac{7}{6}.\end{cases} \end{aligned}\]

Hàm số \(h(x)=\dfrac{x^2+2x-3}{2x+1}\) có đạo hàm \(h'(x)=\dfrac{2x^2+2x+8}{(2x+1)^2} > 0\), \(\forall x\in (1;3)\) nên \(h(x)\) đồng biến trên khoảng \((1;3)\). Do đó tiếp tục biến đổi hệ trên ta được

\[\begin{cases}m\leq h(1)=0\\ m\leq \dfrac{7}{6}\end{cases}\Leftrightarrow m\leq 0.\]

\(\qquad\circ\quad\) TH2. Hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((1;3)\) và \(f(1)\leq 0\)

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x)\leq0,\ \forall x\in (1;3)\\ f(1)\leq 0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x^2-2(m-1)x-(m+3) \leq 0,\ \forall x\in (1;3)\\ \dfrac{1}{3}-(m-1)-(m+3)+4\leq 0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}x^2-2mx+2x-m-3\leq 0,\ \forall x\in (1;3)\\ -\dfrac{7}{3} -2m\leq 0 \end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m\geq \dfrac{x^2+2x-3}{2x+1},\ \forall x\in (1;3)\\ m\geq \dfrac{7}{6}.\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}m\geq h(3)=\dfrac{12}{7}\\ m\geq \dfrac{7}{6}\end{cases}\Leftrightarrow m\geq \dfrac{12}{7}. \end{aligned}\]

\(\bullet\quad\) Kết hợp hai trường hợp ta được \(m\leq 0\) hoặc \(m\geq \dfrac{12}{7}\).

\(\bullet\quad\) Vì \(m\in\mathbb{N^*}\) nên \(m\in\{-9;-8;\ldots;0;2;3;\ldots;9\}\). Vậy có 18 giá trị \(m\) thỏa mãn bài toán.

Bài 15. Cho hàm số \(g(x) = |x^3-3x^2 - 3mx - 2|\). Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\in[-25;25]\) để hàm số nghịch biến trên khoảng \((-4;-1)\)?

A. \(7\)

B. \(15\)

C. \(18\)

D. \(4\)

\(\bullet\quad\) Xét hàm số \(f(x)\) bên trong dấu giá trị tuyệt đối: \(f(x)=x^3 -3x^2 - 3mx - 2\).

\(\bullet\quad\) Hàm số đã cho \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-4;-1)\) khi và chỉ khi hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((-4;-1)\) và \(f(-1)\leq 0\) hoặc hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-4;-1)\) và \(f(-1)\geq 0\).

\(\qquad\circ\quad\) TH1. Hàm số \(f(x)\) đồng biến trên khoảng \((-4;-1)\) và \(f(-1)\leq 0\)

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x)\geq0,\ \forall x\in (-4;-1)\\ f(-1)\leq 0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}3x^2-6x-3m \geq 0,\ \forall x\in (-4;-1)\\ -6+3m\leq 0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m\leq x^2-2x,\ \forall x\in (-4;-1)\\ m\leq 2\end{cases} \Leftrightarrow\begin{cases}m\leq 3\\ m\geq 2.\end{cases}\Leftrightarrow 2\leq m\leq 3. \end{aligned}\]

\(\qquad\circ\quad\) TH2. Hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng \((-4;-1)\) và \(f(-1)\geq 0\)

\[\begin{aligned} \Leftrightarrow\ &\begin{cases}f'(x)\leq 0,\ \forall x\in (-4;-1)\\ f(-1)\geq 0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}3x^2-6x-3m \leq 0,\ \forall x\in (-4;-1)\\ -6+3m\geq 0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}m\geq x^2-2x,\ \forall x\in (-4;-1)\\ m\geq 2\end{cases} \Leftrightarrow\begin{cases}m\geq 24\\ m\geq 2.\end{cases}\Leftrightarrow m\geq 24. \end{aligned}\]

\(\bullet\quad\) Kết hợp hai trường hợp ta được \(2\leq m\leq 3\) hoặc \(m\geq 24\).

\(\bullet\quad\) Vì \(m\) nguyên và \(m\in[-25;25]\) nên \(m\in\{2;3;24;25\}\). Vậy có 4 giá trị \(m\) thỏa mãn bài toán.